Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe trẻ em SƠ CỨU NHI - BOOK (có chỉnh sửa)...

Tài liệu SƠ CỨU NHI - BOOK (có chỉnh sửa)

.PDF
140
620
85

Mô tả:

sơ cứu nhi khoa ở trường cho các thầy cô và các bậc phụ huynh
CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG PROJECT VIETNAM FOUNDATION - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TPHCM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA VANGO NETWORK Tài liệu được Bệnh Viện Nhi Đồng 2 phiên dịch từ quyển sách Pediatric First Aid For Teachers And Caregivers của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) Project Vietnam Foundation được bản quyền phiên dịch. ---------------------------Lớp tập huấn tổ chức tại Sở Y Tế Hà Nội, tháng 11 năm 2010. 1 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG 2 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG BAN BIÊN SOẠN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Chủ biên : TS. BS. Hà Mạnh Tuấn -Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 Biên dịch : BS Nguyễn Huy Luân - Khoa Cấp cứu BS Nguyễn Thị Long Giang - Khoa Cấp cứu BS Dương Ngọc Phôi - Khoa Cấp cứu BS Trần Trọng Hạnh Tường - Phòng Kế hoạch tổng hợp BS Nguyễn Tất Thành - Phòng Kế hoạch tổng hợp BS Trần Thị Hồng Tâm - Phòng Chỉ đạo tuyến BS Đoàn Minh Quang - Khoa Nhiễm BS Trần Thao Giang - Khoa Tim mạch BS Nguyễn Hà Đức - Phòng Chỉ đạo tuyến BS Đoàn Thị Lê Bình - Phòng Chỉ đạo tuyến BS Nguyễn Đăng Khoa - Khoa Hồi sức TS. BS. Đoàn Thị Ngọc Diệp - Trưởng khoa Cấp cứu BS. CK1 Hồ Lữ Việt - Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến ThS. BS. Lê Nguyễn Nhật Trung - Phó khoa Sơ sinh BS. CK1 Nguyễn Hoàng Phong - Khoa Hồi sức BS Nguyễn Huy Luân - Khoa Cấp cứu BS Trần Thị Hồng Tâm - Phòng Chỉ đạo tuyến BS Nguyễn Hà Đức - Phòng Chỉ đạo tuyến BS Đoàn Thị Lê Bình - Phòng Chỉ đạo tuyến Hiệu đính: 3 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG MỤC LỤC Chương 1 Giới Thiệu Chương Trình Sơ Cứu Trẻ Ở Trường Học Trang 04 Chương 2 Nhận Thấy Những Điều Bất Thường Trang 09 Chương 3 Khó Thở Trang 24 Chương 4 Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, Xuất Huyết Và Phù Nề Trang 35 Chương 5 Chấn Thương Xương, Khớp, Cơ Trang 47 Chương 6 Bất Tỉnh, Ngất Xỉu Và Chấn Thương Đầu Trang 57 Chương 7 Co Giật Và Động Kinh Trang 71 Chương 8 Vết Cắn Và Côn Trùng Đốt Trang 80 Chương 9 Ngộ Độc Trang 99 Chương 10 Bỏng Trang 108 Chương 11 Chấn Thương Mắt Trang 120 Chương 12 Chấn Thương Răng Miệng Trang 129 4 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG HỌC Sơ cứu trẻ em là gì? Giáo viên và người nuôi trẻ cần biết phải làm gì khi trẻ bị chấn thương hay đột nhiên trở bệnh nặng. Người chăm sóc trẻ thông thường là cha mẹ, người giám hộ hợp pháp, họ hàng hay những người nuôi dưỡng khác. Sơ cứu trẻ là những chăm sóc ban đầu khi trẻ bất ngờ trở bệnh hay chấn thương cho đến khi nhân viên y tế, cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ có mặt và đảm nhận trách nhiệm chăm sóc y tế cho trẻ. Sơ cứu là nhằm mục đích giữ tình trạng trẻ không xấu hơn chứ không nhằm thay thế việc điều trị y khoa phù hợp. Sau khi sơ cứu thích hợp, giáo viên cần thông báo cho cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ và nhân viên y tế sẽ xác định tiếp việc điều trị cho trẻ sau đó, nếu có. Hầu hết các chấn thương, tai nạn cần sơ cứu ban đầu thường không nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường, sơ cứu là những bước làm đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, sơ cứu đúng nhiều lúc góp phần cứu tính mạng trẻ. Giáo viên và người nuôi trẻ cần biết phải làm gì khi trẻ bị chấn thương hay đột nhiên trở bệnh nặng Tất cả giáo viên và người nuôi trẻ cần được huấn luyện các kĩ năng sơ cứu ban đầu. Nhiều người dùng cụm từ “Hồi sức ngưng tim ngưng thở” để chỉ tất cả các kỹ năng sơ cứu. Tuy nhiên, điều này không chính xác. “Hồi sức ngưng tim ngưng thở” nhấn mạnh đến những việc cần làm khi tim trẻ ngừng đập hoặc khi trẻ ngưng thở. Nó không bao gồm những điều cần làm trong các tình huống chấn thương hay tai nạn khác cần sơ cứu. Chẳng hạn, “Hồi sức ngưng tim ngưng thở” không hướng dẫn giáo viên hay người nuôi trẻ cần phải làm gì khi trẻ bị ngã và bị thương ở đầu gối. Ở trẻ em, hiếm có trường hợp cần “Hồi sức ngưng tim ngưng thở”. Đối với các trẻ khỏe mạnh, tim thường tiếp tục đập trừ khi trẻ đã ngưng thở hoàn toàn. Việc ngưng thở do ngạt nước 5 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG hay tắc nghẽn dị vật, hay do một số bệnh lý tim mạch hiếm gặp cuối cùng sẽ diễn tiến đến ngưng tim. Vì lý do này, tất cả các giáo viên và người nuôi trẻ nên được huấn luyện cách sơ cứu khi trẻ bị dị vật đường thở và suy hô hấp. Những giáo viên và người nuôi những trẻ có bệnh lý tim mạch hiếm gặp hay những người làm công việc giám sát khi trẻ bơi lội, tham gia các hoạt động dưới nước, nên được huấn luyện “Hồi sức ngưng tim ngưng thở”. Tất cả giáo viên và người nuôi trẻ cần được huấn luyện các kĩ năng sơ cứu ban đầu Giáo viên và người nuôi trẻ cần phải có khả năng thực hiện các động tác sơ cứu hiệu quả như những nhân viên y tế giảng dạy trong chương trình. Giáo viên và người nuôi trẻ có thể gọi giúp đỡ nhanh chóng từ Trung tâm cấp cứu 115. Nếu trường bạn ở những nơi hẻo lánh hoặc tổ chức đi dã ngoại tập thể ở các nơi xa xôi, bạn cần được tập huấn các kĩ năng nâng cao hơn. Giáo viên và người nuôi trẻ có trách nhiệm thực hiện các biệp pháp sơ cứu cho những trẻ mà mình chăm sóc. Bạn có biết? Những tình huống cần huấn luyện “Hồi sức ngưng tim ngưng thở” : - Bơi lội và các hoạt động dưới nước. Trẻ có bệnh lý tim mạch hiếm gặp 6 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Tôi sẽ học chương trình Sơ Cứu Trẻ Ở Trường như thế nào? Tài liệu tham khảo chính thức được dịch và biên soạn từ quyển sách Pediatric First Aid for Caregivers and Teachers của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ. Quyển sách đề cập đến các bệnh lý cũng như các chấn thương cần được sơ cứu, Đây là tài liệu các học viên sẽ sử dụng trong và sau khóa học. Mỗi đề tài trong quyển sách được sắp xếp theo các mục sau: Mục tiêu học tập: Những kiến thức và kĩ năng sơ cứu viên cần có và làm thành thục sau mỗi bài học. Giới thiệu: Những thông tin tổng quát của đề tài Điều bạn cần BIẾT: Những thông tin cần biết thêm về đề tài Điều bạn cần TÌM: Những biểu hiện và triệu chứng mà giáo viên hoặc người nuôi trẻ cẩn tìm ở trẻ bị bệnh hoặc chấn thương. Điều bạn cần LÀM: Tám bước cơ bản dùng trong mọi tình huống cần sơ cứu. Mỗi bước có những hướng dẫn cụ thể ứng với mỗi đề tài Lưu đồ: Hướng dẫn sơ cứu theo từng bước Câu hỏi lượng giá: Kiểm tra kiến thức học viên đạt được dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm . Từ khóa : Giải thích các từ ngữ quan trọng có liên quan đến đề tài được bàn luận Bên cạnh đó, mỗi đề tài còn có thêm những “hộp thông tin”. Nội dung trong “hộp thông tin” có thể là lời khuyên về sơ cứu, những thông tin thú vị, ôn lại những điểm chính của bài học, địa chỉ nơi tìm kiếm thêm tài liệu tham khảo, và hình ảnh minh họa. 7 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Như đã đề cập ở trên, mỗi đề tài đều nhấn mạnh đến 8 bước sơ cứu sau: 8 bước sơ cứu cho trẻ Bước 1: Quan sát hiện trường Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra. Bước 2: Đánh giá ABC Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở, Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không. Bước 3: Giám sát Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi người khác. Bước 4: Đánh giá ABCDE Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần hoàn, Disability - thần kinh và Everything else - những điều khác, để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì. Bước 5: Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật. Bước 6: Thông báo Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt. Bước 7: Giải thích và trấn an Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu. Bước 8: Hồ sơ Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra. 8 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Câu hỏi lượng giá:  Sơ cứu trẻ nghĩa là: a) Những điều trị để ngưng cơn đau và làm lành vết thương sau chấn thương hay tình huống nguy hiểm tính mạng. b) Những chăm sóc tức thời khi bé bị chấn thương hay trở bệnh c) Chỉ làm khi cha mẹ hay người nuôi trẻ chưa đến kịp d) Hồi sức ngưng tim ngưng thở.  Huấn luyện “Hồi sức ngưng tim ngưng thở” cần thiết cho: a) b) c) d) Tất cả giáo viên và người nuôi dưỡng trẻ mầm non. Tất cả giáo viên và người nuôi dưỡng Tất cả giáo viên và người nuôi dưỡng các trẻ bị bệnh động kinh. Tất cả giáo viên và người nuôi dưỡng quản lý trẻ khi hoạt động trong nước hay trẻ có bệnh tim bẩm sinh.  Điều nào sau đây KHÔNG thuộc 8 bước sơ cứu cho trẻ: a) Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra. b) Di chuyển trẻ đến nơi an toàn c) Đánh giá ABC khi bạn tới gần trẻ, để quyết định gọi cấp cứu hay không d) Sắp xếp một người quản lý các trẻ khác trong lúc sơ cứu cho trẻ gặp nạn. Từ khóa Sơ cứu: hành động chăm sóc tức thời ngay khi trẻ bị chấn thương hay đột ngột trở bệnh, trong lúc chờ đợi nhân viên y tế hay cha mẹ trẻ có mặt 9 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG CHƯƠNG 2 : NHẬN THẤY NHỮNG ĐIỀU BẤT THƯỜNG Mục tiêu học tập: - Mô tả được cách quan sát hiện trường nơi xảy ra sự cố Hướng dẫn cách gọi cấp cứu Mô tả được cách đánh giá nhanh ABC Thực hiện được các bước ABCDE Xác định được 8 bước sơ cứu ở trẻ em, từ việc quan sát hiện trường cho đến việc hoàn tất hồ sơ những sự việc đã xảy ra. Giới thiệu: Bé trai ba tuổi bị trượt ngã trên sân và đang nằm khóc. Bé gái 18 tháng uống nhầm nước lau sàn nhà và hiện đang nôn ói dữ dội. Bé trai 3 tháng tuổi bị sốt gần 40oC và trông rất tái nhợt. Để tìm xem điều gì không ổn ở mỗi bé, giáo viên cũng như người nuôi phải luyện tập cách tiếp cận bình tĩnh và có phương pháp. Cách tiếp cận này sẽ giúp trẻ bị thương cũng như những trẻ khác đang chứng kiến sự việc cảm thấy an tâm. Điều bạn cần BIẾT: Trước khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, tất cả giáo viên và người nuôi trẻ nên biết cách liên lạc với trung tâm cấp cứu gần nhất. Đây là những nơi có thể sơ - cấp cứu cho trẻ bị bệnh hoặc bị thương và chuyển nhanh trẻ đến những nơi có chuyên khoa nhi. Số điện thoại khi khẩn cấp dùng chung cho toàn quốc là 115. Tuy nhiên nếu trường học hay nơi bạn đang ở có gần trung tâm y tế nào thì bạn cần phải có số điện thoại liên lạc để gọi. Hãy tìm hiểu xem làm thế nào để liên lạc với trung tâm y tế đó trước khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. Ở mỗi chiếc điện thoại trong trường học nên có một danh sách các số điện thoại gọi cấp cứu cùng với địa chỉ của trường. Khi đã liên lạc với 115 hay trung tâm y tế rồi, hãy cung cấp cụ thể nơi bạn đang ở; đồng thời giải thích sự việc đã xảy ra, số trẻ bị ảnh hưởng, và các biện pháp sơ cứu đã được thực hiện. Giữ máy và lắng nghe để được hướng dẫn thêm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho 115 hay trung tâm y tế biết chính xác nơi bạn và trẻ đang ở (một căn phòng cụ thể nào đó trong trường hoặc một chỗ nào đó bên ngoài). Đừng gác máy cho đến khi nhân viên 115 hay trung tâm y tế yêu cầu bạn làm như vậy. Một số chương trình giáo dục trước đây cho thấy sự hữu ích của việc dán lên tường danh sách các mục cần báo cho nhân viên 115 hay trung tâm y tế, bao gồm địa chỉ hiện tại, tên đường và sơ đồ mô tả đường đi đến trường. Khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, đôi khi khó mà nhớ lại được các thông tin quen thuộc. 10 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Một điều nữa cũng quan trọng, đó là khi đi thực địa và trong suốt thời gian hoạt động ngoài trời, giáo viên hoặc người nuôi trẻ có thể tiếp cận được với điện thoại, biết cách liên lạc với 115, đồng thời biết mô tả vị trí của trẻ bị bệnh hoặc bị thương. Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, khắp nơi trong trường học nên được trang bị các dụng cụ sơ cứu cơ bản. Bạn cũng cần có một danh sách các số điện thoại của bệnh viện Nhi Đồng (có chuyên khoa chống độc) và các cơ sở y tế địa phương cũng như thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp (đã được cập nhật) cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của mỗi trẻ. Những thông tin này nên dễ tiếp cận. Bạn có biết? Lời khuyên về sơ cứu Là một giáo viên hoặc người nuôi trẻ, bạn cần luôn giữ bình tĩnh và suy nghĩ trước khi hành động. Luôn nhẹ nhàng khi xử trí trẻ bị bệnh hoặc bị thương, tránh bất kỳ cử động không cần thiết có thể làm cho vấn đề của trẻ trầm trọng thêm. Tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương là trung tâm cấp cứu - vận chuyển và điều hành cấp cứu toàn khu vực. Khi người dân gọi số điện thoại 115, cuộc gọi được nối thẳng đến khoa Cấp cứu ngoại viện của bệnh viện và xe cấp cứu sẽ xuất phát. Cuộc gọi hoàn toàn miễn phí và điện thoại viên trực 24/7. Trường hợp người dân ở xa khu vực nội thành và bệnh nhân đang trong tình trạng khẩn cấp thì bệnh viện sẽ liên hệ và điều hành bệnh viện quận, huyện gần nơi ở của bệnh nhân đến cấp cứu. Đây không phải là số điện thoại của Bệnh viện 115. Mỗi một giáo viên hoặc người nuôi trẻ nên biết trẻ nào có nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt bao gồm việc dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc; những tình trạng bệnh lý có thể làm cho việc cấp cứu trở nên phức tạp hơn, chẳng hạn như tiểu đường hoặc hen suyễn. Bạn nên yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cung cấp các thông tin về nhu cầu đặc biệt của trẻ để những người thay thế hoặc tình nguyện viên có thể nhận biết được bất cứ nhu cầu nào mà trẻ cần. Phiếu thông tin sức khỏe là loại đơn đã được tiêu chuẩn hóa để cung cấp thông tin cho các nhân viên y tế vốn chưa biết gì về vấn đề sức khỏe của trẻ. Cha mẹ hoặc người giám hộ và các chuyên gia y tế phải điền vào mẫu đơn các mục sau: tiền căn của trẻ, các thuốc đã/đang dùng, tình trạng dị ứng, nhu cầu về trang thiết bị y khoa, những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, và các xử trí ban đầu được đề nghị. Mẫu đơn có thể được soạn cho từng trường và điền vào đầu năm học cho từng bé. Nếu trường bạn có sử dụng tiếng Anh, mẫu đơn hiện có sẵn trên trang web của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ. Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, hãy đưa cho nhân viên cấp cứu bản sao Phiếu thông tin sức khỏe của trẻ. 11 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Bên cạnh Phiếu thông tin sức khỏe, mỗi chương trình giáo dục cần có một kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho từng trẻ. Kế hoạch nên nhấn mạnh cách chăm sóc cho trẻ khi xảy ra trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến một trẻ hoặc một nhóm trẻ, chẳng hạn như cần phải sơ tán trẻ ra khỏi trường học. Việc phát triển kế hoạch chăm sóc đặc biệt nên dựa trên những thông tin được cung cấp từ giáo viên và người nuôi trẻ, từ cha mẹ hoặc người giám hộ, và từ các chuyên gia y tế của trẻ. Điều bạn cần TÌM:. Một vài trường hợp cho phép gọi 115, trong khi các trường hợp khác đòi hỏi phải được xử trí y khoa ngay lập tức. Nếu bạn cảm thấy không chắc và lo lắng, hãy gọi 115. Đôi khi một số trường hợp khẩn cấp đặc trưng cho bạn biết liền cần phải xử trí gấp, một số tình huống khác, mức độ lo lắng của bạn là một chỉ dấu đáng tin cậy. Khi nào gọi 115? Hãy gọi 115 ngay khi gặp các trường hợp sau: Bất cứ khi nào bạn tin rằng trẻ cần phải được điều trị gấp Sốt kèm theo bất thường về ABC (Appearance-Diện mạo, Breathing-Hô hấp, Circulation-Tuần hoàn) - Nhiều trẻ bị thương hoặc bị bệnh nặng cùng lúc - Trẻ cư xử kỳ quặc, kém hoạt bát, kém lanh lợi, hoặc càng lúc càng mệt mỏi. - Khó thở, không thể nói được - Co giật, động kinh và bất tỉnh - Li bì, Kém tiếp xúc - Bất cứ dấu hiệu nào biểu hiện sau một chấn thương đầu: giảm tỉnh táo, lú lẫn, đau đầu, nôn ói, kích thích, khó đi lại, yếu liệt - Đau tăng lên hoặc đau dữ dội bất cứ nơi nào trong cơ thể - Vết thương hoặc vết phỏng rộng, sâu, không ngừng chảy máu - Nôn ra máu - Trẻ bị cứng gáy, đau đầu và sốt - Trẻ có bị mất nước đáng kể: mắt trũng, khóc không nước mắt, không đi tiểu, li bì, sụt kí - Ban đỏ đột nhiên lan rộng - Phân có nhiều máu - Bị thương do thời tiết nóng/ lạnh (ví dụ: tê cóng, say nóng, say nắng…) Sau khi đã gọi 115, đừng quên gọi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ. - 12 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Những tình huống cần được chăm sóc y tế Những tình huống không cần phải được vận chuyển bằng xe cứu thương, nhưng vẫn cần được chăm sóc y tế: - Sốt trên trẻ ở bất kỳ tuổi nào có biểu hiện bệnh nặng - Sốt trên 38oC ở trẻ dưới 60 ngày (2 tháng) tuổi - Trẻ ở bất kỳ tuổi nào có biểu hiện và hành động bất thường - Nôn ói và/hoặc tiêu chảy dữ dội - Trẻ bị vết thương nặng, cần khâu lại (vết thương không tự liền mép sau khi đã được rửa sạch) - Bất cứ vết cắn động vật nào làm thủng da - Bất cứ vết cắn hoặc vết chích có độc nào gây đỏ da và sưng nề tại chỗ lan rộng, hoặc làm cho trẻ bị bệnh nói chung... - Bất cứ tình trạng sức khỏe nào đã được đề cập một cách đặc biệt trong kế hoạch chăm sóc trẻ mà cần phải thông báo cho cha mẹ trẻ biết. 13 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Điều bạn cần LÀM: 8 bước sơ cứu cho trẻ Bước 1: Quan sát hiện trường Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: xung quanh có an toàn hay không, có ai liên quan và chuyện gì đang xảy ra. Bước 2: Đánh giá ABC Tới gần trẻ, xem xét Appearance - diện mạo, Breathing - hơi thở, Circulation - tuần hoàn bằng mắt. Cần làm trong vòng 15 - 30 giây hay ít hơn, để quyết định có nên gọi cấp cứu hay không. Bước 3: Giám sát Cần bảo đảm tức thời những trẻ khác đang ở gần đã được giám sát bởi người khác. Bước 4: Đánh giá ABCDE Kiểm tra Appearance - diện mạo, Breathing- hơi thở, Circulation -tuần hoàn, Disability - thần kinh và Everything else - những điều khác, để quyết định có cần gọi cấp cứu không và cần sơ cứu những gì. Bước 5: Sơ cứu Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật. Bước 6: Thông báo Hãy thông báo đến/báo tin cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt. Bước 7: Giải thích và trấn an Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những lo lắng trẻ có thể có, đồng thời trò chuyện với những trẻ khác có chứng kiến việc chấn thương cũng như quá trình sơ cứu. Bước 8: Hồ sơ Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra. 14 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Tìm xem điều gì không ổn 3. Quan sát hiện trường Bắt đầu bằng việc quan sát nhanh khu vực xung quanh trẻ trong vòng 15-30 giây. Nơi đó có an toàn không? Ai có liên quan/ bị ảnh hưởng? Chuyện gì đã xảy ra? Lời khuyên về sơ cứu An toàn?- Ai?- Chuyện gì? Đầu tiên, hãy bảo đảm an toàn cho tất cả những người có mặt ở hiện trường, kể cả bản thân bạn. Tìm xem có mối nguy hiểm nào không, chẳng hạn như nước sâu, hỏa hoạn, vật thể rơi, dây điện đang có dòng điện chạy qua, hoặc thú dữ. Mặc dù việc nhanh chóng đến gần trẻ đang trong tình trạng nguy kịch là quan trọng, nhưng trước tiến bạn phải chắc chắn rằng hiện trường an toàn. Ví dụ, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn không nên vội vàng lao vào tòa nhà đang cháy. Đây là nhiệm vụ của những người lính cứu hỏa đã được trang bị và huấn luyện thích hợp. Ngoài ra, nhờ quan sát hiện trường, bạn có thể nhận thấy có nhiều hơn một trẻ bị thương, dù đứa trẻ bị thương nhẹ hơn có thể thu hút sự chú ý ban đầu của bạn bằng tiếng khóc. Việc bỏ qua bước này có thể đặt nhiều người khác vào tình huống nguy hiểm và làm trì hoãn việc sơ – cấp cứu hiệu quả. Tiếp theo, tìm xem ai có liên quan, ai bị ảnh hưởng. Những ai cũng có thể bị bệnh hoặc bị thương? Có phải tất cả bọn trẻ đều có mặt không? Trẻ nào cần được trông nom hoặc vỗ về an ủi? Ai có thể giúp giám sát và chăm sóc những đứa trẻ khác trong nhóm? Có nhân viên cứu hộ nào ở đó để giúp đỡ hoặc gọi cấp cứu không? Nếu như hiện trường không an toàn và trẻ cần phải được di chuyển, hãy sử dụng phương pháp kéo vai (xem hình). Để thực hiện phương pháp này, hãy đặt hai tay của bạn vào hai vai, hai cẳng tay để dọc hai bên đầu nhằm đỡ lấy cổ của trẻ trong khi di chuyển. Từ từ kéo trẻ đến nơi an toàn gần nhất, trong lúc đó vẫn tiếp tục đỡ đầu và cổ của trẻ. Đối với trẻ không nghi ngờ có chấn thương cột sống, hãy đưa trẻ đến nơi an toàn bằng cách bồng trẻ nhỏ và phương pháp kéo mắt cá chân cho trẻ lớn (xem hình). Đối với trẻ có thể đã bị té ngã, bạn phải luôn luôn cân nhắc khả năng trẻ bị chấn thương tủy sống. Nếu cần đưa trẻ đến nơi an toàn mà chưa loại trừ được khả năng trẻ bị chấn thương tủy sống, đừng di chuyển đầu và cổ trẻ. Việc này có thể gây tổn thương tủy sống nặng hơn. Động viên trẻ bị thương nếu có đau thì cũng cố gắng đừng cử động. Dỗ dành trẻ bị bệnh hoặc bị thương mà không di chuyển trẻ là cách tiếp cận trẻ an toàn nhất. Tuy nhiên đừng cố gắng dùng sức để giữ trẻ nằm yên. Nếu như trẻ có thể cử động tất cả bộ phận cơ thể mà không thấy đau thì không cần thiết phải bắt trẻ nằm yên. 15 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Bước tiếp theo là tìm xem chuyện gì đã xảy ra. Xác định những nguyên nhân hoặc tình huống có thể dẫn đến việc trẻ bị bệnh hoặc bị thương. Trẻ có té ngã không, và nếu có thì ngã từ độ cao bao nhiêu mét? Có phải trẻ bị ngạt thở do mảnh đồ chơi không? (Đối với trẻ đang chập chững biết đi) Tại sao lại có một con chó lang thang gần đứa trẻ đang bị chảy máu? Có phải hai đứa trẻ đã va vào nhau không? Sau khi hoàn thành 3 bước quan sát hiện trường, bạn sẽ có thể thực hiện được việc sơ cứu an toàn và hiệu quả. Phương pháp kéo vai Bồng trẻ nhỏ Phương pháp kéo mắt cá chân 2. Đánh giá nhanh ABC Ngay sau khi quan sát hiện trường, hãy tiến hành đánh giá nhanh ABC : Appearance – Diện mạo, Work of Breathing - Hơi thở, và Circulation -Tuần hoàn (dựa trên màu sắc da) để xem có cần gọi cấp cứu không. Hoàn thành đánh giá nhanh ABC trong khi bạn đang tiếp cận trẻ bị thương hoặc bị bệnh và trước khi bạn bắt đầu việc sơ cứu. Đây là cơ hội đầu tiên mà bạn NHÌN và NGHE trẻ bị thương hoặc bị bệnh. Việc thực hiện bước 2 không nên quá 15 – 30 giây. Diện mạo Ý niệm NHÌN và NGHE mà KHÔNG SỜ CHẠM vào trẻ bị thương hoặc bị bệnh có vẻ như đối lập với mong muốn tự nhiên của bạn là bắt đầu sờ chạm trẻ ngay lập tức và làm cái gì đó cho trẻ bị thương hoặc bị bệnh. Tuy nhiên, việc bỏ qua không thực hiện bước 2 có thể đưa đến việc nhận định và xử trí sai vấn đề của trẻ. Hãy sử dụng thông tin có được từ bước đánh giá nhanh ABC để xác định xem mức độ trầm trọng của tình trạng khẩn cấp để xác định xem tình trạng khẩn cấp có vẻ trầm trọng đến mức nào và bước chăm sóc thích hợp nhất tiếp theo. Trẻ bị thương nặng đến mức nào? Điều gì có vẻ là vấn đề chính của trẻ? Hãy sử dụng bước 2 để quyết định trước, sau đó mới hành động. 16 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Lời khuyên về sơ cứu Đánh giá nhanh ABC: - Appearance : Vẻ ngoài Breathing : Hô hấp (công thở) Circulation : Tuần hoàn (dựa trên màu sắc da) Trong thực hành, đánh giá nhanh ABC có thể trở nên vô thức. Bạn có thể luyện tập bằng cách quan sát một trẻ khỏe mạnh. Ví dụ, khi quan sát trẻ khỏe mạnh, bạn có thể thấy rằng bé rất linh hoạt và lanh lợi, không giống như đang cố gắng thở và màu da hồng hào. Dùng điều này để so sánh với một trẻ rất tái xanh và đang khó thở. Nếu việc đánh giá nhanh ABC cho thấy tình trạng của bé cần gọi cấp cứu thì hãy kêu gọi ai đó liên lạc với 115 nếu có thể. Trong trường hợp không thực hiện được và tình trạng của bé đang cần cấp cứu đường thở, bạn nên theo hướng dẫn được đưa ra trong phần “Khó thở”. Cung cấp cho nhân viên y tế những thông tin cụ thể và rõ ràng và cùng ở lại cho đến khi họ có thể kiểm soát tình hình của bé. Hãy bình tĩnh khi bạn NHÌN và NGHE để đánh giá vấn đề khẩn cấp của bé. Hãy nhớ mục đích của việc đánh giá nhanh ABC để xác định khi nào cần gọi 115 ngay tức khắc hay là bắt đầu tiến hành sơ cứu. “A” trong đánh giá nhanh ABC là “Appearance” (xem hình). Quan sát vẻ bên ngoài của trẻ bệnh hoặc bị thương là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất. Trẻ có vẻ ngoài không bình thường có thể cần được cấp cứu tích cực, và bạn có thể phải gọi cho 115. Những tình huống đe dọa tính mạng luôn luôn cần phải gọi 115. Diện mạo cho thấy chức năng não hoạt động tốt như thế nào. Mối liên hệ của trẻ với môi trường xung quanh là một dấu hiệu cần thiết. Hãy quan sát sự tỉnh táo, vận động và ánh nhìn của những trẻ bệnh hoặc bị thương. Trẻ lanh lợi và khỏe mạnh hay ủ rủ và không cử động? Chú ý xem trẻ có phản ứng khi bạn tiếp cận trẻ? Trẻ có hướng mắt đến bạn hay chỉ nhìn chăm chăm mơ hồ? “B” là “Breathing” - đánh giá hô hấp. Trẻ phải cố gắng để lấy hơi thở hơn bình thường, có thể cần chăm sóc tích cực và bạn cần phải gọi cho 115. Đánh giá nhanh hô hấp bao gồm lắng nghe tiếng thở lạ, quan sát tư thế thở bất thường và quan sát dấu hiệu gắng sức. 17 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Trẻ có thở ngáy, thở rên, thở khò khè hay tiếng thở ồn ào không? Trẻ có khóc yếu hay khàn tiếng hay nghẹt tiếng không? Những trẻ lớn có thể nói cụm từ trơn tru cùng một lúc được không hay nói ngắt quãng từng từ một? Trẻ có lo lắng hay hoảng sợ vì khó thở hay không? Trẻ có nghẹt thở hay không? Trẻ có bất thường về hô hấp thường dễ thở hơn khi đứng thẳng và có thể khó chịu khi nằm xuống. Một trẻ ngồi với tư thế ngửi hoa - đầu ngẩng lên, hướng về phía trước - hoặc ngồi thẳng, ngả người về phía trước và thở mệt bất thường, đó đều là những biểu hiện đang bị khó thở. Phập phồng cánh mũi cũng chỉ ra rằng trẻ có khó thở. “C” là “Circulation” - theo dõi tuần hoàn. Trong lúc quan sát nhanh, bạn nên chú ý xem màu sắc da của trẻ có khác biệt hay không. Màu sắc da không bình thường cho thấy tuần hoàn trẻ không tốt. Điều đó phải được coi là một dấu hiệu bất thường và cần phải gọi 115 khám cho bé. Màu da tái hoặc nhợt bất thường hoặc tím tái là dấu hiệu bất thường tuần hoàn (xem hình). Khi trẻ nhỏ bị lạnh, bạn có thể quan sát thấy những vệt lốm đốm trên da trẻ. Đó gọi là da nổi bông. Trẻ bị lạnh cũng có thể hơi xanh đầu chi. Mặc dù da tái, nổi bông, và tím (nhất là ở bàn tay và bàn chân) có thể là bình thường ở một trẻ đang lạnh, nó cũng chỉ ra rằng trẻ cần được làm ấm. Những dấu này là bất thường ở những trẻ không bị lạnh. Một trẻ có da hồng bất thường có thể là do sốt hoặc nổi sẩn. 3. Giám sát: Nếu bạn phải chăm lo cho nhiều hơn một trẻ, bạn cần phải sắp xếp để có thể trông chừng tất cả trẻ khác trong nhóm, trước khi tập trung vào trẻ bị bệnh hay chấn thương. Những trẻ khác phải ở trong tình trạng an toàn. Nếu có thêm những giáo viên hoặc người chăm sóc, yêu cầu họ chăm lo cho những trẻ còn lại, đưa chúng đến nơi an toàn nếu có thể. Điều này sẽ làm cho chúng giảm chú ý và thu hút vào hiện trường. Nếu bạn chỉ có một mình, yêu cầu những đứa trẻ khác lui ra. Bạn có thể yêu cầu chúng ngồi xuống thành 1 vòng tròn. Bạn có thể giải thích với chúng rằng bạn đang phải chăm lo cho một đứa trẻ bệnh và bạn cần sự giúp đỡ của chúng để làm cho đứa trẻ ấy cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể yêu cầu chúng hát những bài hát quen thuộc, đọc sách hoặc làm những hoạt động nhẹ nhàng mà bạn ít phải can thiệp nhất. 4. Đánh giá ABCDE: Đánh giá ABCDE 18 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG Thông qua đánh giá nhanh ABC cho thấy nếu trẻ bị bệnh hoặc bị chấn thương nguy hiểm tính mạng hoặc trẻ đang trong tình trạng có thể tổn hại nghiêm trọng suốt đời, hãy chắc chắn rằng bạn hoặc bất kì ai đó gọi cho 115 ngay tức khắc. Đối với những trẻ bệnh hoặc chấn thương mà không cần cấp cứu khẩn cấp, bạn có thể bắt đầu đánh giá và xử lý sơ cứu. Tiến hành ABCDE sẽ hướng dẫn bạn: Việc tiến hành ABCDE đánh giá cụ thể hơn phần đánh giá nhanh ABC, và thêm “D” (Disability – cử động của trẻ) để quan sát xem trẻ tự cử động tốt như thế nào; và “E” (Everything else – những điều khác) để kiểm tra trẻ từ đầu đến chân tìm xem có tổn thương nào khác không. Thực hiện ABCDE là những đánh giá ban đầu tiếp theo khi bạn tiếp cận trẻ, sờ và thăm khám các đáp ứng của trẻ. Nếu trong lúc thực hành ABCDE, bạn phát hiện ra trẻ cần phải cấp cứu khẩn cấp, cần phải gọi cho 115 ngay tức khắc. Trong thực hành ABCDE, “A” bao gồm những điều chi tiết hơn là chỉ quan sát vẻ ngòai của bé. Trẻ có đáp ứng với thăm khám nhẹ nhàng hay những kích thích không? Trẻ có phản ứng bình thường khi thăm khám không? Trẻ có thức tỉnh và đáp ứng theo cách thông thường hay không? Trẻ có biểu hiện lạ khi thực hiện ABCDE có thể cần cấp cứu khẩn cấp bởi 115. Trong thực hành ABCDE, “B” chi tiết hơn khi kiểm tra về hô hấp. Nếu trong đánh giá nhanh ABC, trẻ có khó thở là cần phải liên lạc với 115. Nếu không cần cấp cứu khẩn, bạn cần tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu khó thở. Tiếp tục kiểm tra các tư thế bất thường hoặc bất cứ thay đổi nào trong cách thở, và lắng nghe những tiếng thở bất thường. Nếu trẻ không thở, xem chương 3 phần khó thở. “C” trong ABCDE là đánh giá tuần hoàn của trẻ, tiến hành quan sát kĩ màu sắc da. Một trẻ thân nhiệt bình thường mặc thêm áo hoặc đắp thêm chăn thì nghi ngờ trẻ bị nhiễm lạnh và cần phải kiểm tra bất thường màu sắc da tay, chân. Khi có chảy máu, liên tục kiểm tra tuần hoàn trong khi thực hiện sơ cứu ban đầu. Da nổi bông hoặc tím là những dấu hiệu cần cấp cứu khẩn bởi 115. Những dấu hiệu khác của tuần hoàn bao gồm: thở, ho và cử động. Nếu không có những dấu hiệu này, gọi 115, và nếu đã được huấn luyện, thực hiện “Hồi sức ngưng tim ngưng thở”. “D” là “Disability” là quan sát để đánh giá xem trẻ cử động có tốt không? Trẻ có đứng lên, ngồi xuống hoặc di chuyển bình thường hay không? Trẻ có nắm tay, nhúc nhích các ngón tay và ngón chân, cử động bàn tay, bàn chân, đầu và thân mình liên tục vì đau không? (xem hình) Khi trẻ không cử động gì cả, có thể do trẻ không muốn cử động, lúc thăm khám sẽ phát hiện trẻ có phản ứng bình thường hay không. Việc cuối cùng của thực hành ABCDE là “E” tức là “Everything else” - những việc khác. Quan sát trẻ từ đầu đến chân. Nếu trẻ bệnh hoặc bị thương còn nói được, hỏi trẻ xem có bị đau ở đâu không để từ đó xác định vị trí đau. Bạn nên cởi bỏ đồ trẻ để có thể nhìn thấy và thăm khám nơi bị thương. Lúc này trẻ có sốt hay nổi ban không? Trẻ có bị đỏ và sưng phồng da do bị phỏng nước nóng hay không? 19 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CỨU TRẺ Ở TRƯỜNG 5. Sơ cứu: Điều này tùy thuộc vào từng tổn thương và bệnh lý. Việc đánh giá nhanh và thực hiện ABCDE giúp xác định những sơ cứu mà bạn cần làm trên trẻ bệnh. Những bước sơ cứu ban đầu cho những loại tổn thương được đề cập trong sách này ở những chương khác. 6. Thông báo: Đây là những bước cần thiết thực hiện khi người sơ cứu không phải là ba mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ. Thậm chí khi không cần đến nhân viên y tế 115, bạn nên thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của bé về sự việc sớm nhất nếu có thể. Sử dụng những thông tin liên lạc khẩn mà bạn có để báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Trong khi bạn và đồng nghiệp không nghĩ rằng trẻ cần được nhân viên y tế chăm sóc thì gia đình, người giám hộ cũng cần được biết tình hình và quyết định làm gì cho trẻ. Hãy bình tĩnh khi thông báo tin tức cho gia đình. Nói thật về điều gì đã xảy ra với trẻ. Nếu có trẻ khác liên quan đến sự việc, không nên nêu rõ đó là trẻ nào. Nếu đã gọi 115, nên để cho gia đình biết bé đang ở đâu để họ có thể đến đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nói cho họ biết những sơ cứu ban đầu đã thực hiện, ai đã làm và ai đang ở bên cạnh bé. 7. Giải thích, trấn an: Sau khi bạn thực hiện xong những sơ cứu cần thiết, thông báo cho người nhà, bạn còn cần phải trấn an, nói chuyện về tất cả những gì liên quan đến trẻ bệnh cho trẻ cũng như những trẻ khác đã thấy sự cố xảy ra và những hành động sơ cứu của bạn. Những người gần gũi nhất với trẻ sẽ làm tốt nhất việc này. Cần chọc lựa cách trấn an, giải thích phù hợp và xử lý theo những phản ứng của trẻ khi nghe giải thích. Đối với trẻ nhỏ, cần trấn an bằng giọng nhỏ nhẹ. Bạn có thể nói: “Bạn Na bị đau và chúng ta đã làm cho bạn ấy dễ chịu hơn”. Cố gắng lập lại trật tự thường ngày càng sớm càng tốt. Đối với những trẻ lớn, những người chăm sóc trẻ hoặc giáo viên có thể hỏi xem bé nghĩ gì về việc đã xảy ra. Lắng nghe chúng nói, xác nhận những điều đúng và sửa lại những hướng nghĩ không đúng. Giải thích đơn giản và thành thật. Hạn chế kể quá nhiều chi tiết mà trẻ không thể tiếp thu được. Khi trẻ thấy thú vị, nên tạo cơ hội cho trẻ thực hành những kinh nghiệm mà chúng biết và quan tâm. Một vài hoạt động như để trẻ đóng kịch, vẽ, kể chuyện, một cuộc tham quan trung tâm y tế, đọc sách liên quan đến những kinh nghiệm thấy được rất có ích. Mặc dù lúc cấp cứu rất căng thẳng nhưng đây là cơ hội cho trẻ biết về cấp cứu và cách đối phó khi gặp phải. Đối với trẻ được cấp cứu hay dù là trẻ chỉ đứng xem, cần thiết phải trấn an trẻ hơn nữa và chắc chắn rằng cha mẹ hay người giám hộ trẻ biết được rằng trẻ đã trải qua một ngày căng thẳng. Không nên nói quá nhiều chi tiết, nhưng đảm bảo cha mẹ trẻ phải biết được rằng những gì mà trẻ nghe và thấy là không thường xảy ra. Một vài trẻ có thể muốn kể về điều này ở nhà. Một vài trẻ khác có thể thấy khó chịu và khó ngủ. Một số khác có thể kể lại những điều mà chúng thấy khi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan