Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkntổ chức dạy và học tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản qua môn địa...

Tài liệu Skkntổ chức dạy và học tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản qua môn địa lí lớp 10 – chương trình chuẩn

.DOC
21
1492
137

Mô tả:

Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Phần một – MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Vấn đề dân số và giáo dục dân số đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu vì nó liên quan đến cuộc sống nhân loại trên toàn hành tinh. Ở nước ta, trong vài chục năm gần đây, dân số gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết năm 2011, dân số nước ta là 87,8 triệu người, đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 13/225 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới (nguồn www.gso.gov.vn). Từ đầu thế kỉ XX trở lại đây, tốc độ gia tăng dân số Việt Nam ngày càng nhanh. Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm), dân số tăng thêm 9,5 triệu người. Giai đoạn 1955 – 1989 (34 năm), dân số tăng thêm 39,4 triệu người. Giai đoạn 1989 – 2011 (22 năm), dân số tăng thêm 23,4 triệu người. Nếu tính từ năm 1921 đến 2011, dân số nước ta tăng khoảng 5,6 lần, trong thời gian này dân số thế giới tăng khoảng 3,5 lần. Nhờ thực hiện tốt công tác dân số - sức khỏe sinh sản, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta gần đây đã giảm đáng kể, năm 1970 là 3,2%, đến năm 2011 giảm còn 10,3%. Tuy nhiên dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới do hàng năm số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ vẫn lớn, quy mô dân số lớn. Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số lớn đã tác động xấu đến môi trường, đất đai khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.... ảnh hưởng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Một trong những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề dân số là đưa giáo dục dân số vào nhà trường. Các em hiện còn nhỏ nhưng chẳng mấy chốc sẽ là những công dân, những bậc làm cha làm mẹ. Số học sinh nước ta chiếm khoảng 1/5 dân số cả nước, nếu được giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản một cách hệ thống thì các em sẽ vừa là đối tượng thực hiện, vừa là cộng tác viên tuyên truyền về vấn đề dân số. Ở cấp trung học phổ thông, do chương trình, nội dung sách giáo khoa chủ yếu là về kinh tế - xã hội, vì vậy các kiến thức về dân số học, giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản có điều kiện thuận lợi để đưa vào chường trình. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi đã và đang chú ý tích hợp, lồng ghép giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vào các bài giảng. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình về việc tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản trong quá trình giảng dạy môn địa lí lớp 10. Rất mong GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 1 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn được sự đóng góp ý kiến của Quí thầy cô giáo để chúng ta cùng rút kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục vấn đề dân số của Đảng và Nhà nước. II. Mục đích, giới hạn của đề tài 1) Mục đích chính của đề tài Tìm những bài học và những nội dung của bài học trong môn địa lí lớp 10 có thể thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản. Trình bày những kinh nghiệm tổ chức dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vào một số bài học của môn Địa lí lớp 10. Qua những kiến thức đa dạng, phong phú làm cho học sinh nhận thức rằng: trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì sự phát triển nhanh về dân số là một trong những nguyên nhân gây nên sự giảm sút chất lượng cuộc sống của xã hội, cũng như của từng cá nhân, từng gia đình. Vì thế các em sẽ có trách nhiệm tự giác thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ủng hộ chính sách dân số của địa phương và của nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng cuốc sống của cá nhân và của cả xã hội. 2) Giới hạn của đề tài Những nội dung, phương pháp tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vào các bài học của môn địa lí lớp 10 THPT. III. Phương pháp thực hiện - Tham khảo các tài liệu về dân số, hướng dẫn giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản. - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV địa lí 10 và cả chương trình địa lí phổ thông, chọn những nội dung, những bài có thể lồng ghép tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản. - Xác định phương thức tích hợp: lồng ghép hay bài riêng - Lựa chọn phương pháp, thời lượng tích hợp để sao cho vừa đảm bảo nội dung bài học, vừa thực hiện được tích hợp nội dung giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản. GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 2 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn Phần hai – NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN QUA MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT 1) Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản trong trường trung học phổ thông - Giáo dục dân số là một chương trình giáo dục nhằm giúp học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống. Từ đó có những quyết định hợp lý, có trách nhiệm, có thái độ, hành vi đúng đắn đối với những vấn đề dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước và thế giới. - Giáo dục dân số là bộ môn khoa học mới ra đời trong thế kỷ XX, nhằm giải quyết hiện tượng suy giảm dân số ở một số nước công nghiệp phát triển, hoặc hiện tượng phát triển dân số với tốc độ nhanh ở những nước đang phát triển. Sự suy giảm dân số trong những nước có nền kinh tế phát triển hoặc sự gia tăng dân số quá nhanh trong những nước kinh tế chậm phát triển đều gây ra những hậu quả tiêu cực đối với hiện tại và tương lai của cộng đồng xã hội. - Từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Bộ Giáo dục đã đưa các nội dung giáo dục dân số vào các trường phổ thông bằng cách tích hợp và lồng ghép vào một số môn học. Đặc biệt đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông với số lượng rất đông, năm 2011 cả nước ta có khoảng 2,75 triệu học sinh (nguồn www.gso.gov.vn), các em đang bước vào tuổi trưởng thành trong một thời kỳ có nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội, thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cứ một thập kỷ trôi qua các em có thể trở thành những người cha, người mẹ, sẽ quyết định quy mô gia đình của mình. Vì vậy các em cần được giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản một cách hệ thống từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống với những phẩm chất, năng lực đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhà trường là nhân tố xã hội tích cực nhằm thay đổi tình thế. 2) Mục tiêu của giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản trong trường học - Học sinh hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số hiện nay ở nước ta và trên thế giới; đánh giá đúng đắn mối quan hệ qua lại giữa gia tăng dân số với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường; ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với chất lượng cuộc sống hiện tại và hạnh phúc tương lai của cá nhân, gia đình và cộng đồng, trong đó đặc biệt quan tâm tới bình đẳng giới. GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 3 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - Biết cách phân tích những vấn đề có liên quan đến dân số, trong đó xác định những vấn đề trọng yếu và có những quyết định hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. - Học sinh có niềm tin rằng con người có khả năng làm chủ bản thân, có khả năng điều chỉnh tái sản xuất dân cư phù hợp với sự phát triển của đất nước. - Trên cơ sở chuyển biến nhận thức về những vấn đề có liên quan đến dân số, tích cực tham gia cuộc vận động thực hiện các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, các hoạt động chống tệ nạn xã hội và hoạt động bảo vệ môi trường. 3) Nội dung cơ bản của giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lí lớp 10 ở trường phổ thông trung học Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hiểu rõ một số khái niệm cơ bản về: - Dân số: số lượng và chất lượng dân số, bùng nổ dân số, sức ép dân số, tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học, kết cấu dân số, tháp dân số, phân bố dân cư, đô thị hóa. - Môi trường: môi trường sinh thái, môi trường và tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. - Chất lượng cuộc sống: các yếu tố tạo nên chất lượng cuộc sống (ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, giải trí, sức khỏe, chữa bệnh, dịch vụ xã hội, việc làm,...); chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và chất lượng cuộc sống: nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số với việc bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên; quan hệ giữa gia tăng dân số, đô thị hóa với sự ô nhiễm môi trường và nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - Một số quy luật về dân số như quy luật về quá độ dân số, về sự gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa,....để làm cơ sở cho việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng kinh tế - xã hội ở các nước khác nhau trên thế giới và ở nước ta. - Ngoài kiến thức, các em cũng có được một số kĩ năng tính toán dựa vào các công thức về dân số học, biết nhận xét, phân tích các bảng số liệu và lập các biểu đồ về dân số. II. NHỮNG NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN ĐƯỢC TÍCH HỢP VỚI NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC BÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. Bài Nội dung giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản chủ yếu GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 4 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số - Hiểu động lực gia tăng dân số. - Sự khác biệt rất lớn giữa sinh đẻ, tử vong và gia tăng tự nhiên ở hai nhóm nước. - Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh, gia tăng dân số bằng không và âm. - Ý nghĩa của gia tăng cơ học và ảnh hưởng của nó tới cơ cấu tuổi, giới ở một quốc gia, khu vực. Bài 23: Cơ cấu dân - Cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, ý nghĩa và ảnh hưởng số đến của nó đến sự phát triển kinh tế xả hội. - Sự tương phản sâu sắc về cơ cấu dân số theo độ tuổi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. - Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ” và “cơ cấu dân số già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Mô hình dân số tối ưu. - Dân số hoạt động và mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm. Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế giữa các nhóm nước. - Nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế; Ảnh hưởng của quy mô dân số, cơ cấu dân số đến đến nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế. - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, mối quan hệ giữa giáo dục với qui mô và chất lượng dân số, sự chênh lệch giữa 2 nhóm nước. Bài 24: Phân bố dân - Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới không đều theo cư, các loài hình không gian, không cân đối giữa tài nguyên thiên nhiên, quần cư và đô thị tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực. Các nhân tố ảnh hóa hưởng tới sự phân bố dân cư. - Những đặc trưng chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Tương quan số dân thành thị - nông thôn trên thế giới với khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm và bản chất của đô thị hóa, những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình này tới dân số, kinh tế - xã hội và môi trường. Bài 26: cơ cấu nền - Hiểu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Mối quan hệ giữa cơ cấu nền kinh tế trên toàn thế giới, theo từng khu vực với gia tăng tự nhiên, cơ cấu dân số. Bài 27: vai trò, đặc - Hiểu được vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 5 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn điểm của sản xuất nông nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang phát triển, gia tăng dân số nhanh, đông dân nhằm đảm bảo đủ lương thực thực phẩn cho con người và cho sản xuất - Hiểu được ảnh hưởng của dân cư, nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Bài 28: Địa lí ngành - Vai trò của cây lương thực cung cấp tinh bột và chất dinh trồng trọt dưỡng. - Mục đích sử dụng lương thực có sự khác nhau giữa các khu vực Bài 29: Địa lí ngành - Sự khác biệt rõ rệt của chăn nuôi trong cơ cấu nông chăn nuôi nghiệp giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển do cơ cấu thức ăn cho chăn nuôi. Ở các nước đang phát triển, lương thực dành cho người còn chưa đủ nên dành cho chăn nuôi chiếm tỉ trong nhỏ. Bài 31: Vai trò, đặc - Hiểu được vai trò của công nghiệp đối với việc nâng cao điểm của sản xuất mức sống, với vấn đề lao động việc làm. công nghiệp. Các - Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với phát triển dân số. nhân tố ảnh hưởng tới phân bố công nghiệp Bài 41: Môi trường - Hiểu biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sự cần và tài nguyên thiên thiết phải bảo vệ môi trường. nhiên - Hiểu rõ hiện trạng của tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bài 42: Môi trường - Hiểu được sự chậm phát triển về kinh tế-xã hội, sức ép và sự phát triển bền dân số và bùng nổ dân số là những vòng luẩn quẩn của vững các nước đang phát triển. - Việc giải quyến những vấn đề môi trường gắn chặt với giải quyết các vấn đề dân số, xã hội. III. MINH HỌA VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN QUA MỘT SỐ BÀI HỌC III.1. Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Phương thức tích hợp: bài riêng 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 6 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - Qui mô dân số thế giới khác nhau theo thời gian và giữa các nước. Tốc độ tăng dân số nhanh. Tỷ suất tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số. Dân số ngày càng tăng chủ yếu do tỷ suất sinh cao hơn tỷ suất tử vong. Sự khác biệt rất lớn giữa sinh đẻ, tử vong và gia tăng tự nhiên ở hai nhóm nước. Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh, gia tăng dân số bằng không và âm. Ý nghĩa của gia tăng cơ học và ảnh hưởng của nó tới cơ cấu tuổi, giới ở một quốc gia, khu vực. b) Kĩ năng: Biết phân tích, nhận xét bảng số liệu về quy mô dân số thế giới và bảng phụ lục về tình hình dân số thế giới năm 2005. Biết phân tích, so sánh, nhận xét biểu đồ sinh, tử và lược đồ gia tăng tự nhiên tự nhiên dân số thế giới. Biết cách tính tỉ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên. c) Thái độ: Nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền nhân dân thực hiện các biện pháp , chính sách dân số quốc gia và địa phương. 3. Phương pháp thực hiện tích hợp Phương pháp động não kết hợp với phát vấn, gợi mở thông qua câu hỏi giữa bài. Phương pháp hoạt động nhóm. Khai thác các bảng số liệu, biểu đồ và lược đồ trong SGK. Sơ đồ hóa Ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu powerpoint. 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp HĐ 1: Cá nhân. I. DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT Cho HS đọc SGK và bảng phụ lục trang 87, TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI nhận xét về qui mô DS, nêu dẫn chứng. 1. Dân số thế giới Gọi 1 HS nêu tên 10 quốc gia có dân số DS thế giới 6 477 triệu người (2005) trên 100 triệu người. Gọi 1 HS khác nhận Qui mô DS giữa các nước, các định các quốc gia này ở châu lục nào? vùng lãnh thổ rất khác nhau Thuộc nhóm nước nào? GV chiếu bảng số liệu trang 82, yêu cầu 2. Tình hình PT DS thế giới HS nhận xét thời gian để DS tăng thêm 1 - Tốc độ tăng DS nhanh, đặc biệt từ tỉ và gấp đôi, từ đó nêu tình hình PT DS nửa sau TK XX GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 7 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn thế giới. HĐ 2: Nhóm Chia nhóm theo chủ đề, cử 1 đại diện trình bày, GV tổng kết. Nhóm 1: Tỷ suất sinh thô Tỉ suất sinh thô là gì? Dựa vào hình 22.1, NX về tỉ suất sinh thô của TG, giữa nhóm nuớc PT và ĐPT Nêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh Nhóm 2: tỷ suất tử thô Tỉ suất tử thô là gì? Dựa vào hình 22.2, trả lời câu hỏi giữa bài Nêu các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử Nhận xét biểu đồ: - Qui mô DS thế giới ngày càng lớn. II. GIA TĂNG DÂN SỐ 1) Gia tăng tự nhiên. a) Tỉ suất sinh thô (đơn vị: ‰) Khái niệm: sgk Các nhân tố ảnh hưởng: sgk Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm, nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển. b) Tỉ suất tử thô (đơn vị: ‰) Khái niệm: sgk Các nhân tố ảnh hưởng: sgk Lưu ý tỉ suất tử vong trẻ em Mức tử vong liên quan đến tuổi thọ trung bình Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm. Nhóm nước c) Tỉ suất gia tăng DS tự nhiên phát triển có mức chết giảm nhanh, sau đó (đơn vị:%) chững lại và có chiều hướng tăng lên, cao hơn Khái niệm: sgk nhóm nước đpt do cơ cấu dân số già, tỉ lệ người Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là lớn tuổi cao động lực phát triển dân số Nhóm 3: gia tăng tự nhiên Chia 5 nhóm nước có mức gia tăng Tỉ suất gia tăng DS tự nhiên là gì? tự nhiên khác nhau Dựa vào hình 22.3, trả lời câu hỏi giữa bài Nhóm 4: Hậu quả của gia tăng tự nhiên d) Hậu quả của sự gia tăng DS không hợp lí Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ sức ép dân số Sơ đồ sức ép dân số đối với phát trong SGK phân tích: triển kinh tế - xã hội (SGK) Hậu quả của sự gia tăng DS quá nhanh đối với phát triển kinh tế-xã hội. Hậu quả của sự suy giảm DS đối với phát triển kinh tế-xã hội HĐ 3: cả lớp 2) Gia tăng cơ học H: Gia tăng cơ học là gì? Nguyên nhân? Khái niệm: sgk GV giảng giải các khái niệm: tỉ suất nhập Gia tăng cơ học không ảnh cư, tỉ suất xuất cư, tỉ suất gia tăng cơ học hưởng đến dân số toàn thế giới. H: Ảnh hưởng của gia tăng DS cơ học 3) Gia tăng dân số. (đơn vị: %) tới cơ cấu tuổi, giới? Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 8 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn Tds = Tg + G Đánh giá: Dựa vào sơ đồ sau, phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh Dân số tăng quá nhanh Thừa lao động không có việc làm Kinh tế, văn hóa kém phát triển Năng suất lao động thấp Tệ nạn xã hội tăng Mất an ninh trật tự Thất học Bệnh tật nhiều Mức sống thấp Sức khỏe kém Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn HS làm các câu hỏi và bài tập 1,2 trong SGK trang 86 để củng cố kiến thức và kỹ năng về sân số và gia tăng dân số. III.2. Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ 1. Phương thức tích hợp: bài riêng 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: Cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, ý nghĩa và ảnh hưởng đến của nó đến sự phát triển kinh tế xả hội. Sự tương phản sâu sắc về cơ cấu dân số theo độ tuổi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ” và “cơ cấu dân số già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Qua đó hiểu được mô hình dân số tối ưu. Dân số hoạt động và mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm. Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế giữa các nhóm nước. Nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế; Ảnh hưởng của quy mô dân số, cơ cấu dân số đến đến nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế. GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 9 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, mối quan hệ giữa giáo dục với qui mô và chất lượng dân số, sự chênh lệch giữa 2 nhóm nước. b) Kĩ năng: Biết cách phân chia dân theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi. Biết phân tích bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ, tháp tuổi. Biết vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế c) Thái độ: Nhận thức được dân số nước ta trẻ, nhu cầu về việc làm và giáo dục ngày càng lớn. Vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm 3. Phương pháp thực hiện tích hợp Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở thông qua các câu hỏi giữa bài. Phương pháp hoạt động nhóm. Khai thác các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK. Ứng dụng công nghệ thông tin phóng lớn các bảng số liệu biểu đồ trong SGK Trắc nghiệm khách quan trong khâu đánh giá. 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp HĐ 1: cá nhân/cả lớp I. CƠ CẤU SINH HỌC. GV giảng giải thuật ngữ: “cơ cấu dân số” và 1) Cơ cấu dân số theo ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu dân số. giới. Y/C HS đọc SGK trả lời: Thế nào là cơ cấu Khái niệm: dân số theo giới tính? SGK GV đưa ví dụ cụ thể cho HS tính toán để hiểu Có sự biến hết ý nghĩa của tỉ số giới tính: động theo thời gian và DS VN năm 2004 là 82,07 triệu người, trong đó: có sự khác nhau giữa nam là 40,33 triệu, nữ 41,7 triệu. Tính tỉ số giới các nước, các khu vực. tính? tỉ số nam? (96,6%, 49,14%) Ảnh hưởng của Hỏi: cơ cấu theo giới có ảnh hưởng như thế cơ cấu giới đến sự nào đến phát triển kinh tế và tổ chức xã hội ? phát triển kinh tế xả GV dựa và SGV bổ sung: nhìn chung cơ cấu hội theo giới lệch không nhiều. Ở các nước phát triển phụ nữ có vai trò lớn và đạt chỉ số phát triển cao, trong khi nhiều nước đang phát triển, bất bình đẳng giới còn rất lớn. - GV cung cấấp thêm tỉ sốấ giới tnh sốấ của trẻ sơ sinh c ủa nước ta: (ĐV: sốấ bé trai/100 bé gái) GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền 2) Cơ cấu dân số theo Page 10 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn Năm 2005 2008 2009 2010 2011 tuổi. Tỉ số giới tính 105,6 112,1 110,5 111,2 111,9 Khái niệm: Từ đó HS hiểu thêm quan niệm trọng nam làm cho tỉ suất gia tăng dân số nước ta cao  sư chênh lệch cơ cấu giới  ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và tổ chức xã hội. HĐ 2: Nhóm đôi GV nêu vấn đề, học sinh thảo luận và trả lời Y/C HS đọc SGK - mục 2, thảo luận: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi là gì? Ý nghĩa của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Phân biệt 2 loại cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, so sánh tỉ lệ các nhóm tuổi “cơ cấu dân số già” và “cơ cấu dân số trẻ”. Nêu những khó khăn của “cơ cấu dân số già” và “cơ cấu dân số trẻ” đối với các mặt kinh tế - xã hội. GV hướng dẫn học sinh quan sát các kiểu tháp dân số cơ bản và mô tả các kiểu tháp này. HĐ 3: cá nhân/cặp GV nêu vấn đề, học sinh thảo luận và trả lời GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK lập sơ đồ nguồn lao động, từ đó HS phân biệt được dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. Nêu mối quan hệ giữa 2 nhóm này với cơ cấu dân số theo độ tuổi, với gia tăng dân số tự nhiên. Dân số hoạt động theo khu vực KT được phân chia như thế nào? Dựa vào hình 23.2 cho biết sự khác biệt cơ cấu lao động ở khu vực I giữa 3 nước? Kết hợp với lược đồ gia tăng dân số (hình 22.3) cho biết mối quan hệ giữa gia tăng dân số với tỉ trọng lao động ở khu vực I của các nước này. SGK - Dân số thường được chia làm 3 nhóm tuổi chính (SGK) Dân số già, dân số trẻ (bảng số liệu sgk). Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới. Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản (sgk) II. CƠ CẤU XÃ HỘI 1) Cơ cấu dân số theo lao động a) Nguồn lao động: Khái niện nguồn lao động: sgk Chia 2 nhóm: + Dân số hoạt động kinh tế + Dân số không hoạt động kinh tế b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế Chia 3 khu vực: SGK Tỉ lệ DS hoạt động theo khu vực KT phản ánh trình độ phát triển KT – XH 2) Cơ cấu theo trình độ văn hóa HĐ 4: Cả lớp Các tiêu chí Y/C HS dọc SGK cho biết: xác định cơ cấu theo Căn cứ để xác định cơ cấu theo trình độ văn trình độ văn hóa hóa GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 11 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - - So sánh và rút ra nhận xét về tỉ lệ biết chữ, số Các nước PT năm đi học của các nhóm nước trên thế giới. có tỉ lệ người biết chữ GV làm rõ vai trò của giáo dục với qui mô và và số năm đi học cao chất lượng dân số: giảm mức sinh, giảm mức tử nhất, thấp nhất là ở vong, nâng cao chất lượng dân số. các nước kém PT Củng cố, đánh giá: Câu 1: Cơ cấu DS theo giới tính biểu thị: A. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ B. Tương quan giữa giới nữ so với giới nam C. Tương quan giữa giới nam so với tổng số dân D. Cả ý A và C * Câu 2: Tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 trong cơ cấu DS trẻ là: A. dưới 30% C. trên 30% B. dưới 35% D. trên 35% * Câu 3. Kiểu tháp tuổi ổn định thể hiện A. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp B. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình cao C. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao * D. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình thấp Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn học sinh làm câu 2,3 trang 92 III.3. Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 1. Phương thức tích hợp: bài riêng 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: làm cho học sinh Nắm được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới không đều theo không gian, không cân đối giữa tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. Hiểu được đặc điểm và bản chất của đô thị hóa, những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình này tới dân số, kinh tế - xã hội và môi trường. b) Kĩ năng: Biết tính mật độ dân số Biết phân tích, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ tỉ lệ dân thành thị trên thế giới. c) Thái độ: Ủng hộ chính sách phân bố lại dân cư và lao động. Có ý thức bảo vệ môi trường đô thị. 3. Phương pháp thực hiện tích hợp GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 12 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở thông qua các câu hỏi giữa bài. Phương pháp hoạt động nhóm. Khai thác các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK. Ứng dụng công nghệ thông tin phóng lớn các bảng số liệu biểu đồ trong SGK 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp - Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp HĐ 1: Cả lóp  Y/C HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết, hãy nêu: Phân bố dân cư là gì? Mật độ dân số là gì? Cách tính?  GV nhấn mạnh mật độ dân số chỉ là đại lượng bình quân, trên thực tế mật độ dân số giữa các quốc gia, giữa các vùng rất khác nhau. VD: năm 2005, mật độ trung bình trên thế giới là 48 người/km2, Xingapo 6 956 người/km2, Bănglađet 927 người/km2, Úc, Mông cổ 2 người/km2, Canađa 3 người/km2…  GV có thể nói thêm sự phân bố dân cư hợp lý (không quá đông hay quá thưa) với việc khai thác các nguồn lực, phát triển kinh tế-xã hội, môi trường. Từ đó học sinh thấy được sự sự cần thiết phải phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ. HĐ 2: Nhóm nhỏ  Các nhóm 1: Dựa vào bảng 24.1, chỉ ra những khu vực đông dân, khu vực thưa dân trên thế giới.  Các nhóm 2 Quan sát hình 24.1, nêu rõ sự thay đổi về tỉ trọng dân cư theo châu lục. Giải thích sư thay đổi?  Sau k hi các nhóm trình bày, GV làm rõ các nguyên nhân khác nhau, có châu lục là do quy mô dân số và gia tăng tự nhiên (châu Á), chủ yếu do gia tăng cơ học (châu Mỹ, Ôxtrây lia), gia tăng tự nhiên kết hợp gia tăng cơ học (châu Âu). HĐ 3: cả lớp GV thuyết trình ngắn gọn về ĐTH HS đọc mục 2, kết hợp nhận xét bảng 24.3, trình bày 3 đặc điểm của ĐTH I. Phân bố dân cư Khái niệm Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội. Mật độ dân số là số dân trung bình trên 1 đơn vị diện tích. Đơn vị: người/km2 GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Đặc điểm Phân bố dân không đều trong không gian Phân bố dân cư biến động theo thời gian II. Các loại hình quần cư (giảm tải) III. Đô thị hóa Khái niệm Đặc điểm (SGK) 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH và Page 13 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - - HS quan sát hình 24 cho biết những khu vực, các nước môi trường. có tỉ lệ dân thành thị cao?......có tỉ lệ thấp? a) Ảnh hưởng tích HS đọc SGK và bằng sự hiểu biết của bản thân hãy nêu cực: SGK những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KTb) Ảnh hưởng tiêu cực XH và môi trường? ảnh hưởng phát triển dân số (cơ cấu (SGK) tuổi và giới) Hoạt động nối tiếp: GV giao câu hỏi và bài tập trong SGK trang 97 về nhà để HS hệ thống hóa kiến thức, rèn kỹ năng tính mật độ dân số, vẽ biểu đồ và nhận xét III.4. Bài 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 1. Phương thức tích hợp: lồng ghép 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: làm cho học sinh hiểu được: Vai trò của nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng) đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Mối qua hệ giữa nguồn nhân lực với các nguồn lực khác. Mối quan hệ giữa cơ cấu nền kinh tế trên toàn thế giới, theo từng khu vực với gia tăng tự nhiên, cơ cấu dân số. Sử dụng hợp lí nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội. b) Kĩ năng: Biết nhận diện được nguồn nhân lực Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo nhóm nước. c) Thái độ: Có nhận thức và thái độ đúng đắn với các nguồn lực Cố gắng học tập để đóng góp vào sự phát triển kint tế trong tương lai. 3. Phương pháp thực hiện tích hợp Phân tích, so sánh Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp  GV nêu vấn đề: dân cư và nguồn lao động có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế xã hội? GV gợi mở cho HS nêu ý kiến GV phân tích nguồn lực dân cư và nguồn lao động: + Dân cư và nguồn lao động là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng. + Dân cư và nguồn lao động tham gia tạo nhu cầu cho nền kinh tế, là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. I. Các nguồn lực phát triển kinh tế GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền 3. Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao động Page 14 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - GV nhấn mạnh thêm: quy mô và chất lượng nguồn lao động, cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. GV nêu vấn đề: nguồn nhân lực có mối quan hệ với II. Cơ cấu nền các nguồn lực khác như tế nào? kinh tế Sau khi HS thảo luận, trả lời, GV làm rõ: dân cư, 2.a Cấu ngành kinh nguồn lao động là nguồn lực quan trọng, quyết định tế: việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. - Các nước phát  GV cho HS dựa vào bảng 26 nhận xét về cơ cấu triển: Dịch vụ, ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành của các nhóm công nghiệp nước và Việt Nam. chiếm tỷ lệ cao. - Y/C HS so sánh cơ cấu kinh tế của các nhóm nước, - Các nước đang thử tìm nguyên nhân của sự khác nhau phát triển: Nông - GV làm rõ nguyên nhân của sự khác nhau về cơ cấu nghiệp còn chiếm kinh tế giữa các nhóm nước có mối qua hệ với cơ tỷ lệ cao mặc dù cấu dân số và trình độ nguồn nhân lực. công nghiệp, dịch - Liên hệ Việt Nam vụ đã tăng Hoạt động nối tiếp: Giao bài tập về nhà để HS rèn kĩ năng tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo nhóm nước, hiểu rõ hơn sự khác nhau về cơ cấu kinh tế giữa các nhóm nước có mối qua hệ với cơ cấu dân số và trinh độ nguồn nhân lực. III.5. Bài 29 : ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI 1. Phương pháp tích hợp: lồng ghép 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: giúp học sinh Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người, bảo đảm sự cân đối trong khẩu phần thức ăn. Biết được mối qua hệ giữa chăn nuôi với nạn suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Hiểu được lí do chăn nuôi còn chiếm tỷ trong nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của các nước đang phát triển đông dân, có tỉ suất gia tăng dân số cao. b) Kĩ năng: Xác định đuợc trên BĐ những vùng và quốc gia chăn nuôi chủ yếu c) Thái độ: Nhận thức được lí do ngành chăn nuôi của VN còn mất cân đối với trồng trọt Ủng hộ các chính sách phát triển chăn nuôi ở nước ta và địa phương. 3. Phương pháp thực hiện tích hợp. GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 15 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn - Phân tích, so sánh Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở Hoạt động nhóm Khai thác sơ đồ, ứng dụng công nghệ thông tin 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp  Hoạt động cả lớp - GV đưa câu hỏi: Ngành chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? - Sau khi HS trả lời, GV chiếu lên bảng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm bình quân đầu người (quy ra calo/người/ngày) và cho HS nhận xét - Các nước phát triển: 3500 calo/người/ngày - Các nước đang phát triển: 2600 calo/người/ngày - Các nước chậm phát triển: 2100 calo/người/ngày. - Ở nước ta: 2300 calo/người/ngày  GV cung cấp thông tin: - Trên thế giới có 24% trẻ em thiếu cân, tập trung chủ yếu ở các nuớc đang phát triển đông dân, có tỉ suất gia tăng dân số cao. - Nước ta có 40% trẻ từ 0 - 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân quan trong là đói đạm. 1) Vai trò của ngành chăn nuôi - Cung cấp thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, trứng, sữa. - Cung cấp nguyên liệu cho CN nhẹ và chế biến thực phẩm. - Cung cấp sức kéo và phân bón, tân thu phụ phẩm của trồng trọt - Là hàng xuất khẩu có giá trị Hoạt động: cặp Bước 1: - GV chiếu sơ đồ cơ sở thức ăn lên bảng (phụ lục) - HS dựa vào sơ đồ trên và trả lời: + Nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi? + Cơ sở thức ăn có vai trò như thế nào với phát triển chăn nuôi? Bước 2: Sau khi HS hiểu được vai trò của nguồn thức ăn, GV tích hợp giáo dục DS trên cơ sở yêu cầu HS trả lời câu hỏi giữa bài: Tại sao phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? GV làm rõ ở các nước đang phát triển, dân số tăng nhanh, lương thực cho con người còn chưa 2) Đặc điểm của ngành chăn nuôi GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền - Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn Page 16 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn đủ nên ngành chăn chiếm tỉ trọng thấp. Hậu quả là 24% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng. Phụ lục: sơ đồ thức ăn chăn nuôi Quyết định sự phát triển và phân bố chăn nuôi CỞ THỨC ĂN Tự nhiên và rồng trọt Công nghiệp chế biến - Đồng cỏ tự nhiên, diện - Thức ăn chế biến tích mặt nước. tổng hợp - Cây thức ăn gia súc. - Phụ phẩm công - Hoa màu, cây lương thực. nghiệp chế biến CHĂN NUÔI Thúc đẩy ngành trồng trọt và công nghiệp chế biến III.6. Bài 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Phương pháp tích hợp: lồng ghép 2. Mục tiêu tích hợp a) Kiến thức: giúp học sinh Hiểu được sự chậm phát triển về kinh tế-xã hội, sức ép dân số và bùng nổ dân số là những vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển. Việc giải quyến những vấn đề môi trường gắn chặt với giải quyết các vấn đề dân số, xã hội. b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về sự suy giảm tài nguyên, mối quan hệ giữa gia tăng dân số mà môi trường. c) Thái độ: Có thái độ ứng xử với các hành vi xâm hại môi trường. 3. Phương pháp thực hiện tích hợp. Phân tích, so sánh Hoạt động nhóm Ứng dụng công nghệ thông tin 4. Tổ chức dạy và học các nội dung tích hợp Hoạt động của thầy và trò Nội dung tích hợp Thảo luận nhóm II. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Bước 1: GV cho HS xem một số hình ảnh về PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC sự suy thoái môi trường ở các nước đang ĐANG PHÁT TRIỂN GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 17 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn phát triển và Việt Nam (tài nguyên đất bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước và thiếu nước sạch, diện tích rừng bị thu hẹp, hậu quả tàn phá rừng đầu nguồn). Yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh vừa xem, SGK và vốn hiểu biết thảo luận về: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển Những khó khăn về KT – XH khi giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và làm rõ: Mối quan hệ giữa sự phát triển chậm về kinh tế - sự bùng nổ về dân số - sự hủy hoại môi trường Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển: sự phát triển chậm về kinh tế - sự hủy hoại môi trường– sức ép về dân số, trong đó dân số được coi là nguyên nhân chung. Từ đó HS hiểu được rằng để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó thì các nước đang phát triển phải giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường phải gắn liền với giải quyết vấn đề dân số - xã hội. 1) Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề về môi trường và phát triển. - Các nước đang phát triển chiếm ½ DT lục địa, ¾ dân số, giàu tài nguyên. - Là những nước nghèo, chậm phát triển, sức ép dân số, sự bùng nổ dân số nhiều năm qua, nạn đói, ...  môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. - Các nước phát triển lợi dụng khó khăn này để bóc lột tài nguyên. 2) Khai thác và chế biến khóang sản ở các nước đang phát triển. - Khai thác và chế biến khóang sản có vị trí đặc biệt quan trọng để xuất khẩu - Việc khai thác các mỏ lớn gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí... 3) Khai thác tài nguyên rừng, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển. Việc đốn rừng, tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng lấy củi, mở rộng diện tích đất canh tác và đồng cỏ  hàng triệu ha rừng bị mất,,thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa. IV. KẾT LUẬN Ở nước ta, vấn đề giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đã trở thành một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Mọi công dân và và các tổ chức xã hội phải có nghĩa vụ thực hiện tốt. Đối tượng giáo dục là toàn dân, trong đó giáo dục dân số một cách hệ thống trong nhà trường sẽ là biện pháp cơ bản, vững chắc, lâu dài nhất. Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đã trở thành nhiệm vụ của các môn học trong trường phổ thông, trở thành một yêu cầu tất yếu để có thể giáo dục các công dân thế hệ mới ý thức được trách nhiệm của mình đối với tương lai của đất nước và nhân loại. GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 18 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn Nhà trường phổ thông có một lực lượng học sinh và giáo viên đông đảo, đây là lực lượng rất to lớn, nếu tích hợp giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản có hiệu quả thì lực luợng này sẽ đóng góp tích cực và hữu hiệu vào việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục vấn đề dân số của Đảng và Nhà nước. Ngô Quyền ngày 10 tháng 01 năm 2013 GV thực hiện Phan Thị Thanh Hương GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 19 Giáo dục sân số và sức khỏe sinh sản qua môn Địa lý lớp 10 - Chương trinh Chuẩn V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số - Tài liệu dùng cho các huấn luyên viên tại các khóa huấn luyện về GDDS của Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1995. 2. Một số vấn đề địa lí học - Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh – xuất bản năm 2000. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáokhoa lớp 10 THPT – NXB giáo dục năm 2006 4. Tài liệu SGK, SGV lớp 10. 5. Tài liệu giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản – Trường ĐHSP, xuất bản năm 2004 6. Tài liệu giáo dục dân số và sức khỏa sinh sản vị thành niên - Tài liệu tập huấn giáo viên các trường phổ thông của Bộ Giáo dục và đào tạo, xuất bản năm 2006 GV thực hiện: Phan Thị Thanh Hương – THPT Ngô quyềền Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan