Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học liên quan thực tiễn....

Tài liệu Skkn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học liên quan thực tiễn.

.DOC
50
1521
72

Mô tả:

0 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN    Mã số: ………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN Người thực hiện: Nguyễn Cao Biên Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học Lĩnh vực khác: …………………………… Có đính kèm: Mô hình  Đĩa CD(DVD)  Phim ảnh  NĂM HỌC 2014-2015    Hiện vật khác  1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Cao Biên 2. Ngày tháng năm sinh: 09 - 07 - 1975 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: Số 6B, tổ 15, Kp 5, phường Trảng Dài, Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0974668697 6. Fax/Email: [email protected] 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Dạy học bộ môn Hóa lớp 12B1, 12B2, 12B3, 11A1, 11A2; Chủ nhiệm lớp 12B2 9. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Phương pháy dạy học môn Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học - Số năm có kinh nghiệm: 18 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có gần đây: Năm học Tên sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy – học giờ tự chọn Hóa học bằng việc sử dụng 2013-2014 các trò chơi 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gây hứng thú học tập cho HS là một yếu tố hết sức quan trọng khi dạy học các bộ môn nói chung cũng như bộ môn Hóa học nói riêng. HS có hứng thú học tập thì bài giảng không nhàm chán và đạt hiệu quả tốt. Nếu sử dụng hợp lí các bài tập liên quan đến thực tiễn cuộc sống sẽ làm không khí lớp học sôi nổi, bài giảng sinh động hơn nhiều và chất lượng dạy học được nâng lên. Trong trường THPT Ngô Quyền tỉnh Đồng Nai, chưa có thầy cô giáo nào dạy bộ môn Hóa nghiên cứu mang tính hệ thống việc thiết kế và sử dụng bài tập liên quan đến thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học mà chỉ dừng ở mức sử dụng một vài bài tập thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN (Phần Hóa học vô cơ)” làm đề tài nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái niệm, vai trò, chức năng của bài tập thực tiễn a. Biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học Theo Phạm Ngọc Thủy, một trong các biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học là gắn kiến thức bài giảng với thực tế cuộc sống. [9, 42] b. Khái niệm bài tập thực tiễn “Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn”.[7, 20] c. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn * Về kiến thức - Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. - Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. - Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. * Về kĩ năng 3 - Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm…. - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo…. - Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. - Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp… * Giáo dục - Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết…làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. - Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. [7, 21-22] 2. Việc xây dựng, sử dụng bài tập Hóa học thực tiễn trong dạy học tại đơn vị và đề xuất giải pháp Tại trường THPT Ngô Quyền, các thầy cô dạy bộ môn Hóa học mới chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng một vài bài tập thực tiễn khi thiết kế hoạt động dạy học chứ chưa xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học. Từ thực tế, tôi đề xuất 2 giải pháp: - Giải pháp 1: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn. - Giải pháp 2: Sử dụng bài tập thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Các giải pháp trên đã áp dụng một phần ở một số trường khác trong tỉnh Đồng Nai cũng như trong nước và chưa áp dụng tại trường THPT Ngô Quyền, III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn 4 Tham khảo tài liệu của các đồng nghiệp, tôi sưu tầm tuyển chọn và tự xây dựng, sau đó sắp xếp thành hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn (Phần Hóa vô cơ) gồm 360 bài theo các chương: Halogen, Oxi – Lưu huỳnh, Nito – Photpho, Cacbon – Silic, Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm, Sắt – Crom – Đồng và kim loại khác. Trong mỗi phần đều có bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. (Xem Phần phụ lục) Tôi rút ra một vài kinh nghiệm khi xây dựng và sử dụng bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn. - Bám sát nội dung học tập để thiết kế bài tập liên quan thực tiễn. - Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại. - Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh. - Phải sắp xếp bài tập theo hệ thống và có nhiều mức độ tư duy cả dễ và khó. - Khi xây dựng bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn, giáo viên cần ph©n tích mục tiêu của chương của bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập, sau đó nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hoá học và các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài. Như vậy, tôi đã sưu tầm tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp được hệ thống 360 bài tập hóa học thực tiễn để sử dụng trong dạy học mà trước đây các đồng nghiệp tại trường THPT Ngô Quyền chưa xây dựng được. 2. Giải pháp 2: Sử dụng bài tập thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Để nâng cao hứng thú học tập, phát triển năng lực học sinh, bài tập Hóa học thực tiễn có thể được sử dụng ở cả các kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, hệ thống ôn luyện kiến thức, kiểm tra đánh giá và trong hoạt đông ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ. a. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới Ở kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng bài tập liên quan thực tiễn để mở bài, dạy học kiến thức mới hoặc củng cố. Ví dụ 1: Khi dạy bài Ozon, GV có thể giới thiệu bài mới từ câu hỏi: Em hãy nêu những ứng dụng của ozon trong cuộc sống hàng ngày mà em biết. Sau khi HS phát biểu, GV dẫn dắt vào bài mới: Tính chất nào làm cho ozon có nhiều ứng dụng trong thực tế; vì sao lại nói ozon vừa là chất gây ô nhiễm vừa là chất bảo vệ. Để hiểu được điều đó, thầy và các em cùng nghiên cứu về ozon. Sau khi tổ chức xong các hoạt động nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của ozon, GV cho HS trả lời đầy đủ câu hỏi dẫn dắt trên. 5 Ví dụ 2: Khi dạy bài Hợp chất của cacbon, để thiết kế hoạt động dạy – học về tính chất hóa học của CO2, GV có thể tạo ra tình huống: Em đã biết CO 2 dùng để dập tắt đám cháy của nhiều chất, nhưng tại sao không dùng để dập tắt đám cháy của kim loại mạnh như Mg, Al…? GV gợi ý HS xác định số oxi hóa, dự đoán khả năng phản ứng oxi hóa - khử xảy ra. Từ đó HS tự rút ra câu trả lời, viết phương trình hóa học và kết luận về tính chất của CO2. Ví dụ 3: Khi dạy bài Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ, GV có thể sử dụng bài tập sau để củng cố: “Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để loại bỏ lớp cặn này, ta có thể dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch. Em hãy giải thích cách làm đó và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có?” b. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài hệ thống hóa, ôn luyện kiến thức Ở kiểu bài hệ thống ôn luyện kiến thức, GV có thể lựa chọn bài tập liên quan đến thực tiễn để giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài Luyện tập về nhôm và hợp chất của nhôm, GV có thể đưa ra bài tập: “Vì sao khi làm dưa hành dưa kiệu, ta dùng nước tro ngâm hành kiệu thì không nên dùng xoong nồi bằng nhôm?”. GV gợi ý HS trong tro có K 2CO3 tạo môi trường kiềm. Từ đó HS liên hệ kiến thức đã biết về nhôm để hoàn thành câu trả lời. Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ, GV đặt câu hỏi: Bằng kiến thức Hóa học, em hãy giải thích tính khoa học của câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. GV gợi ý: - Những cơn mưa có sấm là kèm theo tia chớp là tia lửa điện, đó là điều kiện xảy ra của phản ứng nitơ với chất nào? - Sau đó sẽ có phản ứng nào xảy ra trong không khí ở điều kiện thường? - Khí NO2 sinh ra gặp nước mưa, trong không khí có O 2 thì chất nào được hình thành? - Axit HNO3 theo nước mưa xuống đất, tác dụng với các chất như CaCO 3 sinh ra chất gì? Chất này có tác dung gì cho cây cối nói chung và cây lúa nói riêng? HS hoàn thành các yêu cầu của GV sẽ trả lời hoàn chỉnh câu hỏi đã đặt ra và từ đó nắm vững kiến thức một cách hào hứng. c. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài kiểm tra, đánh giá Ở kiểu bài kiểm tra đánh giá, GV lựa chọn bài tập thực tiễn phù hợp cả về số lượng và độ khó. 6 Ví dụ: Khi thiết kế bài kiểm tra 1 tiết về Halogen, GV có thể thiết kế 15 bài tập trắc nghiệm khách quan và 3 bài tập tự luận, trong đó sử dụng 3 bài tập trắc nghiệm khách quan và 1 bài tập tự luận sau: * “Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl 2 thoát ra thường có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng để làm khô khí clo ẩm? A. H2SO4 đặc. B. CaO rắn. C. NaOH rắn. D. Ba chất trên đều được. * Axit thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh là A. HF. B. HCl. C. H2SO4 đặc. D. HNO3 đặc. * Muối được sử dụng trong kĩ thuật chụp phim ảnh là A. AgF B.AgCl C. AgBr. D.AgI * Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối iot mỗi ngày?” ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (MINH HỌA) BÀI TẬP TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM) Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl 2 thoát ra thường có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng để làm khô khí clo ẩm? 1/ A. H2SO4 đặc. B. CaO rắn. C. NaOH rắn. D. Ba chất trên đều được. 2/ Axit thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh là A. HF. 3/ C. H2SO4 đặc. D. HNO3 đặc. Muối được sử dụng trong kĩ thuật chụp phim ảnh là A. AgF 4/ B. HCl. B.AgCl C. AgBr. D.AgI Chọn câu đúng. A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+. B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. C. Có thể phân biệt ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dd AgNO3. D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+. 5/ Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần A. HCl, HBr, HI, HF. C. HCl, HI, HBr, HF. B. HI, HBr, HCl, HF. D. HF, HCl, HBr, HI. 6/ Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi ở điều kiện thường là: 7 A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot Clo tác dụng được với tất cả các chất: 7/ A. H2, Cu, H2O, C. C. H2, H2O, NaBr, Na. B. H2, Na, O2, Cu. D. H2O, Fe, N2, Al. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 8/ A. CaOCl2. B. KMnO4. C. K2Cr2O7. D. MnO2. Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4(5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2(9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất 9/ A. (1), (2). 10/ B. (3), (4). C. (5), (6). D. (3), (6). Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe  FeCl2 + H2. 14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al  2AlCl3 + 3H2. 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là A. 2. 11/ B. 1. C. 4. D. 3. Chọn phát biểu sai: A. Clo đẩy iot ra khỏi dung dịch NaI B. Clo đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr C. Brom đẩy iot ra khỏi dung dịch KI D. Iot đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr 12/ Hỗn hợp khí (hơi) nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? A. H2 và F2. 13/ B. Cl2 và O2. C. H2 và Br2. D. Br2 và O2. Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe3O4 + dung dịch HI (dư)  X + Y + H2O Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2. Hòa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, (M) bằng dung dịch HCl thu được 1,344 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan thu được 14/ A.6,72 g B. 5,84 g C. 4,20 g D.6,40 g 8 Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO3, Na2CO3 và K2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO2 thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu? 15/ A. 90 g B. 79,2 g C. 73,8 g D. Một trị số khác BÀI TẬP TỰ LUẬN (4 ĐIỂM) BÀI 1. (1 điểm) Viết phương trình hóa học điều chế (hoặc trong phòng thí nghiệm hoăc trong công nghiệp), phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nước Javen, Clorua vôi? BÀI 2. (1 điểm) Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối iot mỗi ngày? BÀI 3. (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl 2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Tìm kim loại M. d. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ Ngoài việc sử dụng trong giờ học trên lớp, bài tập hóa học thực tiễn còn hữu hiệu trong giờ hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về Hóa học cho HS lớp 12, GV có thể chuẩn bị 2 cốc nước, trong đó 1 cốc nước cứng tạm thời, 1 cốc nước cứng vĩnh cửu và các hóa chất dụng cụ đầy đủ (đèn cồn, dung dịch Na 2CO3, HCl, NaOH). Yêu cầu các đội chơi thi đua nhận ra đâu là nước tạm thời, vĩnh cửu và thực hiện quá trình làm mềm nước các nước cứng này. Các đội chơi thi đua giành điểm trên tiêu chí chính xác khoa học và thời gian hoàn thành. Trước khi tôi áp dụng giải pháp này, các thầy cô ở trường THPT Ngô Quyền mới chỉ thỉnh thoảng dùng một vài bài tập thực tiễn để thiết kế hoạt động dạy học, chủ yếu là ở kiểu bài kiểm tra, đánh giá và chưa được viết thành chuyên đề cho đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tôi lựa chọn 80 học sinh ở các lớp có sĩ số và trình độ tương đương nhau, trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai, để tiến hành thực nghiệm. Trong đó 41 học sinh được dạy theo giáo án thực nghiệm và 39 học sinh được dạy theo dạy theo giáo án truyền thống để đối chứng. Tôi đã thực nghiệm khi dạy phần hóa học vô cơ, cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm điểm, rồi xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học. 9 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống kê đặc trưng Bảng II.1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng % HS đạt điểm Xi TN* ĐC TN ĐC 0 0 0 1 3 3 5 10 13 4 2 41 0 0 1 3 4 5 8 5 10 2 1 39 0.0 0.0 0.0 2.4 7.3 7.3 12.2 24.4 31.7 9.8 4.9 100.0 0.0 0.0 2.6 7.7 10.3 12.8 20.5 12.8 25.6 5.1 2.6 % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC 0.0 0.0 0.0 2.4 9.8 17.1 29.3 53.7 85.4 95.1 100.0 0.0 0.0 2.6 10.3 20.5 33.3 53.8 66.7 92.3 97.4 100.0 100.0 Bảng II.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (910) % LỚP TN ĐC YK TB K G 9.8 20.5 19.5 33.3 56.1 38.5 14.6 7.7 Bảng II.3: Điểm trung bình XTB, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V, đại lượng kiểm định T Lớp TN ĐC XTB S2 S V T 7.07 ± 0.26 6.23 ± 0.31 2.67 3.71 1.63 1.93 23.10 30.91 2.11 Chọn α = 0,05 với k = 41 + 39 - 2 = 78; Tα,k = 1,98 Ta có T = 2,11 > Tα,k, vậy sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là có ý nghĩa. (* Chú thích: TN: thực nghiệm; ĐC: đối chứng) 10 Biểu diễn kết quả bằng đồ thị Hình II.1: Đồ thị đường lũy tích Hình II.2: Biểu đồ phân loại HS theo kết quả điểm Phân tích kết quả thực nghiệm Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: - Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng; - Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn; - Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn; - Hệ số kiểm định T > T α, k. Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Chứng tỏ học sinh được nghiên cứu hệ thống bài tập thực tiễn có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Cơ sở lí luận và thực thế áp dụng đã khẳng định tính đúng đắn cũng như tính khả thi của đề tài. Việc sử dụng các bài tập hóa học liên quan thực tiễn vào dạy học giúp cho HS cảm thấy hào hứng trong quá trình lĩnh hội tri thức, đồng thời cũng phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ năng động và sáng tạo. Bài tập thực tiễn cần được sử dụng nhiều hơn trong quá trình dạy học hiện nay, ở tất cả các kiểu bài lên lớp cũng như hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ. Trong thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên cứu xây dựng bài tập Hóa học thực tiễn phần vô cơ và bài tập chưa bao quát hết các vấn đề. Hướng phát triển của đề tài là nghiên cứu xây dựng bài tập thực tiễn thêm phần Hóa học đại cương và hữu cơ, cũng như xây dựng bài tập có chất lượng cao hơn. 11 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn hóa học cấp THPT, Lưu hành nội bộ. 3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Cương và cộng sự (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Cương và Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Đặng Thị Oanh (2005), Tài liệu bài giảng lớp cao học Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học, Lưu hành nội bộ. 8. Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 9. Phạm Ngọc Thủy (2008), Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông , Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 12 VII. PHỤ LỤC HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ BẬC THPT) 1. HALOGEN * BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Vì sao clo được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch cũng như để xử lí nước thải? 2. Vì sao clo không được dùng để tẩy trắng đường trong công nghiệp? 3. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng nhưng khi để lâu lại mất đi những tính chất này? 4. Để diệt chuột ở ngoài đồng người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy? 5. Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch natriclorua bão hoà chứ không dùng phản ứng oxi hoá khử giữa các chất để điều chế clo? 6. Thổi khí clo đi qua dung dịch natricacbonat người ta thấy có khí cacbonđioxit bay ra. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. 7. Có một ống hình trụ chứa đầy khí clo. Người ta làm thí nghiệm đốt cháy hidro ở phần trên của ống. Sau đó người ta đưa một ngọn nến đang cháy vào ống. Nếu đưa ngọn nến từ từ vào ống thì nến tắt ngay ở phần trên của ống. Nếu đưa thật nhanh ngọn nến xuống đáy ống thì nến tiếp tục cháy. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nêu trên và viết các phương trình phản ứng. Cho biết chất làm nến là paraffin có công thức C20H42. 8. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Để loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amôniac. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. 9. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước? 10. Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 11. Để sát trùng nước nhanh người ta bơm clo vào trong nước với hàm lượng 10g/m 3 để có thể tiêu diệt các vi khuẩn và phá huỷ các hợp chất hữu cơ trong vòng 10 phút. Cuối giai đoạn khử trùng này người ta loại bỏ clo dư bằng lưu huỳnh đioxit hoặc natri sunfit. Hãy viết các phương trình phản ứng trung hoà đó? 12. Clo là một chất độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, một mẫu nước được coi là sạch có thể dùng trong sinh hoạt lại phải có một hàm lượng nhỏ clo dư ở cuối mạng lưới (đầu vòi nước dẫn vào từng hộ sử dụng). Hãy giải thích sự “ mâu thuẫn” đó. 13. Clo được dùng làm chất chống tạo rong rêu trong vệ sinh bể bơi theo phản ứng sau: Ca(OCl)2 + 2H2O  2HClO + Ca(OH)2 13 Canxi hipoclorit phản ứng với nước tạo axit hipoclorơ là một tác nhân hoạt động. Ở pH bằng 7,0 có 27,5% axit ion hoá thành ion hipoclorit không hoạt động. Phần axit hipoclorơ còn lại (72,5%) chuyển thành clo dùng làm sạch hồ bơi.Trong hồ bơi, mức clo được duy trì ở 3ppm hay 4,23.10-5M. Cần bao nhiêu Canxi hipoclorit để thêm vào hồ chứa 80.000 lít nước để clo đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 3ppm ở pH bằng 7,0? 14. Nếu mở nút một bình đựng đầy hidroclorua thì thấy khói xuất hiện ở miệng bình. Giải thích hiện tượng đó. 15. Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên. 16. Công suất của một tháp tổng hợp hiđroclorua là 25,00 tấn hiđroclorua trong một ngày đêm. a.Tính khối lượng clo và hidro cần dùng để thu được khối lượng hiđroclorua nói trên biết rằng khối lượng hidro cần dùng lớn hơn 10% so với khối lượng tính theo lí thuyết. b.Vì sao dùng dư hiđrô mà không dùng dư clo? 17. Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2, CaCl2, CaSO4…. Làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối nên cần loại bỏ. Một trong những phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp Na 2CO3, NaOH, BaCl2 tác dụng với dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa: CaCO 3, Mg(OH)2, BaSO4. Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà- Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau: 96,525% NaCl; 0,190% MgCl 2; 1,224% CaSO4; 0,010% CaCl2 ; 0,951% H2O. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng hỗn hợp A gồm Na 2CO3 , NaOH, BaCl2 để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên. b. Tính lượng khối lượng hỗn hợp A cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3 tấn muối có thành phần như trên . c.Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 18. Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất natri clorua, mangan đioxit, natri hidroxit, axit sunfuric đặc ta có thể điều chế được nước Javen hay không? Viết các phương trình phản ứng. 19. Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một hỗn hợp amoni peclorat ( NH4ClO4) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200 0C, amoni peclorat nổ: 2NH4ClO4  N2 + Cl2 + 2O2 + 4 H2O. Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn amoni peclorat. Giả sử tất cả oxi sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm phản ứng với oxi và khối lượng nhôm oxit sinh ra. 20. Tại sao clorua vôi được dùng rộng rãi hơn nước Javen? 21. Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí clo ra khỏi thùng điện phân có chứa một lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị, không thể vận chuyển và sử dụng được. Vì vậy phải tiến hành sấy khô khí clo ẩm rồi hoá lỏng vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Hãy lựa chọn trong các hoá chất sau, chất nào có thể dùng để sấy khô khí clo ẩm? Giải thích? a. CaO rắn. b. H2SO4 đặc c.NaOH rắn 14 22. Trên thị trường hiện có bán một đồ dùng bằng điện để cho các gia đình tự chế dung dịch tiêu độc. Chỉ cần dẫn nước máy vào dụng cụ, cho ít muối ăn vào rồi cắm điện. Một lát sau ta sẽ có dung dịch tiêu độc dùng để rửa rau, quả, dụng cụ nhà bếp; giặt khăn mặt, giẻ lau…và còn có tác dụng tẩy trắng nữa. a.Có phản ứng gì xảy ra trong dụng cụ trên? b.Vì sao dung dịch thu được có tác dụng tiêu độc và tẩy trắng? 23. Để điều chế axit clohiđric người ta cho natri clorua tác dụng với axit sunfuric đặc. Tại sao không dùng phương pháp tương tự để điều chế axit bromhiđric? Người ta điều chế hiđrobromua bằng cách nào? 24. Brom là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa brom trong y dược, nhiếp ảnh, chất nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu…Để sản xuất brom từ nguồn nước biển có hàm lượng 84,975g NaBr/m 3 nước biển người ta dùng phương pháp thổi khí clo vào nước biển. Lượng khí clo cần dùng phải nhiều hơn 10% so với lí thuyết. a.Viết phương trình phản ứng xảy ra? b.Tính lượng clo cần dùng để sản xuất được 1 tấn brom. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. c. Khí brom thu được từ phương pháp trên có lẫn khí clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết các phương trình phản ứng. 25. Hơi brom rất độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy nếu một người hít phải hơi brom thì ta có thể cho người đó hít dung dịch loãng của ammoniac pha trong rượu để tiêu độc. Hoặc ngâm vết bỏng brom vào dung dịch ammoniac loãng. Viết phương trình phản ứng xảy ra, biết trong phản ứng đó: N-3 – 3e = N0 ; Br0 + 1e = Br –; 26. Theo quy định nồng độ brom cho phép trong không khí là 2.10 -5g/l. Trong một phân xưởng sản xuất brom, người ta đo được nồng độ Br 2 là 1.10-4g/l. Tính khối lượng dung dịch ammoniac 20% phun khắp xưởng đó (có kích thước 100m.200m.6m) để khử độc hoàn toàn lượng brom có trong không khí. Biết rằng: NH 3 + Br2  N2 + NH4Br. Các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 27. Hãy giải thích vì sao dung dịch axit bromhiđric để lâu trong không khí lại có màu vàng nâu? 28. Iôt được bán trên thị trường thường có lẫn tạp chất là clo, brom, nước. Để tinh chế loại iot đó người ta nghiền nó với kali iôtua và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong cốc đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Hãy giải thích cách làm nói trên. Viết các phương trình phản ứng. 29. Khí hidro thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch natri clorua đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Để kiểm tra xem khí hidro có lẫn khí clo hay không người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy giải thích vì sao người ta lại làm như vậy? 30. Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hoá thành I 2 rồi bay hơi mất, nhất là khi có nước hoặc các chất oxi hoá có trong muối hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng kali iotua trong muối ăn sẽ bị mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó người ta hạn chế hàm lượng nước trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng, cho thêm chất ổn định iot như Na 2S2O3. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng. a. Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối iot theo tiêu chuẩn trên. b. Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát iot? 15 31. Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong1 tấn muối ăn ) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu muối iot mỗi ngày? 32. Để điều chế flo người ta phải điện phân kali florua trong hiđro florua lỏng đã được làm sạch nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước? 33. Trước đây, trong các xưởng chế tạo axit flohiđric, hầu như các bóng đèn đều biến thành bóng đèn màu trắng sữa, các cửa sổ kính trong dần biến thành kính mờ. Em hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình phản ứng nếu có. 34. Để răng chắc khoẻ và giảm bệnh sâu răng thì hàm lượng flo trong nước cần đạt là 1,0 – 1,5 mg/l. Hãy tính lượng natri florua cần phải pha vào trong nước có hàm lượng flo từ 0,5mg/l lên đến 1mg/l để cung cấp cho 3 triệu người dân Hà Nội, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày. Giả sử natri florua không bị thất thoát trong quá trình pha trộn và cung cấp đến người tiêu dùng. * BÀI TẬP TNKQ 35. Ở điều kiện thường, đơn chất tồn tại trạng thái rắn là: A.Flo B. Clo C. Brom D. Iot. 36. Trong hai bình kín, bình (1) đựng khí clo khô và một mẩu vải màu, bình (2) đựng khí clo ẩm và một mẩu vải màu. Sau một thời gian thấy A. màu của hai miếng vải đều bị nhạt đi. B. màu của hai miếng vải đều không thay đổi. C. màu của miếng vải trong bình (1) không thay đổi, màu của miếng vải trong bình (2) bị nhạt đi. D. màu của miếng vải trong bình (2) không thay đổi, màu của miếng vải trong bình (1) bị nhạt đi. 37. Thỉnh thoảng nước máy có mùi khí clo, đặc biệt là vào sáng sớm. Nguyên nhân phải thêm clo vào nước máy là A. để khử trùng nước. B. để chống sâu răng. C. để bảo vệ đường ống dẫn nước. D. để giữ cho ống dẫn nước luôn sạch. 38. Clo được dùng để khử trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, khi xử lý nước thải. Vào sáng sớm, khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi xốc của khí clo. Khả năng diệt khuẩn của clo là do: A. có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. B. Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh. C. Cl2 độc nên có tính sát trùng. D. có HCl là chất khử mạnh. 39. Khi hòa tan Cl2 vào nước, một phần Cl2 phản ứng chậm với nước theo phương trình hóa học sau: Cl2 + H2O  HCl + HClO Nước clo có màu vàng nhạt, để lâu trong không khí thì bị mất màu, không bảo quản được lâu vì: A. axit HClO là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy. B. phản ứng hóa học trên là phản ứng bất thuận nghịch. C. Cl2 là chất khí dễ bay ra khỏi dung dịch. D. hidroclorua (HCl) là chất khí dễ bay hơi. 40. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaCl 16 C.Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng 41. Để loại bỏ tạp chất tạp chất natri iotua có lẫn trong muối natri clorua, người ta hòa tan mẫu muối đó A. vào nước, sau đó cô cạn và nung nóng. B. vào nước sau đó lọc. C. vào lượng dư nước clo, cô cạn, nung nóng. D. vào nước clo. 42. Nước Javen, clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh, thường được dùng để tẩy trắng, tẩy uế, sát trùng. Tuy nhiên, clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Javen, đó là do: A. clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên chở hơn. B. clorua vôi là muối của kim loại Ca với hai loại gốc axit (Cl - và ClO-) nên có tính oxi hóa mạnh hơn. C. clorua vôi có giá thành tương đương nước Javen nhưng dễ sản xuất hơn nên phổ biến hơn nước Javen. D. nước Javen ở dạng lỏng, dễ bay hơi còn clorua vôi ở dạng rắn, khó bay hơi nên không độc hại như nước Javen. 43. Kaliclorat (KClO3) thường được dùng để chế tạo thuốc nổ, sản xuất pháo hoa, sản xuất diêm. Để điều chế KClO3 với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí Cl2 đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó KClO3 sẽ kết tinh. KClO3 kết tinh là do A. KClO3 có độ tan nhỏ hơn CaCl2. B. KClO3 có độ tan lớn hơn CaCl2. C. KClO3 có độ tan xấp xỉ độ tan của CaCl2. D. M KClO3 lớn hơn MKCl. 44. Nước clo, nước Javen đều có tính tẩy màu do A. tính oxi hóa của Cl+1 trong HClO và NaClO. B. nước clo, nước Javen không bền, dễ phân hủy tạo thành oxi nguyên tử, oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh. C. tính oxi hóa mạnh của khí Cl2. D. trong nước clo có mặt HCl là chất khử mạnh. 45. Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl 2 thoát ra thường có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng để làm khô khí clo ẩm? A. H2SO4 đặc. B. CaO rắn. C. NaOH rắn. D. Ba chất trên đều được. 46. Phương pháp duy nhất để sản xuất flo trong công nghiệp là điện phân muối florua nóng chảy (điện phân hỗn hợp KF + 2HF, cực âm bằng thép đặc biệt hay Cu và cực dương bằng than chì), đó là do: A. flo có tính oxi hóa mạnh nhất. B. đây là phương pháp rẻ tiền, dễ thực hiện. C. phương pháp này an toàn, không gây nguy hiểm. D. một nguyên nhân khác. 47. Nguyên tố nào có tác dụng quan trọng là cản trở vi khuẩn sản xuất axit gây sâu răng, giúp sửa chữa và khoáng hóa bề mặt của những răng chớm sâu, làm đảo ngược tiến trình sâu răng? A. Flo. B. Canxi. C. Clo. D. Photpho. 48. Axit nào thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh? 17 A. HF. B. HCl. C. H2SO4 đặc. D. HNO3 đặc. 49. Muối được sử dụng trong kĩ thuật chụp phim ảnh là A. AgF. B.AgCl. C. AgBr. D.AgI. Iot là nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với con người. Mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 g iod. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác. Để khắc phục sự thiếu hụt iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như: muối ăn, sữa, kẹo… 50. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ A. KI hoặc KIO3. B.NaI. C. NaIO3. D.NaI và KIO3. 51. Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh? A. HF. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3. 52. Axit HF là một axit yếu. Thủy tinh được dùng làm vật liệu chịu axit ngay cả với các axit rất mạnh như HNO3, H2SO4, HCl; nước cường toan (3V HClđ:1V HNO3 đ). Người ta đựng axit HF trong các chai lọ bằng A. thủy tinh. B. chất dẻo. C. kim loại. D. gốm sứ. 53. Để có thể khắc chữ, khắc hình lên thủy tinh, người ta thường sử dụng hỗn hợp A. CaF2 và H2SO4 đặc. B. KMnO4 và H2SO4 đặc. C. KClO3 và HCl đặc. D. KMnO4 và HCl đặc. 54. Đầu que diêm ngoài S, C, P còn chứa 50% KClO3. Vai trò của KClO3 là A. chất cung cấp oxi để đốt cháy C, S, P. B. làm chất kết dính. C. làm tăng ma sát giữa đầu que diêm và vỏ bao diêm. D. làm chất phát hỏa. 55. Ứng dụng nào sau đây không phải của clorua vôi? A. Sản xuất vôi. B. Tẩy trắng vải sợi. C. Tẩy uế các hố rác, cống rãnh. D. Dùng trong việc tinh chế dầu mỏ. 56. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp tẩy rửa nhà tắm, ví dụ như “Duck pro nhà tắm” là một sản phẩm thông dụng. Nó giúp tẩy sạch vết gỉ sét, vết hóa vôi, vết xà phòng đọng lại, vết thâm đen trong kẽ gạch… Thành phần quan trọng có trong sản phẩm này là A. HCl B.NaOH. C.Na2SO4. D.CaOCl2. 2. OXI - LƯU HUỲNH * BÀI TẬP TỰ LUẬN 57. Khí oxi nặng hơn khí nitơ, vậy tại sao trong không khí, oxi không nằm dưới và nitơ ở trên? 58. Vì sao khí ozon không được dùng hỗ trợ bệnh nhân thở như khí oxi? 59. Hãy cho biết quá trình tạo thành ozon trên tầng cao của khí quyển và nguồn sản sinh ozon trên mặt đất. Ozon ở đâu có vai trò bảo vệ sự sống, ở đâu gây hại cho sự sống? 60. Các chất freon gây hiện tượng suy giảm tầng ozon. Cơ chế phân huỷ ozon bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau: CF2Cl2 Cl + CF2Cl (a) hv O3 + Cl  O2 + ClO (b) O3 +ClO  O2 + Cl. (c) hv Tại sao từ một phân tử CF2Cl2 có thể phân huỷ hàng chục ngàn phân tử ozon? 18 61. Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt…nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m 3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip…..). a. Vì sao ozon lại có tính sát trùng? b. Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước. c. Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước. 62. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. a. Hãy viết phản ứng đốt cháy lưu huỳnh. Chất gì đã làm chuột chết? b. Tính lượng lưu huỳnh cần phải đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160 m 2 và có chiều cao 6 mol/lít. Biết rằng mỗi một mét khối không gian cần đốt 100 gam lưu huỳnh. 63. Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo. a. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi đốt pháo. b. Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm môi trường.” Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích? 64. Thuỷ ngân là một chất độc. Hãy nêu phương pháp đơn giản để loại bỏ thuỷ ngân rơi vào rãnh bàn, ghế khó lấy ra được. 65. Tại sao khi điều chế hiđro sunfua từ sunfua kim loại người ta thường dùng axit clohiđric mà không dùng axit sunfuric đậm đặc? Giải thích và viết phương trình phản ứng. 66. Ta biết hiđro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại? 67. Dẫn khí hiđro sunfua đi qua dung dịch kali pemanganat và axit sunfuric nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và vẩn đục vàng. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. 68. Có hiện tượng gì xảy ra khi : a. Cho dung dịch natri sunfua vào dung dịch chì nitrat và bari nitrat. b. Sục khí hiđrosunfua vào dung dịch iot; vào dung dịch đồng clorua; vào dung dịch bariclorua. Viết phản ứng xảy ra, nếu có. 69. Viết các phương trình phản ứng biểu diễn các thí nghiệm sau: a. Cho khí hiđro sunfua đi qua huyền phù iot, thu được dung dịch chứa kết tủa màu vàng nhạt của lưu huỳnh. b. Cho khí hiđro iotua đi qua axit sunfuric đặc thu được hơi màu tím và khí có mùi trứng thối. 70. Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật? Theo em, ta phải làm thế nào để khắc phục điều đó? 71. Tại một phòng thí nghiệm, để kiểm tra hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí lấy từ bãi chôn lấp rác Tây Mỗ, người ta cho mẫu đó đi vào dung dịch chì nitrat dư tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 4,78 mg chất rắn màu đen. Dựa 19 vào các dữ kiện nói trên, em hãy xác định hàm lượng hiđrosunfua có trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Không khí tại khu vực bãi chôn lấp rác Tây Mỗ có bị ô nhiễm không? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam ở khu dân cư, hàm lượng hiđro sunfua không được vượt quá 0,3 mg/m3. 72. Để xác định lượng hiđro sunfua trong không khí ở một nhà máy hoá chất người ta làm như sau: Điều chế dung dịch iot bằng cách điện phân hoàn toàn 3 lít dung dịch kali iôtua có nồng độ 6,2.10-6M. Sau đó cho 2 lít không khí bị nhiễm bẩn đi qua dung dịch sau điện phân thấy màu đỏ nâu của dung dịch iot hoàn toàn biến mất. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính hàm lượng của hiđrosunfua trong không khí theo mg/l. c. Không khí trong nhà máy có bị ô nhiễm không? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam lượng hiđrosunfua trong khu vực nhà máy không được vượt quá 10 mg/m 3. 73. Khi hoà tan một lượng nhỏ hiđro sunfua trong nước được dung dịch trong suốt không màu. Để lọ thuỷ tinh trong suốt đựng dung dịch đó trong không khí vài ngày thì thấy hơi có vẩn đục. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra. 74. Giải thích các hiện tượng sau đây bằng phương trình phản ứng: a.Khi sục clo vào dung dịch xôđa (natri cacbonat) thì thấy có khí cacbonic bay ra. Nếu thay clo bằng lưu huỳnh đioxit hay lưu huỳnh trioxit hoặc hiđrosunfua thì có hiện tượng trên xảy ra hay không? b.Khi cho lưu huỳnh đioxit vào nước vôi trong thì thấy nước vôi trong bị đục, nếu nhỏ tiếp axit clohiđric vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay axit clohiđric bằng axit sunfuric thì nước vôi có trong lại hay không? c. Cho khí lưu huỳnh đioxit đi qua nước brom đến khi vừa làm mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm dung dịch bariclorua vào thấy tạo thành kết tủa trắng. 75. Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit và quá trình phá huỷ các công trình bằng đá, thép của mưa axit và viết các phương trình phản ứng để minh họa. 76. Khi làm thí nghiệm, do bất cẩn, em bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay. Em sẽ xử lí tai nạn này như thế nào một cách có hiệu quả nhất? Biết rằng trong phòng thí nghiệm có đầy đủ các loại hoá chất . 77. Axit sunfuric đặc là chất có khả năng hấp thụ nước lớn nên được sử dụng làm khô rất nhiều chất khí ẩm. Tuy nhiên, để làm khô hiđrosunfua, người ta lại không dùng axit sunfuric đặc. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho khí hiđrosunfua đi qua dung dịch axit sunfuric đặc. 78. Khi cho lưu huỳnh đioxit vào nước vôi trong thì thấy nước vôi trong bị đục, nếu nhỏ tiếp axit clohiđric vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay axit clohiđric bằng axit sunfuric thì nước vôi có trong lại hay không? Giải thích bằng phương trình phản ứng. 79. Vì sao khi nhỏ axit sunfuric đậm đặc vào đường ăn (saccarozơ ) thì đường ăn bị hoá đen ngay lập tức? Giải thích bằng phương trình phản ứng. 80. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho axit sunfuric đậm đặc vào : A. natribromua B. kali iôtua. Nếu thay axit sunfuric đậm đặc bằng axit clohiđric hoặc bằng nước clo, hiện tượng trên có xảy ra hay không? Viết phản ứng minh họa. 81. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những chất khí ẩm, hãy dẫn ra một ví dụ. Có những chất khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một ví dụ. Vì sao?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan