Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn xây dựng tình huống học tập gắn với thực tiễn trong bài giảng hóa học 12....

Tài liệu Skkn xây dựng tình huống học tập gắn với thực tiễn trong bài giảng hóa học 12.

.DOCX
22
1355
105

Mô tả:

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG BÀI GIẢNG HÓA HỌC 12 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế trí thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó sự nghiệp giáo dục cần được đổi mới. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp lớn về giáo dục được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng là: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội" . "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Mặc dù là ngành khoa học có tính trừu tượng cao nhưng Hóa học có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu nhiều ngành khoa học và là công cụ để hoạt động trong sản xuất và đời sống thực tế. Mặc dù vậy, do nhiều lí do khác nhau mà SGK Hóa phổ thông nói chung, sách Hóa Học nói riêng, chưa thực sự quan tâm đúng mức, thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ với thực tiễn, nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực vận dụng những hiểu biết Hóa học vào việc học tập các môn học khác, giải quyết nhiều tình huống đặt ra trong cuộc sống lao động sản xuất. Bên cạnh đó, thực trạng dạy học Hóa ở trường phổ thông cho thấy rằng, đa số giáo viên chỉ quan tâm tới việc truyền thụ lí thuyết, thiếu thực hành và liên hệ kiến thức với thực tiễn. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học và nội dung sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định rõ: Cần dạy học theo cách sao cho học sinh có thể nắm vững tri thức, kĩ năng và sẵn sàng vận dụng vào thực tiễn. Tạo cơ sở để học sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì những lí do trên đây, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: "XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG BÀI GIẢNG HÓA HỌC 12". Trang 1 II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Mục tiêu giáo dục Luật giáo dục nước ta (năm 2005) xác định: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, chủ tịch Hồ Chí Minh là người có quan điểm và hành động chiến lược vượt tầm thời đại. Về mục đích việc học Bác xác định rõ: học tập để giúp dân cứu nước, học để làm việc. Còn về phương pháp học tập Người xác định: học phải gắn liền với hành; học tập suốt đời; học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi người. Quan điểm này được người nhấn mạnh: “Học để hành: học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”. Đồng chí Trường Chinh cũng đã nêu: “dạy tốt…là khi giảng bài phải liên hệ với thực tiễn, làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được”. 2.1.2 Dạy học tình huống Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều “dạy học tình huống là một phương pháp dạy học được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo nên tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập’. Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính thực tiễn cao. Thông qua các tình huống người học có thể học được cách đưa ra những câu hỏi chuyên biệt, cách tìm ra giải pháp, chứng minh được câu trả lời bằng kiến thức đã học hay nghiên cứu. Như vậy việc thiết kế tình huống gắn liền giảng dạy bộ môn hóa học với thực tiễn đời sống thường ngày là một tất yếu có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp từ đó mở ra con đường để người học đến gần hơn với môn hóa học. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thuận lợi Môn hóa học là môn học trong nhóm môn Khoa học tự nhiên. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Những tri thức này giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật Trang 2 chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo. Hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với thực tế cuộc sống. Chương trình Hóa học phổ thông gồm kiến thức hóa học cơ sở nói chung, kiến thức hóa học vô cơ, kiến thức hóa học hữu cơ, với mỗi phần kiến thức đó đều có thể bắt gặp nhiều ví dụ, hình ảnh sinh động từ thực tế, xung quanh cuộc sống chúng ta có hàng ngàn hàng vạn điều có thể lý giải nhờ vào hóa học chính vì thể bộ môn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều học sinh. Đội ngũ giáo viên trường THPT Dầu Giây năng động, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao năng lực nhằm đáp ứng nhiệm vụ cấp bách đổi mới giáo dục hiện nay. Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía lãnh đạo, các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ cùng với sự góp sức của các em học sinh. 2.2.2 Khó khăn Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, vị trí và tình cảm của học sinh dành cho môn học còn hạn chế. Nhiều học sinh lớp 12 mang tâm lý môn học phụ dẫn đến không dành thời gian nhiều cho môn học, thờ ơ ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Một lí do khác dẫn đến học sinh chưa thích học môn hóa học xuất phát từ phía giáo viên. Sự kém đầu tư về giáo án, phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt chưa sử dụng đa dạng các phương pháp, cũng như chưa tạo ra được môi trường học tập thân thiện càng làm tăng thêm sự nhàm chán trong mỗi tiết học. Một số giáo viên giảng dạy môn hóa học còn nặng về lý thuyết chưa đầu tư nhiều về phần ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Những lí do trên đã góp phần giải thích cho kết quả chưa cao của bộ môn, sự thiếu nhiệt tình, thiếu tích cực và tự giác từ phía học sinh trong mỗi giờ học. 2.2.3 Các hướng giải pháp Giải pháp thực hiện đề tài dựa trên thức tế giảng dạy tại trường THPT Dầu Giây. Trước đây đã có rất nhiều đề tài sử dụng hiện tượng thực tiễn trong giảng dạy hóa học. Tuy nhiên với giải pháp của đề tài thực hiện tại trường THPT Dầu Giây tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đây là giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có. Trang 3 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học hóa học. - Lựa chọn xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn. - Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở. - Khai thác tính vấn đề của tình huống một cách khéo léo. - Phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động. - Khéo léo dẫn dắt điều khiển, sử dụng thời gian hợp lý. 3.2 Một số tình huống dạy học gắn với thực tiễn Tình huống 1: áp dụng dạy phần tinh bột Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ? Hướng dẫn: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành glucozơ nên có vị ngọt Vì sao gạo nếp lại dẻo ? Hướng dẫn: Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Hướng dẫn: Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2. Trang 4 Tình huống 2: áp dụng khi dạy bài amin Ở nhà khi phụ mẹ đi chợ nấu ăn, ta thường thấy một số loại cá mẹ mua về có mùi tanh khó chịu. Liệu em có tự hỏi tại sao cá lại có mùi tanh? Làm cách nào để khử mùi tanh của cá? Hướng dẫn: Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá, đặc biệt là lớp màng đen bám bên trong bụng cá. Vì amin có tính bazơ, ta dùng giấm, mẻ hoặc các quả có vị chua như khế, chanh...có tính axit sẽ trung hòa amin tạo ra muối do vậy sẽ làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá. Tình huống 3: áp dụng dạy bài peptit và protein Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau quả có vị chua thì sẽ nhanh mềm hơn? Hướng dẫn: Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thủy phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá nhanh nhừ hơn. Tình huống 4: áp dụng khi dạy bài tính chất hóa học chung của kim loại Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất gì để khử độc thủy ngân? Hướng dẫn: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân ở điều kiện thường tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Hg + S → HgS↓ Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn. Tình huống 5: áp dụng khi dạy bài sự ăn mòn kim loại Vì sao sắt lại bị gỉ? Hướng dẫn: Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ . Dao thái rau nếu để mấy tháng không dùng đến sẽ bị gỉ. Hàng năm, trên toàn thế giới có đến hàng triệu tấn thép biến thành sắt gỉ. Sắt bị gỉ ngoài việc do tính hoạt động hóa học của sắt còn do các điều kiện ngoại cảnh. Nước là một điều kiện làm cho sắt bị gỉ. Các nhà hóa học đã chứng minh nếu để sắt trong bầu không khí không có nước thì dù có trải qua mấy năm cũng không hề bị gỉ. Tuy nhiên nếu chỉ riêng một mình nước cũng không hề làm sắt bị gỉ. Nếu cho mảnh sắt vào trong bình đun sôi với nước cất trong bình kín thì sắt cũng không bị gỉ. Nguyên nhân là chỉ khi có nước và oxi tác dụng đồng thời mới Trang 5 làm cho sắt bị gỉ. Ngoài ra khí cacbon đioxit hòa tan trong nước cũng làm cho sắt bị gỉ. Thành phần của gỉ sắt rất phức tạp, chủ yếu gồm sắt oxit, hiđroxit sắt, cacbonat sắt v.v... Gỉ sắt vừa xốp, vừa mềm giống như bọt biển. Một mảnh sắt bị gỉ hoàn toàn sẽ tăng thể tích khoảng 8 lần. Một mảnh sắt gỉ có trạng thái như bọt biển sẽ dễ dàng hấp thụ nước và nhanh chóng bị rã nát. Còn có nhiều nhân tố làm sắt dễ bị gỉ: như các muối hòa tan trong nước, bề mặt trên các đồ vật bằng sắt không sạch, độ thô ráp, thành phần cacbon trong thép v.v… Người ta đã nghĩ ra nhiều biện pháp để chống sắt thép bị gỉ. Phương pháp thông dụng nhất là khoác cho các đồ vật bằng sắt thép một bộ “áo khoác”. Sơn và mạ là các biện pháp đơn giản để chống gỉ sắt. Trên các cầu sắt cho xe hỏa người ta thường sơn, trong các ống phun khí nóng người ta phủ lớp sơn xì bằng bột nhôm, trên các đồ đựng người ta mạ thiếc, các tấm tôn được mạ kẽm v.v… Biện pháp triệt để nhất để chống sắt gỉ là cấp cho sắt một “lõi bền”, là thêm các kim loại khác để tạo thép hợp kim không gỉ. Loại thép hợp kim trơ , không rỉ chính là do người ta đã đưa vào sắt các kim loại niken, crom chế tạo thành thép không gỉ. Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển? Hướng dẫn: Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin điện hóa. Kẽm là cực âm, thép (thành phần chính là Fe) là cực dương và nước biển là dung dịch điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển được bảo vệ. Đây là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa. Tình huống 6: áp dụng khi dạy bài kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Vì sao có thể dùng muối NaHCO3 điều chế thuốc chữa đau dạ dày? Hướng dẫn: Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO 3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó trung hòa bớt dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O Vì sao có thể dùng NaHCO3 làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm? Hướng dẫn: vì khi gặp nhiệt độ nóng, NaHCO3 sẽ giải phóng ra CO2 thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffins, biscuits, quẩy… Trang 6 Tình huống 7: áp dụng khi dạy bài kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Vì sao khi luộc rau nên cho vào trước một ít muối ( NaCl) Hướng dẫn: do nhiệt độ sôi của nước ở 1atm là 100oC, nếu ta thêm thì lúc đó nhiệt độ sôi của nước có muối NaCl là > 100oC, do nhiệt đô sôi của nước muối lúc này cao hơn nhiệt độ sôi của nước nên rau sẽ nhanh chín hơn, thời gian luộc nhanh rau ít mất vitamin. Vì vậy rau khi đó sẽ mềm và xanh hơn. Tình huống 8: áp dụng khi dạy bài kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ? Hướng dẫn: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng: Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng. Tình huống 9: áp dụng khi dạy bài nhôm và hợp chất của nhôm Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ? Hướng dẫn: Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu: “ Anh đừng bắc bậc làm cao Phèn chua em đánh nước nào cũng trong” Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Trang 7 3.3 Một số bài giảng sử dụng tình huống 3.3.1 Giáo án bài 9 SGK 12 “Amin” AMIN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Học sinh biết - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. Học sinh hiểu - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước. 2. Kĩ năng - Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. - Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin. - Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho. II. Trọng tâm - Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc – chức) - Tính chất hóa học điển hình: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm III. Chuẩn bị  GV: giáo án, máy chiếu  HS: học bài và ôn lại tính chất NH3, đọc trước bài amin IV. Phương pháp: đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình V. Tiến trình dạy học 1) Ổn định lớp Trang 8 2) Vào bài mới Sử dụng tình huống 2: Ở nhà khi phụ mẹ đi chợ nấu ăn ta thấy một số loại cá mẹ mua về có mùi tanh khó chịu. Liệu em có tự hỏi tại sao cá lại có mùi tanh? À đó là vì trong cá có chứa một số amin gây nên mùi tanh. Vậy amin là chất gì? Tính chất như thế nào? Có cách gì để khử mùi tanh của cá không? Các em sẽ tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay nhé. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: tìm hiểu về khái niệm, phân loại amin GV cho ví dụ NH3 , CH3 – NH2 , CH3 – NH – CH3 , C6H5NH2 , Yêu cầu HS cho biết mối quan hệ giữa cấu tạo của ammoniac và các chất trong ví dụ. Từ đó rút ra khái niệm amin HS: khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc HC ta thu được amin Nội dung bài học AMIN I. Khái niệm, phân loại và danh pháp 1. Khái niệm Vd: NH3 , CH3 – NH2 , CH3 – NH – CH3 , Metylamin đimetylamin Metanamin N-metylmetanamin C6H5NH2 , Phenylamin Benzenamin (anilin)  Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon - bậc của amin được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N CH3CH2CH2NH2 : amin bậc 1 - GV cho ví dụ về amin bậc 1, bậc CH CH NHCH : amin bậc 2 3 2 3 2, bậc 3 yêu cầu HS khái niệm bậc amin và áp dụng xác định bậc CH3 – N – CH3 : amin bậc 3 1 vài amin CH3 - HS lên bảng xác định  Phân loại GV: người ta dựa vào tiêu chí nào Trang 9 để phân loại amin? Theo đó có những loại amin nào? HS: theo gốc HC: amin mạch hở, thơm; theo bậc amin: amin bậc 1,2,3 GV giới thiệu CTC amin no, đơn ,hở - Theo gốc HC: + amin mạch hở như CH3NH2 , C2H5NH2 + amin thơm như C6H5NH2 , CH3C6H4NH2 CT amin no,đơn, hở: CnH2n+3N (n≥1) - Theo bậc của amin: amin bậc 1 amin bậc 2 amin bậc 3  Đồng phân - Đồng phân về mạch cacbon - Đồng phân về vị trí của nhóm chức GV: dựa vào đặc điểm cấu tạo - Đồng phân về bậc của amin của amin hãy cho biết amin có thể VD: amin C3H9N có các đồng phân có những loại đồng phân nào? CH3 – CH2 – CH2 – NH2 HS: đồng phân mạch C, vị trí nhóm chức, bậc amin GV cho HS viết đồng phân amin của C3H9N HS lên bảng viết đồng phân, HS khác nhận xét GV lưu ý HS : khi viết công thức các đồng phân cấu tạo của amin, cần viết đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức cho từng loại : amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III GV: Tương tự yêu cầu HS về nhà CH3 – CH – CH3 NH2 CH3 – NH – CH2 – CH3 CH3 – N – CH3 CH3 2. Danh pháp Trang 10 viết đồng phân của C4H11N - Tên gốc – chức : tên gốc HC + amin - Tên thay thế : tên HC + vị trí + amin Ví dụ: C2H5NH2 : etylamin (etanamin) Hoạt động 2 : tìm hiểu về danh pháp CH3CH2CH2NH2 : propylamin ( propan-1amin) GV nêu cách gọi tên amin theo tên gốc chức và tên thay thế, cho ví dụ sau đó yêu cầu HS gọi tên các amin ở những vd trong phần khái niệm. C2H5NHCH3 : etylmetylamin (Nmetyletanamin) HS:gọi tên - CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C2H5NH2là chất khí, có mùi khai, còn lại là tồn tại chất lỏng hoặc chất rắn. nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. II. Tính chất vật lý - Các amin thơm là chất lỏng hay rắn và dễ bị oxi hóa. Hoạt động 3: tìm hiểu về tính chất vật lý - Các amin đều độc. GV yêu cầu HS dựa vào sgk nêu tính chất vật lý của amin HS: nêu tính chất vật lý Hoạt động 4: tìm hiểu cấu tạo phân tử của amin III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học GV: Yêu cầu HS cho biết amin có 1. Cấu tạo phân tử cấu tạo phân tử tương tự hợp chất - Phân tử amin có nguyên tử N tương tự như amoniac, nên có tính bazơ. Ngoài ra còn có nào đã học. tính chất gốc HC HS:tương tự NH3 GV: dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử amin em hãy dự đoán tính 2. Tính chất hóa học chất hóa học amin? a) tính bazơ Trang 11 HS: tính bazơ Thí nghiệm 1: Hoạt động 5: tìm hiểu về tính chất hóa học - CH3NH2, CH3CH2CH2NH2 làm xanh quỳ tím GV mô tả thí nghiệm trong SGK.HS nhận xét. Từ đó rút ra kết luận : Thí nghiệm 2: Amin có tính bazơ: - Anilin tan trong HCl - làm xanh giấy quỳ tím C6H5NH2 + HCl  [C6H5NH3]+Cl- phenylamoni clorua - Anilin không làm đổi màu quỳ tím - Anilin hầu như không tan trong nước, lắng xuống đáy ống nghiệm GV đặt vấn đề metyl amin, propyl Không tan,vẩn đục tan,trong suốt amin làm xanh giấy quỳ tím còn anilin thì không. Vậy anilin có CH3NH2 + HCl  [CH3NH3]+Cl- có khói trắng tính bazo không? Nhận xét GV chiếu thí nghiệm 2. HS quan - Các amin tan nhiều trong nước như metyl sát nhận xét: amin, etyl amin... làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng P.P - Anilin không tan trong nước, - Anilin không làm xanh giấy quỳ tím, cũng lắng xuống đáy ống nghiệm, tan trong HCl. GV dẫn dắt: Anilin tan không làm hồng P.P trong HCl chứng tỏ anilin có tính - Lực bazơ: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 chất gì? HS: tính bazơ GV lưu ý HS hiện tượng khi cho CH3NH2 đặc tác dụng với HCl đặc có khói trắng nhận biết CH3NH2 b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin GV yêu cầu HS so sánh tính bazơ của CH3NH2 , NH3 , C6H5NH2 . Giải thích. Từ đó rút ra kết luận:Tính bazơ của amin no lớn hơn amin thơm  nhận biết anilin. 2, 4, 6 tribromanilin (trắng) HS: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 GV: sử dụng tình huống 2, học sinh vừa học xong tính bazơ của amin sẽ tìm được câu trả lời từ đó Trang 12 khắc sâu kiến thức Hoạt động 6: phản ứng thế ở nhân thơm của anilin GV cho HS xem thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét GV nhận xét rút ra kết luận: amin thơm tiêu biểu là anilin, do ảnh hưởng của nhóm amin tới vòng thơm nên anilin có phản ứng thế brom vào vòng thơm BT củng cố GV hướng dẫn HS viết ptpu, lưu ý HS do ảnh hưởng của nhóm NH2( tương tự nhóm -OH ở phenol) brom thế cả 3 nguyên tử H vào vị trí ortho và para. A. amoniac < etylamin < phenylamin 1. Có 3 hóa chất sau đây: etylamin, phenylamin, ammoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy B. etylamin < amoniac < phenylamin C. phenylamin < amoniac < etylamin HS:viết phương trình, HS khác nhận xét D. phenylamin < etylamin < amoniac Hoạt động 7: củng cố 2. Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào sau đây? GV chiếu bài tập trắc nghiệm để củng cố A. Nhận biết bằng mùi B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc 3. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím A. Dd amoniac B. Dd metylamin C. Dd axit axetic D. Dd anilin Trang 13 4. Cho các dd hex-1-en; benzen; và anilin. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 chất A. NaOH B. HBr C. Dd Br2 D. HNO3 5. Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta có thể sử dụng cách nào trong các cách sau(biết mùi tanh của cá là do 1 số amin gây nên) A. Dùng nước sạch B. Dùng giấm C. Dùng ancol D. Dùng muối VI. Dặn dò - Về nhà làm bài tập : 1, 2, 3, 4, 5 ,6 SGK/ 44 - Xem trước bài amino axit Trang 14 3.3.2 Giáo án tiết 28 bài 18 SGK 12 tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại Bài 18: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI ( tiết 28) I.Mục tiêu bài học 1/ Về kiến thức - Nêu được tính chất hóa học chung của kim loại - Giải thích được tính chất hóa học chung của kim loại 2/ Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm - Viết được phương trình phản ứng chứng minh tính khử của kim loại - Làm việc nhóm 3/ Thái độ - Có ý thức bảo vệ đồ dùng bằng kim loại II.Chuẩn bị - Giáo viên: giáo án, dụng cụ thí nghiệm; hóa chất: Al, Na, H 2O, CuSO4, đinh Fe; phenolphtalein - HS: học bài, ôn lại kiến thức về phi kim: oxi, clo, lưu huỳnh; axit: HCl, H2SO4, HNO3 và chuẩn bị bài trước khi đến lớp III.Phương pháp - Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, hợp tác nhóm IV.Trọng tâm - Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử V.Tiến trình dạy học 1) Ổn định lớp 2) Kiểm tra bài cũ: GV chiếu bài tập trắc nghiệm 3)Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: vào bài II. Tính chất hóa học Như chúng ta được biết, nhờ tính chất vật lí của kim loại mà kim loại có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồ trang sức, các vật dụng trong gia đình, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, phương tiện giao thông…. Nhưng ta thường thấy những hình ảnh như thế này (GV chiếu một vài hình ảnh), tại sao kim loại lại bị gỉ? Để trả lời cho câu hỏi này các em cùng cô tìm hiểu phần tiếp theo của bài 18 đó là tính chất hóa học của kim loại và qua tiết học hôm nay chúng ta biết Trang 15 cách làm thế nào để bảo vệ kim loại. GV: ở lớp 9,10,11 em đã học rất nhiều các phản ứng có sự tham gia của kim loại. em hãy nhắc lại kim loại có thể phản ứng được với những chất nào? HS: phi kim, axit, muối, nước Hoạt động 2: Tìm hiểu kim loại tác dụng với phi kim GV: chiếu thí nghiệm Fe + Cl2, yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, viết ptpu xác định vai trò các chất phản ứng HS: quan sát thí nghiệm, nhận xét, viết phương trình phản ứng, xác định chất khử chất oxi hóa. GV gọi HS khác nhận xét GV: Tiến hành thí nghiệm: Al + O2.yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, viết ptpu và xác định vai trò các chất phản ứng. HS: quan sát, Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng, xác định vai trò các chất. GV gọi HS khác nhận xét GV lưu ý Au, Ag, Pt không tác dụng GV: thông báo Fe tác dụng S tạo hợp chất Fe(II), yêu cầu HS viết ptpu, xác định vai trò các chất phản ứng HS: viết phương trình, xác định chất khử, chất oxi hóa GV dẫn dắt: Fe tác dụng Cl2, S tạo hợp chất có số oxi hóa khác nhau? Vì sao? GV: Do khả năng oxi hóa mạnh yếu khác nhau của các phi kim mà tạo thành các hợp chất có số oxi hóa khác nhau của Fe. GV: Lưu ý học sinh: hầu hết kim loại tác dụng với S ở nhiệt độ cao tuy nhiên có một kim loại tác dụng với S ở ngay nhiệt độ thường đó là kim loại nào? HS: Hg GV viết ptpu, yêu cầu HS xác định số oxi hóa 1. Tác dụng với phi kim a) Tác dụng với Clo o t 0 +3 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 chất khử b) Tác dụng với oxi( trừ Au, Ag, Pt) to 0 +3 4Al + 3O2  2Al2O3 chất khử c) Tác dụng với Lưu huỳnh 0 to +2 Fe + S  FeS Chất khử 0 +2 Hg + S  HgS Chất khử Trang 16 HS: xác định GV: sử dụng tình huống 4: để đo nhiệt độ cơ thể, người ta dùng nhiệt kế, trong nhiệt kế có chứa Hg, Hg dễ bay hơi và rất độc, nếu chẳng may làm vỡ nhiệt kế, Hg rơi vãi ra ngoài, theo em có thể dùng hóa chất gì để xử lý Hg? HS: S Hoạt động 3: Tìm hiểu kim loại tác dụng với axit GV yêu cầu học sinh: viết PTPU xảy ra ( nếu có ) của Zn, Fe, Cu với dung dịch HCl. HS: Viết phương trình. Yêu cầu học sinh khác nhận xét. GV: Tại sao Cu không phản ứng? HS: Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học. GV kết luận : kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học khử ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng giải phóng H2. GV: chiếu thí nghiệm Cu + HNO3 loãng HS: Quan sát, nhận xét, viết PTPU xác định vai trò các chất phản ứng. GV thông tin: Kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc, kim loại khử N+5 trong HNO3 và S+6 trong H2SO4 xuống số oxi hóa thấp hơn, không giải phóng H2 so sánh với phản ứng ở trên nhắm khắc sâu kiến thức cho HS G V lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. GV liên hệ thực tế để vận chuyển axit HNO3 đặc, H2SO4 đặc người ta có thể dùng bình bằng kim loại gì? HS: bình Al hoặc Fe Hoạt động 4: Tìm hiểu kim loại tác dụng với nước GV chia 4 nhóm HS làm thí nghiệm Na tác dụng với nước, nhận xét hiện 2. Tác dụng với dung dịch axit a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng (kim loại trước H) giải phóng H2 0 +2 Zn + 2HCl  ZnCl 2 + H2 chất khử 0 +2 Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 chất khử Cu + HCl không xảy ra b) Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc( trừ Au, Pt) +2 0 3Cu + 8HNO3 loãng  3Cu(NO3)2 + Chất khử 2NO + 4H2O * Chú ý: Al, Fe, Cr thụ động với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. 3. Tác dụng với H2O 0 +1 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 chất khử Ở nhiệt độ thường, các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be, Mg) tác dụng mãnh liệt với H2O. 4. Tác dụng với dung dịch muối 0 +2 Trang 17 tượng, giải thích. HS: hoạt động nhóm làm thí nghiệm, nhận xét và giải thích Nhóm HS báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung GV yêu cầu HS viết ptpu, xác định chất khử, chất oxi hóa HS: viết pt và xác định GV thông báo các kim loại nhóm IA, IIA ( Trừ Be, Mg ) tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường, các kim loại còn lại chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (Fe, Zn….) hoặc không khử được H2O ( Ag, Au..) Hoạt động 5: Tìm hiểu kim loại tác dụng với dung dịch muối. GV chia 4 nhóm làm thí nghiệm: Fe + CuSO4 quan sát, nhận xét, nhận xét hiện tượng, giải thích. HS: hoạt động nhóm làm thí nghiệm, nhận xét và giải thích Nhóm HS báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung GV yêu cầu HS viết ptpu, xác định chất khử, chất oxi hóa HS: viết pt và xác định GV lưu ý học sinh điều kiện của phản ứng: kim loại không tan trong nước và muối tan. Hoạt động 6: kết luận về tính chất hóa học của kim loại GV: qua 4 phản ứng ta vừa tìm hiểu em hãy rút ra tính chất hóa học chung của kim loại? HS: tính khử GV: để giải thích cho vấn đề này, em hãy nhắc lại cấu tạo nguyên tử kim loại HS: so với phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn, bán kính nguyên tử lớn hơn, số electron hóa trị ít GV chính vì vậy lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu Chất khử Điều kiện: kim loại không tan trong nước, muối tan. Kết luận: tính chất hóa học chung của kim loại: tính khử M  Mn+ + ne (n=1,2,3) Trang 18 đối yếu dễ tách khỏi nguyên tử, nguyên tử kim loại dễ mất electron thể hiện tính chất gì các em? HS: tính khử GV: tính khử hay bị oxi hóa , cô sẽ biểu diễn quá trình nhường electron của kim loại, hỏi HS về giá trị thường có của n? HS: 1,2,3 Hoạt động 7: củng cố GV củng cố toàn bài bằng câu hỏi tính chất hóa học chung của kim loại là gì? Thể hiện qua những phản ứng nào HS: tính khử thể hiện qua phản ứng với phi kim, axit, nước, muối. GV chiếu lại hình ảnh đầu bài và hỏi HS tại sao kim loại bị gỉ HS: kim loại bị oxi hóa GV thông tin: sự phá hủy kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hằng năm chúng ta phải sửa chữa, thay thế nhiều chi tiết máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải…Để bảo vệ kim loại ta phải làm gì? HS: để bảo vệ ta phủ lên kim loại một lớp sơn GV: ngoài ra người ta có thể bôi dầu mỡ, mạ, hoặc là để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép người ta có thể gắn vào vỏ tàu phần chìm dưới nước những khối kẽm, những phương pháp này em sẽ được học kĩ hơn ở bài sau. GV: chiếu một số bài tập trắc nghiệm để củng cố. HS: trả lời câu hỏi trắc nghiệm VI. dặn dò - Về nhà học bài, xem trước phần còn lại của bài: dãy điện hóa của kim loại IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy hóa học 12 bản thân tôi thu được kết quả khả quan, chất lượng dạy học nâng lên rõ rệt, học sinh hứng thú Trang 19 yêu thích môn học hơn hẳn, các em chú ý bài giảng hơn, không khí lớp học học vui vẻ sôi nổi, các em chăm học bài làm bài hơn hẳn nên đạt kết quả cao trong các kì kiểm tra dẫn đến kết quả học tập được cải thiện . Bảng thống kê kết quả học tập của 3 lớp trước và sau khi thực hiện đề tài Kết quả năm học 2013 – 2014: trước khi thực hiện đề tài Lớp Sỉ số Tỉ lệ HS đạt TB trở lên 11A5 41 95,12% 11A7 39 89,74% 11A9 38 78,95% Kết quả học kì I năm học 2014 – 2015 sau khi thực hiện đề tài Lớp Sỉ số Tỉ lệ HS đạt TB trở lên 12A5 42 100% 12A7 39 97,44% 12A9 38 94,74% Theo bảng thống kê học lực của học sinh năm lớp 11 thì khi học lớp 12 với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, chất lượng được nâng lên rõ rệt giảm hẳn lượng học sinh dưới trung bình. V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 5.1 Đề xuất Qua nội dung của đề tài tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy nhằm tăng cường sự hứng thú, kích thích học sinh tích cực chủ động tìm tòi học tập thì cần khuyến khích, tạo điều kiện cho GV thức hiện đổi mới phương pháp dạy học, chăm lo các điều kiện trang thiết bị hỗ trợ phục vụ giáo viên; các nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi chuyên môn, chia sẻ những tình huống và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; GV cần mạnh dạn đổi mới đầu tư thiết kế các tình huống dạy học, biết cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh . Về phía học sinh cần xác định thái độ học tập đúng đắn, tích cực hoạt động suy nghĩ tìm tòi kiến thức, hăng hái phát biểu góp ý xây dựng bài, có như vậy bài giảng mới thật sự thành công và đạt kết quả tốt Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan