Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn y tế trường học công tác tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ ở trường ...

Tài liệu Skkn y tế trường học công tác tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ ở trường thpt

.DOC
30
364
97

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THÚY 2. Ngày tháng năm sinh: 24/02/1974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Xuân Lộc 5. Điện thoại: 0937 92 92 85 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 14 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Năm 2010-2011: Đề tài:“ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH ƯNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ HỌC SINH-HỌC SINH, HỌC SINH- THẦY CÔ GIÁO” Năm 2011-2012: Đề tài: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC TẬP TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 10 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI” Năm 2012-2013: Đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN KĨ BÀI TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP” Năm 2913-2014” Đề tài: “MỘT HƯỚNG TÌM HIỂU YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG”. 2 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Lộc ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Xuân Lộc, ngày 06 tháng 03 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THÚY Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ 3 (Ký tên và ghi rõ họ tên) họ tên và đóng dấu) BM03-TMSKKN Tên SKKN CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 2014-2015 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm nghiên cứu, hành động vì cộng đồng (REACOM), hiện Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với khoảng 400.000 ca phá thai/năm, trong đó phụ nữ trẻ chưa có gia đình chiếm 20-30% tổng số ca phá thai, vị thành niên phá thai muộn và không an toàn có 53%...Những số liệu trên cho thấy ở tuổi vị thành niên của Việt Nam thiếu kiến thức về giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Sự thiếu hiểu biết đó, nhiều trẻ vị thành niên đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo phá thai không an toàn. Theo các bác sĩ, sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa. Nếu không được quan tâm, hướng dẫn, chăm sóc một cách đúng đắn, hai nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến SKSS của vị thành niên là tình trạng có thai sớm và tình trạng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) do các hành vi quan hệ tình dục không được hướng dẫn hay kiểm soát. Hiện nay, ở nhà trường, nhiều thầy cô giáo vẫn giữ quan niệm, giáo dục SKSS, dạy cho trẻ hiểu về tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”. Và việc dạy SKSS, giáo dục giới tính cho học sinh, chưa được chú trọng đúng mức, chỉ lồng ghép vào các môn học (Giáo dục công dân, Sinh học). Kết quả là nhiều trẻ vị thành niên vẫn không thực sự hiểu về nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, biến chứng sau nạo phá thai, cách phòng tránh thai hoặc thế nào là quan hệ tình dục an toàn… Còn tại gia đình, nhiều bậc cha mẹ cũng chưa quan tâm, trò chuyện với con về những biến đổi tâm- sinh lý tuổi dậy thì, về kiến thức SKSS, tình dục an toàn. Hơn nữa, đối với hầu hết các bậc cha mẹ, việc giáo dục giới tính cho con cái không phải là việc dễ làm, nhất là những gia đình ở nông thôn. Bên cạnh đó, chính các em - những người ở lứa tuổi vị thành niên – cũng ít khi tìm đến cha mẹ, thầy cô hay mạng lưới các trung tâm chăm sóc SKSS của ngành y tế để tìm hiểu thông tin, cho nên tỷ lệ trẻ vị thành niên có những kiến thức chính xác về SKSS chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai và cuộc sống của các em sau này. Từ những thực tế nêu trên và từ nhận thức cũng như khả năng của bản thân , trong năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Công tác tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ ở Trường THPT Xuân Lộc năm học 2014-2015” 4 nhằm giáo dục các em ý thức được tầm quan trọng của kiến thức về giới tính và SKSS, để các em biết tự bảo vệ mình và tránh được những hậu quả đáng tiếc. Từ đó sẽ hướng các em đến những suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi trưởng thành. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HÌNH THỨC TƯ VẤN 1.Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập những thông tin về thực trạng thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe của học sinh nữ củaTrường THPT Xuân Lộc và vai trò của người tư vấn SKSS tuổi Vị thành niên trên các Tạp chí, Tập san giáo dục, Y tế, Sức khỏe, các bài tham luận về công tác tư vấn SKSS trên Internet, bản thân rút ra được những điểm sau: 1.1: Thực trạng học sinh nữ ở Trường THPT Xuân Lộc hiểu biết về kiến thức SKSS: Đa số học sinh nữ của trường đều ở nông thôn, cha mẹ là nông dân nên việc giáo dục SKSS cho con em mình còn hạn chế, hơn nữa họ cho đây là vấn đề tế nhị, khó nói nên khi con mình có hỏi thì cũng tìm cách lảng tránh. Cho nên các em rất mù mờ về kiến thức này. Hơn nữa, hiện nay ngành công nghệ giải trí phát triển mạnh, các em xem phim tình cảm nhiều, bắt chước theo phim nên đã có nhiều em đã có hành vi quan hệ tình dục ở tuổi 13,14. Đa số họ tỏ ra là mình đã lớn với người khác phái, đặc biệt với đối tượng họ muốn hò hẹn. Họ cũng có những ham muốn tình dục. Trong khi thay đổi sinh lý sáp nhập hành vi tình dục vào hành vi giới tính thì tình dục trở thành một phần của giới tính. Tuy nhiên, dậy thì cũng góp phần rất quan trọng bởi vì nó là một dấu hiệu thông báo với những người khác – cha mẹ, bạn đồng trang lứa, giáo viên - rằng trẻ bắt đầu bước vào thế giới người lớn. Các em bắt đầu hành xử theo cách giống như khuôn mẫu của người lớn. Xu hướng phát triển giới tính của trẻ chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, bạn đồng trang lứa, của giáo viên, của truyền thông đại chúng và nhận thức của các em. Vì vậy trong những năm gần đây ở Trường THPT Xuân Lộc đã thường xuyên tổ chức tư vấn cho học sinh nữ lớp 11 về kiến thức giới tính và chăm sóc SKSS để giúp các em có những nhận thức đúng đắn về bản thân và có cách ứng xử tốt trong cuộc sống. 1.2: Những điểm người tư vấn cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho tuổi Vị thành niên: - Cần hiểu những đặc điểm phát triển tâm - sinh lí của lứa tuổi này để đảm bảo tính riêng tư, tế nhị và đồng cảm. Do đó, việc bảo mật và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân rất quan trọng. - Cần sử dụng nhiều loại tài liệu truyền thông quảng bá, cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và phù hợp. Dành nhiều thời gian giải thích cặn kẽ vì các em ít hiểu biết về sự thay đổi của cơ thể, SKSS và sức khỏe tình dục… - Cần chú ý hỗ trợ một số kĩ năng sống cần thiết để các em có thái độ, hành vi đúng mực và thực hành an toàn. 5 1.3: Các bước tư vấn cơ bản: Có 6 bước: Gặp gỡ, gợi hỏi, giới thiệu, giúp đỡ, giải thích. 1.4: Những kĩ năng tư vấn cơ bản: Gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khuyến khích, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề để giúp các em xác định vấn đề và tìm cách giải quyết. 1.5: Những nội dung cần tư vấn: - Hướng dẫn các em biết cách nhận biết tình cảm của bản thân và học cách tự kiểm soát và cách xử lí trong những tình huống cụ thể. - Giúp các em nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác động đến hành vi ở hiện tại. cách phòng tránh và xử lí trong tương lai. - Chuẩn bị cho các em hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích cực trong tương lai. Giúp đỡ các em lập kế hoạch cho những thay đổi và thảo luận với các em về kế hoạch đó. - Giúp đỡ các em thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và tự giải quyết vấn đề của mình. - Hướng dẫn cho các em kỹ năng sống quan trọng trong cuộc sống: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết… 1.6: Những chủ đề cần tư vấn: - Đặc điểm phát triển cơ thể, tâm sinh – lí tuổi Vị thành niên. - Tình bạn, tình yêu và tình dục. - Kinh nguyệt bình thường và bất thường ở tuổi Vị thành niên. - Các bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng tránh. - Tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. - Hướng dẫn tự chăm sóc bản thân. 2. Hình thức tư vấn: Có 2 hình thức: 2.1: Tư vấn qua thư và Email: - Qua thư của học sinh từ Hòm thư xanh trước cửa văn phòng Đoàn thanh niên nhà trường. - Qua địa chỉ E-mail: [email protected]. - Thời gian thực hiện: Chiều thứ tư hàng tuần, người phụ trách sẽ trả lời thư của các em. 2.2: Tư vấn trực tiếp: - Đối tượng: là học sinh nữ khối 11 của nhà trường năm học 2014-2015 - Thời gian thực hiện: Tổ chức trong 2 ngày: 24-25 tháng 10 năm 2014 6 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công tác tổ chức: - Ban giám hiệu nhà trường thành lập Tổ tư vấn học đường (gồm 5 giáo viên phụ trách) từ năm học 2011-2012. - Ban chấp hành Đoàn trường và cán bộ phòng Y tế cùng phối hợp thực hiện. - Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tư vấn. - Trước thời gian diễn ra tư vấn một tuần, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em nếu có câu hỏi cần tư vấn thì ghi ra giấy nộp cho người phụ trách trước buổi tư vấn để được giải đáp. 2. Tiến trình thực hiện: 2.1: Hoạt động 1: Để tạo cho các em một tâm thế thoải mái, cởi mở khi tham gia buổi tư vấn, chúng tôi cho các em xem một đoạn phim về giáo dục SKSS và yêu cầu các em tìm nội dung đoạn phim thể hiện (DVD kèm theo). 2.2: Hoạt động 2: Thực hiện các chủ đề tư vấn Chủ đề 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CƠ THỂ, TÂM SINH-LÍ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Ở chủ đề này các em đã được học ở môn Sinh học nên người tư vấn đưa ra một số câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Em có biết độ tuổi Vị thành niên là bắt đầu từ tuổi nào, kết thúc ở tuổi nào? Câu hỏi 2: Em cảm thấy bản thân mình có gì thay đổi ( về thể chất, tâm lí, tình cảm…) so với 3 năm trước? Câu hỏi 3: Trong cuộc sống, em có gặp tình huống nào khó xử không? Trên 320 em tham gia: ở câu hỏi 1 có khoảng 50 em đưa tay xin trả lời nhưng chỉ có 12 em trả lời đúng; ở câu hỏi 2 có khoảng 30 em xin trả lời nhưng đa số trả lời chưa nhận thức rõ về những thay đổi của bản thân; ở câu hỏi 3 các em ngại nên không ai đưa tay lên. Sau khi học sinh trả lời người tư vấn cung cấp những vấn đề cần thiết sau: Ở nhóm tuổi vị thành niên sớm (10-13 tuổi): Về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trừu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa, và hành động, muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái; dễ băn khoăn; lo lắng, buồn rầu về những nhược 7 điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. Ở nhóm tuổi vị thành niên giữa (14-16 tuổi): Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trừu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu “sớm nắng, chiều mưa”. Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình. Ở nhóm tuổi vị thành niên muộn (17-19 tuổi): Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn. Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó. Chủ đề 2: TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ TÌNH DỤC Ở chủ đề này, người tư vấn phát 100 phiếu khảo sát nhanh về kiến thức tình bạn, tình yêu, tình dục và thu được kết quả: - Về tình bạn: 65% HS trả lời: Tình bạn không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh xuất thân, mà chỉ cần có cùng sở thích, biết quan tâm, chia sẻ và biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Nhất là phải biết tôn trọng và giữ những bí mật của nhau. - Về tình yêu: 30% HS trả lời: Tình yêu là tình cảm giữa người nam và người nữ. Xuất phát từ những rung động của tình cảm. 55% HS trả lời: Khi yêu nhau thì phải tặng quà, phải đưa đi chơi và phải có sự tiếp xúc về mặt cơ thể. - Về tình dục: 75% HS trả lời: Tình dục để thỏa mãn ham muốn về thể xác của con người. Nhưng các em không hiểu được tác hại của việc quan hệ tình dục sớm và hậu quả của nó. Vấn đề các em băn khoăn là mình đã từng có khao khát được quan hệ tình dục, các em muốn biết điều đó có hại gì không, có bình thường không? Và khi bạn trai muốn quan hệ tình dục thì phải làm thế nào? Qua kết quả khảo sát này người tư vấn đã đưa ra một số vấn đề sau: 8 Tuổi Vị thành niên là tuổi bắt đầu tò mò, suy nghĩ, khám phá và thử nghiệm tình dục. Ở lứa này, sự phát triển và mối quan tâm đến tình dục là điều bình thường, các em không cần phải lo lắng hay xấu hổ về những suy nghĩ của mình. Ở độ tuổi này, trẻ VTN thường lúng túng khi thể hiện vấn đề tình dục. Nữ thường liên hệ tình dục với tình yêu. Họ lý luận hành vi tình dục của mình là bị cuốn theo giây phút đam mê và việc bạn tình ngỏ lời yêu, đó là lý do chính khiến họ quan hệ tình dục. Một lý do khác không liên quan đến tình yêu là họ bị khuất phục bởi áp lực của nam giới, đánh cược rằng tình dục là cách để có bạn trai, để thỏa chí tò mò. Phần lớn mối quan hệ tình dục trong tuổi VTN là nam bày tỏ trước, nữ đặt giới hạn cho quan hệ lần đầu tiên của nam. Nam giới ham muốn và đòi hỏi nữ quan hệ tình dục nhưng họ bảo rằng họ không hề ép buộc đối tác. Tuy nhiên, trẻ VTN là đối tượng ít biết áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhất, và nguy cơ thụ thai ngoài ý muốn và bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục nhất. Lưu ý các em phải có thái độ và hành vi tình dục lành mạnh, an toàn. Tránh xem quá nhiều phim tình cảm, tránh đến những nơi kín đáo, riêng tư và nhất là phải biết kiềm chế cảm xúc và khả năng trì hoãn hành vi tình dục. Nếu không kiềm chế được bản thân mà để hành vi tình dục xẩy ra thì phải sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây qua đường tình dục hoặc uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh đẻ lại hậu quả đáng tiếc. Em muốn biết hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân?  Hậu quả về sức khỏe - Đẻ khó, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ - Thai kém phát triển, dễ bị chết lưu hoặc khi đẻ thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng. - Nạo phá thai không an toàn, gây vô sinh và tử vong cao cho người mẹ - Dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.  Hậu quả về kinh tế, xã hội: - Có thai ở tuổi Vị thành niên dẫn đến trẻ phải bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai, nghề nghiệp. - Làm thiệt hại chi phí đào tạo và chi phí y tế của xã hội - Làm tăng dân số không có kế hoạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. - Gây tổn hại về kinh tế gia đình do phải gánh chịu và giải quyết hậu quả. 9 Làm mẹ khi còn quá trẻ Tương lai trẻ thơ không đảm bảo 10 Chủ đề 3: KINH NGUYỆT BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài do thay đổi hormone (còn gọi là nội tiết tố) sinh dục nữ của buồng trứng. Kinh nguyệt là biểu hiện sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy thì. Chu kỳ kinh nguyệt Tuổi có kinh lần đầu của các trẻ gái thường bắt đầu là 13 - 16 tuổi. Những năm gần đây, xu hướng có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11 - 12 tuổi. Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý. Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu hành kinh mà thời gian ra huyết kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh. Rong kinh rất hay gặp trong năm đầu khi bắt đầu hành kinh, nguyên nhân thường là do vòng kinh không phóng noãn. Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ 28 - 30 ngày. Thời gian hành kinh 3 - 4 ngày. Lượng huyết kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai. Tổng số huyết kinh khoảng 60 - 80ml. Hành kinh muộn Những trường hợp trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu tiên gọi là hành kinh muộn. Lượng huyết kinh có thể ít hơn so với những người khác. Nguyên nhân hành kinh muộn là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển, hoặc phát triển muộn. Thường là do dinh dưỡng kém, người bé nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên cơ thể kém phát triển. Rong kinh tuổi dậy thì Rong kinh tuổi dậy thì là những trường hợp thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, hậu quả làm cho các em xanh xao thiếu máu, người mệt mỏi. Vì ra uyết kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên các em dễ bị viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung, (vòi trứng) làm hẹp hoặc tắc gây mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh sau này. Mặt khác, rong kinh có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng), cũng là một nguyên nhân gây vô sinh. Vô kinh tuổi dậy thì Vô kinh tuổi dậy thì là khi quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh. Nguyên nhân do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục. Rối loạn nội tiết: Đây là một loạt hội chứng liên quan chặt chẽ từ não đến buồng trứng rất khó điều trị. Biểu hiện tính chất sinh dục phụ bên ngoài không phát triển như: vú nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ. 11 Bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục: là những trường hợp không phát triển một phần hoặc hoàn toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt, ví dụ như không có tử cung hoặc không có buồng trứng. Một số loại bế kinh thường gặp - Bế kinh do màng trinh không thủng: là những trường hợp bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thoát ra ngoài được. - Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: vì trong âm đạo có vách ngăn ngang hoặc âm đạo không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được. - Bế kinh do không có âm đạo: do bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng nhưng không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung. Những triệu chứng gợi ý bế kinh: đến tuổi dậy thì có đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần đau sau tăng hơn lần đau trước. Năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại, các cháu kêu khóc do quá sức chịu đựng. Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì thấy nặng, căng tức ở âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím. Hậu quả của bế kinh: do huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng phồng tử cung, rồi huyết kinh tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung nên không thể có thai được. Huyết kinh ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm ổ bụng. Có thể vỡ vòi tử cung do căng giãn quá mức. Phòng ngừa Để phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Nếu các cháu bị rong kinh phải đưa các cháu đến khám bệnh ở những phòng khám huyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh. 12 Chủ đề 4: CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH Ở chủ đề này người tư vấn cung cấp cho các em một số kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục thông thường: * Trùng roi (trichomonas) Khi nhiễm loại ký sinh trùng này, nam giới thường không có triệu chứng, chỉ một số ít người thấy dương vật tiết mủ, tiểu buốt. Bệnh ở nam giới thường tự hết mà không cần chữa trị, nhưng cũng có một số trường hợp trùng roi lan truyền sang tuyến tiền liệt, thậm chí gây vô sinh. Đa số phụ nữ khi nhiễm trùng roi thì dịch âm đạo ra nhiều, màu vàng xanh, hôi, ngứa âm đạo, một số người còn đau khi tiểu tiện, giao hợp. Cũng có người mang trùng roi mà không có triệu chứng gì. Phụ nữ mang thai nhiễm trùng roi dễ đẻ non hoặc đẻ con thiếu cân. Bác sĩ có thể phát hiện trùng roi và điều trị dễ dàng bằng kháng sinh đặc hiệu. * Lậu và chlamydia Đây là hai bệnh hay đi kèm với nhau. Lậu và chlmaydia thường nhiễm vào cổ tử cung phụ nữ và đường tiết niệu nam giới, ngoài ra cũng có thể có ở trực tràng (bên trong hậu môn) và cổ họng. Đa số nam giới nhiễm các bệnh này đều có hiện tượng ra mủ ở dương vật, tiểu buốt. Nữ giới kém may mắn hơn, chỉ có một số ít phụ nữ tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt hoặc đau bụng dưới, còn đa số không có biểu hiện gì nên không biết mình bị bệnh. Cả hai bệnh đều có thể gây ra những hậu quả tai ác. Nữ giới nhiều người vì không biết, không điều trị mà bị viêm phần phụ, đến lúc phát hiện thì đã bị tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung. Nếu đang mang thai mà nhiễm các bệnh này, bạn nhất thiết cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và xin lời khuyên về việc sinh đẻ, vì bệnh có thể lây sang bé khi bạn sinh. Cả hai bệnh đều có thể làm cho bé bị đau mắt, mù mắt nếu không điều trị kịp thời. Chlmaydia còn có thể làm cho bé bị viêm phổi. Nam giới bị một trong hai bệnh này nếu không điều trị sớm thì có thể viêm ống dẫn tinh và mào tinh, có khi dẫn đến vô sinh. Lậu không được điều trị còn có thể biến chứng đến các khớp xương, đến tim, đến não. Không phải tất cả những người bệnh mắc bệnh lậu khi xét nghiệm đều phát hiện ra bệnh, đặc biệt là nữ giới. Việc xét nghiệm Chlmaydia thì rất tốn kém và hiếm nơi có điều kiện thực hiện. Do đó, cách chữa phổ biến là chuẩn đoán bệnh lậu, sau đó điều trị đồng thời cả hai bệnh. Lậu và Chlmaydia có kháng sinh đặc biệt, nếu phát hiện khi chưa biến chứng thì có thể chữa không mấy khó khăn. 13 * Giang mai Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, phát triển theo ba giai đoạn: - Giai đoạn sớm: Khoảng 10-90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn, bạn có một vết loét dày ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn (cũng có khi trên cổ tử cung, miệng và những nơi khác). Vết loét thường không gây đau, không có mủ nên bạn có thể không để ý. Chúng tự biến mất trong khoảng 2-6 tuần. Bạn thường thấy hạch vùng bẹn to nhưng không đau. - Giai đoạn hai: Nhiều tháng sau, bạn có thể có một vài triệu chứng như sốt, suy nhược cơ thể, người nổi các vết màu hồng đỏ gọi là đào ban (hết trong vòng vài tháng). Sau đó, các sẩn giang mai nổi cao trên mặt da. Các sẩn trợt, sẩn phì đại chứa rất nhiều vi trùng, xuất hiện ở các cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng. Rất có thể bạn qua giai đoạn này mà không hề có triệu chứng. - Giai đoạn muộn: Nếu không chữa trị, nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau, bệnh có thể biến chứng vào các cơ quan, gây các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, mù, điếc, liệt... và dẫn đến tử vong. Ngoài đường lây chính là đường tình dục, giang mai còn có thể lây từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở, có thể dẫn đến thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc chết sau khi đẻ. Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách thử máu. Khi đã xác định là có bệnh, bạn phải chữa bằng thuốc đặc trị, liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh. * Mụn rộp sinh dục Đây là bệnh do virus Herpes gây ra. Herpes có nhiều chủng, gây bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể, như trên môi, trong miệng, ở các khe. Riêng chủng HSV-2 thường nhiễm vào cơ quan sinh dục. Đa số người nhiễm không có biểu hiện gì, chỉ một số bệnh nhân có triệu chứng. Triệu chứng khi mới nhiễm là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiểu đau, âm đạo hay đường tiết niệu tiết dịch nhiều, sưng hạch ở háng, cơ quan sinh dục và hậu môn nổi lên các nốt mụn rộp, rất ngứa và rát. Sau đó, các triệu chứng tự mất đi, các nốt mụn tự lành, nhưng virus còn tồn tại trong cơ thể bạn suốt đời. Thỉnh thoảng, bạn lên mụn rộp, sau đó lành, rồi một thời gian lại xuất hiện mụn mới. Khi bạn làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, ốm đau, virus có thể bị kích thích mà tái hoạt động, làm phát sinh các mụn rộp. Virus ở cơ thể bạn có thể lây sang người khác khi bạn đang có mụn và trong thời gian một, hai ngày trước và sau khi có mụn. Ở nam giới, bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn. Nhưng ở nữ giới, bệnh có thể truyền cho con khi bạn mang thai, sinh đẻ, có thể gây đẻ non. Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu hoặc nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, bị các dị tật thần kinh bẩm sinh. 14 Bác sĩ có thể cho thuốc để mụn đỡ đau, mau lành, nhưng không có thuốc nào loại trừ được virus, chữa khỏi bệnh cho bạn được. * Virus papilloma Đây là một loại virus thường gặp. Một số chủng papilloma gây mụn cơm ở tay, chân, một số chủng khác lây qua đường tình dục. Nhiều người nhiễm mà không có biểu hiện gì, nhưng cũng có nhiều người (cả nam và nữ) phát bệnh sùi mào gà. Khoảng 1-6 tháng sau khi nhiễm virus, ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Phụ nữ mang thai nếu có sùi trong âm đạo thì việc sinh nở có thể rất khó khăn vì các nốt sùi cản đường ra của bé, đồng thời bé có thể nhiễm virus của bạn. Bác sĩ thường xử lý các nốt sùi bằng cách bôi hoá chất, áp nitơ lỏng, cắt... Đáng buồn là không có thứ thuốc nào giúp bạn loại bỏ được thứ virus này, nên dù đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên. Một số chủng papilloma có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, dù bạn có biểu hiện sùi mào gà hay không. * Bệnh hạ cam Bệnh này do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng là những vết loét đau, có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, thường kèm theo nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét bên trong thì bạn không nhìn thấy vết loét, nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất thường, chảy máu ở hậu môn. Bệnh có kháng sinh đặc hiệu. * Rận mu Rận mu là ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy rất khó chịu, và lây qua quan hệ tình dục. Nếu bạn bị rận mu, bạn có thể cạo lông vùng sinh dục để loại bỏ rận. Bạn sẽ ngứa ngáy khó chịu khi lông mọc trở lại. Một cách điều trị đơn giản hơn là bôi thuốc DEP, cũng rất hiệu quả. * Ghẻ Ghẻ là ký sinh trùng ăn vào da, gây ngứa ngáy. Ghẻ lây qua bất cứ hình thức tiếp xúc da nào, có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trên da. Nếu bị nhiễm ghẻ ở khu vực sinh dục, bạn có thể truyền bệnh cho bạn tình. Để điều trị, bạn hãy bôi thuốc DEP, chú ý vệ sinh quần áo, chăn chiếu, đồng thời điều trị cho những người khác trong gia đình. 15  Bệnh không phải ở hệ sinh dục mà lây qua đường tình dục * Viêm gan B Virus viêm gan B gây bệnh ở gan nhưng lây qua dịch sinh dục và qua máu. Bạn có thể nhiễm virus mà không có biểu hiện gì. Cũng có thể sau khi nhiễm từ 6 tuần đến 6 tháng, bạn phát bệnh gan, có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, tiểu sẫm màu. Bệnh có thể trở thành mạn tính, gan yếu dần, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong. Tốt nhất, bạn hãy đi thử máu để biết mình có nhiễm virus viêm gan B không. Nếu không, bạn hãy tiêm vacxin phòng bệnh ngay để không bao giờ mắc phải căn bệnh tai ác này. Còn nếu bạn là người mang mầm bệnh viêm gan B, hãy lưu tâm phòng ngừa cho người khác. Bệnh viêm gan B không có thuốc đặc hiệu. Nếu nhiễm virus này khi đang có thai, bạn hãy cho bác sĩ biết để tiêm chủng cho con bạn ngay sau khi sinh. * HIV/AIDS Căn bệnh này phá hoại sức đề kháng, cướp đi mạng sống con người, hiện y học còn chưa tìm ra cách chữa trị hiệu quả. Chủ đề 5: TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG Ở chủ đề này người tư vấn khuyến khích các em đặt câu hỏi mình thắc mắc để được giải đáp. Những câu hỏi của học sinh và người tư vấn trả lời: Mỗi tháng khi đến kì hành kinh thì em cảm thấy rất mệt mỏi, đau bụng dữ dội và ra rất nhiều máu, em rất lo lắng về hiện tượng này? Mệt mỏi và đau khi hành kinh: Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormon trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con. Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh lí nào đó. 16 Dùng thuốc giảm đau thông thường như aspirin có thể có tác dụng; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc một số thuốc khác có thể làm thay đổi cân bằng hormon để có tác dụng giảm đau. Đối với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động có thể giúp giảm đau. Cần đi khám nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc nay thấy đau hơn so với trước đây. Ra máu nhiều: Kinh nguyệt nhiều là sự cố hay gặp ở phụ nữ nói chung, một số thường xuyên ra kinh nhiều, một số khác chỉ thỉnh thoảng mới ra kinh nhiều. Sự cố này cũng hay xảy ra ở phụ nữ trẻ là những người chưa hình thành các chu kỳ kinh có rụng trứng. Khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Có thể ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều - những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là “băng huyết”. Những biểu hiện ra máu này đôi khi chấm dứt một cách tự nhiên, cũng có khi tiến triển nhưng không gây thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt. Rong huyết hoặc ra máu bất thường có thể là do nhiễm khuẩn hoặc bất thường ở cổ tử cung. Khám và điều trị nếu có nhiễm khuẩn đường sinh sản, và chuyển lên tuyến trên làm phác đồ âm đạo nếu cần. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt khác cần gửi lên tuyến trên để chẩn đoán và xử trí. Vấn đề nhiều em thắc mắc nhiều nhất: Có những bạn đứng trước mặt bạn cùng giới thì ăn nói dõng dạc, mặt mày tươi tỉnh, nhưng khi đứng cạnh một bạn khác giới lại cảm thấy xấu hổ, căng thẳng, không biết làm gì, do đó dẫn đến sợ gặp hoặc né tránh bạn khác giới. Vì sao lại có hiện tượng này và làm thế nào để khắc phục? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Khi đứng cạnh bạn khác giới, một số bạn trẻ thường quá để tâm đến những nét hình thức của mình. Chẳng hạn: một số bạn gái cho là mình không được xinh đẹp, một số khác lại cảm giác mình quá cao hoặc quá thấp, ngực quá nhỏ hoặc quá to; một số bạn trai lại quá để tâm đến giọng nói, đến vẻ bề ngoài như mặt mình có nhiều trứng cá hay hình thể nhỏ bé so với các bạn khác.... Những khác biệt về mặt hình thể của các bạn trẻ trong giai đoạn mới lớn là tồn tại khách quan, không thể thay đổi, không thể lựa chọn và không thể cho ngừng lại được. Mỗi người có một sức hấp dẫn riêng, không ai giống ai. Bạn có thể có những điểm mạnh này, nhưng người khác lại không có giống bạn. Ngược lại, bạn có thể không có những điểm mạnh mà người khác lại có. Không nên tự ti trước những gì mình cho là cho là không đẹp. Không một ai trong số chúng ta là hoàn 17 hảo. Mỗi người đều có những chỗ này hoặc chỗ kia chưa đẹp hoặc chưa hấp dẫn. Chấp nhận bản thân và chú ý đến những điểm mạnh của bản thân sẽ làm bạn cảm thấy tự nhiên hơn trước những người khác giới. Một số bạn trẻ khả năng giao tiếp chưa được tốt, nên ngại tiếp xúc với mọi người đặc biệt là đối với người khác giới. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên tâm lý khép kín, làm giảm khả năng học tập kiến thức, thiếu cơ hội tìm hiểu thế giới bên ngoài và còn có thể gây nên những hành vi không bình thường. Một số bạn trẻ chịu ảnh hưởng của truyền thống xã hội hoặc sự gò bó của gia đình cho rằng giao lưu với những người khác giới sẽ bị chụp mũ là yêu sớm, sẽ bị bạn học dị nghị, bị thầy cô giáo hiểu lầm và khiển trách cũng làm cản trở việc tiếp xúc với bạn khác giới. Chúng em muốn biết một số cách để khắc phục tâm lý ngại ngùng, xấu hổ trước người khác giới? Khi đứng trước mặt người khác giới mà thấy căng thẳng, tim đập quá nhanh, bạn có thể chuyển hướng nhìn, thay đổi tư thế, nói vài câu xã giao, điều đó có thể giải toả áp lực tâm lý. Khi tự ti mà trở nên nhút nhát, bạn có thể tự điều chỉnh trong nội tâm của mình, có nghĩa là bạn tự tìm ra những ưu điểm và thế mạnh của mình, như vậy một ý nghĩ tích cực trong đầu bạn sẽ xuất hiện. Thường xuyên quan sát và học hỏi những lời nói cử chỉ của những người bình tĩnh, thoải mái, hoạt bát, tự tin, giỏi giao tiếp, so sánh với mình để tự khắc phục và sáng tạo ra các giao thiệp của bản thân mình. Thản nhiên như không phải đứng trước người khác giới mà như đang nói chuyện với những người cùng giới, như vậy bạn sẽ không căng thẳng, lời ăn tiếng nói của bạn cũng sẽ tự nhiên hơn, không khí giao tiếp cũng chan hoà hơn. Học cách giao tiếp với người khác giới là một trong những bài học không thể thiếu trong mối quan hệ giữa người với người, trong đó có rất nhiều kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo. Chỉ cần bạn tự tin, tôn trọng đối tượng mà mình giao tiếp, giữ vững phạm vi và mức độ cần giao tiếp như vậy sẽ làm bạn có được nhiều lợi ích trong suốt cuộc đời. Em muốn biết một số dấu hiệu của bệnh lây qua đường tình dục? - Tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật - Cảm giác rát bỏng hoặc buốt khi đi tiểu - Chảy máu sau khi giao hợp, đau trong hoặc sau khi giao hợp - Có vết loét, trầy xước hoặc sần sùi ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Tuy nhiên hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục không có triệu chứng rõ ràng nào. Vì thế nếu bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. 18 Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây qua đường tình dục? - Không quan hệ tình dục với bất cứ ai không sử dụng bao cao su, đang nghiện, chích ma túy hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. - Không nên quan hệ tình dục với nhiều người. - Sử dụng bao cao su đúng cách. - Kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm, giúp bạn phát hiện, chữa trị sớm và giảm lây nhiễm cho người khác. Chúng em muốn biết hiện nay mọi người đánh giá, nhìn nhận như thế nào về quan hệ tình dục trước hôn nhân? Các nước phương Đông, trong đó có nước ta, vốn coi trọng trinh tiết, coi tình dục chỉ là việc trong hôn nhân, thanh thiếu niên nam nữ còn “trong trắng” không được phép quan tâm đến. Tuy vậy, hiện nay việc quan hệ tình dục trước khi lập gia đình nay đã có nhiều phần được nới lỏng. Nhưng đối với phái nữ, quan điểm coi trinh tiết vẫn là chuẩn mực đạo đức, thậm chí là thước đo giá trị người con gái còn khá nặng nề. Khi người phụ nữ không còn trinh trắng nữa thì bị coi là người bỏ đi, nếu giấu được thì tốt, nhưng rất khó giấu. Nếu mà mọi người biết được thì chúng ta không được ai thông cảm, đa số sẽ nghĩ ta là đồ hư hỏng. Em hiểu rằng việc đó không có gì là xấu xa nhưng xã hội đã vây kín chúng ta bằng những lời đàm tiếu, khinh rẻ, chúng ta sẽ không sống nổi trong đó. Phụ nữ là người mang niềm vui đến cho toàn nhân loại nhưng họ luôn phải chịu những đắng cay. Cho nên các em hãy bảo vệ mình, để khi lập gia đình chúng ta sẽ được tôn trọng, được yêu thương. Chúng em phải làm thế nào để tránh bị quấy rối và lạm dụng tình dục? - Hãy cảnh giác khi có ai đó lai vãng nơi các bạn vui chơi, cho bạn xem phim, sách báo đồi trụy, động chạm vào chỗ kín trên cơ thể bạn. - Không đi chơi một mình nơi vắng vẻ, không ăn mặc hở hang và có những cử chỉ khêu gợi. - Nếu phải đi vào ban đêm thì hãy đi cùng bạn bè hay người thân. - Nói không và bỏ đi khi bị người không quen biết dụ dỗ, rủ rê và kể lại cho người thân biết để được giúp đỡ. - Nếu gặp trường hợp bất trắc thì tìm mọi cách để chạy thoát. Chúng em phải làm thế nào để tránh bị viêm nhiễm đường sinh dục? - Phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những ngày hành kinh, chọn và sử dụng băng vệ sinh đúng cách ( cần thay băng vệ sinh tối đa 4 giờ/1 lần). - Mặc quần áo thoáng mát, nhất là đồ lót. 19 - Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí, tránh bị căng thẳng… Chủ đề 6: HƯỚNG DẪN TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng