Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong trường thpt...

Tài liệu Skkn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong trường thpt

.PDF
22
178
72

Mô tả:

BM05- SPSKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Tam Phước Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TRONG TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Hà Thị Thu Trang Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Kế toán   Sản phẩm đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học 2012 - 2013  Hiện vật khác BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Hà Thị Thu Trang 2. Ngày tháng năm sinh: 16/02/1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Long Đức 1- Xã Tam Phước – TP.Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613.511420 (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0903.258315 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Quản lý – Hành chính 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Phước II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân. - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Kế toán – kiểm toán III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán Số năm có kinh nghiệm: 9 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Công tác tổ chức kế toán tại Trường THPT Tam Phước, Tỉnh Đồng Nai; công khai tài chính trong trường THPT. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính. Trong trường THPT, hoạt động tài chính có một tầm quan trọng rất lớn, có mối liên hệ mật thiết với hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của đơn vị, chính vì lẽ đó mà Thủ trưởng đơn vị phải quyết định sử dụng nguồn tài chính vào đúng mục đích, tính toán cho hợp lý, mặt khác phải kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình đó. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước. Trong hoạt động quản lý tài chính đơn vị luôn quán triệt việc sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công khai minh bạch tài chính; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV trong đơn vị là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Để đạt được kết quả tốt, đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho hàng năm phù hợp với đơn vị, mang lại hiệu quả cao trong công tác tài chính. Cũng chính vì các lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong trường THPT”. II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC 1. Giới thiệu về Trường THPT Tam Phước: Trường Trung học phổ thông Tam Phước (ban đầu có tên gọi là trường Phổ thông cấp 2-3 Tam Phước) được thành lập theo Quyết định số 4209/QĐ.UBT ngày 26/8/1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai. Đến năm 2002 trường có tên gọi là trường Trung học phổ thông Tam Phước. Trường Trung học phổ thông Tam Phước là một cơ quan Nhà nước thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp có thu. Nguồn vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn do Nhà nước cấp và một phần do đơn vị tự thu. Địa chỉ: Ấp Long Đức 3, Xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Trường Trung học phổ thông Tam Phước là đơn vị thuộc ngành Giáo dục chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tổ chức nhân sự và chuyên môn của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tỉnh Đồng Nai, sự quản lý Nhà nước của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Biên Hòa và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai. Trường Trung học phổ thông Tam Phước là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành. Trường Trung học phổ thông Tam Phước khi mới thành lập chỉ có 02 lớp với 71 học sinh và 05 giáo viên, cơ sở vật chất chưa có, phải mượn phòng làm việc và phòng học của trường Sĩ quan Lục quân 2 (nay là trường Đại học Nguyễn Huệ), trường Địa chính Trung ương 3( nay là trường Đại học Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh). Sau đó trường phải quản lý 02 phân hiệu cấp 2. Đến năm 1998, 02 phân hiệu này đã được tách ra. Tính đến nay (năm 2013) trường có 30 lớp với 1.265 học sinh và 78 cán bộ - giáo viên - nhân viên. 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Đồng Nai, Sở Tài Chính Đồng Nai và UBND Thành phố Biên Hòa đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho trường Trung học phổ thông Tam Phước. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trong công tác phối hợp đã giúp trường Trung học phổ thông Tam Phước thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao một cách dễ dàng. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển trường luôn chú trọng chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho cán bộ - giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Hiện nay trường Trung học phổ thông Tam Phước có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đại học, hiện có 12 thạc sỹ và 06 giáo viên theo học Cao học, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, thoáng mát. Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là tạo quyền chủ động cho Hiệu trưởng căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng, số lượng sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở thực hiện nguồn tài chính năm trước, dự toán kinh phí cho năm tiếp theo. Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng dựa trên văn bản pháp luật, quy định về tài chính của Chính phủ, Bộ, của ngành phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, giúp đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi nhằm từng bước cải thiện thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV. Những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Hiệu trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Hiệu trưởng được quyền quyết định mức chi quản lý và nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, việc xây dựng quy chế theo quan điểm hệ thống và đồng bộ. 3. Khó khăn: Những văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Ngành thường là không ban hành vào đầu năm tài chính nên việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ sẽ phải có những bổ sung để phù hợp với quy định của ngành và đặc thù của đơn vị. Mỗi đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ riêng ngoài những định mức tiêu chuẩn theo quy định thì những mức chi được phép xây dựng cao hơn hoặc thấp hơn mức chi quy định không thống nhất tạo tâm lý không ổn định đối với CB – GV – NV trong từng đơn vị. Tuy nhiên, đối với công tác kế toán đơn vị đã thực hiện và chấp hành đầy đủ chế độ kế toán hiện hành, thường cập nhật và áp dụng các quyết định mới nhất của Chính phủ, Bộ, Ngành. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị giúp đơn vị luôn chi tiêu đúng mục đích và tiết kiệm để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV. 4. Số liệu thống kê: Số liệu thống kê kinh phí sử dụng điện thắp sáng, cước phí điện thoại, kinh phí tăng giờ trong 02 năm 2010, 2011 như sau: ĐVT: Đồng STT Nội dung 1 Tiền điện thắp sáng 2 Tiền cước phí điện thoại 3 Tiền tăng giờ Năm 2010 Năm 2011 51.162.927 40.627.488 3.692.107 2.652.334 329.200.900 245.259.350 Và kinh phí thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV năm 2010, 2011 như sau: ĐVT: Đồng TT 1 Nội dung Tăng thu nhập 2010 147.900.000 2011 303.600.000 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Đối tượng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: Đối tượng áp dụng Thông tư này là các đơn vị sự nghiệp có thu được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và nay là Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006. 1.2 Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Những nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị được quy định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi được quy định tại phần 1.4). Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Đơn vị sự nghiệp có thu không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng cho cá nhân hoặc cho các cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng quy định tại điểm 4, phần III dưới đây). Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị sự nghiệp có thu, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu gửi cơ quan quản lý cấp trên để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi. 1.3 Phạm vi và nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: 1.3.1 Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù (nếu có): Trong quy chế cần xác định: Tổng quỹ tiền lương của đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu” và đảm bảo các nguyên tắc sau : - Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để lập quỹ tiền lương của đơn vị (căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và khả năng tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị), tối đa không vượt quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; không vượt quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. - Phương án tiền lương: Trước hết bảo đảm mức lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên; Sau đó phân chia theo hệ số điều chỉnh tăng thêm cho người lao động. Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho từng người lao động theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn. - Đối với đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học không được giao biên chế và quỹ tiền lương từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, thì được tính chi phí tiền công theo định biên được cấp có thẩm quyền duyệt vào chi phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khoa học do đơn vị thực hiện. - Đối với số lao động hợp đồng dưới 1 năm, đơn vị thực hiện theo hợp đồng đã ký giữa đơn vị và người lao động. - Trường hợp quỹ tiền lương của các đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện theo đơn giá sản phẩm do Nhà nước đặt hàng mà vượt quá quỹ tiền lương tính theo mức tối đa quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2002/NĐ-CP thì phần vượt quỹ lương được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập của đơn vị để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. - Đơn vị có thể lựa chọn cách trả lương theo thời gian, hoặc trả theo lương khoán. - Các chế độ phụ cấp đặc thù của các ngành thực hiện theo quy định hiện hành. 1.3.2. Công tác phí trong nước: Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhà nước về công tác phí cho cán bộ viên chức đi công tác trong nước trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm các nội dung sau: - Phụ cấp công tác phí. - Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác (có thể khoán chi cho cán bộ đi công tác). - Tiêu chuẩn phương tiện tàu xe cán bộ sử dụng đi công tác Chứng từ để thanh toán công tác phí cho cán bộ viên chức đi công tác là: - Giấy đi đường có ký duyệt của Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi công tác và xác nhận của cơ quan nơi cán bộ đến công tác. - Vé tàu xe, cầu, đường, phà... và cước hành lý (nếu có). - Hoá đơn thuê chỗ ở nơi đến công tác. Đối với đơn vị thực hiện khoán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác cho cán bộ viên chức thì không cần kèm theo hoá đơn thuê chỗ ở nơi đến công tác. 1.3.3. Chi tiêu hội nghị: Trên cơ sở quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị, đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu hội nghị phù hợp với tính chất của hội nghị và khả năng nguồn tài chính của đơn vị. Mức chi tiêu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhà nước. 1.3.4. Chi phí sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động: - Về trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động: Tiêu chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt và hoà mạng đơn vị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội và Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội. Riêng mức thanh toán tiền cước phí sử dụng điện thoại, đơn vị có thể xây dựng mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại cao hơn hoặc thấp hơn so với quy định tại Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, nhưng mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối đa không quá 200.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 400.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại di động. Đối với những trường hợp không đủ tiêu chuẩn trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định trên, nhưng trong thực tế xét thấy cần thiết phải trang bị phục vụ công việc thì Thủ trưởng đơn vị được quyền mở rộng đối tượng được cấp tiền để thanh toán tiền cước phí sử dụng điện thoại cho phù hợp (riêng tiền mua máy, chi phí lắp đặt và hoà mạng máy do cá nhân phải tự thanh toán). Mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối đa không quá 200.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và 400.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại di động. 1.3.5. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại, máy Fax tại cơ quan đơn vị: Các đơn vị trang bị các phương tiện theo nhu cầu và khả năng tài chính của đơn vị và xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các tài sản đó có hiệu quả và tiết kiệm. Đơn vị có thể xây dựng mức phân bổ sử dụng điện thoại theo tháng, quý cho từng phòng, ban. Đối với các phòng, ban mới thành lập, Thủ trưởng đơn vị căn cứ mức phân bổ của các phòng, ban tương ứng để xác định mức phân bổ cho phù hợp. 1.3.6. Về trang bị và quản lý thiết bị sử dụng điện chiếu sáng cơ quan: Quy chế cần quy định rõ việc trang bị các thiết bị sử dụng điện trong cơ quan và các giải pháp tiết kiệm điện, không sử dụng điện phục vụ nhu cầu cá nhân. 1.3.7. Về sử dụng văn phòng phẩm: Đơn vị có thể xây dựng mức phân bổ sử dụng văn phòng phẩm cho từng phòng, ban trong đơn vị. Quy định việc in ấn, phô tô các tài liệu chung của cơ quan. 1.3.8. Thanh toán chi phí nghiệp vụ thường xuyên: Chi nghiệp vụ thường xuyên của mỗi lĩnh vực có đặc điểm riêng (chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành giáo dục đào tạo là chi viết giáo trình, chi phí đi thực tập, chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên; chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp...; Chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành y tế là chi phí khám, chữa bệnh, phòng bệnh, đồ vải, quần áo cho bệnh nhân, chăn màn, giường chiếu và vật tư rẻ tiền mau hỏng, trang phục bảo hộ lao động cho người lao động...), do đó tuỳ theo từng loại hình hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu về nghiệp vụ chuyên môn cao hơn hoặc thấp hơn mức Nhà nước quy định cho phù hợp . 1.3.9. Hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ : Các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng Quy chế khoán thu, khoán chi các dịch vụ sản xuất cung ứng dịch vụ đối với các đơn vị trực thuộc, trong đó xác định rõ: - Chi phí quản lý dịch vụ: thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. - Các quy định quản lý, sử dụng tài sản, dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất dịch vụ; sử dụng xe ô tô, máy móc thiết bị đưa vào khai thác trong lao động kết hợp sản xuất dịch vụ..., trong đó tỷ lệ tính khấu hao TSCĐ của các tài sản được dùng trong sản xuất và dịch vụ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khi xây dựng phương án sản xuất cung ứng dịch vụ đơn vị xác định yếu tố khấu hao tài sản cố định trong giá dịch vụ đảm bảo nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích luỹ. - Quy định tỷ lệ trích nộp cho đơn vị để chi phí quản lý chung của đơn vị. - Tỷ lệ khoán chi đối với các dịch vụ: Trong đó phần khoán chi đối với các đơn vị trực thuộc quy chế cần quy định các mức chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và có đầy đủ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. 1.3.10. Trích lập và sử dụng các Quỹ : Căn cứ vào quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 10 /2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, đơn vị xây dựng các quy chế về mức trích lập đối với từng quỹ; quy chế sử dụng đối với từng Quỹ của đơn vị. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. 1.4 Các tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện đúng các qui định của Nhà nước gồm: - Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 208/1999/QĐ-TTg ngày 26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước. - Tiêu chuẩn về nhà làm việc theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐTTg ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp. - Chế độ công tác nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và Thông tư số 108/1999/TT/BTC ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài. - Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 100/2000/TT-BTC ngày 16/10/2000 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. - Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia. - Nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. - Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ. - Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định 1.5 Văn bản liên quan: - Nghị định 10/2002/NĐ – CP ký ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. - Nghị định 43/2006/NĐ – CP ký ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông tư 71/2006/TT – BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP ký ngày 25/4/2006 của Chính phủ. - Thông tư 50/2003/TT – BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 10/2002/ NĐ – CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ. (Nay là Nghị định 43/2006/NĐ – CP ký ngày 25/4/2006 của Chính phủ) - Công văn số 1836/SGDĐT – KHTC ngày 9/10/2006 của Sở GD – ĐT Đồng Nai về việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày Nghị định 130/2005/NĐ – CP. - Luật NSNN số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. - Luật kế toán số 03/2003/ QH 11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội và Nghị định số 128/2004/NĐ – CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước. - Quyết định 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán HCSN. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Từ những văn bản đã hướng dẫn, Trường THPT Tam Phước xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 và đã được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Nội dung xây dựng cụ thể như sau: SỞ GD - ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 01/QĐ - THPT Biên Hoà, ngày 05 tháng 01 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC ( Về việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ) HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC Căn cứ điều lệ Trường THPT quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng. Căn cứ Nghị định 10/2002/NĐ – CP ký ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ - CP ký ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT - BTC của Bộ Tài chính ký ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ký ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Căn cứ công văn số 1836/SGD- ĐT. KHTC của Sở GD - ĐT Đồng Nai ký ngày 9/10/2006 về việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP và Nghị định số 130/2005/NĐ- CP. Căn cứ tình hình thực tế của Trường THPT Tam Phước. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành quy chế về thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Trường THPT Tam Phước từ năm 2012. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những điều quy định trước đây trái với quy định này đều hủy bỏ. Điều 3: Các ông( bà) phụ trách bộ phận KHTC và các Tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Tam Phước căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện quy chế này. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Sở Tài Chính Đồng Nai; - Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai; - Kho bạc Nhà nước Thành phố Biên Hòa; - Các Phó Hiệu trưởng; - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Tam Phước; - Bộ phận KHTC của Trường THPT Tam Phước; - Lưu VP. Hồ Thị Liễu SỞ GD - ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/QC- THPT Biên Hòa, ngày 05 tháng 01 năm 2012 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC Về việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi áp dụng: Quy chế này chỉ áp dụng cho Trường THPT Tam Phước, tất cả CB - CC đang công tác tại trường kể cả nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ - CP của Chính phủ ký ngày 17/11/2000 đều được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy chế này. Điều 2: Kinh phí thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Trường THPT Tam Phước là các nguồn được cấp trên cấp và các khoản được phép thu các khoản kinh phí phải hạch toán vào sổ sách kế toán của đơn vị theo quy định hiện hành của luật Ngân sách. Việc thu chi phải dựa trên cơ sở dự toán từng năm được Sở Giáo Dục – Đào Tạo và Sở Tài chính Đồng Nai duyệt. Điều 3: Các định mức thu chi theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP và Thông tư 71/2006/TT- BTC ký ngày 9/8/2006. Quy chế này áp dụng cho năm 2012 và những năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp nhưng phải căn cứ vào sự sắp xếp của tổ chức bộ máy của nhà trường theo định mức biên chế hàng năm, tình hình chính sách tài chính của Nhà nước và kinh phí cụ thể được giao dự toán thu chi của Sở GD- ĐT Đồng Nai. CHƯƠNG II PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ CHI TIÊU NỘI BỘ Điều 4: Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương ( M6000, M6100) a, Lương tháng: Phải đảm bảo chi trả lương cho CB -CC theo quy định hiện hành. Trường hợp hạch toán đúng, đủ và tiết kiệm chi tiêu mà còn dư thì có thể căn cứ vào điều kiện kinh phí cho phép để tính thu nhập tăng thêm cho CB - CC( mức tăng thêm được cụ thể ở điều 9). b, Tiền phụ cấp: - Chi phụ cấp ưu đãi cho CB - CC theo quyết định 244/2005/QĐ - TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ mức phụ cấp ưu đãi là 30%. - Chi cho bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 12 quy ra tiết dạy theo quy định của Sở Giáo Dục – Đào Tạo Đồng Nai để thanh toán theo tiền tăng giờ (nếu đủ điều kiện ), 1 tiết bồi dưỡng tính bằng 1,5 tiết dạy bình thường, thời gian bồi dưỡng không quá 30 buổi (90 tiết). - Coi thi ở các kỳ kiểm tra Học kỳ tại trường, 1 tiết(45') coi thi tính tương đương 1 tiết dạy. - Chi cho tiết dạy hội giảng + Hội giảng cấp Trường: 1tiết dạy tính bằng 3 tiết dạy bình thường, thanh toán theo tăng giờ ( nếu đủ điều kiện). + Hội giảng cấp Tỉnh: Sở GD - ĐT chi trả. - GV quản lý phòng máy: Tính 3 tiết/tuần - GV được Sở GD – ĐT Đồng Nai điều động đi thanh tra toàn diện tính 5 tiết/1buổi - Chi cho các hoạt động chuyên môn khác( bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ) quy đổi ra tiết dạy: 3 tiết/1ngày ( kể cả thứ 7 và Chủ nhật - được Sở GD & ĐT Đồng Nai điều động). - Báo cáo ngoại khoá, chuyên đề cấp trường do trường tổ chức (đề cương, giáo án) tính theo số tiết thực tế ( Không quá 2 tiết/1 chuyên đề,1 buổi) - Tiền tăng giờ thực hiện theo đúng Thông tư 50/2008/TTLT –BGDĐT –BNV – BTC ngày 9/9/2008 của Bộ GD & ĐT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính. Tiền tăng giờ cho tạm ứng theo từng Học kỳ nhưng vẫn đảm bảo một năm học tăng giờ không quá 200 tiết, nếu quá 200 tiết phải tính theo chế độ hợp đồng thỉnh giảng. - Tiền tăng giờ của BGH, NV thực hiện theo Thông tư 08/2005/TTLT – BNV – BTC ngày 5/1/2005. - Chi tiền trực các ngày lễ, tết: 100.000 đồng/1người/1 ngày. - CB - CC được phân công hoặc tự nguyện hợp đồng trực trường ban đêm tính 300.000 đ/1tháng( Tính từ 19h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau và phải chịu trách nhiệm về bảo quản tài sản nhà trường theo quy định hiện hành ). - Họp xét thi đua CB - CC, đánh giá xếp loại học sinh ở HKI, cả năm, họp xét kết quả thi lại, rèn luyện hè : 30.000 đ/1buổi họp/1người. Điều 5: Chi trả tiền công ( M6050) - Nhân viên hợp đồng trong biên chế thì trả lương theo quy định hiện hành và phải ghi rõ trong hợp đồng chức danh, mã ngạch, hệ số lương và hệ số phụ cấp( nếu có). Điều 6: Tiền thưởng ( M6200) Mức khen thưởng áp dụng theo Nghị định 42/2010/NĐ - CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua khen thưởng. Thưởng đột xuất: CB – GV có các báo cáo, SKKN đạt loại Tốt ( cấp Tỉnh trở lên) thưởng 100.000 đồng ( trừ Hội giảng cấp Tỉnh). Điều 7: Phúc lợi tập thể ( M6250): - Chi trợ cấp cho các nhân viên trong biên chế và hợp đồng mức chi hàng tháng là 15% ( lương + phụ cấp nếu có )/1tháng/1 người ( do nhân viên không được hưởng phụ cấp ưu đãi 30% của ngành GD – ĐT. Nếu nhân viên thư viện hưởng phụ cấp độc hại theo Quyết định 2002/SGDĐT – TCCB ngày 28/10/2009 của Sở GD – ĐT Đồng Nai, nhân viên y tế hưởng 20% phụ cấp ưu đãi nghề thì không được hưởng mức trợ cấp này). - Chi tiền phép: Thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT – BTC ngày 20/10/2011. - Chi tiền nước uống cho CB - CC: 5.000đ/1người/1tháng. - CB - CC được cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ 15 ngày trở lên hoặc các lớp đào tạo dài hạn, nếu cá nhân có đơn đề nghị, nhà trường sẽ căn cứ vào thực tế và yêu cầu của lớp học để xét trợ cấp 1 lần cho cả khoá học mức tối thiểu là 100.000 đ và tối đa là 500.000 đ để CB - CC mua sách vở, dụng cụ cần thiết phục vụ việc học tập Điều 8: Các khoản đóng góp ( M6300) - BHXH , BHYT, BHTN, KPCĐ thực hiện trích nộp theo quy định hiện hành. Điều 9: Chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ (M6400) Căn cứ kinh phí còn dư do tiết kiệm chi tiêu và điều kiện thực tế của đơn vị, vào tháng 12 hàng năm nhà trường sẽ chi thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc người nào công tác tốt có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn. Cách thức thực hiện là hàng tháng các tổ xem xét xếp loại mức độ hoàn thành công việc được giao theo A,B,C,D ( tiêu chuẩn xếp loại được xây dựng thông qua Hội nghị CB - CC nhà trường ). Mức chi cụ thể: + Đối với các thành viên trong BGH : Được tính hệ số 0,8/1tháng đối với tháng xếp loại A, được tính hệ số 0,4/1tháng đối với tháng xếp loại B. + Đối với Tổ trưởng -Tổ phó, Bí thư - Phó bí thư Chi bộ, Bí thư - Phó bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch - Phó chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ: Được tính hệ số 0,5/1tháng đối với tháng xếp loại A, được tính hệ số 0,25/1tháng đối với tháng xếp loại B. + Giáo viên giảng dạy: Được tính hệ số 0,4/1tháng đối với tháng xếp loại A, được tính hệ số 0,2/1tháng đối với tháng xếp loại B. + Nhân viên: Được tính hệ số 0,3/1tháng đối với tháng xếp loại A và được tính hệ số 0,15/ tháng đối với tháng xếp loại B. + Các CB - CC trong thời gian nghỉ hậu sản theo quy định hiện hành và bệnh nằm viện tháng nào thì tháng đó được tính hệ số 0,2/1tháng. CB – CC nghỉ hậu sản trong tháng 6,7 vẫn xếp loại A. Những CB - CC đi học dài hạn không tham gia giảng dạy tại trường, nếu có xác nhận hoàn thành tốt việc học tập thì được xét như CB - CC đang công tác và hưởng mức 0,2; nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập thì không được hưởng thu nhập tăng thêm. + Nếu CB - CC tháng nào bị xếp loại lao động loại C thì tháng đó không được hưởng tăng thu nhập, trong năm tài chính bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc sinh con thứ ba thì cả năm đó không được hưởng thu nhập tăng thêm. + CB – GV – NV đảm nhiệm công tác từ tháng nào, về trường từ thời điểm nào thì được tính hưởng từ thời điểm đó. Những CB – GV – NV công tác tại trường nhưng đã xin chuyển đi trường khác hoặc đã nghỉ hưu hoặc hết tuổi lao động thì không được hưởng thu nhập tăng thêm. + Mức tiền để tính thu nhập tăng thêm là tính theo mức lương tối thiểu tại thời điểm hưởng. + Trường hợp tiết kiệm chi không đủ để chi theo mức nêu trên thì Hiệu trưởng bàn bạc cùng lãnh đạo nhà trường thông qua Hội nghị Liên tịch để tính mức chi thu nhập tăng thêm cụ thể sao cho mức chênh lệch giữa các đối tượng tương đương với các tính trên. Điều 10: Chi cho dịch vụ công cộng ( M6500) - Thanh toán tiền điện (điện dùng thắp sáng, điện dùng cho quạt, máy vi tính, thí nghiệm thực hành ...) theo hoá đơn của điện lực, sử dụng tiết kiệm, điện thắp sáng ban đêm chỉ mở từ 19h00' hôm trước và tắt trước lúc 5h00' ngày hôm sau, mức tiết kiệm phải thực hiện là 10%. Điều 11: Chi cho Văn phòng phẩm và các thiết bị rẻ tiền mau hỏng ( M6550) - Hàng quý bộ phận Văn thư, Kế toán lên kế hoạch mua VPP và các dụng cụ thiết bị rẻ tiền mau hỏng theo yêu cầu thực tế của đơn vị theo quy định hiện hành nhưng với tinh thần tiết kiệm, những trường hợp đột xuất tăng thêm phải xin ý kiến của Hiệu trưởng, khi mua về giao cho thủ kho, khi cần sử dụng lập đề nghị, yêu cầu lập sổ sách theo dõi cụ thể. - Chi VPP cho gv và lớp học : 15.000 đ/1tháng/1gv và 1 lớp. Điều 12: Chi cho sử dụng điện thoại, nối mạng, nhu cầu sách báo tạp chí cho thư viện( M6600) - Điện thoại cố định chỉ được sử dụng cho liên hệ công tác, thanh toán theo hoá đơn đúng quy định ( không trang bị điện thoại di động cho cá nhân và cơ quan ) nhưng khoán mức tiền điện thoại như sau: Hiệu trưởng: 300.000 đồng/ 1tháng, các Phó Hiệu trưởng và kế toán: 200.000 đồng/ 1tháng, Chủ tịch công đoàn và Bí thư đoàn trường: 100.000 đồng/ 1tháng . Nếu kiêm nhiệm 02 chức danh trở lên thì chỉ được hưởng chức danh cao nhất. - Nối mạng Internet phục vụ cho dạy và học chi trả theo hoá đơn đúng quy định. - Nhu cầu về sách báo, tạp chí cho thư viện gồm: Báo Nhân dân, báo Đồng Nai, Giáo dục và thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Tiền phong, Lao động Đồng Nai, Văn nghệ ( Chi theo giá của Công ty phát hành báo). Điều 13: Chi hội nghị ( M6650). Các lớp học nghị quyết, chuyên đề nếu phải mời báo cáo viên thì bồi dưỡng với mức từ 200.000 đ ->500.000 đ /1buổi /1 người ( tuỳ theo học hàm, học vị của Báo cáo viên ). Điều 14: Chi cho công tác phí( M6700) Chi cho công tác phí thanh toán theo Quyết định số 08/2011/QĐ – UBND ngày 29/11/2011 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Mọi CB - CC khi được Hiệu trưởng cử đi công tác theo yêu cầu của đơn vị thì mới được thanh toán tiền công tác phí cụ thể: + Đi công tác tại trường THPT Bình Sơn, THPT Phước Thiền: Tiền xe: 30.000 đồng/ lượt, phụ cấp công tác 70.000 đồng/1 lượt. + Đi công tác tại trường THPT Long Phước: Tiền xe: 40.000 đồng/ lượt, phụ cấp công tác 70.000 đồng/1 lượt. + Đi công tác tại trường THPT Nhơn Trạch: Tiền xe: 50.000 đồng/ lượt, phụ cấp công tác 70.000 đồng/1 lượt. + Đi công tác tại Sở GD - ĐT Đồng Nai và các cơ quan khác ở Biên Hoà (trừ trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh): Tiền xe: 30.000 đồng/lượt, tiền phụ cấp công tác 50.000 đồng/lượt. + Đi công tác tại các huyện khác trong Tỉnh chi trả theo tiền ghi trên vé xe tính theo giá xe chở khách bình thường. + Đi công tác hoặc dự các lớp tập huấn do Bộ GD - ĐT tổ chức hoặc Sở GD ĐT điều động thì được cấp tiền tàu xe, máy bay và tiền phụ cấp lưu trú theo quy định hiện hành. + Đi coi thi các kỳ thi HSG, thi TN, thi tuyển Lớp 10, thi nghề PT: chỉ tính tiền xe (một lượt đi và về) không tính phụ cấp công tác. + Đi chấm các kỳ thi HSG, thi TN, thi tuyển Lớp 10, thi nghề PT: chỉ tính tiền xe (một lượt đi và về) không tính phụ cấp công tác. Điều 15: Chi phí thuê mướn( M6750) - Việc thiếu gv do có giáo viên nghỉ hậu sản, gv đi học thì nhà trường hợp đồng giáo viên của nhà trường để giảng dạy. Mức chi trả tiền hợp đồng như sau: * Đối với giáo viên có hệ số lương 2,34 tính 35.000 đồng / tiết dạy. * Đối với giáo viên có hệ số lương trên 2,34 tính 40.000 đồng /tiết dạy. - Đối với các công việc sửa chữa mà cần người có chuyên môn, có tay nghề về công việc đó ( như sửa điện , máy móc ...) thì hợp đồng theo dạng khoán công việc và phải lập hợp đồng bằng văn bản, hoặc trả công theo giá thị trường tại thời điểm đó, mức chi trả từ 100.000 đ -> 200.000 đ/1ngày, những công việc lao động phổ thông nếu thuê làm công nhật thì trả 50.000 đ -> 90.000 đ/1ngày công. - Đối với thuê mướn xe chở CB - CC - HS để đi tham gia một số hoạt động theo yêu cầu của các cấp, chỉ hợp đồng xe trong những trường hợp thật cần thiết, thanh toán theo hợp đồng ( lập hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành). Điều 16: Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ phí ( M7000) - Chi cho các hoạt động văn nghệ, TDTT trong nhà trường, yêu cầu trước khi thực hiện phải lập kế hoạch, dự toán kinh phí, thông qua tổ chuyên môn và phải được Hiệu trưởng duyệt mới thực hiện, mức chi theo quy định hiện hành. - Chi mua sắm dụng cụ TDTT phục vụ dạy và học mỗi năm 2 lần vào đầu HKI, và đầu HKII như mua: bóng đá, bóng chuyền , bóng bàn, lưới ... 1bộ/1khối lớp. - Chi cho việc mua sắm trang phục cho gv dạy GDQP theo quy định hiện hành ( trang phục sản xuất tại Việt Nam, mức giá trung bình của thị trường tại thời điểm mua sắm ). Mua sắm trang phục cho bảo vệ: 01bộ/người/năm. - Chi làm đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy. Cụ thể: + Tranh vẽ không quá 50.000đ/1tranh khổ 60cm x 120cm. + Mô hình máy móc ... chi theo thực tế hoá đơn mua sắm, trước khi mua phải lập dự trù và khi được Hiệu trưởng duyệt mới mua. - Chi cho thi đấu TDTT, Hội thao quốc phòng, Hội khoẻ phù đổng, Bắn đạn thật mức chi theo công văn số 8313/SGDĐT – KHTC ngày 26/11/2008 của Sở GD – ĐT Đồng Nai về việc thực hiện chế độ chi đặc thù của ngành Giáo dục. - Chi bồi dưỡng dạy môn GDQP: 1% lương tối thiểu/1tiết dạy. Điều 17: Chi sửa chữa thường xuyên và mua sắm tài sản có giá trị (M6900,M9050) - Đối với tài sản là thiết bị máy móc, khi mua phải tham khảo giá thị trường, phải duyệt giá và mua sắm phải lập hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành. - Các thiết bị như máy vi tính, máy photo phải thực hiện hợp đồng bảo trì hàng năm. - Các thiết bị như máy móc hư hỏng phải lập biên bản xác định hư hỏng sau đó mua các trang thiết bị để thay thế kịp thời, chứng từ, hoá đơn phải đúng quy định nếu hư hỏng không sử dụng được nữa phải lập hồ sơ xin thanh lý. Điều 18: Chi khác( M7750) - Chi tiếp khách: Thực hiện đúng quy định hiện hành về tiếp khách khi đến công tác tại trường, không lãng phí nhưng đảm bảo có văn hoá, lịch sự, Mức chi : 35.000 đ/người /bữa ( không tiếp rượu, bia). - Chi tổ chức các ngày lễ: + Khai giảng năm học: 20.000 đ/người ( kể cả khách mời). + Lễ 20/11: 20.000 đ/người( kể cả khách mời). + Tổng kết năm học : 20.000 đ/người ( kể cả khách mời). + Trang trí buổi lễ : 250.000 đ/1lần. - Chi phí chuyển lương hàng tháng ( theo quy định của Ngân hàng). - Chi cho đi tham quan thực tế: Chi tiền xe, tiền ở, tiền chi phí cho các hoạt động liên quan đến nội dung hoạt động của đợt tham quan thực tế theo kế hoạch đã duyệt ( tiền ăn, tiền vui chơi theo yêu cầu cá nhân thì cá nhân tự lo). Đối tượng đi tham quan thực tế là các CB - CC của nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. - Chi bồi dưỡng thu chi, quản lý quỹ học phí là 1,5% tổng số tiền học phí đã thu được ( bồi dưỡng những người trực tiếp thu và cán bộ quản lý). Các nội dung chi chưa được phản ánh ở các mục trên nếu thực tế cho yêu cầu phát sinh thì sẽ được chi khi được Hiệu trưởng đồng ý duyệt. CHƯƠNG III PHƯƠNG ÁN PHÂN PHỐI THU NHẬP TÍNH TỪ NGUỒN TĂNG THU TIẾT KIỆM CHI Điều 19: Trích lập quỹ Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi đã trang trải xong các khoản chi phí, số chênh lệch còn lại từ việc tăng thu tiết kiệm chi sẽ đựơc trích lập quỹ ( theo quy định trong Nghị định 43/2006/NĐ - CP. Cụ thể: + Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : 50% + Quỹ phúc lợi: 10% + Quỹ khen thưởng: 15% +Quỹ phát triển sự nghiệp: 25% Điều 20: Việc sử dụng các loại quỹ: - Việc chi cho thu nhập tăng thêm được chi trả theo nguyên tắc làm nhiều, năng suất hiệu quả cao hưởng nhiều, làm ít, năng suất hiệu quả thấp hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Mức tính tăng thu nhập sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu và căn cứ vào kết quả xếp loại lao động hàng tháng để chi. Việc chi tăng thu nhập sẽ được tính vào tháng 12 hàng năm, hội nghị liên tịch sẽ duyệt phương án và quyết định mức chi theo điều 9 của quy định này. - 10% lập quỹ phúc lợi sử dụng cho trợ cấp khó khăn, trợ cấp đi học dài hạn, chi cho tham quan, học tập và lễ hội và mức chi phải căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc, khi thực hiện phải tham khảo ý kiến của Công đoàn. - 15% lập quỹ khen thưởng: Phải căn cứ vào kết quả xét duyệt của Hội đồng thi đua khen thưởng, mức chi theo điều 3 quy chế này. Ngoài quỹ khen thưởng như nêu trên nhà trường có thể trích kinh phí từ nguồn thu từ hợp đồng giữ xe đạp để khen thưởng, trích từ hợp đồng căn tin để thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ trong CB - CC. - 25% lập quỹ phát triển sự nghiệp dùng để mua sắm thêm các trang thiết bị thiết yếu trợ giúp cho việc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CB - CC hàng năm. CHƯƠNG IV Điều khoản thi hành Điều 21: Quy định của Trường THPT Tam Phước về thu chi nội bộ theo Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ được áp dụng từ Tháng 1/2012 và những năm tiếp theo, trong quá trình thực hiện tùy theo tình hình thực tế về KT - XH và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường sẽ được bổ sung, sửa đổi. Việc sửa đổi sẽ được thông qua hội nghị CB - CC hàng năm và phải được Hiệu trưởng ra quyết định thực hiện. CT.CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thông Minh Hồ Thị Liễu IV. KẾT QUẢ Hoàn thành công việc được giao, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho con người, hoạt động sự nghiệp. Chất lượng các công việc hoàn thành kết quả tốt. Thời hạn hoàn thành công việc đúng tiến độ, thời hạn qui định. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ và các qui định về tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh qui định pháp luật của Nhà nước. Thực hiện thành công thắng lợi sự nghiệp phát triển giáo dục. 1. Về đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên: Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên trẻ có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với công việc, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động dạy và học. Toàn bộ cán bộ - giáo viên đã đạt chuẩn. Trong đó có 12 giáo viên đã có bằng thạc sĩ và 06 giáo viên đang theo học thạc sĩ. Tính đến nay trường đạt 16,9% giáo viên đạt trình độ thạc sĩ. 2. Về cơ sở vật chất 2.1. Sử dụng điện thắp sáng Trong giờ học, giờ làm việc vẫn đủ ánh sáng, thoáng mát cho cán bộ - giáo viên – nhân viên nhưng vẫn tiết kiệm điện. Khi hết giờ làm việc, tan trường các phòng phải tắt đèn, tắt quạt, tắt nguồn điện đảm bảo các thiết bị máy vi tính, trình chiếu. Chỉ thắp đèn chiếu sáng hành lang tại những vị trí thích hợp không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. Khi sửa chữa, mua sắm các thiết bị điện cần lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện. Do quán triệt được tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí cho nên tiền điện thắp sáng phải trả trong mỗi năm đã giảm mặc dù giá điện ngày càng tăng. Cụ thể: STT 1 Nội dung Tiền điện thắp sáng Năm 2010 51.162.927 ĐVT: Đồng Năm 2011 Năm 2012 40.627.488 38.162.508 2.2 Sử dụng điện thoại bàn Chỉ sử dụng cho mục đích công, liên lạc với các đơn vị liên quan, với phụ huynh học sinh để quản lý học sinh khi học sinh vắng không có đơn xin phép do phụ huynh viết, cúp tiết, vi phạm kỷ luật… Nếu gọi đường dài thì sử dụng dịch vụ VoIP(177,171…) để tiết kiệm chi phí sử dụng. Cũng do quán triệt được tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí cho nên tiền cước phí điện thoại phải trả trong mỗi năm đã giảm. Cụ thể: ĐVT: Đồng STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tiền cước phí điện thoại 3.692.107 2.652.334 2.281.451 2.3. Về nguồn kinh phí Triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, công khai tài chính và thực hành tiết kiệm đảm bảo các chính sách và phúc lợi cho cán bộ - giáo viên – nhân viên. Thực hiện tốt chế độ tự chủ tài chính, quản lý sử dụng lao động hợp lý, đúng chuyên môn, phù hợp với nhu cầu của đơn vị nhằm phát huy năng lực và hiệu suất công tác. Do vậy kinh phí tăng giờ hàng năm đã giảm. Cụ thể: ĐVT: Đồng STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tiền tăng giờ 329.200.900 245.259.350 224.525.400 Do tiết kiệm được từ sử dụng điện thắp sáng, điện thoại bàn, tiền tăng giờ … nên tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ - giáo viên – nhân viên hàng năm cũng tăng theo. Cụ thể: ĐVT: Đồng STT Nội dung 2010 2011 2012 1 Tăng thu nhập 147.900.000 303.600.000 576.660.000 Bình quân tiền thu nhập tăng thêm 1 người như sau: ĐVT: Đồng Bình quân/người/năm Tổng số cán bộ - giáo Năm Tổng tiền viên – nhân viên 2010 147.900.000 79 1.860.000 2011 303.600.000 76 3.994.000 2012 576.660.000 78 7.393.000 Nguồn kinh phí thu nhập tăng thêm tuy không nhiều nhưng đó là kết quả của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường THPT Tam Phước được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế được xây dựng và sửa đổi theo hàng năm để phù hợp với các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Ngành và tình hình tài chính của đơn vị. Trường THPT Tam Phước xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tài chính là sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công khai minh bạch tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có tính áp dụng cao, từ đó mà đơn vị đã đạt được những kết quả thể hiện ở mức tiền thu nhập tăng thêm cho mỗi cá nhân hàng năm được tăng dần. VI. KẾT LUẬN Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ra đời đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tính tự chủ, thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính, giảm dần sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Để đạt được kết T T 1 2 3 quả tốt, đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho hàng năm phù hợp với đơn vị, mang lại hiệu quả cao trong công tác tài chính. Trong hoạt động quản lý tài chính đơn vị luôn quán triệt việc sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công khai minh bạch tài chính; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV trong đơn vị là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở từng bộ phận, từng cá nhân theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội, Quyết định số 621/QĐ – UBND ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 và công văn số 461/Ctr – SGDĐT ngày 05/04/2011 của Sở GD – ĐT tỉnh Đồng Nai về thực hiện Quyết định số 621/QĐ – UBND ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát của Thanh tra nhân dân đối với công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công khai minh bạch tài chính trong đơn vị. Công tác kiểm tra nội bộ phải được lập kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện tốt. Kiểm tra đối chiếu với tất cả các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ học phí, các khoản phí, lệ phí, nguồn thu từ căn tin, xe đạp. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; kịp thời động viên khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm trong hoạt động công tác và ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn thiếu trách nhiệm, lãng phí tiền của nhà nước đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đơn vị, tăng tích lũy cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cán bộ, công chức phải nâng cao ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật nhất là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nội bộ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ - giáo viên - nhân viên trong việc thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên lồng ghép với công tác chuyên môn đồng thời tăng cường giám sát quản lý cán bộ công chức của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi năm tài chính, để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt các kế hoạch cần được điều chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tế, có tính khả thi và phát huy hiệu quả cao nhất. Vận dụng bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ thực hành tiết kiệm chi 10% chi phí quản lý hành chính: điện thoại, điện thắp sáng, văn phòng phẩm, tạm ngưng mua sắm những thiết bị văn phòng chưa thực sự cần thiết và cấp bách, giảm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, các ngày lễ, công tác phí. Không nên chi tiết quá một số mức chi mà tùy theo tình hình thực tế và điều kiện nguồn tài chính cho phép, thủ trưởng đơn vị sẽ có quyết định phù hợp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất