Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn về thư viện trong trường thcs...

Tài liệu Skkn về thư viện trong trường thcs

.DOC
24
134
128

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "VỀ THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG THCS" PHẦN I : MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan: Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh...góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61, quyết định 01 của BGD&ĐT, thông tư 30 TTLB, thông tư 05//VP. Pháp lệnh thư viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. 2. Lý do chủ quan : Trường THCS (nơi tôi đang công tác), tỉnh Hải Dương. Hiện tại trường có 46 cán bộ, giáo viên. Có 23 lớp học tổng số 795 em học sinh. Sáu mươi năm, cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện từng ngày càng được củng cố và ngày càng được phát huy. Góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập tuy còn rất nhiều những khó khăn về cơ sở vật chất, không có phòng đọc chỉ là một cái kho chứa sách mà hầu hết lại là sách lạc hậu, rách nát. Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhất là ban giám hiệu(BGH) đã quyết tâm xây dựng thư viện trở thành thư viện đạt chuẩn cấp tỉnh. Năm học 2004- 2005 TV tiếp tục được công nhận là thư viện tiên tiến. Năm học 2006 – 2007 được sở giáo dục và đào tạo về thẩm định xét công nhận thư viện xuất sắc. Giờ đây thư viện trường đã được đặt trong một toà nhà đẹp đẽ khang trang. Với một phòng kho rộng rãi và hai phòng đọc riêng biệt. Tổng số sách trong thư viện gần 7000 bản sách với trên 658 tên sách các loại. Ngoài ra còn có 20 loại báo và tạp chí... Hàng năm tổng số vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quĩ khác nhau, làm cho kho sách ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Hơn nữa trong những năm qua việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì vai trò của sách lại càng trở lên quan trọng hơn trong hoạt động dạy và học. Nhằm khai thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ số lượng giáo viên và học sinh tương đối đông( so với các trường trong huyện). Thư viện đã tiến hành thực hiện bằng sáu biện pháp để phấn đấu thư viện trở thành thư viện xuất sắc, Đáp ứng thoả mãn nhu cầu về văn hoá đọc. PHẦN II: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI a. Nhiệm vụ của đề tài : Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách tham khảo, sách giáo khoa, báo ... trong thư viện, cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo. Từ thực tế thư viện có nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. Vậy muốn duy trì và giữ vững được danh hiệu thư viện tiên tiến với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường.Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học.Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách... b. Giới hạn của đề tài : Đề tài viết có kết quả thực tế. Tôi đã kết hợp với tổ công tác thư viện, các đoàn thể và các tổ chuyên môn. Đề tài này được áp dụng cho các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, các trường có thư viện. Nhất là những trường đang phấn đấu thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc. (TVĐC, TVTT,TVXS ) . PHẦN III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận : Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng . Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học.Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. Từ năm 1981 đến nay thư viện trường luôn giữ vững danh hiệu thư viện đạt thư viện tiên tiến . 2.Cơ sở thực tiễn : a.Thư viện có cơ sở vật chất khang trang : - Phòng của thư viện đạt đúng tiêu chuẩn thư viện trường học (TVTH) theo quyết định 01 của BGD và ĐT. Có phòng kho, phòng đọc sách của giáo viên, phòng đọc của học sinh đẹp đẽ khang trang và thoáng mát. - Sách: có sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách nghiiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học sinh được sử lý nghiệp vụ theo từng phân môn. (môn toán, môn văn học, hóa học...) - Báo, tạp chí, át lát, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: Gần hai chục loại báo các loại, các báo của nghành, báo giáo dục thời đại, báo thiếu niên, báo phụ nữ....Các chuyên san và tạp chí “Sách thư viện trường học, toán học tuổi trẻ, văn học tuổi trẻ ...” - Phương tiện nghe nhìn: Có hai máy đã được nối mạng, việc sử lý kỹ thuật, cho học sinh, giáo viên mượn đọc... đều làm trên máy. - Tủ giá đựng sách báo, bàn ghế cho học sinh và giáo viên ngồi đọc đúng qui định của bộ giáo dục và đào tạo ( BGD-ĐT) . b. Người phụ trách công tác thư viện có trình độ đại học, ham học hỏi, năng động sáng tạo và cầu tiến. Biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn thư viện. Tâm huyết, hăng hái nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác được giao . c. Có ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt ... d. Được sự quan tâm của các cấp trên, các ban ngành và các đoàn thể. Thư viện có được như ngày hôm nay là sự kết hợp của cả hội đồng giáo dục với thư viện, đã đẩy mạnh các hoạt động thư viện bằng các biện pháp sau : 3. Các biện pháp tiến hành : a. Biện pháp thứ nhất: Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước. * Căn cứ vào quyết định 61, quyết định 01 của BGD- ĐT ban hành ngày 2 -1- 2003 và QĐ số 01/ 2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 29-1-2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/ QĐ-BGD&ĐT. Gồm có 5 tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn thứ nhất về sách, báo, tạp chí bản đồ tranh ảnh, băng đĩa sách giáo khoa...Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật... + Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất : Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của quyết định 01, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng...có tủ giá chuyên dùng trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có hai máy vi tính đã được nối mạng, máy nghe nhìn, rất thuận tiện cho việc khai thác các dữ liệu. Có bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ theo dõi sự phát triển của kho sách... + Tiêu chuẩn thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện. + Tiêu chuẩn thứ tư về tổ chức hoạt động: Hiệu phó trực tiếp phụ trách công tác thư viện, cán bộ thư viện có trình độ về chuyên môn công tác thư viện, có tổ cộng tác viên thư viện, hàng năm có kinh phí để hoạt động. Hoạt động của thư viện phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên, với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên truyền giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới... + Tiêu chuẩn thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trong thư viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách đúng nghiệp vụ thư viện... + Tiêu chuẩn cuối cùng là nắm vững Pháp luật thư viện, ban hành năm 2000 gồm 7 chương và 31 điều. Đó là những qui định chung về công tác thư viện, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện, tổ chức và hoạt động thư viện, đầu tư phát triển thư viện, quản lý nhà nước về thư viện. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu về cơ sở vật chất. Trước hết phải tổ chức tốt kho sách, nâng cấp trang thiêt bị như bàn ghế, tủ giá, vốn tài liệu các loại phải phong phú, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, được phân chia theo từng kho riêng biệt ( Sách giáo khoa- Sách tham khảo- Sách giáo viên- Sách thiếu nhi- Sách giáo dục đạo đức và sách pháp luật). Đây là một công tác rất quan trọng vì nó góp phần nâng cao việc sử dụng sách báo được thuận tiện. Việc tổ chức hoạt động hợp lý đã giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng. b. Biện pháp thứ hai : Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất trong đó có một việc là bổ sung sách báo kịp thời. Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Đầu năm học, cuối học kỳ, đầu học kỳ hai tôi mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của thày, trình độ học tập của trò trong năm học. Ưu tiên bổ sung sách cho các lớp thay sách, lớp đầu cấp. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, tôi đã chủ động gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy, gặp các em để biết được các thày cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và phù hợp vối lứa tuổi, trình độ chuyên môn. Mặt khác tôi còn thường xuyên liên hệ, dựa vầo các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ, sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thày cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện. c. Biện pháp thứ ba : Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách Cách làm một bài giới thiệu sách theo chủ đề như sau: + Phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu . + Tìm sách cho phù hợp với nội dung chủ đề giới thiệu, đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu sắc. + Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Nêu một số thông tin đặc điểm hình thức của sách: Gồm có lời nói đầu, tóm tắt giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền. Quyển sách gồm có bao nhiêu chương, phần, tập... Phân tích từng chương phần đó, nêu bật cho độc giả hiểu rõ nội dung của tác phẩm. Từ đó sẽ gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú, kích thích cho độc giả muốn tìm đọc ngay cuốn sách. + Giới thiệu, phân tích nội dung và nghệ thuật cuốn sách: Đây là phần chính của tác phẩm. +Phần kết của tác phẩm: Nêu bật được giá trị nghệ thuật, tính giáo dục. Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào. + Kết quả: Sau lần giới thiệu, cuốn sách sẽ có rất nhiêu độc giả đến tìm và mượn đọc, thậm chí ngay sau buổi giới thiệu, sẽ có nhiều độc giả tìm mượn ngay. Số lượt người mượn đọc lần sau tăng dần lên so với lần (TTGTS) trước đó. *Tôi tích cực tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề bằng những hình thức: + Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể, các cuộc họp của tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, trong các cuộc họp hội đồng nhà trường, đọc trên loa phát thanh trong chương trình ca khúc măng non, trong những cuộc họp phụ huynh học sinh. Đặc biệt là thư viện trường tôi đã đưa tài liệu tham khảo, truyện...xuống tận các lớp học. Công việc này do các em trong tổ cộng tác viên thư viện đảm nhiệm. Các em lên thư viện mượn trả vào các ngày thứ 3 hàng tuần, và đã trở thành nề nếp rất tốt. Số vòng quay của sách và số lượt người đọc đã tăng lên từ 95% đến 100%. Tôi thường xuyên hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức... Nhằm mục đích gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy, kích thích sự tò mò, lòng ham mê đọc sách của người đọc.Tôi dựa vào nhiệm vụ của năm học mà làm chuyên đề. +Tháng 10-2008 tôi đã viết và làm chuyên đề về giới thiệu sách mới theo chủ đề: Chào mừng năm học mới vào tuần đầu của năm học. Chuyên đề này do cán bộ thư viện, tổ cộng tác viên thư viện giới thiệu. Nội dung của chuyên đề giới thiệu sách mới của bộ giáo dục, các sách của nhà xuất bản giáo dục phát hành như cuốn Giới thiệu sách mới tháng 10 - 2008 "Sách tham khảo tham khảo của bộ giáo dục”. Đây là sản phẩm trí tuệ của các nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân các nhà nghiên cứu lý luận phê bình, các nhà khoa học có uy tín đối với độc giả trong và ngoài nước. Cũng trong tháng 10 tôi tiếp tục giới thiệu sách với các thày cô giáo và các em học sinh cuốn sách Gia Lộc Văn hiến, chỉ đạo và biên tập Huyện Uỷ Gia Lộc. Trưởng ban biên tập là đồng chí Nguyễn Văn Vĩ - UV Ban thường vụ huyện uỷ- phó chủ tịch UBND huyện Gia Lộc. Nội dung cuốn sách, thể hiện khái quát về mảnh đất và con người Gia Lộc. Những truyền thống văn hoá, tiềm năng kinh tế - xã hội của quá khứ, Giới thiệu sách ngày 15 -10 -2008 cũng như trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Cuốn sách giúp cho nhân dân trong huyện và bè bạn gần xa hiểu biết phần nào những nét chính về truyền thống văn hiến của quê hương Gia Lộc. + Tháng 11 tôi tiếp tục giới thiệu sách với các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2008 . Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 20-11-2008, do cô thư viện giới thiệu và hai em trong tổ cộng tác viên đọc trong các giờ ra chơi. Nội dung của bài giới thiệu “ Giới thiệu bộ sách truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam’’. Và tác phẩm "Cô sẽ giữ cho em mùa xuân". Do bộ GD&ĐT, hội nhà văn Việt Nam, công đoàn giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục tổ chức thành công tốt đẹp. Trong bộ truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Có thể nói, nhân vật ngươì thày đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con người. Phê phán cái xấu, Giới thiệu sách nhân ngày nhà giáo việt nam 20 -11 - 2008 cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng, đó là điều các tác phẩm hướng tới. Để hình ảnh người thày được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có. Không ít các tác phẩm dự thi được chính các tác giả trong nghề giáo viểt ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn giảng, mà ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thày,vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu,biết thông cảm sẻ chia...Những chuyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thày trò cao cả. Dù nhân vật người thày ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người trở con thuyền giáo dục của nước nhà, là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Tháng 12 tôi tiếp tục giới thiệu sách với các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12-2008. Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 22-12-2008, do cô thư viện giới thiệu cuốn sách “ Nhật ký nhà giáo vượt trường sơn” của nhà văn Võ Tề do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2006 được đông đảo các bạn độc giả mến mộ. Nhật ký nhà giáo vượt Trường Sơn gồm ba phần. + Phần 1: Vượt Trường Sơn ra tiền tuyến. + Phần 2: Hoạt động trên chiến trường khu 6. + Phần 3: Thư của nhà giáo Liệt sĩ Võ Tề gửi về gia đình. Cuốn sách cũng đem lại cho người đọc sự xúc động bởi những dòng tâm sự từ người thân của nhà giáo, liệt sĩ Võ Tề đầy yêu thương và tiếc nhớ. cuốn sách khắc thêm trong trái tim tuổi trẻ hôm nay một nét son và một tấm lòng và nhân cách đáng để chúng ta học tập. Tháng 3 tôi tiếp tục giới thiệu sách với các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày quốc tế phụ nữ Việt Nam 8-3-2009. Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 8-3-2009, cô thư viện giới thiệu. Em Vân Hằng, Dạ Thảo đọc trong giờ ra chơi. Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh hùng. Tác giả là Đặng Vinh sưu tầm và biên soạn. Do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành năm 2006. Sách dày 204 tr khổ 20,5 cm. Gọn và nhỏ xinh rất thuận tiện cho chúng ta tìm đọc. Ngoài bìa là dòng chữ Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh hùng màu trắng in đậm trên bìa sách nền nâu sẫm có hoạ tiết hoa văn của hình ảnh trống đồng xa xưa, trông thật là giản dị và dễ thương. nhưng lại rất là huyền thoại . Trong tháng 3 tôi còn làm nhiều thư mục “ Tuyển chọn những bài thơ, bài luận, tài liệu hay viết về mẹ” của rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết và sáng tác. Được hội đồng sư phạm, các em học sinh tìm đọc say xưa. Trong tháng 3 tôi làm thêm chuyên đề giới thiệu sách nói về đoàn thanh niên CSHCM. đó là hai cuốn sách Nhật ký Đặng thuỳ Trâm và Mãi Mãi tuổi hai mươi. Giới thiệu vào ngày sinh hoạt tập thể 26- 3-2009. Tháng 3 tôi còn tìm tài liệu và trưng bày những sách viết về Đảng- Bác Hồ kính yêu. Chuẩn bị tài liệu cho cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”. Tháng 4 tôi tiếp tục giới thiệu và triển lãm sách với các thày cô và các em học sinh nhân ngày 30 - 4 ngày đất nước giải phóng, ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5-2009. Chuyên đề này làm đúng ngày kỷ niệm mít tinh sinh hoạt tập thể 19-5-2009, cô thư viện giới thiệu cuốn sách “ Bác Hồ kính yêu của chúng em” của nhà văn Trần Viết Lưu. Do nhà xuất bản giáo dục phát hành năm 2006. Các bài viết được cô thư viện và tổ cộng tác viên giới thiệu theo từng chuyên đề. Ví dụ 1: Đây là chuyên đề giới thiệu sách mới: “Mỗi tuần một cuốn sách” Giới thiệu sách ----o0o---Giới thiệu sách theo chủ đề về: Nhà giáo Việt Nam 20-11-2008 Giới thiệu bộ truyện chon lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Kính thưa các thày cô giáo. chào tất cả các em! Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong chương trình giới thiệu sách mới của tháng 11. Cuốn sách tôi mang đến cho các thày cô và các em là bộ sách: Truyện chon lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Đây là những câu chuyện được lựa chọn từ- Cuộc thi viết truyện ngắn về nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo, hội nhà văn Việt Nam. Công đoàn giáo dục Việt Nam và nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức đã thành công tốt đẹp. Sau gần năm tháng phát động cuộc thi. Ban tổ chức đã nhận được hơn 3500 tác phẩm của gần 3000 tác giả ở 64 tỉnh thành trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài gửi đến. Điều đó chứng tỏ sức thu hút mạnh mẽ của cuộc thi về đề tài nhà giáo Việt Nam, là nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhiều đối tượng xã hội. Từ khối lượng tác phẩm dự thi dồi dào kể trên. Có thể nói, nhân vật ngươì thày đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ, trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con người. Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng, đó là điều các tác phẩm hướng tới. Để hình ảnh người thày được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn có. Không ít các tác phẩm dự thi được chính các tác giả trong nghề giáo viết ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn gỉảng, mà ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thày, vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu, biết thông cảm sẻ chia...Với mong muốn chuyển tải được thông điệp trên đến bạn đọc. Nhà xuất bản Giáo dục đã lựa chọn từ hơn 3500 tác phẩm dự thi để chọn ra 855 truyện có nội dung tốt nhất và từ 855 truyện này, ban tuyển chọn( Gồm nhiều nhà văn và chuyên gia văn học) đã tiếp tục lựa chọn trên 400 tác phẩm đã in thành bộ sách nhằm phục vụ bạn đọc. Bộ sách gồm 18 cuốn, có tên chung là: Chuyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đây, một số chuyện đã được chuyển thể sang hình thức kịch bản, sân khấu để các đoàn nghệ thuật, các cơ sở Giáo dục và đào tạo trong cả nước tổ chức dàn dựng, tham gia: Hội diễn sân khấu chào mừng tháng tôn vinh Nhà giáo Việt Nam (Tháng 11-2008). Bạn đọc có thể thưởng thức các vở kịch, nói, chèo, cải lương... trên vào dịp hội diễn, cũng có thể tìm đọc kịch bản trong bộ sách Tuyển tập kịch bản về Nhà giáo Việt Nam của nhà xuất bản Giáo dục và đặc biệt, có thể tìm đọc nguyên bản những truyện ngắn được chuyển thể thành kịch trong 18 tập Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam. Những chuyện ngắn được tuyển chọn trong bộ sách này có thể có những chi tiết còn gượng ép, tình huống còn mờ nhạt, văn phong chưa hẳn đã lôi cuốn người đọc, song đều ấm áp tình đời, tình người, tình thày trò cao cả. Dù nhân vật người thày ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt, và những người trở con thuyền giáo dục của nước nhà là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Đây là bộ truyện gồm 18 cuốn xin trân trọng giới thiệu với các thày cô giáo và các em học sinh nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11- 2008. Mỗi cuốn mang một cái tên riêng: Đó là, cuốn Khung của chữ, Bình minh trong ánh mắt, Bản tình ca mùa xuân, Ngày trở về, Mùa cát nổi, Giáo giới trường tôi liệt truyện, chuyến xe cuối cùng đã đi qua, Mùa của ngày hôm qua, Vằng vặc một tấm lòng, Một mình chơi chốn tìm, Cô sẽ giữ cho em mùa xuân, Thiên thần không có cánh, Bác tạp vụ và ông giám đốc sở, Ngẩng đầu lên đi em, Một truyền thuyết, Mạnh hơn 113, Nẻo Khuất, Hoa mẫu đơn. Đây là bộ Giới thiệu sách 20-11-2008 sách được đông đảo nhiều bạn đọc trong cả nước quan tâm. Bộ sách này của gần 3000 tác giả biên soạn. Độ dày của những cuốn sách này từ 224tr - 227tr cùng khổ là 13x20,5cm, do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 7- 2008.Đây là những cuốn sách được chọn trong cuộc thi viết về Nhà giáo Việt Nam mở ra với qui mô toàn quốc, lớn nhất từ xa tới nay. Bìa của những cuốn sách mang màu sắc khác nhau, tên của sách thật giản dị, nét chữ rất dễ thương... Hình ảnh ngoài bìa rất sống động, rõ nét làm cho chúng ta gợi nhớ về những kỷ niễm xa xưa thật khó quên. Với dòng chữ Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam màu đen thật là khiêm tốn, được in nổi bật trên những sắc màu khác nhau của bìa sách. Có phải đây là ý đồ của tác giả Đặng Hồng Vân người trình bày bìa và thiết kế sách muốn cho chúng ta thấy đây là sự giản dị, mộc mạc chân chất của người thày giáo. Của nghề cao quí nhất được xã hội tôn vinh. Mỗi truyện ngắn như một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình... Tìm lại mình với những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thơ, bạn bè, trường lớp, thày cô... Nhiêù truyện ngắn đã trở thành những kỷ niệm sâu sắc của người viết người đọc, trở thành nhân chứng của một thời. Đôi khi đó là một sáng tác đầu tay tài hoa của một cây bút mới xuất hiện. Đôi khi đó là câu chuyện đúc kết cả một đời của nhà văn tên tuổi. Khi lại là quà tặng của thượng đế mà trong cuộc đời cầm bút nhà văn bắt gặp một lần. Kính thưa các thày cô giáo và các em học sinh thân mến ! Mỗi câu chuyện đưa ta đến một miền quê khác nhau, một gia đình, một tình huống, một mối quan hệ... ở đó có rất nhiều điều bổ ích, những điều cần học hỏi, chia sẻ cảm thông. Để biết được hình ảnh những thày cô giáo, những người học sinh thân yêu, lúc ở hoàn cảnh này, khi ở hoàn cảnh kia...Lúc còn là thày giáo hay khi đã nghỉ hưu. Họ là ai, là người như thế nào? Chúng ta hãy tìm đọc những câu chuyện "Bài học đầu đời trang 93 trong cuốn sách Khung của chữ, Người học trò cá biệt trang 7 trong cuốn Bác tạp vụ và ông giám đốc sở, Người thày trang 202 trong cuốn Một truyền thuyết... Đọc xong chúng ta thấu hiểu cái mất mát về thể xác, về tinh thần của các thày cô giáo, những cô cậu học trò bé bỏng. Họ đã chịu thiệt thòi như thế nào? Thầm lặng hy sinh ra sao? Tiếp cận với bộ truyện này chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về những thành tựu của ngành giáo dục đã đạt được. Và các thày cô giáo chính họ là người viết lên những bản tình ca, những trang sử hào hùng của dân tộc. Sẽ là một thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc tới cách thể hiện nội dung nghệ thuật của bộ truyện chọn lọc này. Các tác giả đã viết bằng những câu văn khi dài khi ngắn, lúc trầm lắng vô tư, khi dạt dào cảm xúc. Cách kể chuyện như lời thủ thỉ tâm tình, đúng như tâm sự của nhà văn. Có thể nói cả cuốn sách là một mạch cảm xúc đằm thắm sâu lặng tình người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đọc một lần rồi nhớ mãi không thể quên. Cuốn sách giáo dục cho mọi người lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, ý chí vươn lên không mệt mỏi trong học tập hay trong giảng dạy và rèn luyện. Chúng ta mẫi mãi không bao giờ quên những tấm gương của những bậc tiền bối, những thày cô giáo đã ghi lên những trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi vào tượng đài lịch sử. Dù thời chiến hay trong hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bước chân của các thày các cô vẫn không bao giờ dừng bước. Họ mãi mãi là niềm tin yêu của Tổ quốc và nhân dân. Là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo. Tóm lại: Những trang sách, bài văn, bài thơ, bài báo tạp chí viết về hình ảnh Nhà giáo Việt Nam còn rất nhiều. Các bạn hãy đến thư viện tìm đọc. Biết đâu với sự nhạy cảm riêng của mỗi người, các bạn sẽ thấy những nhận thức, những phát hiện mới lạ hơn, hay hơn so với những điều tôi đang nói. Kính thưa các thày các cô, các em học sinh! Muốn học tốt dạy tốt các môn, thày giáo và học sinh không có con đường nào khác là đọc sách. Mục đích đọc thêm một cuốn sách, hiểu thêm một cuộc đời. Góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, thực hiện tốt quyết định 61, 01 của Bộ giáo dục và đào tạo. "Đọc đi em những cuốn sách trên tay Lúa xanh mượt cánh cò bay lả Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ Cũng bắt đầu từ trang sách hôm nay". Thưa các quí vị cùng các em! Nếu dòng sông cứ mượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tươi tốt thêm ruộng đồng thì một cuốn sách hay làm tươi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người đọc. Với tham vọng rất muốn giới thiệu hết tất cả các loại sách báo có trong thư viện với các bạn. Song thời gian có hạn. Với hy vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay mọi người sẽ tìm đọc bộ truyện này, và giới thiệu cho rất, rất nhiều người khác cùng đọc để cảm nhận được những cái hay cái đẹp của mỗi câu chuyện. Xin chào các thày cô giáo cùng toàn thể các em, hẹn gặp lại các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau. Xin trân trọng cám ơn. Bài giới thiệu ngày 20-11-2008. Ví dụ 2: Chuyên đề ngày 8-3- 2009 Điểm một số sách viết về chuyên đề người phụ nữ Việt Nam. Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang. I.Các sách được điểm: * Hai bà Trưng. Tranh của Lê Nam, lời An Cương. Truyện tranh lịch sử Việt Nam. In lần thứ tư, NXB Giáo dục, 2006.31 tr, 20,5 cm * Bà Triêụ. Tranh củaTạ Huy Long, lời An Cương. Truyện tranh lịch sử Việt Nam.In lần thứ ba, NXB Giáo dục, 2006. 31 tr, 20,5 cm * Lớn lên trong trái tim của Mẹ. Bùi Xuân Lộc. NXB Trẻ, 2006.143tr,20,5cm * Những gì mà con mãi mãi cần đến. Nhiều tácgiả, Hải Châu dịch. NXB trẻ, 2006.151 tr,20,5cm * Tình yêu của mẹ. Nguyễn Thị Bích Nga dịch. NXB Trẻ,2006.151tr,20,5cm * Hãy biết yêu thương Mẹ. Lại Thế Luyện tuyển dịch.NXB Trẻ,2006.146tr,20,5cm * Hãy mở cửa trái tim.Thương Huyền tuyển dịch. NXB trẻ,2006.149 tr,20,5cm. * Lòng tốt là một món quà. Bích Nga dich. NXB Trẻ,2006.143tr,20,5cm * Đôi tay của mẹ. Hương Lan dịch. NXB Trẻ, 2006.143tr,20,5cm * Ngày của Mẹ. Mai Hương dịch. Tủ sách những điều kỳ diệu trong cuộc sống.NXB Lao Động - Xã hội, 2006.162tr,20,5cm. * Phút dành cho Mẹ. Spencer Joohnn,M.D. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,2007.143 tr,20,5 cm. * Phút dành cho Cha. Spencer Joohnn,M.D. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,2007.175 tr,20,5 cm. * Bà Ngoại. Ma Văn Kháng. Tập truyện ngắn. NXB Kim Đồng,2007.251 tr,20,5 cm. * Người Mẹ của một thiên tài. Chu Trọng Huyến. tái bản.NXB Thuận Hoá,2006.151 tr,20,5 cm. * Huyền thoại Người mẹ Việt nam anh hùng. Đăng Vinh sưu tầm và biên soạn. NXB Hội nhà văn.2006.293 tr.20,5 cm. * Từ bầu sữa Mẹ dân gian. Nguyễn Xuân Lạc. NXB Trẻ, 2005, 185 tr, 20,5 cm. II. Những tài liệu được tuyển chọn và giới thiệu: * Lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam. * Phụ nữ Việt Nam mở nước. * Chân dung 10 gương mặt Phụ nữ Việt Nam. * Những đóng góp của Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử. * Chuyên đề Phụ nữ Việt Nam xưa và nay. * Người Phụ nữ Việt Nam trong huyền thoại. * Gương mặt những Phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua các thời kỳ. * Vinh danh Phụ nữ truyền thuyết Việt Nam. * Thơ Xuân Quỳnh tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử. III. Nội dung bài điểm sách: Kính thưa các thày cô giáo. Các em học sinh thân mến! Sắp đến ngày 8-3 ngày quốc tế phụ nữ. Để hiểu biết thêm về truyền thống phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các thày cô và các em, một số sách tham khảo và một số chuyên đề viết và ca ngợi người phụ nữ Việt nam qua từng thời kỳ, trong từng giai đoạn lịch sử. Đây là những tác phẩm viết và ca ngợi những người Mẹ. Khi nói về người Mẹ Hồ Chủ Tịch dã nói "Non sông gấm vóc Việt nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". và câu ca: " Dù đi cuối đát cùng trời Không bằng nghe thấy những lời Mẹ ru". Cuộc đời con người bắt đầu từ Mẹ. Lịch sử Việt nam cũng bắt đầu từ Mẹ. Có lẽ không ở đâu trên trái đất này, khái niệm Mẹ Tổ Quốc lại đúng như ở Việt Nam" Nghe mới thân thương dịu ngọt và trìu mến làm sao! Mẹ việt Nam từ ngàn đời, như biểu tượng cao quí khắc sâu vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Mẹ đã đi vào trang sách con nhỏ, vào lời ru, câu hát, vào những vần thơ thấm đượm tình người, tình đời và thật đúng như vậy. Mẹ là Mẹ của ta. Mẹ là truyền thuyết Việt Nam. Hình ảnh Mẹ Việt Nam là chiếc áo nâu màu bùn giản dị, là cánh cò lặn lội ven sông, Mẹ là sự ẩn dụ hy sinh, Mẹ là cánh diều biếc, là tiếng hát ru con những trưa hè. ở trong hoàn cảnh nào, bất cứ đâu Mẹ là tiếng gần gũi nhất và định nghĩa nào về Mẹ cũng đẹp. Cũng ở Mẹ con tìm thấy những gì nồng nàn, ấm áp, ấm áp đến vô cùng. Thật vậy. " Không có hoa hồng, không có tình yêu/ không có Mẹ không có anh hùng", thi ca thế giới khắc hoạ hình ảnh Mẹ đẹp, ngọt ngào và cao quí như thế. Dẫu rằng, tiếng gọi thân thương nhất, ngọt ngào nhất, thường xuyên nhất của trẻ thơ là "Mẹ ơi". Ngọt ngào như những gì Mẹ yêu thương trao tặng, như thể dòng sữa Mẹ ngọt ngào, lời ru êm đềm, vòng tay ấm áp. Khi gặp những bất trắc, khổ đau, không có một thống kê cụ thể nhưng phần lớn chúng ta vẫn gọi "Mẹ ơi". Mẹ là một người cụ thể, gần gũi nhất và duy nhất được gọi như thế, gọi những bậc siêu nhiên, ở đâu có Mẹ là ở đó có anh hùng. Khi nói về Mẹ, viết về Mẹ và nghĩ về Mẹ...có rất nhiều lời ngợi ca. Có rất nhiều sách để chúng ta tìm đọc trên thư viện nhà trường có hàng trăm cuốn sách cho các thày cô và các em tham khảo. Trong buổi giới thiệu sách hôm nay chúng tôi chỉ đem đến một số cuốn có liên quan trực tiếp đến hình tượng người phụ nữ Việt Nam. Trước tiên đó là cuốn Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh hùng. Tác giả là Đặng Vinh sưu tầm và biên soạn. Do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành năm 2006. Sách dày 204 tr khổ 20,5 cm. Gọn và nhỏ xinh rất thuận tiện cho chúng ta tìm đọc. Ngoài bìa là dòng chữ " Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh hùng" màu trắng in đậm trên bìa sách nền nâu sẫm có hoạ tiết hoa văn của hình ảnh trống đồng xa xưa, trông thật là giản dị và dễ thương. nhưng lại rất là huyền thoại. Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Phần tổng quát. Bao gồm các bài phát biểu, bài viết ca ngợi người phụ nữ Việt Nam anh hùng qua các cuộc mít tinh, kỷ niệm, thi đua chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc. Phần II: Huyền thoại người Mẹ Việt Nam anh hùng qua các thời đại. + Thời xa xưa. + Thời kỳ chống pháp. + Thời kỳ chống Mỹ. + Thời kỳ đổi mới. Và cuối cùng là tài liệu tham khảo. Nội dung sách phản ánh phần nào hình ảnh người Mẹ Việt Nam anh hùng có phần mang tính huyền thoại qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Cuốn sách khắc hoạ chân dung những bà Mẹ Việt Nam tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc từ xa xưa cho tới hiện nay. Chân dung của các Mẹ được thể hiện với những nét sinh hoạt đời thường, sống gắn bó với cộng đồng dân tộc, nhưng cũng luôn hết sức hết lòng vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt là sự nhấn mạnh làm nổi bật những công lao, những thành tích to lớn, sự chịu đựng khó khăn, gian khổ và cả những mất mát đau thương mà các Mẹ phải gánh chịu vì độc lập và phồn vinh của đất nước. Cuốn sách này là món quà trân trọng dành tặng các Mẹ Việt Nam anh hùng. Thưa thày cô và các em! Trên đây tôi chỉ điểm qua vài nét đại thể, vài bài viết, vài chi tiết . Còn đầy ắp những điều thú vị và bổ ích trong hàng trăm cuốn sách viết về Mẹ trên thư viện nhà trường. Hãy đến với thư viện! Hy vọng những cuốn sách mà tôi chưa kịp giới thiệu hôm nay sẽ được chúng ta đón đọc. Giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn hình ảnh Người phụ nữ Việt Nam. Buổi giới thiệu sách hôm nay đã khép lại. Chúc thày cô mạnh khoẻ thành đạt và hạnh phúc. Chúc các em học sinh trong toàn trường mỗi em là những bông hoa đẹp trong vườn hoa xuân của trương THCS ... Xin cảm ơn các thày cô và các em. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại! - Hình thức tiếp theo đó là tuyên truyền trực quan: Kể chuyện theo sách. Triển lãm sách. Biểu ngữ thư viện. Tôi tổ chức cho các em sưu tầm những câu danh ngôn lời hay ý đẹp về thư viện làm thành khẩu hiệu, sưu tầm tranh ảnh dưới dạng báo tường, báo ảnh kiểu an bom, dán theo từng chủ đề treo ở lớp học, trưng bày trong những ngày sinh hoạt tập thể, để trên Thi kể chuyện theo sách tháng 3 - 2009 phòng đọc, phòng họp hội đồng...Tất cả những hình thức TTGT trên là phương thức phục vụ giúp cho bạn đọc tiếp cận với các loại sách báo có trong thư viện . Thư viện đã duy trì được nề nếp đọc sách báo trong giáo viên và học sinh. Có qui định cụ thể lịch mượn, đọc cho mỗi khối lớp, cho từng giáo viên trong trường theo lịch thống nhất đó là những ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong tuần. Riêng ngày thứ 3 tổ cộng tác viên lên thư viện mượn và trả sách cho lớp của mình. Mặt khác tôi còn sử dụng nhiều hình thức TTGT nữa như: Biên soạn thư mục, tuyên truyền giới thiệu sách trên loa phát thanh của nhà trường...Buổi tuyên truyền này cứ vào thứ hai tuần đầu của tháng là các em ở trong đội tuyên truyền ca khúc măng non đọc trên loa phát thanh vào giờ ra chơi. Tuần đầu của năm học mới tôi bố trí cho các em học sinh lớp 6 đầu cấp vào tham quan thư viện một buổi.Được trực tiếp cầm cuốn sách, tờ báo đọc các em rất náo nức phấn khởi. Ngay sau buổi tham quan này có nhiều em đến thư viện đăng ký làm thẻ đọc luôn. Ngoài ra tôi còn xếp lịch đọc cho các em từng khối lớp đọc sách vào tiết3, tiết 4 buổi chiều thứ 5 hàng tuần . Trừ những ngày tôi bận họp hội đồng. Tổ chức cho các em trong toàn trường đọc sách ngay sau buổi lao động. +Kết quả cụ thể năm học 2008 -2009 : - Khối 6 : Đạt 100 mượn đọc - Khối 7 : Đạt 99,3 mượn đọc - Khối 8 : Đạt 98,7 mượn đọc - Khối 9 : Đạt 97,5 mượn đọc Cho học sinh khối 6 vào tham quan và đọc sách tại thư viện tháng 9 - 2008 d. d. Biện pháp thứ tư: Tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ kết phối hợp của các đoàn thể, vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng làm công tác thư viện. - Đó là sự kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Ban giám hiệu, các đoàn thể coi công tác thư viện là một công tác quan trọng vì nó góp phần không nhỏ vào giáo dục toàn diện. Chi bộ Đảng giám sát chỉ đạo công tác thư viện trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên, ban phụ trách đội luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư viện đã làm. Phân công , chuẩn bị về con người, góp ý xây dựng chuyên đề, buổi tuyên truyền giới thiệu sách. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường...đạt được kết quả và rất thành công - Kết quả cụ thể: Từ đầu năm học đến nay thư viện đã tuyên truyền, giới thiêu sách theo từng chủ đề mà nhà trường phát động được 5 lần và đã thành công tốt đẹp. Buổi giới thiệu được BGH duyệt và xen vào trong buổi sinh hoạt tập thể của nhà trường. Vào buổi chào cờ đầu tuần, giữa giờ ra chơi...Sau mỗi lần làm chuyên đề phong trào mượn đọc tăng lên rõ rệt. Số người đọc lần sau tăng dần lên so với lần (TTGTS) trước đó. - Thống kê số người đọc hàng tháng : Tháng khối 6 khối 7 khối8 khối 9 10 87,0 % 86,0 % 85,0 % 86,0 % 11 95,0 % 89,0 % 91,0 % 90,5 % 12 96,8 % 96,5 % 94,5% 93,5 % 1 97,5 % 97,8% 95,1 % 95,0 % 2 98,0 % 98,3 % 97,3 % 97,0 % 3 100 % 100% 99,4% 98,1% e. Biện pháp thứ 5 của tôi trong việc thúc đẩy thư viện hoạt động đó là: Mở rộng các thành viên trong tổ thư viện. - Sử dụng tốt mạng lưới tổ thư viện trường học. Ngay từ đầu năm học tổ thư viện trường học được thành lập do đồng chí hiệu phó làm tổ trưởng, bí thư chi đoàn, ban phụ trách đội cùng với 23 đồng chí giáo viên chủ nhiệm, và 23 em làm cộng tác viên ở 23 lớp học. Năm học vừa qua chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi TTGT sách rất thành công, tổ chức cuộc thi với các hình thức đa dạng phong phú như thi kể chuyện theo sách, đố vui đọc sách, theo chủ đề "Thiếu niên vui khoẻ - tiến bước lên đoàn", nhất là cuộc thi "Sao tháng 3" do Đoàn Đội tổ chức ngày 26- 3-2009 đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc đọc sách hàng ngày của các em. Ví dụ: - Ai là nữ tướng đầu tiên của nước ta? - Người làm cô giáo của nhiều vua nhất là ai? - Bác Hồ Người đi tìm đường cứu nước bắt đầu từ bến cảng nào? Lúc đó Bác lấy tên là gì? Ngày ra đi tìm đường cứu nước của Bác là ngày nào? - Người thiếu niên nào tay bóp nát quả cam khi không được bàn việc nước? - Câu đố "Trong nhà có một bà hay la liếm"Kể về sự tích cái gì?... Một trong những sáng tạo độc đáo đó là thư viện tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách, làm chuyên đề giới thiệu sách mới theo chủ đề (ngày 21-12-2004). Chuyên đề này đã thu hút được toàn thể giáo viên của 54 trường về dự để tham quan và học hỏi, góp phần không nhỏ vào các hoạt động của thư viện trong toàn huyện. Đối với học sinh thì đây là một chuyên đề mang đầy ý nghĩa giáo dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất