Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn vì chất lượng học tập....

Tài liệu Skkn vì chất lượng học tập.

.DOC
25
1162
95

Mô tả:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TÆNH ÑOÀNG NAI TRÖÔØNG THPT DAÂN TOÄC NOÄI TRUÙ  Mã số:………….. SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM VÌ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Người thực hiện : ĐÀO THỊ ÁNH TUYẾT Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục : ........................................................ Phương pháp dạy học bộ môn : ……………………… Lĩnh vực khác : .............................................................. Có đính kèm : Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Naêm hoïc 2011 - 2012 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : ĐÀO THỊ ÁNH TUYẾT 2. Ngày tháng năm sinh : 27/04/1963 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : Khu 6 – Bàu Cá – Trung Hòa - Trảng Bom - Đồng Nai. 5. Điện thoại : 0613.868367 (CQ) 6. Chức vụ : CNV 7. Đơn vị công tác : Trường THPT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất : Trung học. - Năm nhận bằng : 1999-2000 - Chuyên ngành đào tạo : Trung cấp thư viện III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Phục vụ - Số năm có kinh nghiệm : 19 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây 2 Sáng Kiến Kinh Nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ngày nay, việc giáo dục đang được nhà nước đặt lên hàng đầu, với những cuộc phát động phong trào về “thi đua học tập theo tấm gương của Hồ Chí Minh” hay “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, qua đó cho thấy ngành giáo dục đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Để thật sự hưởng ứng các phong trào đó, đòi hỏi ở thầy và trò có những kiến thức thật sự đa dạng và phong phú về đất nước, thiên nhiên, con người… về địa lí, lịch sử, toán học…bên cạnh những bài học cần có trong nhà trường, học sinh cũng cần được học tập và rèn luyện các kĩ năng mềm như khả năng giao tiếp, linh hoạt và kĩ năng thích ứng với môi trường học tập, … thư viện trong nhà trường là một kho tàng kiến thức, với đầy đủ tài liệu phong phú về các kĩ năng dùng trong trường học cũng như các kĩ năng mềm dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Với đặc thù là trường phổ thông dân tộc nội trú, các em phải sống xa gia đình, ở trong một cuộc sống tập thể, các em phải đối diện với những thử thách từ nhỏ nhất đến lớn nhất mà không có gia đình – những người thân yêu bên cạnh. Với các em sống như vậy đã là một việc khó. Về phía nhà trường đó lại là một việc khó hơn trong vấn đề dạy dỗ và định hướng cho các em, gánh nặng một lần nữa lại nặng hơn trên đôi vai của mỗi thầy cô giáo khi nhận nhiệm vụ dạy dỗ cho các em. Ngoài những giờ học trên lớp, các em cần bổ sung những kiến thức cần thiết bên ngoài mà thư viện là một trong những sân chơi bổ ích cho các em, tại thư viện, các em được đọc sách, làm bạn với sách, sử dụng máy tính tham gia vui chơi lành mạnh thông qua các chương trình do thư viện đề ra. Gần đây nhất, thư viện có ý tưởng tận dụng các tiết học khuyết để nạp thêm lượng kiến thức mới cho các em thông qua các thiết bị hiện đại bao gồm: máy tính, đĩa VCD. Thư viện lấy tên sáng kiến kinh nghiệm này là “Vì Chất Lượng Học Tập”. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Để sử dụng hiệu quả số tài liệu có trong thư viện. 3 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Với một lượng sách, báo đáng kể và một số lượng đĩa VCD, CD hiện đang tồn tại trong thư viện, cùng với việc mỗi lớp học trong nhà trường đều được trang bị máy vi tính có kết nối internet, tivi (được sử dụng như màn chiếu). Với một mục đích duy nhất của thư viện là mang vốn tài liệu này đến với người sử dụng thông qua nhiều hình thức giới thiệu sách, từ tự do tìm hiểu đến cưỡng chế tham khảo. - Để trang bị cho học sinh cập nhật chất lượng, những kiến thức liên hệ thực tiễn. Việc áp dụng các chương trình vui chơi “ring” kiến thức về sẽ giúp các em nâng cao tầm hiểu biết về thế giới bên ngoài, thiên nhiên bên ta…và sẽ giúp các em trong các kì thi ngày mang tính chất “mở” của Bộ giáo dục. - Tận dụng thời gian trống tiết khi học sinh được nghỉ. Hàng năm, thông thường các tiết học trống vì giáo viên nghỉ ốm, đi học chính trị, Đảng viên, đi học chuyên đề, đi họp hoặc giáo viên nghỉ đột xuất…số tiết không phải là ít nhưng cũng đáng kể nên thư viện muốn tập trung các em để xem CD, VCD học hỏi những thông tin bổ ích, rèn tính kiên nhẫn tự học tự tìm hiểu. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Tháng 9-10 hàng năm, thư viện trang bị cho học sinh lớp 10 mới vào trường kiến thức sử dụng thư viện, hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cho cộng tác viên thư viện và kèm theo yêu cầu: mỗi học sinh có một quyển sổ có tên “Nhật kí thư viện” và sẽ thu lại vào mỗi cuối năm. Với cuốn sổ này học sinh sẽ ghi chép những tin tức về chính trị giáo dục – xã hội, tin thế giới hoặc những mẫu chuyện ngắn trong báo Đồng Nai mà thư viện phát cho lớp hoặc khi xem phim đĩa CD, trên tin thần được mang sổ nhật kí vào thư viện. - Tận dụng giờ học sinh được nghỉ 2 tiết thì xem đĩa. Khi được nghỉ tiết, lớp trưởng hoặc lớp phó học tập lên thư viện đăng kí mượn đĩa VCD, CD về cho lớp xem, hiện nay lớp nào cũng được trang bị máy vi tính hiện đại đã kết nối internet. 4 Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phối hợp Đoàn thanh niên kể chuyện tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức hội thi “Gia và Giáo” cho học sinh tại thư viện học kì 1 vào dịp 20-10 và 8-3 trong học kì 2 của năm học. Hội thi này do nhóm cộng tác viên thư viện tố chức thực hiện khối 12 giám sát và làm giám khảo, khối 11 là dẫn chương trình, khối 10 là đối tượng dự thi. Trong tinh thần Gia đình, Giáo dục và giới thiệu sách theo chủ đề của tháng III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Giúp cho học sinh có kiến thức sâu rộng để áp dụng cho bài thi có kiến thức mở cũng như những kiến thức ngoài giáo khoa hay rèn luyện thực hiện kỷ năng sống hay được xem thời sự chính trị xã hội, lịch sử thế giới, những mục giáo dục hay những tin ngắn để giúp các em trong cách làm văn nghị luận xã hội, văn tự sự. - Thực hiện từ học kì 2, khối 10 đã xem được 19 lượt đĩa VCD Mê Công kí sự. (có đính kèm tên VCD các lớp đã xem) - Đặc điểm của trường là trường nội trú, các em sinh hoạt ăn ở và học tập tại trường cho nên việc giúp các em tập trung trong lớp vào giờ nghỉ tiết sẽ giúp tránh được những việc tiêu cực như việc sinh lòng tham với các vật giá trị của bạn, đi chơi internet, khi về phòng hay gây gỗ đánh nhau, tổ chức ăn nhậu, hút thuốc,đánh bài … - Số lượng học sinh tham gia hướng dẫn sử dụng thư viện: Lớp 10A1 ngày 14-9-2011 là 31/31 tỉ lệ 100% Lớp 10A2 ngày 15-9-2011 là 31/34 tỉ lệ 91,17% Lớp 10A3 ngày 21-9-2011 là 31/36 tỉ lệ 86% Lớp 10A4 ngày 12-10-2011 là 24/29 tỉ lệ 82,75% Một số học sinh vắng vì ốm, và một số trường hợp lưu ban đã học từ năm trước. - Cộng tác viên khối 10 ngày 29/30-12-2011 được trang bị nghiệp vụ thư viện. - Số lượng học sinh khối 10 tham gia xem đĩa “ Mê Công Kí Sự” là 70%. - Số lượng tham gia hội thi “Gia Và Giáo” các lớp tham dự 100%, nhưng lượng khán giả còn hạn chế vì chỉ tổ chức trong thư viện. 5 Sáng Kiến Kinh Nghiệm IV. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ - KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để thư viện được hoạt động tốt hơn và đúng với vị trí của một thư viện trường học cấp 3, đề nghị: - Lãnh đạo nâng cao tầm quan trọng cũng như trách nhiệm, quyền lợi nhiệm vụ của tổ trưởng thư viện. - Các giáo viên trong nhà trường quan tâm tạo điều kiện phối hợp để thư viện hoạt động hiệu quả tốt hơn. - Áp dụng cho học sinh khối 10 trường PTTH. V. KẾT LUẬN Trên đây là bài báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và đã được tiến hành, thực hiện dựa trên kế hoạch đề ra từ đầu năm học của thư viện. Bước đi đầu tiên luôn gặp những khó khăn, vất vả nhưng cùng với sự cố gắng không biết mỏi mệt của thư viện cùng các cộng tác viên đã thu hút được phần đa học sinh tham gia vào các chương trình do thư viện tổ chức. Tuy nhiên kết quả thu được còn khá khiêm tốn, nhưng thư viện thiết nghĩ nếu các chương trình này được đầu tư đúng mực, đúng tầm trong khâu tổ chức như số lượng câu hỏi, ban giám khảo và đặc biệt hơn là phần thưởng cho các em v.v..cùng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, học sinh nhà trường và thư viện thì sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Giáo viên trong nhà trường đóng một vai trò rất lớn trong việc làm tư tưởng cho các em cũng là tấm gương để các em học tập và noi theo, học sinh luôn dõi theo từng bước đi của thầy cô, nên từng lời nói, thái độ, hành động của các thầy cô có sức ảnh hưởng lớn đến học sinh, vì vậy khi thầy cô khuyến dụ học sinh tham gia vào các chương trình sẽ có kết quả rất lớn. Thư viện thật sự rất cần sự chỉ đạo của tổ trưởng thư viện và sự hợp tác của giáo viên và học sinh trong nhà trường để “vì chất lượng học tập” được đi vào thực tiễn một cách quy mô hơn, tốt đẹp hơn, thư viện muốn mượn câu hỏi của Bác Hồ kính yêu của chúng ta để tạm kết lại bài báo cáo này đó là: “ĐOÀN KẾT ĐOÀN KẾT ĐẠI ĐOÀN KẾT THÀNH CÔNG THÀNH CÔNG ĐẠI THÀNH CÔNG” 6 Sáng Kiến Kinh Nghiệm  PHẦN MINH CHỨNG: BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯ VIỆN A. NỘI QUY THƯ VIỆN Thư viện là kho tàng tri thức của nhân loại là phúc lợi của giáo viện công nhân viên và học sinh trong nhà trường. Vì vậy, bạn đọc đến thư viện phải có trách nhiệm bảo vệ thư viện và thực hiện đúng các điều như sau: I. Thời gian làm việc II. Sáng: từ 7h30 – 11h20 Chiều: từ 14h – 17h Đối với bạn đọc: 1. Thực hiện nếp sống văn hóa không nói chuyện riêng, không mượn sách quá hạn, nếu xem chưa xong thì phải đến thư viện gia hạn, nếu trễ nộp phạt 500đ/ngày/ bản sách. Giữ gìn trật tự, vệ sinh, không ăn bánh, kẹo trong thư viện. 2. Đọc sách báo xong phải xếp ngay ngắn, để lại đúng chỗ. Sách ở trong tủ kính muốn đọc phải báo với thủ thư trước khi mở tủ lấy sách. 3. Không tự ý vào khu vực thủ thư, không mang túi sách hay sách báo riêng vào thư viện, nếu mang sách báo riêng phải trình với thủ thư khi mang đến và khi mang về. 4. Bạn đọc mượn sách về phải có thẻ thư viện, mỗi lần được mượn 1 – 3 quyển, thời gian mượn là hai tuần. Giáo trình, tài liệu tham khảo giáo viên có thể mượn theo năm học và đến kì kiểm kê phải trả thư viện. Sau đó mượn lại. 5. Bạn đọc phải giữ gìn sách báo cẩn thận không được ghi chép, vẽ, cắt, xé. Mọi hư hỏng do bạn đọc gây ra phải bồi thường như sau:  Sách giáo khoa: Làm mất bìa phải đền: 2000đ/quyển Làm mất sách hay tự ý xé phạt theo giá bìa  Sách tham khảo: Làm mất bìa phạt 3000đ/quyển 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Làm mất đền gấp đôi giá bìa B. SỬ DỤNG TỦ MỤC LỤC Toàn bộ tài liệu của thư viện được phản ảnh đầy đủ qua hệ thống mục lục chữ cái và mục lục phân loại.  Muốn tìm một tên sách hay một tác giả đã biết, bạn đọc tìm đến mục lục chữ cái ở các ô phích thích hợp theo mẫu tự A,B,C… bắt đầu của tên tác giả hoặc tên sách. Ví dụ: Tác giả Nguyễn Du thì tìm vần N Tác phẩm “Thơ ca giải phóng” thì tìm vần T - Muốn tìm tài liệu về các ngành khoa học, bạn cần tìm ở mục lục phân loại theo kí hiệu thích hợp ở các ô phích… Xem bảng kí hiệu phân loại sách 0. Tổng loại 6. Kĩ thuật 1. Triết học, tâm lí học, logich học 63. Nông nghiệp 2.Chủ nghĩa vô thần, tôn giáo 7. Nghệ thuật 3K. Chủ nghĩa Mac – Lê Nin 7A. Thể dục, thể thao 3.Xã hội chính trị 8. Nghiên cứu văn học 4.Ngôn ngữ học 9. Lịch sử 5.Khoa học tự nhiên & toán học 91. Lịch sử 5A Nhân chủng học Tác phẩm văn học 61. Y học – y tế Chú ý: Các phích trong tủ mục lục đã được sắp xếp có thứ tự, bạn đọc chỉ cần lật nhẹ các phích để tìm, tránh làm xáo trộn vị trí rút phích ra ngoài Chọn được tài liệu rồi, bạn đọc cần làm phiếu yêu cầu để mượn sách (có ghi đầy đủ kí hiệu xếp giá ở trên, góc trái của phích). C. HƯỚNG DẪN ĐỌC SÁCH, BÁO Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thì đọc sách cũng là một phần thiết yếu để việc đọc sách được tốt thì chúng ta cần phải biết cách đọc, đọc như thế nào?, đọc ra sao? … để đáp ứng những điều trên thì thư viện hướng dẫn các bạn đọc sách như sau: 8 Sáng Kiến Kinh Nghiệm  SÁCH, TÀI LIỆU 1. Đọc sách có kế hoạch, có suy nghĩ, có phê phán và biết áp dụng vào thực tiễn học tập. 2. Đọc sách theo mục đích đề ra từ trước 3. Đọc sách có ghi chép, phân tích và theo hệ thống nội dung phương án trong tài liệu. Vì chỉ qua ghi chép, phân tích các nội dung chủ yếu của sách mới được khắc sâu. 4. Đọc có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời. 5. Đọc xen kẽ giữa các bộ môn, đọc sách là một dạng lao động trí óc khá căng thẳng và chống mệt mỏi. Do đó việc thay đổi nội dung đọc là một cách nghỉ ngơi tích cực nhất, chính đây là biện pháp để nâng cao hiệu suất khi đọc sách, báo. 6. Đọc đủ mọi thứ thì không nên, chỉ cần đọc những cái gì đáp ứng được các vấn đề nảy ra trong tâm hồn ta.  BÁO, TẠP CHÍ Tạp chí, báo chí đọc tại chỗ, đọc xong sách xếp ngăn nắp. Tôi rất mỏng manh và rất quý Bạn đọc tôi xin đừng mạnh tay Đừng viết vào trang giấy Đừng làm rách và nhất là đừng cắt những trang bạn thích Vì tôi còn phục vụ nhiều bạn khác nữa  THỰC HÀNH 9 Sáng Kiến Kinh Nghiệm BÀI 2: CÔNG TÁC THƯ VIỆN Nội dung chương trình gồm 2 phần: I. Phần 1: Một số văn bản liên quan đến thư viện trường học 61, 01/2003, quyết định của Bộ Giáo Dục ban hành: Quản lí một số sổ cần thiết: Có 6 sổ cần quản lí: 1. Sổ đăng kí tổng quát 2. Sổ đăng kí cá biệt 3. Sổ đăng kí sách giáo khoa 4. Sổ mượn sách của giáo viên 5. Sổ mượn sách của học sinh 6. Sổ thống kê bạn đọc II. Phần 2: Nghiệp vụ 1. Công tác thư viện trường học 2. Xây dựng vốn sách, báo 3. Đăng kí sách, báo 4. Mô tả ấn phẩm (sách) 5. Phân loại sách 6. Mục lục thư viện 7. Tổ chức kho sách và bảo quản sách báo 8. Tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách báo 9. Công tác thư mục trong thư viện trường học 10.Tổ chức thư viện và báo cáo III. Thực hành 10 Sáng Kiến Kinh Nghiệm BÀI 3: ĐĂNG KÍ SÁCH BÁO Ý NGHĨA: Sách báo trong thư viện nhà trường là tài sản của nhà nước, của thầy, cô giáo và học sinh. Sách, báo không những có giá trị về kinh tế mà còn là vốn tri thức của loài người. Vì vậy muốn quản lí tốt thư viện, nhất thiết phải đăng kí từng ấn phẩm vào sổ tài sản để theo dõi và kiểm kê. Dựa vào sổ đăng kí chúng ta có thể biết số lượng, chất lượng sách, báo có trong kho. I. Đơn vị đăng kí:  Đơn vị đăng kí sách là một bản sách  Tạp chí có từ 48 trang trở lên mới được tính là một đơn vị đăng kí (nếu dưới 48 trang phải đóng thành tập theo từng quý) II. Yêu cầu:  Sổ đăng kí phải thống nhất trong toàn ngành  Khi vào sổ phải sạch sẽ, rõ ràng tránh nhầm lẫn khi tẩy xóa phải báo cáo với phụ trách và đóng dấu thư viện vào chỗ tẩy xóa.  Sách giáo khoa vào sổ riêng.  Giữ gìn bảo quản, sổ đăng kí cẩn thận  Sau khi kiểm tra phải kí nhận vào chứng từ, đóng dấu vào trang tên sách và trang 17. III. Phương pháp đăng kí 1. Sổ đăng kí tổng quát: có 3 phần  Phần 1: ghi tổng số sách nhập: mỗi dòng là một hóa đơn  Phần 2: ghi tổng số sách xuất  Phần 3: ghi số lượng sách hiện có trong từng học kì, năm học 1. Sổ đăng kí cá biệt: có 11 cột, mỗi tên sách một dòng 2. Sổ đăng kí giáo khoa: mỗi trang là một tên sách 3. Sổ mượn sách giáo viên: mỗi dòng là một tên sách 4. Sổ mượn sách học sinh: mỗi dòng là một tên sách 11 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 5. Thống kê bạn đọc: ghi số lượt bạn đọc. IV. Thực hành tại thư viện BÀI 4: MÔ TẢ SÁCH Mô tả ấn phẩm (sách) viết phách Nội dung mô tả bao gồm các yếu tố mô tả được chia thành 6 khu vực lớn và một hệ thống kí hiệu dấu quy định đặt trước mỗi khu vực và mỗi yếu tố 1. Các khu vực và các yếu tố mô tả:  (=): dấu bằng: đặt tên sách sóng đôi  (:): dấu 2 chấm:chi tiết bổ sung cho sách, minh họa  (/): dấu gạch chéo: tác giả.  (._): dấu chấm, gạch ngang: hết khu vực  (,): dấu phẩy: ngăn cách trong khu vực  (.;): dấu chấm, dấu chấm phẩy: khổ sách  (+): dấu cộng: tài liệu kèm theo. 2. Các dấu hiệu ngăn cách quy định cho các khu vực và các yếu tố: SƠ ĐỒ MÔ TẢ SÁCH THEO I.S.B.D 12 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mô tả ấn phẩm: căn cứ vào trang tên sách để mô tả, ít nhất phải có 6 khu vực mô tả, phải trực diện ấn phẩm. Mô tả có 2 hình thức.  Mô tả đầy đủ theo tên tác phẩm: dành cho sách có 4 tác giả trở lên  Mô tả đầy đủ theo tên tác giả: dành cho sách có từ 1-3 tác giả  Thực hành: mô tả MÔ TẢ CHÍNH THEO TÊN TÁC GIẢ MÔ TẢ CHÍNH THEO TÊN TÁC PHẨM 13 Sáng Kiến Kinh Nghiệm BÀI 5: PHÂN LOẠI ẤN PHẨM 1. Mục đích: phân loại là sắp xếp sách lên giá kệ, xếp phích vào tủ mục lục có hệ thống để phục vụ có hiệu quả, phải trực diện tài liệu, ấn phẩm để phân loại. Trong phân loại có 2 hình thức:  Phân loại chữ cái gồm:33 chữ cái: A,Ă, Â,B, C, …  Phân loại môn loại gồm : 17 dẫy cơ bản. Theo bảng phân loại 2. Các kí hiệu phân loại cần ghi gồm:  Kí hiệu phân loại đầy đủ, được ghi vào phía dưới góc phải của phích mô tả như ghi phân số: : sách văn học tác giả Đỗ Bình Trị  Kí hiệu mục lục  Kí hiệu xếp giá 3. Thực hành 14 Sáng Kiến Kinh Nghiệm BÀI 6: ĐƯỜNG ĐI CỦA SÁCH Để xử lí kĩ thuật có hiệu quả, các bạn cần nắm được cơ bản đường đi của sách, từ khi bổ sung về thư viện cho đến đưa ra phục vụ, các bước được tiến hành như sau: 1. Kiểm sách với hóa đơn để ghi vào sổ tổng quát. 2. Đóng dấu thư viện vào trang 1 (trang tên sách) và trang 17 theo quy định. 3. Dán nhãn vào góc trái của sách ( cạnh gáy sách) để ghi mã số: trên ghi môn loại, dưới ghi số ĐKCB. Ví dụ: sách huớng dẫn môn địa lý thì ghi: 9/Đ312L. 4. Mô tả sách ( ấn phẩm). (để viết phích) 5. Phân loại sách (ấn phẩm). (để xếp sách) 6. Vào sổ ĐKCB theo số thứ tự viết vào từng bản sách. Mỗi bản sách được ghi 2-3 lần số ĐKCB: ngoài nhãn, trang 1 & 17. Rồi xếp sách lên giá theo thứ tự, và đem phích xếp vào tủ mục lục đã có sẵn 7. Huớng dẫn sử dụng thư viện: thư viện chia làm 2 phần: phòng đọc và kho.  Trong phòng đọc có thể hiện các phần như sau:  Nội qui thư viện  Tủ phích ( còn gọi là tủ mục lục)  Danh mục sách mới  Bảng huớng dẫn sử dụng tủ mục lục  Kho thư viện: nơi để sách chia làm 3 kho  Sách giáo khoa  Sách giáo viên nghiệp vụ  Sách tham khảo tự nhiên  Sách tham khảo xã hội 8. Giới thiệu sách, soạn thư mục sách 9. Thực hành 15 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Các đĩa VCD đã được xem Đĩa 3: Đĩa 4: Đĩa 5: Tập 11: Lan Thương đệ nhất vịnh Tập 12: Thạch Cổ Trấn Tập 13: Châu Đại Lí Tập 14: Hồ Nhĩ Hải Tập 15: Nam Giang/Thượng Nguồn sông Hồng Hà Tập 16: Làng Ven Sông Lan Thương Tập 17: Thành Phố Sông Giang Tập 18: Tây Song Bản Nạp Tập 19: Thành Phố Cảnh Hồng/ Đô Thị Của Xứ Thái Tập 21: Thảo Nguyên Hoang Dã Tập 23: Thảo Nguyên Diễm Lê: Xứ Sở Đầu Nguồn Của Mê Tập 24: Khái Quát Miền Trung Lưu Huyền Bí Tập 27: Bacran Vĩ Đãi Và Mandalay Cổ Kính Tập 29: Sơn Trần ở Tam Giác Vàng Tập 31: Sơn Đảo Hoang Vu Tập 33: Xuôi Về Cố Đô Cổ Kính Tập 36: Lung Linh Thạt Luồng Tập 37: Vườn Phật Bên Sông Tập 40: Thà Khạc Công Đĩa 6: Đĩa 7: Đĩa 8: Đĩa 9: Đĩa 10: Tập 41: Xavannakhet Tập 42: Non Nước Nam Lào Tập 43: Mặt Hồ Lãng Đãng Tập 44: Đền Đá Điêu Tàn Đĩa 11: Tập 45: Kampony Cham 16 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tập 46: Ngôi Đền Cổ Hoang Vắng Tập 47: Kartie Tập 48: Cuộc Săn Lùng Cá Heo Trên Sông Mê Công Chương trình Hội thi “Gia Và Giáo” Nhân dịp, kỉ niệm ngày hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam 20/10. Thư viện tổ chức hội thi “gia và giáo” lần 1 năm học 2011-2012. Ngoài mục đích là giới thiệu sách và giúp các bạn tìm hiểu kiến thức về kĩ năng sống để xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực và tạo sân chơi vui nhộn cho các bạn sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi. Đến với hội thi ngày hôm nay, chúng ta hãy dành một tràng pháo tay cho cô Thư viện và các chị lớp 12 là ban tổ chức và 2 đội chơi của chúng ta với khán giả có mặt ngày hôm nay. Thể lệ cuộc thi: 8 bạn dự thi sẽ bốc thăm chia làm 2 đội và tự đặt tên cho đội mình, sau đó giới thiệu các thành viên trong đội mình và tên cá nhân tham gia. S PHƯỢNG T HỒNG Lớp Câu Điểm S HỌC TRÒ Lớp Câu Điểm 10a1 10a1 10a2 10a4 5 10 7 2 0 0 2 0 2 T T T 1 Ngọc Điệp 2 Thị Lãnh 3 L.T.Thủy 4 Thu Thảo Tổng cộng 10a3 10a3 10a2 10a2 8 9 11 6 1 2 1.5 1 5.5 1 T.T.M.Thu 2 Ban Văn Phú 3 Ka’ Tuyên 4 Ka’ Dinh Tổng cộng Nội dung: hội thi gồm 3 vòng: 2 câu hỏi dành cho khán giả sau mỗi vòng thi Vòng 1 Thể lệ như sau: để biết đội nào lên trả lời câu hỏi trước thì bốc thăm 17 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Vòng thi này các bạn ở 2 đội chơi lần lượt từng thành viên lên “hái 1 bông hoa” để trả lời.Trong mỗi bông hoa đều có 1 câu hỏi với nội dung về chuyên đề tháng 10, 20/10 và nội quy thư viện. Mỗi câu trả lời chính xác nhanh đạt tối đa 2điểm, còn chậm mất dần điểm số. Ban Giám Khảo sẽ lắng nghe và quyết định điểm số. Điểm tối đa của mỗi đội trong vòng 1 là 8 điểm + 2 điểm lời giới thiệu hay của đội mình và có chuẩn bị tiết mục văn nghệ. Câu hỏi: Câu 1: bạn hãy cho biết ngày hội liên hiệp phụ nữ được thành lập vào ngày tháng năm nào? ĐA: 20/10/1930 Câu 2: bạn hãy cho biết tên của một nữ anh hùng đã đi vào lịch sử, chị là một người con của vùng đất Đỏ - bà rịa vũng tàu? ĐA: Võ Thị Sáu Câu 3: bạn hãy cho biết Hướng dẫn sử dụng thư viện có mấy phần? kể ra từng phần? ĐA: có 3 phần, 1 nội quy thư viện, hướng dẫn sử dụng mục lục, hướng dẫn đọc sách Câu 4: bạn hãy cho biết trong nội quy thư viện có mấy điều? bạn hãy đọc một đoạn mà bạn quan tâm đến thời gian mượn – trả? ĐA: có 5 điều và điều 4 thời gian mượn – trả là 2 tuần Câu 5: có người mang 3 quả tim mà vẫn được xem là người bình thường. Đó là ai? ĐA: là người phụ nữ mang thai cặp song sinh Câu 6: bạn hãy cho biết khu nhà ăn gồm có mấy cô chú CNV, có thể kể tên 3-5 tên trong số cô chú đó? ĐA: 12 (chú Băng, cô Lí…) Câu 7: bạn có thể kể ra 3 ngày liên tiếp mà không có tên là thứ 2,3,4,5,6,7, chủ nhật? ĐA: hôm qua, hôm nay, ngày mai Câu 8: bạn hãy hát một bài hát có từ “cô”- “mẹ”? Câu 9: bạn đã may mắn nhận được phần quà? 18 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Câu 10: bạn hãy cho biết lớp 12A3 làm lao động vệ sinh sáng ở khu vực nào? ĐA: sân bóng chuyền Câu 11: bạn hãy cho biết hướng dẫn đọc sách có bao nhiêu điều và bạn đọc 1 điều ngắn nhất? ĐA: có 6 điều, đọc sách có trọng tâm, trọng điểm kịp thời Câu 12: bạn hãy cho biết trong trường PTDTVT thầy Sô đang làm chức vụ gì? ĐA: phó bí thư đoàn trường VÒNG 2: THỬ TÀI TRÍ NHỚ: Mỗi đội sẽ được nghe qua 10 tựa sách, do MC của chúng ta giới thiệu, sau đó 1 thành viên của đội đại diện lên đọc lại tên của các tựa sách mà các bạn đã được nghe. Các bạn chú ý là tên các tựa sách phải đúng mới đạt điểm, và điểm cho mỗi quyển sách đúng là 1 điểm. ĐỘI: HỌC TRÒ ĐIỂM SỐ 1. Truyện kí: người mẹ cầm súng 1....................... 2. Hỏi và đáp về: cuộc đời và sự nghiệp của CTHCM 1....................... 3. Phép lịch sự hàng ngày ......................... 4. Học cách sống để lạc quan để thành công ......................... 5. Rèn luyện nghị lực để lập thân ......................... 6. 101 mẹo vặt trong gia đình ......................... 7. Nối vòng tay yêu thương ......................... 8. 365 ngày biết sống 1....................... 9. Lời nói đúng lúc ......................... 10. Bí quyết pha chế sinh tố và nước ép trái cây 1....................... Cộng: 4 ĐỘI: PHƯỢNG HỒNG 1. Cẩm nang y học với sức khỏe mọi người 1....................... 2. Những người phụ nữ thành đạt 1....................... 3. Một bài học một cuộc đời 1....................... 4. Chúng con cần có mẹ ......................... 5. Cùng tô điểm cuộc sống 1....................... 19 Sáng Kiến Kinh Nghiệm 6. Hãy can đảm và tốt bụng 0.5.................... 7. Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi ......................... 8. Cẩm nang gia đình 1....................... 9. Hỏi đáp về tài nguyên môi trường 1....................... 10. Nghệ thuật trang trí rau câu ......................... Cộng: 6.5 Vòng 3: NĂNG KHIẾU. RÈN KĨ NĂNG SỐNG Mỗi đội làm 2 tấm thiệp để chúc mừng ngày Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam, thang điểm dựa trên sự đẹp, sáng tạo của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi tấm thiệp đạt yêu cầu đạt điểm tối đa là 5 điểm. Hãy viết vào thiệp và đọc truyền cảm những lời chúc hay nhất. Vòng này lấy ý kiến khán giả cho vòng thi này. Phượng Hồng: 8 điểm Học Trò: 10 điểm TỔNG CỘNG 3 VÒNG THI Đội PHƯỢNG HỒNG: 6.5 + 6.5 + 8 = 21 ĐIỂM Đội HỌC TRÒ: 3 + 4 + 10 = 17 ĐIỂM Để hội thi được tốt hơn xin ghi nhận đóng góp tích cực của quý đọc tham dự ủng hộ và luôn chúc sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp. Còn bây giờ xin tạm biệt và hẹn gặp lại lần sau…. Trảng Bom, ngày 16 tháng 10 năm 2011 Phụ trách thư viện Đào Thị Ánh Tuyết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng