Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy địa lý ở trường trung học phổ thông....

Tài liệu Skkn xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy địa lý ở trường trung học phổ thông.

.DOC
15
1174
83

Mô tả:

Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TRẢNG BOM Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: NGUYỄN THU HẰNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Địa  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 0 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ›  š œ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thu Hằng 2. Ngày tháng năm sinh: 07/08/1988 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trung tâm GDTX Trảng Bom 5. Điện thoại: 0908283213 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo Viên 8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Trảng Bom II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân Sư Phạm - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: ĐỊA LÝ III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sư phạm Địa Lý Số năm có kinh nghiệm: 2 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 1 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo chương trình cải cách mới hiện nay, mỗi tiết học khai thác nhiều vấn đề tạo cho bài học trong một tiết khá dài. Như đã nêu, dạy học bằng sơ đồ có thể coi nó như một phương pháp dạy học tối ưu. Qua nhiều tiết dạy tôi nhận thấy dạy học bằng sơ đồ cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá, nên đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông” giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. Và hiện nay để đáp ứng yêu cầu của xã hội , quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến vai trò của người học: người học tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự học tập, nghiên cứu…để phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lý nói chung và đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ là rất cần thiết. II - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Việc dạy học Địa lý nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng sơ đồ để dạy chương trình Địa lí là căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục ( Môn Địa lý) sau:  Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.  Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.  Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.  Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. Và để đảm bảo đạt được kết quả cao trong việc dạy - học của bộ môn, ngoài các phương tiện dạy học truyền thống giáo viên cần phải tiếp cận nhiều phương tiện dạy - học mới, hiện đại trong đó có “ xây dựng và sử dựng sơ đồ”. Trong giảng dạy địa lí PTTH có 4 loại sơ đồ được dùng:  Sơ đồ cấu trúc.  Sơ đồ quá trình.  Sơ đồ địa đồ học.  Sơ đồ logic. Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp. GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 2 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn. Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Khái quát chung kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn địa lí ở THPT: 2.1.1. Quan niệm: Theo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đức Vũ viết trong cuốn giáo trình “Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông” – NXB.GD – năm 1998 : Đây là phương pháp sử dụng các sơ đồ trong dạy học. Giáo viên xây dựng các sơ đồ dựa trên cơ sở nội dung bài khoá có trong sách giáo khoa, sau đó tổ chức cho học sinh trên lớp phân tích nội dung sơ đồ để tìm ra kiến thức cần nắm; hoặc trên sơ đồ có một số ô trống, giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm kiến thức lấp đầy, từ đó hoàn thiện các kiến thức cần lĩnh hội. Trong các loại sơ đồ - grap trong dạy học, sơ đồ grap nội dung (logic) là quan trọng hơn cả. Sơ đồ này vừa chứa đựng các khái niệm cơ bản, quan trọng của bài học, vừa thể hiện được các mối liên hệ giữa chúng nhờ vào các dẫn xuất nhân quả hoặc tương hỗ. 2.1.2 Chức năng:  Khi sử dụng sơ đồ trong học tập giúp cho học sinh xác định được:  Trọng tâm của bài  Những khái niện cơ bản và những khái niệm( nội dung) phát triển và mở rộng.  Mối liên hệ giữa các kiến thức, tức là mối liên hệ giữa các khái niệm cơ bản.  Vì nội dung của bài học thực chất là một chuỗi liên tiếp những đơn vị kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có mối liên hệ nhân quả hoặc liên kết kiến thức chặt chẽ, có quy luật. Trong sơ đồ. Cần sử dụng rộng rãi các phương tiện mã hóa( các kí hiệu, ô khung, mũi tên, màu sắc...) sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và nắm kiến thức của bài. 2.1.3. Phân loại: Phổ biến có 4 loại sơ đồ trong dạy học địa lý : 2.1.3.1. Sơ đồ cấu trúc : biểu hiện các thành phần và yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng: GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 3 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Hình 1. Sơ đồ cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam Hình 2. Sơ đồ cơ cấu nền kinh tế.(Sgk Địa lí 10 trang 101) Công nghiệp Khu vực Nhà nước Trung ương Địa phương Tập thể Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tư nhân Cá thể Hình 3: Sơ đồ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Việt Nam GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 4 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1.3.2. Sơ đồ quá trình : biểu hiện vị trí các thành phần, yếu tố và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động (hình 3 - Sgk Địa lí10 trang 23). Hình 4. Sơ đồ các mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc. Hình 5: sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 5 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1.3.3. Sơ đồ địa đồ học : biểu hiện mối liên hệ về mặt không gian của các sự vật hiện tượng địa lý trên lược đồ, bản đồ (hình 4 – Sgk Địa lí 10 trang 145). Hình 5. Sơ đồ các luồng vận tải hàng hoá bằng đường biển chủ yếu trên thế giới. Hình 6: Sơ đồ phân bố của điểm công nghiệp Hình 7: Sơ đồ hoạt động của gió đất và gió biển GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 6 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1.3.4. Sơ đồ logic : biểu hiện mối liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật hiện tượng địa lý. Trong sơ đồ logic, các ô (đỉnh) chứa đựng những kiến thức, các mũi tên chỉ liên hệ dẫn xuất hoặc bao hàm. Trong sơ đồ logic, các mối liên hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng . Hoạt động của con người Thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long Thế mạnh : - Nhiệt ẩm - Đất phù sa -Tài nguyên sinh vật. - Biển. Sử dụng và cải tạo tự nhiên Thuỷ lợi, Khai hoang, phục hoá Hạn chế : - Thiếu nước vào mùa khô. - Diện tích nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn... Hình 8: Sơ đồ cấu trúc bài dạy học (Bài 41: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long - Địa Lý 12). 2.1.4 Xây dựng sơ đồ: 2.1.4.1. Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ :  Để xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý cần chú ý bảo đảm :  Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung sách giáo khoa, các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan chứ không áp đặt, cưỡng ép.  Tính sư phạm: tư tưởng có tính khái quát cao, lược bỏ các chi tiết phụ, dễ đọc, dễ nhớ. Qua sơ đồ, học sinh thấy được các mối liên hệ khách quan, biện chứng.  Tính mỹ thuật: hoàn thiện bố cục hợp lý, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức, có thể dùng màu sắc làm rõ. Nguồn lực : - Tự nhiên - Kinh tế - xã hội Nhu cầu của cả nước và xuất khẩu : - Lúa - Thuỷ hải sản Sản xuất Lương thực - Thực Phẩm ở ĐBSCL - Lúa - Hoa màu - Thuỷ, hải sản. - Chăn nuôi Mở rộng diện tích Thâm canh - tăng vụ - Đẩy mạnh chăn nuôi, thuỷ sản. - CN chế biến nông sản Hình 9. Sơ đồ cấu trúc bài dạy học. (Bài: Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long) GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 7 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  Thông thường, cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh. Đỉnh có thể là một khái niệm , một thuật ngữ, một địa danh ở trên lược đồ (hoặc bản đồ) thậm chí là một kí hiệu tượng hình/ tượng trưng. Cạnh là các đường/đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) nối các đỉnh với nhau, hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật hiện tượng. 2.1.4.2. Các bước xây dựng :  Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, 11, 12 nhưng chủ yếu phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.  Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh ( đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng ( có hướng hoặc vô hướng ) nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật - hiện tượng địa lí.  Việc xây dựng sơ đồ trong dạy học địa lý được tiến hành theo các bước sau:  Bước 1: Chọn kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá các kiến thức đó một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, nhưng phải phản ánh được nội dung cần thiết (có thể sử dụng hình tượng trưng).  Bước 2: Thiết lập sơ đồ với những nội dung đã lựa chọn ở bước 1.  Bước 3: Hoàn thiện, kiểm tra lại tất cả công việc đã thực hiện, điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ hiểu. 2.1.4.3. Cách xây dựng một sơ đồ :  Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.  Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau :  Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dễ khái quát, dễ tiếp thu.  Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức.  Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt. 2.1.5. Sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí:  Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 8 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ. 2.2. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 1 : Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học. Hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ( bài 28 lớp 12: Vấn Đề Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp) để kiểm tra kiến thức của học sinh. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp  Dựa vào sơ đồ SGK, hãy trình bãy những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ? ( Bài 35- lớp 10: Vai Trò, Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Đặc Diểm Phân Bố Các Ngành Dịch Vụ) GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 9 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ví dụ 2 : Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới. Ví dụ: đưa ra sơ đồ để hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm về điểm dân cư Dân cư Ví dụ 3 : Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong bài Hoa Kì, ta có thể: Tổng hợp kiến thức toàn bộ tiết 1 của bài 6 lớp 11- Hợp Chúng Quốc Hoa Kì” - Lớp 11; giáo viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Vị trí địa lí và lãnh thổ Tiếp giáp với các đại dương, Mĩ La tinh, Canada Đất nước rộng lớn - Giao lưu thuận lợi bằng đường bộ, đường thuỷ. - Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên rộng lớn - Tránh được sự tàn phá của chiến tranh. Điều kiện tự nhiên Phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa đa dạng thành các vùng phía tây, đông và trung tâm Bán đảo alaxca và quần đảo Haoai có bãi biển đẹp và nhiều khoáng sản Phát triển công nghiệp hiện đại, du lịch, giao thông biển, nông nghiệp…. Thiếu nước, giao thông Dân cư Dân số đông và tăng nhanh chủ yếu do nhập cư Thành phần dân cư đa dạng Phân bố dân cư không đồng đều Đem lại cho Hoa Kì tri thức, nguồn vốn và lực lượng lao động lớn mà không phải mất chi phí đầu tư ban đầu. Hoặc có thể tổng hợp kiến thức toàn bộ bài 2 của SGK địa10- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ để học sinh dễ nắm bài hơn. GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 10 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ví dụ 4 : Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố - đánh giá cuối bài. Khái quát lại các loại đường mà học sinh đã được học ở bài 37, lớp 10 – Địa Lí Ngành Giao Thông Vận Tải. Hoàn thành sơ đồ về các khu vực địa hình phần đất liền của nước ta kiến thức ở bài 7- lớp 12: Đất Nước Nhiều Đồi Núi (tt) Ví dụ 5 : Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh. Sau “ Bài 31 – Vấn Đề Phát Triển Thương Mại, Du Lịch - Lớp 12 , giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập sau : Bằng kiến thức đã học và dựa vào các câu cho sẵn dưới đây; em hãy chọn và hoàn chỉnh sơ đồ “Các loại tài nguyên du lịch” + Tự nhiên: (Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật). • 125 bãi biển, 2 di sản thiên nhiên thế giới 200 hang động • Đa dạng Phân hóa • Nhiều sông hồ, nước khoáng, nước nóng • Hơn 30 vườn quốc gia, nhiều dộng vật quý hiếm, nguồn thủy sản phong phú. GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 11 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG + Nhân văn: (Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, giá trị văn hóa dân gian,...) • 4 vạn di tích (hơn 2,6nghìn được xếp hạng);3 di sản Văn hóa vật thể và 2di sản văn hóa phi vật thể thế giới • Quanh năm Tập trung vào mùa xuân • Làng nghề Văn nghệ dân gian Ẩm thực… Tài nguyên du lịch Tự nhiên Địa hình Khí hậu Nước Nhân văn Sinh vật Di tích Lễ hội Tài nguyên khác III - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Kết quả đạt được:  So sánh với kết quả dạy học truyền thống trong những ngày đầu dạy học, việc tiếp thu bài học đạt kết quả cao hơn, tạo không khí hứng thú trong học tập, có sự hoạt động đồng bộ giữa các học sinh với nhau.  Nhờ xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học kết hợp với phương pháp truyền thống đã giúp học sinh học tập, tiếp thu nội dung bài học vững chắc hơn, nhớ bài lâu hơn do tự học sinh rút ra được kiến thức. Kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm:  Việc sử dụng sơ đồ cũng phải có chọn lọc, không ôm đồn quá nhiều sơ đồ hoặc quá nhiều sơ đồ nhỏ để có thể cô động được nội dung bài học, học sinh dễ nhớ hơn.  Giáo viên có thể tìm nguồn tư liệu từ sách báo, thư viện, internet, đài truyền hình hoặc từ đồng nghiệp.  Giáo viên tích cực đầu tư nghiên cứu để hình thành những sơ đồ phù hợp với nội dung chương trình của từng mục, từng bài. GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 12 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  Giáo viên thành thạo được kĩ năng xây dựng các loại sơ đồ trên giấy rô ki và máy tính để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Nâng cao năng lực chuyên môn. IV- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp. Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí. V - TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Địa lí lớp 10, 11, 12 Nhà xuất bản Giáo dục NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THU HẰNG GV : Nguyễn Thu Hằng Trang 13 Đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TT GDTX Trảng Bom CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trảng Bom , ngày 24 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Họ và tên tác giả: NGUYỄN THU HẰNG Chức vụ: Giáo viên môn Địa Đơn vị: Trung tâm GDTX Trảng Bom Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) GV : Nguyễn Thu Hằng THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan