Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn xây dựng chuyên đề dạy học lịch sử 12 “những thắng lợi quân sự tiêu biểu củ...

Tài liệu Skkn xây dựng chuyên đề dạy học lịch sử 12 “những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954”.

.DOC
35
2056
75

Mô tả:

Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Mã số:………….... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 “NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946-1954” Người thực hiện: HOÀNG VĂN TÂM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn LỊCH SỬ  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014-2015 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HOÀNG VĂN TÂM 2. Ngày tháng năm sinh: 20- 04 -1973 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 18/4 khu phố 1- Đường Phạm Văn Thuận- Phường Tam Hòa – Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 6. Fax: 0613811264 (NR); ĐTDĐ: 0989008720 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn. 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Lịch sử 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1995 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Lịch sử - Số năm có kinh nghiệm: 17 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ” năm học 2009-2010 + “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12” năm học 2010-2011 + “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ” ” năm học 2011-2012 + “KĨ NĂNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN THEO VẤN ĐỀ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 19451954” năm học 2012-2013. + “TỔNG HỢP MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THEO VẤN ĐỀ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 18581918” năm học 2013-2014. 2 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” Đề tài XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 “NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946-1954” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua, để thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo viên chưa tìm được "chỗ đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và hoạt động nhóm còn hạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học. Sở dĩ, có những hạn chế nói trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân nổi bật là việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi 1 tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực hạn chế. Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung để Xây dựng chuyên đề dạy học lịch sử 12 “Những thắng lợi 3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Việc xây dựng chuyên đề những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 cũng đã được các nhóm trường thực hiện trong đợt tập huấn xây dựng chuyên đề dạy học được Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 ở các tỉnh thành phía Bắc và phía Nam, cụ thể là nhóm trường của tỉnh Vĩnh Long ở phía Nam và nhóm trường của tỉnh Hà Nam ở phía Bắc, các nhóm trường này cũng đã dựa trên các quy trình, đặc trưng của chuyên đề lịch sử để tiến hành xây dựng, tuy nhiên hầu hết các nhóm trường chỉ tập trung xây dựng chuyên đề theo hướng bổ dọc, điều đó sẽ khó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, người học khó nhận thấy những nét giống và khác biệt về hoàn cảnh, diễn biến, cách đánh, nghệ thuật chỉ đạo quân sự, ý nghĩa, vai trò của từng thắng lợi quân sự đối với cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954 và từ đó cũng sẽ khó nhận thức được bước phát triển của cuộc kháng chiến. Vì vậy, tôi đã xây dựng chuyên đề này theo hướng bổ ngang nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đây là giải pháp hoàn toàn mới so với những giải pháp mà các nhóm trường đã thực hiện. 2. Cơ sở thực tiễn Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông, những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 được trình bày trong hai bài khác nhau với những nội dung và tiết học riêng biệt, khi học tập học sinh khó thấy được những vấn đề chung, mối quan hệ với nhau, những điểm giống và khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ở mỗi chiến dịch, kết quả, ý nghĩa, vai trò, vị trí... của những thắng lợi. Vì vậy, cần phải xây dựng nội dung dạy học thành chuyên đề. Các hoạt động học được thực hiện không những vẫn đảm bảo được những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà điều quan trọng đã góp phần to lớn vào việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau: a) Xác định tên chuyên đề Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viên xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết 4 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. b) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. c) Xây dựng nội dung chuyên đề Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. d) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. 2. Dựa trên quy trình trên, tôi đã tiến hành xây dựng chuyên đề: 5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1946-1954 (Thực hiện trong 3 tiết) A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THUĐÔNG 1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954. 1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. Sau 3 tháng toàn quốc kháng chiến chống Pháp, các cơ quan Trung ương đã rút về căn cứ Việt Bắc để kháng chiến lâu dài. Lực lượng kháng chiến phát triển mạnh. Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của ta vẫn còn trong tình thế bị bao vây, cô lập. Sau gần 3 tháng mở rộng chiến tranh, thực dân Pháp đã chiếm được các đô thị và các đường giao thông chiến lược, song phạm vi chiếm đóng ngày càng mở rộng, Pháp càng khó khăn do phải dàn mỏng lực lượng. Để tiếp tục theo đuổi âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, tháng 3/1947 quân Pháp tiến công Việt Bắc nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta; chúng âm mưu giành thắng lợi quân sự tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Pháp huy động 12.000 quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc. 7/10/1947, binh đoàn dù đổ quân xuống Bắc Kạn, chợ Mới…., binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc phía đông và phía bắc. 9/10/1947: binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang bao vây Việt Bắc phía tây. Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, Đảng ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. 2. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. Bước sang 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho cách mạng nước ta có quan hệ trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới. 6 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triển mạnh. Trong khi đó, ở Pháp phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng lên cao. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, hậu phương được củng cố, lực lượng vũ trang trưởng thành. Về phía địch, sau thất bại ở Việt Bắc thu-đông năm 1947, cùng với những khó khăn về kinh tế, tài chính, Pháp càng lệ thuộc vào Mĩ, tháng 5/1949, Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Trong tình hình đó, Mĩ từng bước can thiệp sâu hơn và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ngày 7/2/1950, Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại, ngày 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ về tài chính và quân sự cho Pháp ở Đông Dương với âm mưu nắm quyền điều khiển chiến tranh xâm lược Việt Nam. Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6/1949, Pháp đưa nhiều vũ khí mới vào Việt Nam, tập trung quân ở Nam Bộ, Trung Bộ, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai mong giành thắng lợi, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây, … Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông biên giới Việt-Trung mở rộng đường liên lạc quốc tế; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. 3. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Nava không thực hiện được theo dự kiến, Nava phải điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, một “cái bẫy” nhằm thu hút chủ lực Việt Minh tới đó để tiêu diệt. Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và ở cả Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ. Nava đã tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm. Cả Pháp và Mĩ đều đánh giá Điện Biên Phủ là pháo đài “bất khả xâm phạm”. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Nava. Do Điện Biên Phủ đã trở thành khâu chính của kế hoạch Nava nên muốn làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava, làm tiêu tan ý chí thực dân, làm sụp đổ hy 7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” vọng giành thắng lợi quân sự của Pháp, quân và dân Việt Nam phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến cuối 1953, hậu phương kháng chiến của ta đã được xây dựng và được củng cố vững mạnh, đảm bảo cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến, lại có sự giúp đỡ quốc tế nhất là của Liên Xô và Trung Quốc. Quân đội Việt Nam đã trưởng thành, có đủ tinh thần và lực lượng đảm bảo cho việc giành thắng lợi ở Điện Biện Phủ, một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày nhất trong cuộc kháng chiến. Đầu 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. II. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG 1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 1. Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch. Quân ta chủ động bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối 11/1947). Ở mặt trận hướng đông: quân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Ở mặt trận hướng tây: ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh lực vào chiến trường chính. 2. Diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 Chiến dịch mở màn bằng trận đánh Đông Khê (16/9/1950) theo lối đánh công kiên, sau 2 ngày ta giành thắng lợi. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Địch thực hiện cuộc hành quân kép (cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng về) Từ 1/10 đến 8/10/1950 quân ta liên tục bao vây, chặn đánh địch và tiêu diệt gọn 2 binh đoàn gồm 7 tiểu đoàn (Thất Khê và Cao Bằng) buộc địch phải chạy khỏi Thất Khê (8/10/1950) rồi Na Sầm (13/10/1950). Việc thất bại của 2 binh đoàn, sự rút chạy các vị trí Thất Khê, Na Sầm làm cho địch hoang mang. Ngày 17/10/1950, quân địch ở Đồng Đăng rút chạy, hôm 8 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” sau là quân Lạng Sơn rồi đến Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. Trong khi đó, cuộc hành quân lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. Ở các mặt trận khác, quân dân ta ra sức thi đua giết giặc lập công, kiềm chế địch, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình. 3. Diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt Đợt 1: (từ ngày 13/3 đến 17/3/1954) Ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch. Đợt 2: (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954) Ta tiến công phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh: E1, D1, C1, C2, A1 …, chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi. Đợt 3: (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954) Ta tiến công phân khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng Đơ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của ta tung bay trên nóc hầm tướng Đơ Caxtơri. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi . III. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG 1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 1. Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng. Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo toàn; bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Điều đó, chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc. Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh lâu dài”, Chiến 9 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” thắng Việt Bắc đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, là mốc khởi đầu sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến. 2. Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản. Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. Chiến thắng Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến. Đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta từ đánh du kích sang đánh tập trung, quy mô lớn. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. 3. Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 Sau 56 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Điện Biên phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công ĐôngXuân 1953-1954 đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc. Mở đầu thời kì tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. B. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. 1.Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đề 10 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” Nội dun g Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” CHIẾN - Trình bày - Lí giải được - Xác định được thắng DỊC được vì sao lợi của ta trong H hoàn 1947, chiến dịch Việt Bắc VIỆ cảnh thực dân thu-đông 1947 đã T lịch sử Pháp tấn làm phá sản kế BẮ chiến công lên hoạch “đánh nhanh C dịch Việt Bắc? thắng nhanh” của TH Việt Pháp UBắc - Phân tích được ý ĐÔ thunghĩa của chiến NG đông dịch Việt Bắc thu194 1947. đông 1947 7 - Trình bày được chủ trương của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. - Đánh giá vai trò của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. - Trình bày được diễn biến chiến dịch Việt Bắc thuđông 1947. -Trình bày được kết quả-ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt 12 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” Bắc thuđông 1947. 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” CHIẾN - Trình bày DỊC được H hoàn BIÊ cảnh N lịch sử GIỚ khi ta I mở TH chiến Udịch ĐÔ Biên NG giới 195 thu0 đông 1950. - Lý giải được - Xác định được thắng tại sao ta lợi của chiến dịch mở chiến Biên giới thu-đông dịch Biên 1950 đã giúp ta giới thugiành được quyền đông chủ động chiến 1950. lược trên chiến trường chính (Bắc - Lý giải được bộ). vì sao ta chọn -Trình bày được diễn biến chiến dịch Biên giới thuđông 1950 - Chứng minh từ chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến - Đánh giá vị trí của chiến thắng Biên giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Đông Khê để - Lập được bảng so mở màn cho sánh điểm khác chiến dịch biệt về hoàn cảnh Biên giới. lịch sử, mục đích, cách đánh và ý - Trình bày nghĩa của chiến được chủ dịch Việt Bắc trương của 1947, Biên giới ta. 1950. -Trình bày được kết quả-ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu14 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” đông 1950 CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 - Trình bày được hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. - Trình bày được chủ trương của ta. - Trình bày được diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - Lí giải được - Phân tích ý nghĩa lịch - vì sao Pháp-Mỹ quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh và chấp nhận giao chiến với ta ở đây. - Lý giải được vì sao đầu tháng 12-1953, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới - Chứng minh chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. - Từ Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), làm sáng tỏ được các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta Đánh giá được vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ với Hội nghị ngoại giao ở Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. - Đánh giá vị trí của chiến thắng Điện Biên Phủ trong tiến trình phát triển cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975. -Trình bày được kết quả-ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 2. Câu hỏi và định hướng phát triển năng lực: 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” 2.1.Câu hỏi mức độ nhận biết: Câu 1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Câu 2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Câu 3. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 4. Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Câu 5. Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Câu 6. Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 7. Trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947? Câu 8. Trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950? Câu 9. Trình bày diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954? Câu 10. Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Câu 11. Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Câu 12. Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của Điện Biên Phủ 1954. 2.2.Câu hỏi mức độ hiểu: Câu 1. Vì sao 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc? Câu 2. Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950? Câu 3. Vì sao trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chọn Đông Khê mở màn cho chiến dịch? Câu 4. Vì sao Pháp-Mỹ quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh và chấp nhận giao chiến với ta ở đây? Câu 5. Vì sao đầu tháng 12-1953, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? 2.3.Câu hỏi mức độ vận dụng: Câu 1. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi nào của ta đã làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp? Trình bày thắng lợi đó. Câu 2. Phân tích ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947? Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi nào giúp ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ)? Trình bày thắng lợi đó. Câu 4. Lập bảng so sánh chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 theo mẫu. Nội dung Chiến thắng Việt Bắc Chiến dịch Biên giới 16 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” thu- đông 1947 thu – đông 1950 Âm mưu của địch Cách đánh cuả ta Kết quả Ý nghĩa Câu 5. Chứng minh từ chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến. Câu 6. Phân tích ý lịch sử và ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 7. Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 8. Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. 2.4.Câu hỏi mức độ vận dụng cao: Câu 1. Đánh giá vai trò của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Câu 2. Đánh giá vị trí của chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta. Câu 3. Đánh giá về vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ với Hội nghị ngoại giao ở Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Vị trí của chiến thắng Điện Biên Phủ trong tiến trình phát triển cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975? C. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến 3 chiến thắng quân sự tiêu biểu: chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 17 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” - Trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả của 3 chiến thắng. - Phân tích ý nghĩa của từng thắng lợi để thấy được bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử… - Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan. 3. Thái độ: - Giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng của mỗi thắng lợi quân sự đối với bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Trân trọng những thắng lợi to lớn mà những thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương để giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 4. Định hướng năng lực hình thành: - Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: - Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề. - Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng của các thắng lợi quân sự tiêu biểu đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp. - So sánh, phân tích các sự kiện, nội dung sự khác nhau của mỗi thắng lợi và bước phát triển của cuộc kháng chiến qua mỗi thắng lợi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu có liên quan đến chuyên đề. - Các tài liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến 3 thắng lợi quân sự tiêu biểu. - Sưu tầm lược đồ diễn biến 3 chiến dịch, tranh ảnh về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1. Giới thiệu: - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau: 18 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” - Yêu cầu học sinh trả lời: + Những hình ảnh đó gợi cho các em nhớ lại những sự kiện lịch sử nào? + Theo các em, những sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)? - Học sinh trao đổi, thảo luận với nhau và báo cáo kết quả làm việc. - Giáo viên dẫn dắt: Những thắng lợi quân sự to lớn như chiến dịch Việt Bắc thuđông 1947, chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 đã thể hiện bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 đã góp phần quyết định buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Để hiểu rõ vấn đề trên, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chuyên đề: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954. 2. Các hoạt động học tập 2.1. Hoạt động 1. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân và tập thể a. Hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. 19 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm Xây dựng chuyên đề dạy học Lịch sử 12 “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954” - Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu sau: Sau 3 tháng toàn quốc kháng chiến chống Pháp, các cơ quan Trung ương đã rút về căn cứ Việt Bắc để kháng chiến lâu dài. Lực lượng kháng chiến phát triển mạnh. Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của ta vẫn còn trong tình thế bị bao vây, cô lập. Sau gần 3 tháng mở rộng chiến tranh, thực dân Pháp đã chiếm được các đô thị và các đường giao thông chiến lược, song phạm vi chiếm đóng ngày càng mở rộng, Pháp càng khó khăn do phải dàn mỏng lực lượng. Để tiếp tục theo đuổi âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, tháng 3/1947 quân Pháp tiến công Việt Bắc nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Chúng âm mưu giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Pháp huy động 12.000 quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc. 7/10/1947, binh đoàn dù đổ quân xuống Bắc Kạn, chợ Mới…., binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vậy Việt Bắc phía Đông và phía Bắc. 9/10/1947: binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô lên tuyên Quang bao vây Việt Bắc phía Tây. Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, Đảng ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao Pháp thực hiện tấn công lên Việt Bắc 1947? + Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động gì khi tấn công lên Việt Bắc? + Trước âm mưu và hành động của Pháp, Đảng ta đã đề ra chủ trương như thế nào? - Học sinh trao đổi và phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và kết luận. b. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Giáo viên cung cấp lược đồ và đoạn tư liệu sau: Bước sang 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. 20 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015 Giáo viên: Hoàng Văn Tâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan