Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng phần mềm quản lý học sinh học nghề phổ thông tại trung tâm ktth-hn...

Tài liệu Skkn xây dựng phần mềm quản lý học sinh học nghề phổ thông tại trung tâm ktth-hn khánh hòa

.PDF
31
492
101

Mô tả:

SKKN Xây dựng phần mềm quản lý học sinh học nghề phổ thông tại trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRUNG TÂM KTTH-HN KHÁNH HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH HỌC NGHỀ PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM KTTH-HN KHÁNH HÒA Tác giả: Bùi Văn Thúc Kèm theo: Đĩa CD Năm học: 2013 – 2014 NHẬN XÉT, XẾP LOẠI - Nhận xét: ................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. - Xếp loại: ………… Ngày …… tháng 5 năm 2014 THỦ TRƯỞNG 2 MỤC LỤC Trang 1 2 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 4 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4 1.2 Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN ............................................. 5 1.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................. 5 2.1 Cơ sở lí luận............................................................................................. 5 2.2 Thực trạng................................................................................................ 6 2.3 Các biện pháp tiến hành .......................................................................... 7 2.4 Hiệu quả của SKKN .............................................................................. 15 3 KẾT LUẬN .................................................................................................. 15 4 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 17 4.1 Mẫu sổ điểm danh và ghi điểm ............................................................. 17 4.2 Mẫu bảng điểm học kỳ 1 và cả năm học ............................................... 27 4.3 Mẫu sổ điểm cá nhân............................................................................. 29 3 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng CNTT vào thực tiễn thông qua các văn bản chỉ đạo: Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) khẳng định: “Ứng dụng và phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển”. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT và từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. Tình hình thực tế tại Trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa trong những năm qua đã giảng dạy rất nhiều nghề phổ thông cho học sinh THPT và THCS. Tuy nhiên, việc lập các loại sổ điểm cho mỗi lớp học vào đầu mỗi năm học hầu như chỉ thực hiện thủ công bằng tay. Công việc này đã gặp rất nhiều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian đồng thời chưa có tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc tin học hóa các loại sổ điểm này là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Được sự quan tâm của Ban Giám đốc và nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy, tác giả đã xây dựng ứng dụng phần mềm quản lý học sinh học nghề phổ thông tại Trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa. 4 Ứng dụng giúp quản lý và in ấn tự động các loại sổ điểm cho từng lớp học nghề của từng giáo viên áp dụng trong năm học 2013-2014 vừa qua. 1.2 Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN Xây dựng ứng dụng cho phép nhập thông tin của từng học sinh của mỗi lớp học nghề. In ấn tự động các loại sổ điểm (sổ điểm danh & ghi điểm, sổ điểm cá nhân), tính toán tự động điểm trung bình, xếp loại học lực và in ấn các loại bảng điểm cuối mỗi học kỳ của từng lớp học của từng giáo viên. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của SKKN: áp dụng cho Trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa. Thời gian nghiên cứu và triển khai ứng dụng từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Cơ sở lí luận Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến phát triển và ứng dụng CNTT như: Úc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc,... Để có được ứng dụng CNTT như ngày hôm nay họ đã trải quan rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hóa và ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục. Họ coi đây là nhiệm vụ then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế. Vì vậy học đã thu được những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y học, giáo dục,... Ở Việt Nam chúng ta cũng đã có các chương trình quốc gia về CNTT như: Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục. 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến ứng dụng CNTT trong các nhà trường thông qua các chỉ thị năm học, đặc biệt từ năm học 2009-2010 được chọn là năm học với chủ để “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo...” Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường nói chung và trong giảng dạy nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã định hướng hoạt động cho các nhà trường nhằm từng bước thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, việc tin học hóa trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống giáo dục nói chung và của trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa nói riêng. Việc triển khai SKKN này góp một phần nhỏ vào mục tiêu tin học quản lý tại đơn vị trong những năm vừa qua. 2.2 Thực trạng Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp Khánh Hòa có nhiệm vụ chính là dạy nghề phổ thông và hướng nghiệp cho học sinh các cấp học trung học phổ thông và trung học cơ sở. Vào đầu mỗi năm học, các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang sẽ chuyển học sinh sang trung tâm để học các nghề phổ thông. Học sinh theo học tại trung tâm được tổ chức lớp theo nghề học. Mỗi lớp sẽ học một nghề nhất định và sẽ không đổi trong toàn năm học. Tuần đầu tiên của năm học, giáo viên bộ môn sẽ lấy thông tin lý lịch của từng học sinh mà lớp mình giảng dạy để theo dõi và lập các loại sổ điểm (sổ điểm danh & ghi điểm và sổ điểm cá nhân). Tuy nhiên, sau khi lấy được thông tin của học sinh thì công việc lập các loại sổ điểm này bằng tay gặp rất nhiều khó khăn như: - Số lượng học sinh của một giáo viên thường lớn nên tốn rất nhiều thời gian và công sức. 6 - Công việc tính điểm trung bình cho mỗi học sinh cuối mỗi học kỳ và cuối năm học thường gặp rất nhiều khó khăn. - Sổ điểm không được sạch đẹp. - Danh sách học sinh trong các sổ điểm thường không được rõ ràng. - Việc gửi các bảng điểm về các trường có học sinh theo học tại trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn do phải làm bằng tay. - Việc sắp xếp danh sách học sinh của mỗi lớp học theo thứ tự abc cũng gặp nhiều khó khăn khi phải làm bằng tay dẫn đến khi muốn tìm kiếm một học sinh nào đó trong lớp cũng rất khó khăn. - Khi muốn lấy danh sách học sinh đăng ký thi nghề phổ thông cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với việc triển khai SKKN của tác giả trong năm học 2013-2014 đã giải quyết và khắc phục được tất cả những khó khăn của phương pháp lập thủ công truyền thống các loại sổ điểm như trên. 2.3 Các biện pháp tiến hành Để khắc phục những khó khăn của phương pháp lập sổ điểm bằng tay truyền thống như trên, tác giả đã xây dựng một ứng dụng dựa trên môi trường Microsoft Excel để giải quyết các vấn đề trên một cách tự động. Sau khi lấy được lý lịch của từng học sinh mà lớp mình giảng dạy, giáo viên sẽ sử dụng ứng dụng để nhập danh sách học sinh của lớp đó. Khi mở ứng dụng lên thì giao diện ban đầu của ứng dụng được hiển thị như hình dưới đây: 7 Hình 1: Giao diện chính của ứng dụng Với giao diện được thiết kế rất đơn giản thông qua các nút lệnh giúp cho việc sử dụng ứng dụng vô cùng dễ dàng và trực quan. Ban đầu, để tạo một lớp mới để nhập danh sách lớp, giáo viên chỉ cần nhấp chuột vào nút TẠO LỚP MỚI. Sau đó nhập tên lớp và chọn nơi lưu trữ tập tin vừa tạo (mặc định tất cả các lớp tạo ra sẽ được lưu trữ ở cùng một thư mục mở ứng dụng). 8 Hình 2: Giao diện tạo một lớp mới để nhập danh sách lớp Tiếp theo, giáo viên tiến hành nhập các thông tin lớp học (tên lớp, học sinh trường nào, tên môn) và thông tin của từng học sinh lớp đó. Tất cả các trường thông tin này có thể nhập bằng chữ thường hoặc chữ hoa đều được, khi in ra sổ thì sẽ tự động chuyển thành đúng quy định khi viết danh từ riêng. Hình 3: Giao diện nhập thông tin lớp học và học sinh Sau khi nhập xong danh sách của lớp thì tiến hành sắp xếp danh sách lớp theo thứ tự abc bằng cách nhấp chuột vào nút SẮP XẾP THEO TÊN HỌC SINH. Chương trình sẽ tự động sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo tên học sinh. Bước tiếp theo là bước quan trọng nhất – in các loại sổ điểm. Muốn in Sổ điểm danh và ghi điểm cho từng lớp, giáo viên nhấp chuột vào nút IN SỔ ĐIỂM DANH & GHI ĐIỂM. Do Sổ điểm danh và ghi điểm phải in 2 mặt trên 9 tờ giấy A4 nên chương trình đã thiết kế cho phép in lần lượt các trang chẵn, lẻ hoặc in một trang bất kỳ trong sổ điểm. Để in các trang chẵn thì nhập chữ CHAN, để in các trang lẻ thì nhập chữ LE vào hộp thoại. Để in trang bất kỳ thì nhập số thứ tự của trang đó. Hình 4: Giao diện lựa chọn trang in sổ điểm danh & ghi điểm Tiếp theo là in trang bìa của sổ điểm màu đỏ. Giáo viên tiến hành cho trang giấy màu đỏ vào máy in và nhấp vào nút IN TRANG BÌA. Trang bìa của sổ điểm danh & ghi điểm sẽ tự động in ra theo đúng mẫu quy định và đầy đủ các thông tin về lớp học, giáo viên,... Tiến hành đóng gáy sổ điểm chúng ta được cuốn sổ điểm danh & ghi điểm của lớp đó rất đẹp, rõ ràng, sạch sẽ. Để in sổ điểm cá nhân thì nhấp vào nút IN SỔ ĐIỂM CÁ NHÂN. Chương trình sẽ tự động in ra 2 tờ tương ứng hai học kỳ của mỗi lớp. Sau khi in hết mỗi lớp mình giảng dạy 2 tờ sổ điểm cá nhân và in một trang bìa sổ điểm cá nhân 10 (trang bìa màu xanh) thì tiến hành đóng thành một cuốn sổ điểm cá nhân duy nhất cho mỗi giáo viên. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên sẽ tiến hành nhập điểm cho mỗi học sinh của từng lớp vào tập tin của lớp đó tương ứng bằng cách nhấp vào nút NHẬP ĐIỂM HỌC KỲ I và nút NHẬP ĐIỂM HỌC KỲ II. Hình 5: Giao diện chương trình khi nhập điểm học kỳ 1 11 Hình 6: Giao diện nhập điểm học kỳ 2 Điểm học nghề bao gồm: điểm miệng, điểm bài thi viết, điểm thực hành và điểm kiểm tra học kỳ. Chương trình sẽ tự động tính toán điểm trung bình và xếp loại học lực theo đúng hệ số điểm và đúng quy chế điểm đã được quy định. Đồng thời sẽ tự động thống kê số lượng và tỷ lệ của từng loại theo học lực và hạnh kiểm. Sau khi nhập điểm từng học kỳ và xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh, tiến hành in các bảng điểm để gửi về trường bằng cách nhấp vào các nút in bảng điểm tương ứng. Các bảng điểm này được thiết kế theo mẫu chung nên khi gửi về trường thì có tính đồng bộ cao, đảm bảo chính xác, rõ ràng, thẩm mỹ. 12 Hình 7: Mẫu bảng điểm học kỳ 1 13 Hình 8: Mẫu bảng điểm năm học 14 Ngoài ra, chương trình còn cho phép quản lý nộp các loại lệ phí dự thi và học phí của từng học sinh theo lớp học. Đồng thời có thể kết xuất danh sách học sinh dự thi phục vụ cho công tác quản lý thi nghề phổ thông tại trung tâm. 2.4 Hiệu quả của SKKN Trong năm học 2013-2014 được sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm, tác giả đã triển khai SKKN cho toàn bộ giáo viên (23 giáo viên) giảng dạy nghề phổ thông tại Trung tâm. Sau một năm sử dụng đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tác giả đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của mỗi giáo viên về việc sử dụng ứng dụng của SKKN. Qua kết quả khảo sát có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Hầu như tất cả giáo viên tham gia giảng dạy nghề phổ thông tại trung tâm đều nhận thấy ứng dụng đã đáp ứng được yêu cầu của công việc in ấn các loại sổ điểm nghề và quản lý được lớp học dễ dàng hơn. - Giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng. Nhất là đối với những giáo viên hạn chế về tin học đều có thể sử dụng một cách dễ dàng. - Tất cả giáo viên sử dụng đều tin tưởng vào độ tin cậy của ứng dụng và muốn tiếp tục sử dụng cho các năm học tiếp theo. - Tất cả giáo viên đều hài lòng với việc sử dụng ứng dụng để in ấn sổ điểm và các loại bảng điểm của lớp mình quản lý. 3 KẾT LUẬN Qua quá trình triển khai SKKN, có thể rút ra một số kết luận như sau: Tuy là một ứng dụng nhỏ nhưng ứng dụng đã mang lại những lợi ích đáng kể trong quá trình tạo lập các loại sổ điểm nghề phổ thông tại trung tâm KTTHHN Khánh Hòa. Giúp giáo viên không phải lập các loại sổ này bằng tay (việc rất tốn thời gian, công sức và không có tính thẩm mỹ), không phải tính toán điểm bằng tay. Các loại bảng điểm chính xác, rõ ràng, sạch đẹp. SKKN được triển khai cho tất cả mọi giáo viên dạy nghề phổ thông giúp cho các loại sổ điểm tại trung tâm được đồng bộ theo một mẫu chung truyền thống đã sử dụng từ những năm trước đó. 15 Hiện tại, SKKN mới chỉ được triển khai ở trung tâm KTTH-HN Khánh Hòa, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể triển khai ở các đơn vị hướng nghiệp dạy nghề trên toàn tỉnh. Ứng dụng được cung cấp trên trang web của trung tâm (ktthtinh.khanhhoa.edu.vn) giúp cho việc triển khai ứng dụng được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời giúp cho việc cập nhật ứng dụng cũng dễ dàng và một phần giúp cho việc sử dụng website do Sở cung cấp được hiệu quả hơn. SKKN hoàn toàn có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, có thể cho phép tích hợp và quản lý điểm trực tuyến trên website của trung tâm và sử dụng các loại sổ điểm điện tử,… Tuy nhiên để làm được những việc đó đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa, đặc biệt là được sự cho phép trong cách quản lý các loại sổ điểm, cho phép thay thế các loại sổ điểm truyền thống bằng các loại sổ điểm điện tử (việc này đã được áp dụng hầu hết ở các trường sau phổ thông). 16 4 PHỤ LỤC 4.1 Mẫu sổ điểm danh và ghi điểm 17 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan