Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHUNG (VAS 01) (DỰ THẢO CHUẨN MỰC CHUN...

Tài liệu SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHUNG (VAS 01) (DỰ THẢO CHUẨN MỰC CHUNG – KHUÔN KHỔ CỦA VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH ) VỚI IFRS FRAMEWORK

.DOCX
17
5340
141

Mô tả:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- THUYẾT TRÌNH KẾ TOÁN & KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG Chuyên đề 05: SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHUNG (VAS 01) (DỰ THẢO CHUẨN MỰC CHUNG – KHUÔN KHỔ CỦA VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH ) VỚI IFRS FRAMEWORK NHÓM 6 LỚP : Cao học 16B2 GVHD: TS. Trần Quốc Thịnh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11-2015 1 DANH SÁCH NHÓM 06 1. Nguyễn Trịnh Thùy Dương 2. Trần Nhật Dương 3. Lê Thị Hân 4. Tô Ngọc Linh 5. Đinh Thành Long 6. Bùi Thị Miến 7. Phạm Thị Tuyết Nhung 8. Huỳnh Thị Trúc Nguyên 9. Huỳnh Thị Hoài Phương 10. Phạm Thị Thanh 11. Nguyễn Hồng Thu LỜI MỞ ĐẦU Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01) được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực chung kế toán quốc tế (IFRS Framework) theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc 2 thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Việc được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của các đơn vị, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, VAS 01 hiện mới chỉ là sự vận dụng đơn giản IFRS Framework trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, thực tế VAS 01 chưa hòa hợp với IFRS Framework và chưa cập nhật theo những thay đổi của IFRS Framework những năm gần đây, cụ thể những khác biệt như thế nào sẽ được nhóm trình bày với đề tài “So sánh, đối chiếu giữa Chuẩn mực kế toán chung (VAS 01) (Dự thảo chuẩn mực chung – Khuôn khổ của việc lập và trình bày báo cáo tài chính ) với IFRS Framework”. 1. Giới thiệu sơ lược về IFRS Framework và VAS 1 1.1 IFRS Framework 1.1.1 Khái niệm: IFRS Framework được xem như các khái niệm cơ bản nhất của báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, bảo đảm rằng các chuẩn mực này nhất quán với nhau. Đặc điểm của khuôn mẫu lý thuyết kế toán là các vấn đề được trình bày thành một hệ thống các khái niệm và nguyên tắc quan hệ hữu cơ với nhau và mang tính lý luận cao, thể hiện một tầm nhìn bao quát với toàn bộ một hệ thống kế toán. 1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của Framework Ý nghĩa: - IFRS Framework là hệ thống các khái niệm và nguyên tắc chung làm nền tảng tạo sự nhất quán trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính - quốc tế. IFRS Framework góp phần nâng cao tính thống nhất và nhất quán giữa các - chuẩn mực trong hệ thống. IFRS Framework là cơ sở trong việc đưa ra các quyết định mang tính xét đoán khi phải xử lý hay giải quyết một vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được quy định trong một chuẩn mực cụ thể. Vai trò: 3 - Là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triễn các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mới, cũng như xem xét lại các chuẩn mực báo cáo tài - chính quốc tế hiện hành. Giúp thúc đẩy sự hài hòa trong nhiều quy định, chuẩn mực kế toán, cũng như các thủ tục kế toán liên quan đến trình bày báo cáo tài chính bằng việc đưa ra các cơ sở để giảm thiểu các phương pháp xử lý kế toán khác nhau được cho - phép trong IFRS Framework. Căn cứ vào IFRS Framework, các quốc gia có thể tự xây dựng hệ thống chuẩn - mực kế toán để tạo sự thống nhất với IFRS. Trong trường hợp gặp các vấn đề chưa được đề cập trong các IFRS, các đơn vị lập báo cáo tài chính có thể dựa vào IFRS Framework để xác định các - phương pháp và xử lý kế toán cần thiết. IFRS Framework làm căn cứ để các kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán về tính tuân thủ của các báo cáo tài chính. 1.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01) Chuẩn mực chung số 01 được ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002. Chuẩn mực định hướng quan trọng cho các nhà quản trị, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán viên…trong việc lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính. Chuẩn mực này là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất. 1.3 So sánh giữa VAS 01 với IFRS Framework 1.3.1 Điểm giống nhau giữa VAS 01 và IFRS Framework VAS 01 và Framework về cơ bản có những điểm giống nhau nhất định. Điều này cũng dễ hiểu vì VAS 01 được xây dựng trên cơ sở tham luận Framework và vận dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là một bước tiến trong quá trình xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Một số điểm giống nhau cơ bản như sau: - Về mục đích của chuẩn mực: Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất. 4 - Nêu ra các khái niệm cơ bản giúp cho doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông - tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý. Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính, kiểm toán viên, hiểu và đánh giá về sự phù hợp của báo cáo tài chính với các chuẩn mực kế toán. Về nội dung cơ bản: - Tính Trọng yếu. Trình bày trung thực Phương pháp giá gốc Hoạt động liên tục Các yêu cầu kế toán: - Có thể so sánh được Kịp thời Có thể hiểu được. Các yếu tố của báo cáo tài chính: Cả VAS 01 và Framework đều có 5 yếu tố của báo cáo tài chính là: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí. Trên cơ sở đó đưa ra điều kiện ghi nhận và đánh giá từng yếu tố. 1.3.2 Điểm khác nhau giữa VAS 01 và Framework NỘI DUNG VAS 01 IFRS FRAMEWORK -Là chuẩn mực kế toán -Đoạn 02, chuẩn mực này không Quy định thay thế các chuẩn mực kế toán chung cụ thể. Trường hợp kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo chuẩn mực chung. Mục đích - Không đề cập. -Là khuôn mẫu lý thuyết kế toán - Không đề cập nội dung này -Đoạn 12, 13, 14 của các báo -Người sử dụng BCTC để cáo đưa ra các quyết định về mua tài chính bán hay cầm giữ công cụ vốn 5 hoặc công cụ nợ và cung cấp hay vay mượn các khoản nợ - Thông tin tài chính chỉ dừng ở mức độ trợ giúp cho việc ra các quyết định chứ không trực tiếp tạo ra các quyết định - Các yếu tố của báo cáo tài - Cung cấp các thông tin kế toán hữu ích cho các quyết định đầu tư và tín dụng. chính: Tình hình tài chính (Tài sản, nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu) và Tình hình kinh doanh (Doanh thu-Chi phí – Lợi nhuận) VAS không đề cập các dòng tiền - Đánh giá các dòng tiền và các nguồn lực như là một mục tiêu thông tin của các báo cáo tài chính. Các giả thiết cơ bản -Đoạn 03(về cỏ sở dồn tích), 04 (Hoạt động liên tục), Trình bày -Đoạn 22, 23, Trình bày trên Các đặc cơ sở là các giả thiết cơ bản trên cơ sở là nguyên tắc kế toán - Đoạn 05 đến 09, trình bày trên - Đoạn 24 đến 42, trình bày điểm chất cơ sở Các nguyên tắc kế toán lượng - Đoạn từ 10 đến 15, trình bày các lượng trên cơ sở Các đặc điểm chất yêu cầu kế toán - - Không đề cập đến nội dung này tra được) trình bày tính -Không đề cập đến nội dung này Đoạn 26 (Có thể kiểm thích hợp - Đoạn 35 Trình bày nội dung quan trọng hơn hình thức - Đoạn 43 đến 46: Sự cân đối trong những trường hợp hạn chế giữa tính thích hợp và đáng tin cậy trong 6 Vốn và bảo Không đề cập đến nội dung này toàn vốn Tính của tin tài chính (Yêu cầu để thông tin - Sáu (6) yêu cầu cơ bản: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được trình bày bày về bảo toàn vốn về mặt tài chính và mặt vật chất -Bốn (4) yếu tố cơ bản: Tính chất thông thông tin Đoạn từ 102 đến 110, trình phù hợp (Giá trị khẳng định và giá trị dự báo), yêu cầu trình bày trung thực và khách quan (Đầy đủ – Dễ kiểm tra), tính dễ hiểu và dễ so sánh. trên báo cáo tài chính: thể -Các yếu tố trên được giới có ghi hạn bởi hai nguyên tắc cơ - Không đề cập nhận được bản: Nguyên tắc thực chất và và lợi ích Nguyên tắc hiệu quả lớn hơn chi phí) Đánh giá các yếu tố trên BCTC -Đoạn 05, Theo phương pháp giá - Theo giá trị ước tính bao gốc gồm: (vd: VAS chưa có quy định cho - Giá gốc Giá trị thuần có thể - thực hiện được Giá hiện hành Hiện giá (Chiết phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với 7 khấu) IAS/IFRS CÁC NỘI DUNG CHI TIẾT Các nguyên tắc kế toán cơ bản - Đoạn 09, thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm Nguyên tắc sai lệch đáng kể Báo cáo tài trọng yếu chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính, vấn đề phức tạp vấn đề phức tạp trong BCTC sẽ loại khỏi BCTC để các thông tin dễ hiểu. Tuy nhiên điều này dẫn đến BCTC thiếu thông tin, gây nhầm lẫn sẽ được trình bày trong thuyết minh BCTC -Đoạn 03, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, Cơ sở dồn tích nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán Không đề cập vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền -Đoạn 06, việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với Nguyên tắc phù hợp nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. 8 Không đề cập -Đoạn 07, các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một Nguyên tắc kỳ kế toán năm. Trường hợp có nhất quán thay đổi chính sách và phương Không đề cập pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Các yêu cầu kế toán cơ bản -Đoạn 11, được thể hiện qua “các thông tin và số liệu kế toán phải Khách quan được ghi chép và báo cáo đúng Không đề cập với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. -Tất cả các thông tin cần thiết -Đoạn 12, mọi nghiệp vụ kinh tế, cho người sử dụng” chứ Đầy đủ tài chính phát sinh liên quan đến không gói gọn trong “các kỳ kế toán phải được ghi chép và nghiệp vụ kinh tế tài chính báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.” phát sinh liên quan đến kỳ kế toán” được định nghĩa là người ra -Đoạn 13, các thông tin và số liệu quyết định (decisionmakers) kế toán phải được ghi chép và có những thông tin có thể Kịp thời báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước dùng được trong khi họ ra thời hạn quy định, không được quyết định một cách kịp thời chậm trễ (in time to be capable of influencing their decisions) 9 -Đoạn 14, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo Báo cáo tài chính được lập ra tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối cho người dùng là những người có một kiến thức nhất với người sử dụng. Dễ hiểu Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết định ở lĩnh vực kinh doanh, kinh tế cũng như các chuyên gia phân tích minh Các yếu tố của báo cáo tài chính Framework thì có đề cập rộng hơn nợ phải trả không nhất thiết là một nghĩa vụ pháp lý -Đoạn Nợ phải trả (Liabilities) 26, Nợ phải trả mà chỉ là nghĩa vụ chớ không (Liabilities) là một nghĩa vụ hiện chi tiết như VAS 01 “tham tại của doanh nghiệp, phát sinh từ gia một cam kết hoặc phát những sự kiện đã qua và có nghĩa sinh các nghĩa vụ pháp lý”. Và IFRS Framework đề cập vụ thanh toán. các khoản nợ phải trả có thể đo lường bằng ước tính bằng những ước đoán có cơ sở Đoạn 29, VAS 01 liệt kê và giải thích rõ các thành phần cấu thành nên Vốn chủ sở hữu, đó là: vốn Framework chỉ nêu ra các của các nhà đầu tư, thặng dư vốn Vốn chủ sở hữu (Equity) trường hợp ảnh hưởng đến cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các Vốn chủ sở hữu quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch Thu nhập đánh giá lại tài sản -Đoạn 35, Thu nhập là việc tăng IFRS Framework: bao gồm 10 lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức là tăng tài sản hoặc giảm nợ (Income) phải trả dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, nhưng không liên quan đến việc đóng góp vốn của các chủ sở hữu doanh thu (revenue) và những khoản lãi (gains), và khi đó Thu nhập được xác định liên quan đến việc tăng tài sản thuần IFRS Framework, Chi phí -Đoạn 38, Chi phí bao gồm Chi phí sản xuất kinh doanh thông thường và Chi phí khác (expenses) gồm Chi phí và Các khoản lỗ (losses). Do đó, việc xác định chi phí là liên quan tới việc giảm tài sản thuần. 2. Nhận xét đánh giá Dự thảo chuẩn mực chung khuôn khổ của việc lập, trình bày báo cáo tài chính năm 2013 của bộ trưởng bộ Tài chính ( trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính ) khá tương đồng với IFRS Framework. Tuy nhiên cho đến nay dự thảo này vẫn chưa được triển khai áp dụng trong thực tế vì việc áp dụng các chuẩn mực trong dự thảo không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhửng nguyên nhân mà Dự thảo VAS chưa đươc triển khai theo nhóm tìm hiểu chủ yếu là xuất phát từ những lý do xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước. 2.1 Nhân tố về xã hội (social) Mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam chưa đủ tầm để hiểu và vận dụng những quy định phức tạp của IFRS. Việt nam vừa chuyển sang nền kinh tế thị trường trong hai thập niên gần đây; vì vậy, trình độ nghề nghiệp kế toán trong nền kinh tế thị trường kém hơn rất nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Kiến thức và kinh nghiệm của phần lớn những người Việt Nam về kế toán trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế. Họ chưa có đủ khả năng để hiểu và áp dụng toàn bộ IFRS. 11 Kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý nền kinh tế thị trường của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam. Họ không có đủ khả năng để hiểu hết về IFRS. Văn hoá của Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì báo cáo tài chính theo IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên, điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính theo VAS. Khoảng cách ngôn ngữ giữa Tiếng Anh và tiếng Việt là rất lớn. IFRS sử dụng tiếng Anh và có nhiều thuật ngữ kế toán phức tạp vì vậy dễ gây ra những hiểu lầm và sai lệch khi dịch sang ngôn ngữ khác. Trong khi ở Việt Nam, ngôn ngữ chính thức và phổ biến là tiếng Việt, nhìn chung hoàn toàn khác biệt với tiếng Anh. Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh không có từ tiếng Việt tương đương đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán. Thêm vào đó, đa số người Việt Nam không giỏi tiếng Anh. Vì vậy, thực sự cần thiết để Việt hoá các thuật ngữ kế toán để hỗ trợ kế toán trong việc hiểu và thực hiện, tránh những việc hiểu sai và lộn xộn. Sự khác nhau về ngôn ngữ là quan trọng những không phải là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc không áp dụng toàn bộ IFRS tại Việt Nam. 2.2 Nhân tố về chính trị (political) Hệ thống chính trị ở việt nam là hệ thống XHCN có đặc điểm tổ chức nền kinh tế theo hướng kế hoạch tập trung: Quá trình chuyển đổi này ảnh hưởng lớn đến hầu hết mọi mặt của xã hội Việt Nam. Hiện tại, kinh tế-xã hội Việt Nam mang những đặc điểm của cả nền kinh tế kế hoạch tập trung cũ và nền kinh tế thị trường mới hình thành. Khu vực kinh tế nhà nước chủ yếu và đóng vay trò quyết định trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này cũng là xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, đặc thù của khu vực kinh tế nhà nước ảnh hưởng trọng yếu đến sự phát triển của VAS. Chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam là phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.3 Nhân tố về kinh tế (economic) Xuất phát điểm của Việt Nam: Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu trong khi IFRS Framework là chuẩn mực kế toán 12 thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế giàu có và phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên IFRS Framework có thể trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và không phù hợp với những nền kinh tế nghèo như Việt Nam. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Các hoạt động kinh tế ở Việt Nam đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Việt Nam chưa cần thiết phải có những chuẩn mực kế toán phức tạp trong giao dịch kinh tế chưa hoặc mới tồn tại ở Việt Nam. 2.4 Nhân tố về công nghệ thông tin (Technological) Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ phần mềm kế toán chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của IFRS. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế toán. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng công nghệ thông tin lại hạn chế 2.5 Nhân tố về hệ thống luật (Legal) Chuẩn mực IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung (Common Law). Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán cũng khác nhau giữa hai hệ thống. 3. Định hướng phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế: Có thể nói rằng, việc áp dụng IFRS Framework đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. Việc sử dụng IFRS Framework mang lại những lợi ích khá rõ, như: tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận; sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. 13 Điều này không đơn giản vì IFRS Framework được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. IFRS Framework có thể chưa phù hợp với các nước đang phát triển vì có sự khác biệt lớn về văn hóa và môi trường kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, trong IFRS Framework, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc; Thứ hai, cần khẩn trương đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật 26 chuẩn mực đã ban hành cho phù hợp với những thay đổi của IFRS Framework và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Thứ ba, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IFRS. Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần phải minh bạch để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản… Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao nắm rõ các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng là đội ngũ cần được đào tạo bài bản trong tương lai nếu như Việt Nam muốn áp dụng IAS, vì vậy nên việc đầu tư, xây dựng và đào tạo cán bộ là điều quan trọng thiết yếu của Việt Nam lúc bấy giờ. 4. Các giải pháp hoàn thiện VAS 01: Mặc dù không giải quyết một vấn đề kế toán cụ thể nhưng VAS 01 vẫn là một chuẩn mực quan trọng của những người làm việc trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Vì vậy, VAS 01 là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chế độ và chuẩn mực kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất. Chính vì lẽ đó, nó rất tổng quát và mang tính trừu tượng, đòi hỏi người vân dụng phải có kiến thức thật vững vàng về lĩnh vực kế toán, nếu không sẽ rất dễ nhầm lẫn quan điểm. Trong lĩnh vực này, rõ ràng VAS 01 là cơ sở giúp cho Bộ 14 tài chính và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam trong quá trình soạn thảo và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với người kế toán, VAS 01 cung cấp các khái niệm cơ bản nhất để hiểu rõ và vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn phát triển, các chuẩn mực kế toán cụ thể đối với từng loại nghiệp vụ hay quan hệ kinh tế không bao giờ bao trùm lên mọi nghiệp vụ và hoạt động. Khi đó Chuẩn mực chung sẽ giúp đơn vị giải quyết vấn đề. Dựa trên các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản của Chuẩn mực chung, đơn vị có thể tìm ra cách thức ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Vì vậy, trong thời gian tới VAS 01 cần được sửa chữa và bổ sung một số vấn đề sau: 4.1 Nguyên tắc giá gốc được quy định trong VAS 01 làm cho báo cáo tài chính tài chính của doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ánh được một cách chính xác về giá trị hiện tại của các tài sản khi đựơc đánh giá lại. Nên chăng, hệ thống kế toán Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về “Nguyên tắc giá trị hợp lý” để vận dụng cùng với “Nguyên tắc giá gốc” trong một số nghiệp vụ cụ thể để báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh giá trị tài sản một cách xác thực nhất. 4.2 VAS 01 cần được bổ sung khái niệm “bảo toàn vốn”. Trong đó, nêu ra các phương pháp và các trường hợp nào sẽ được áp dụng việc bảo toàn vốn khi cần thiết. Có như thế chuẩn mực chung của Việt Nam mới bao quát được hết các tình huống sẽ xãy ra trong tương lai. Khi đó doanh nghiệp có thể tự chủ xử lý tình huống xãy ra đối với đơn vị mình, không phải trong chờ vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, không gây lúng túng cho doanh nghiệp. Trên giác độ quan hệ quốc tế, thì hệ thống kế toán Việt Nam cũng chứng tỏ được mức độ hội nhập quốc tế và tầm bao quát chung của hệ thống kế toán. 15 KẾT LUẬN VAS 1 đã bước đầu tiếp cận với chuẩn mực quốc tế tuy chỉ dừng lại ở một mức độ tương đồng nhất định nhưng đã góp phần phản ánh được phần lớn các giao dịch của các doanh nghiệp, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp. Việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IFRS Framework làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý, tuy không phải áp dụng một cách máy móc và nhanh chóng nhưng trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn mực kế toán và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Loan (2014), Bìa giảng Kế Toán – Kiểm Toán ngân hàng 2. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 16 3. Đào Văn Phúc và Th.s Lê Văn Hinh (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,Tạp chí ngân hàng. 4. Bộ tài chính, “Hệ thống chuẩn mực kế toán” (2009), Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội. 5. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, “Các chuẩn mực kế toán quốc tế” (2000). 6. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 17, Ban hành và công bố theo QĐ số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005, hiệu lực ngày 01/03/2005. 7. Luật luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003. 8. Deloitte Vietnam (December, 2013), “IFRS & VAS comparison”. 9. Trường Đại học Ngoại thương, Đặng Thanh Phương (2010) “So sánh chuẩn mực kế toán Quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định”, Hà Nội – tháng 5 năm 2010. 10. Phạm Hoài Hương (2010), “Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 5(40), 2010, tr. 159. 11. Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN về chế độ kế toán các tổ chức tín dụng. Website: 12. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/nang-cao-hieu-qua-hoatdong-kiem-soat-noi-bo-o-NHTM, truy cập ngày 8/11/2015 13. http://www.sav.gov.vn/1680-1-ndt/xay-dung-he-thong-kiem-soat-noi-bo-huongden-quan-ly-rui-ro-trong-doanh-nghiep.sav, truy cập ngày 8/11/2015 . 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan