Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và h...

Tài liệu So sánh ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và hàm lượng tinh dầu của c y bạc hà (mentha arvensis l.) tại thủ đức thành phố hồ chí minh

.PDF
43
761
132

Mô tả:

ĐỀ TÀI SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CỦA CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) TẠI THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: Phạm Duy Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Minh Tâm ThS. Dương Thành Lam * NỘI DUNG BÁO CÁO Phần I: GIỚI THIỆU Phần II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Phần III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ * Phần I GIỚI THIỆU * Đặt vấn đề Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng rãi cả trong Tây y và Đông y. Hiện nay có nhiều tỉnh trồng để khai thác tinh dầu như: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang nhưng nhìn chung việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho trồng trọt và chăm sóc đang còn bị hạn chế và ít được quan tâm. * ● Trong các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng như chọn giống tốt, đầu tư phân bón, xử lý vi sinh, bảo vệ thực vật, xử lý giống thì việc nghiên cứu khoảng cách, mật độ trồng cho từng loại đất khác nhau là một biện pháp thâm canh để tăng nhanh năng suất cây và năng suất tinh dầu trong bạc hà. => Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, đề tài: “So sánh ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và hàm lượng tinh dầu của cây bạc hà (Mentha arvensis L.) tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện. * Mục đích Xác định được khoảng cách, mật độ trồng thích hợp nhằm tăng năng suất cây và năng suất tinh dầu cho cây bạc hà. Yêu cầu Theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của bạc hà. Theo dõi biến động về hàm lượng tinh dầu. Theo dõi thân ngầm của cây bạc hà. * Phần II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM * Địa điểm Vườn thực nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian Tháng 3/2011 đến tháng 6/2011. * Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa trung bình (mm/tháng) 1 26,9 70 9,4 2 27,6 68 0 3 28,3 67 40,3 4 29,1 70 181,9 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Hòa – Tp.HCM (6/2011) * Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu đất Chỉ tiêu phân tích Mẫu đất Phương pháp pH (KCl) 1 : 5 3,98 TCVN 5979 - 1995 N tổng số (%) 0,033 TCVN 6445 - 2000 P tổng số (%) 0,054 AOAC 990.08 - 2000 K tổng số (%) 0,024 Sa cấu Cát (%) 58,9 Sét (%) 1,6 Thịt (%) 39,5 AOAC 2000 (Nguồn:Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa sinh trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM) * Vật liệu thí nghiệm Chọn những cây bạc hà mập khỏe, không sâu bệnh. Đường kính thân từ 4 - 7 mm, dài 12 - 15 cm, nhúng phần gốc vào dung dịch CuSO4 5 % trong 5 phút trước khi trồng. Hình 2.1: Cây để trồng * Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Completed Block Design – RCBD), 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khoảng cách, mật độ trồng khác nhau. Các nghiệm thức: Nghiệm thức 1: Khoảng cách trồng 40 cm x 15 cm x 1 hom/lỗ (166.667 cây/ha) Nghiệm thức 2: Khoảng cách trồng 35 cm x 15 cm x 1 hom/lỗ (190.477 cây/ha) Nghiệm thức 3: Khoảng cách trồng 30 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (222.223 cây/ha) (DC) Nghiệm thức 4: Khoảng cách trồng 25 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (266.667 cây/ha) Nghiệm thức 5: Khoảng cách trồng 20 cm x 15 cm x 1 hom /lỗ (333.334 cây/ha) * Bảo vệ Bảo vệ LLL1 LLL2 LLL3 NT3(DC) NT5 NT4 NT4 NT3(DC) NT2 NT2 NT4 NT5 NT1 NT1 NT3(DC) NT5 NT2 NT1 Bảo vệ Bảo vệ Chiều biến thiên Ghi chú: DC: đối chứng LLL: lần lặp lại NT: nghiệm thức * Hình 2.2: Đất sau khi chia ô thí nghiệm * Quy mô thí nghiệm Kích thước 1 ô: 5 x 2 = 10 m2 . Quy mô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô. Khoảng cách giữa các ô là: 0,5 m. Khoảng cách giữa các khối là: 1 m. Tổng diện tích thí nghiệm là 204 m2 chưa tính hàng bảo vệ. * Các chỉ tiêu tiến hành theo dõi Thời gian sinh trưởng và phát triển Ngày ra lá thật đầu tiên (NST). Ngày phân cành cấp 1 đầu tiên (NST). Ngày ra hoa (NST). Ngày thu hoạch (NST). * Chỉ tiêu về sinh trưởng Chiều cao cây (cm/cây). Số lá trên cây (lá/cây). Số cành cấp 1 trên cây (cành/cây). * Chỉ tiêu về sinh trưởng (tt) Chiều dài thân ngầm (cm/cây). Chiều dài của 1 thân ngầm (cm/thân ngầm). Trọng lượng thân ngầm (g/cây). Trọng lượng của 1 thân ngầm (g/thân ngầm). Số thân ngầm (thân/cây). * Yếu tố cấu thành năng suất và lợi nhuận Năng suất tươi và khô lý thuyết (tấn/ha). Năng suất tươi và khô thực tế (tấn/ha). Năng suất tinh dầu lý thuyết và thực tế (kg/ha). Lợi nhuận (VND/ha). * Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC (ANOVA2 và trắc nghiệm phân hạng LSD) và Microsoft EXCEL *
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng