Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học...

Tài liệu Skkn vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học tiếng anh thpt

.DOC
19
99
90

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ Ở TRÊN LỚP TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH THPT" NỘI DUNG I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. II. Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. 1. Cơ sở lý luận. 2. Cơ sở thực tiễn. III. Chương II: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT. 1. Khả năng vận dụng. 2. Quy trình tổ chức hoạt động học tập. 3. Thiết kế một số bài giảng. 4. Kết quả đạt được. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam đang ở chặng đầu của con đường đổi mới, giáo dục còn nhiều khó khăn, điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế như: thiếu phòng học, dụng cụ tài liệu, lớp quá đông… Vậy làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh – một môn học mà học sinh từ trước đến nay vẫn coi là môn “phụ”, môn “học thuộc lòng” ? Làm thế nào để học sinh khắc phục được tâm lý này ? Để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với bộ môn, giờ học không cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế do hoàn cảnh hiện tại của nước nhà. Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Bởi phương pháp này không đòi hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại không phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính” hay “khả năng đặc biệt” của người dạy giống như nhiều các phương pháp dạy học khác. Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phố hợp, sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều đứng ( Thầy – Trò) và chiều ngang ( Trò – Trò ) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức từ hai phái thầy và bạn. Chính trong quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv… Từ đó, giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học. Xuất phát từ những tiền đề lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở tren lớp trong dạy học tiếng Anh - THPT” II – mục đích nghiên cứu: Đề tài xác định cơ sở lý luận và quy trình của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học tiếng Anh – Trung học phổ thông. Việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao dạy và học môn tiếng Anh. III - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học tiếng Anh ở nhà trường trung học phổ thông. Học sinh phổ thông các khối lớp 10, 11, 12 ở các trường THPT. Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn tiếng anh I. Cơ sở lý luận của việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ở Việt Nam, phương pháp học tập hợp tác nhóm đã được tổ chức dạy học từ lâu như: “Học thầy không tày học bạn”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta từng có phong trào học tập dân chủ “Bình dân học vụ”, học tập tổ nhóm. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến ” được hội đồng đội Trung ương phát động trong thời gian dài cả trong kháng chiến và đến tận bây giờ vẫn được duy trì. Trên thực tế, ở những vùng dân cư thưa thớt, như vùng sâu vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh, chúng ta đã tổ chức dạy học theo các lớp ghép 2, 3 đến 4 trình độ trong một lớp. Việc tổ chức dạy học lớp ghép như vậy cũng là dựa trên nền tảng của tổ chức dạy học theo nhóm cùng trình độ. Những năm cuối thế kỷ XX, học tập nhóm ở Việt Nam luôn diến ra dưới nhiều hình thức khác nhau: như nhóm tự quản, nhóm học tập, ở một số môn học như: thể dục, thủ công, âm nhac, ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ vv… Gần đây, với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đưa ra bốn đặc trưng cơ bản: - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của học sinh. - Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể kết hợp học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ không đơn giản là chỉ áp dụng một cách máy móc phương pháp này vào quá trình dạy học nó tùy thuộc vào môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của người thầy tổ chức hình thức này thế nào có hiệu quả. Bởi vậy, việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm trong quá trình dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông vẫn luôn là vấn đề mới mẻ và thú vị. Đây là một vấn đề cần sớm được tiến hành trong dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới đặt ra đối với môn tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông hiện nay. 2. Cơ sở về mặt giáo dục: Với nhóm học tập của nhà trường, điều đầu tiên cần được xét tới là sự thành lập nhóm: Nhóm đó được thành lập như thế nào? Trong lĩnh vực giáo dục, cần phải phân biệt rõ “nhóm” và “đám đông” . Với sự làm việc chung của các học sinh trong nhà trường, người thầy đã khơi gợi những lợi ích chung về một vấn đề nào đó, để khi sự ham thích hành động của cá nhân giao nhau tới một mức độ có thể cho những nhóm nhỏ tự nhiên được hình thành. Những nhóm mà sự hiện hữu đặt trên trên căn bản mà cá nhân chỉ có thể xác nhận là vì một hoạt động hoàn toàn có tính cách cá nhân, và như thế mỗi người sẽ nhận một phần, để đóng góp tích cực vào cuộc thảo luận trong khuôn khổ hạn hẹp của nhóm đó. Khi quan niệm về nhóm như vậy, trong nhà trường vấn đề sẽ phải đặt ra để xét về sự thành lập nhóm là: Nhóm được thành lập nhất thời, bất ngờ, hay có hướng dẫn? Nhóm lớn hay nhỏ? Và hệ thống sắp xếp để phân chia công việc trong nhóm ra sao? Đó chính là cơ sở về mặt giáo dục của nhóm học tập. ii. cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. 1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh trung học phổ thông Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thông qua chương trình môn tiếng Anh trường trung học phổ thông. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm là học sinh ở độ tuổi 15 – 18. 1.1: Về đặc điểm tâm lý của học sinh Theo một số nghiên cứu, tâm sinh lý và trình độ nhận thức học sinh THPT đang đạt tới sự hoàn thiện về mặt thể chất. Do được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại và thu nhận một khối lượng thông tin lớn về cuộc sống xã hội, nên sự phát triển về tâm lý và nhận thức bộc lộ rõ nét. Các em có những dấu hiệu về sự trưởng thành : Thường tỏ ra quan tâm đến nhau hơn, tự tin hơn, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề cấp bách của cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, nhu cấu được giao tiếp, được tranh luận về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng tăng lên. Các em luôn muốn giáo viên đánh giá đúng khả năng của mình trong học tập và lao động. Hầu hết các em có tính tự trọng cao trong học tập, luôn có những xu hướng bảo vệ những ý kiến, những suy nghĩ độc lập của mình. Các em luôn có tính tích cực cao, thích hoạt động tập thể, sẵn sàng tham gia công việc chung. ở lứa tuổi này, hoạt động cảm giác, tri giác đã đạt được mức độ phát triển cao hơn lứa tuổi THCS. Tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt được tới mức khá cao. Quá trình quan sát trở nên có mục đích , có hệ thống và toàn diện hơn. 1.2 : Về đặc điểm trí tuệ của học sinh Năng lực quan sát trở nên sâu sắc và nhạy bén, các em không chỉ ghi nhớ các sự vật, hiện tượng một các máy móc mà còn biết tổng hợp, so sánh, phân tích tư duy. ở độ tuổi này, ghi nhớ có chủ định trong hoạt động trí tuệ đồng thời ghi nhớ logic trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên rõ rệt. Với đặc điểm về tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh nêu trên thì việc tổ chức hoạt động học tập hợp tác nhóm là rất thuận lợi. Điều này có thể thực hiên được dễ dàng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cho dù ở mọi hoàn cảnh điều kiện khác nhau (thành thị hay nông thôn, vùng sâu vùng xa…) Chương II Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học môn tiếng anh ở THPT I. Khả năng vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ ở môn tiếng anh ở thpt Hiện nay, quan niệm hiện đại về dạy học coi dạy học là quá trình phát triển của bản thân học sinh. Quá trình học tập không phải là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát triển, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên. Nếu như trước đây SGK chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó mà trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra trước lớp, để ghi nhớ kiến thức và kiểm tra, thi cử thì hiện nay SGK được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác, tích cực, độc lập. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK mói còn chú trọng quá trình dẫn dến kiến thức, cách thức làm việc, các hình thức hoạt động để tự khám phá, lĩnh hội các kiến thức đó. II. quy trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm của học sinh. 1. Quy trình các bước trong dạy học tác nhóm : Bước 1: Chia nhóm Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm. Khi chia nhóm cần lưu ý: Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào : + Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm. + Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm của cá nhân cao hơn, mất ít thời gian khi di chuyển.( Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phương pháp dạy học thì nhóm nhỏ có từ 2 dến 6 học sinh là hiệu quả nhất). Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chia của giáo viên. Bước 2: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ của từng nhóm phải được giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt được. Tốt nhất giáo viên nên giao bằng phiếu học tập. Phiếu giao việc phải rõ ràng, có thể sử dụng cả hai dạng câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nếu không có phiếu sẵn giáo viên cần viết rõ ràng yêu cầu làm việc trên bảng. Quy định thời gian làm việc nhóm. Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận. Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm. Yêu cầu về cách thể hiện kết quả: viết,vẽ sắm vai… Giáo viên có thể hỏi học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình chưa. Về phía học sinh: + Sau khi nhận nhiệm vụ, các học sinh cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tói để lập dàn ý trả lời. + Phải xác định nội dung trả lời, dựa vào thông tin nào trong SGK, hay các phương tiện khác: tranh ảnh, tài liệu bổ sung… Bước 3: Làm việc trong nhóm Giáo viên phân công công việc cho từng thành viên, nhóm đầy đủ thường có các vai: Người giữ thời gian có nhiệm vụ báo cáo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, để điều chỉnh thời gian cho hợp lý với nhiệm vụ được giao. Thư ký có nhiệm vụ ghi chép hết những cau trả lời hoặc ghi vắn tắt hết ý chính những cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư ký phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều đã đồng ý. Người động viên có nhiệm vụ khuyến khích và nhắc nhở tất cả các thành viên trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho buổi thảo luận, có thể hỏi họ đang nghĩ gì, thậm chí nhắc nhở một cách khéo léo “Chúng tôi chưa được nghe ý kiến của bạn”. Người kiểm tra phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đã hiểu và đồng ý với những vấn đề mà cả nhóm đang bàn bạc. Phài lưu ý là không được phép bỏ qua những dấu hiệu, ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc, có thể yêu cầu ai đó giải thích rõ ý kiến của họ. Người tóm tắt có nhiệm vụ tóm lược những gì đang được thảo luận, phải đảm bảo rằng các thành viên đều đồng ý với các ý kiến đã nhất trí. Người báo cáo có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn lớp kết quả làm việc của nhóm. Họ có thể thay mặt nhóm giải thích, làm rõ những câu hỏi của mọi người về công việc mà họ đã làm. Người đảm bảo những công việc về động não, họ có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên không dduwwocj thảo luận trong hki động não. Người quan sát nhận xét hoạt động nhóm, có trách nhiệm quan sát mọi hành vi của các thành viên trong nhóm. Đối với thực tế Việt Nam, trong điều kiện cơ sở vật chất ( Bàn ghế cố định, lớp học đông…) thường chia nhóm 4-6 người, trong đó có nhóm trưởng điều khiển việc thảo luận. Thư ký ghi chép các ý kiến thành viên trong nhóm. Có thể một thành viên kiêm nghiệm từ 1-3. nhiệm vụ. Các nhóm triển khai công việc Mục tiêu thứ nhất: Động não Tiến hành làm việc chung cả lớp: Trong bước này giáo viên cần: - Nêu vấn đề xác định nhận thức cho học sinh. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ và định lượng thời gian cho mỗi công việc. - Hướng dẫn cách làm việc cho mỗi nhóm. Mục tiêu thứ 2: Làm việc theo nhóm - Trao đổi thảo luận trong nhóm hoặc phân công từng cá nhân trong nhóm làm việc độc lập rồi trao đổi. - Trình bày kết quả làm việc của nhóm: Có thể cử đại diện hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả đối với mỗi thành viên của nhóm. Trong hki các nhóm làm việc, giáo viên theo dõi điều chỉnh, đi lại giữa các nhóm để nắm bắt tình hình, động viên khuyến khích. Giáo viên cũng đóng vai trò hướng dẫn cách khai thác xử lý thông tin. Mục tiêu thứ 3: Tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất, tổng kết trước lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung: Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét, bổ sung đánh giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức. - Giáo viên tổng kết và nêu vấn đề mới. Tổ chức nhóm và đặc điểm mỗi nhóm: - Làm việc theo cặp 2 học sinh : Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, trao đổi thông tin để giải quyết tình huống giáo viên đưa ra. Trong quá trình đó học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. - Làm việc theo nhóm từ 4-6 học sinh: + Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ( từ 4-6 học sinh, song nên tổ chức nhóm 4 thì thuận lợi hơn về khoảng ccahs và không gian, tiện trao đổi và thảo luận, tăng cường độ làm việc của học sinh) + Để các nhóm trao đổi và thảo luận các bài tập mà giáo viên giao. - Ghép nhóm: Tổ chức các nhóm có tính luân chuyển: Thứ nhất: + Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4-6 học sinh ( đặt tên cho mỗi nhóm ) + Mỗi nhóm giải quyết vấn đề của bài học. Thứ hai: + Tổ chức các nhóm mới: Mỗ nhóm mới chỉ chứa một thành viên của nhóm ban đầu ( các thành viên nhóm mới mang một tên mới ) + Mỗi cá nhân trong nhóm mới sẽ đem kiến thức của mình vừa khám phá lắp ghép với nhau để thành thông tin hoàn chỉnh. Phương pháp này rất hiệu quả đối với các bài dài, có nhiều nội dung kiến thức, nhiều tình huống cần giải quyết. Nó còn giúp cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, làm tăng sự tự tin, khả năng tự học chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh. Bước 4: Báo cáo kết quả Đại diện các nhóm trình bài kết quả. Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh họa bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng hoặc trên giấy trong và dùng máy chiếu hắt ( Over head) Các nhóm có thể lựa chọn cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình: + Phương pháp thị trường Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ đi xem xét kết quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ. Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm. + Phương pháp hội chợ Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ lần lượt trưng bày kết quả của mình tại một vị trí đã lựa chọn trong phòng. Một đến hai ngày ở lại trưng bày kết quả của nhóm, còn những người khác đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống như một hội chợ. + Phương pháp triển lãm Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học sinh tự do đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của nhóm giống như các nghệ sỹ trong buổi triển lãm. Học sinh có thể minh họa kết quả thảo luận bằng hình vẽ hoặc đóng vai Bước 5: Tổng kết Học sinh có thể tự tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa vào thông tin phản hồi để rút ra kiên thức. 2. Vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động nhóm a, Thu nhập thông tin về người học Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán xem người học đã có những kiến thức và khả năng gì liên quan đến bài học. Họ có mong muốn gì khi học nội dung này? b, Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cẫn đạt được khi hoạt động nhóm. c, Quyết định - Số lượng học học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định - Chuẩn bị tài liệu hay, đồ dùng - Sắp xếp phòng học, bố trí chỗ học cho từng nhóm - Chỉ định vai trò từng nhóm, từng thành viên trong nhóm d, Giám sát can thiệp - Hỗ trợ để hoàn thành công việc - Giám sát hành vi của học sinh - Can thiệp: Đôi khi phải tạm dùng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại hoặc hỏi học sinh nên làm thế nào ? e, Đánh giá hoạt động nhóm - Đánh giá ý thức làm việc của nhóm - Đánh giá kết quả làm việc 3. Yêu cầu đối với học sinh So với học sinh trung học cơ sở, các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở bậc trung học phổ thông đã có những thay đổi về chất. Trên cơ sở quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tư duy trừu tượng cao hơn, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, các em ở lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thích tranh luận thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiế hành đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh, trong đó có thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. Trong quá trình tổ chức dạy học hãy tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là: - Người học phải trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học cần phải thực sự hoạt động để đạt được không chỉ những tri thức và kỹ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự học. - Tạo ra và duy trì ở học sinh động lực học tập mạnh mẽ. Đó là động cơ, hứng thú niềm lác quan của học sinh trong quá trình học tập.Những nhân tố 1này, chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ học sinh tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động hợp tác nhóm. - Phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định. 4. yêu cầu đối với cơ sở vậy chất Để việc dạy và học tiêng Anh nói chung cũng như áp dụng thành công có hiệu quả, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thì việc tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học tiêng Anh là một vấn đề cấp thiết. So với thập kỷ trước đây thì điều kiện vật chất cho việc dạy học tiếng Anh ở các trường THPT đã được cải thiện một cách đáng kể. Trong các giờ học tiếng Anh, hầu hết học sinh trong một lớp đều có SGK…Tại một số trường ở các thành phố lớn nhiều giáo viên đã sử dụng các băng hình trong các giờ học trên lớp và thiết kế bài học, trình diễn bài giảng trên lớp bài thiết kế bài học, trình diễn bài giảng trên lớp với sự trợ giúp của power-point. Ngoài yêu cầu chính cho một giờ dạy học tiếng Anh nói chung kể trên còn có các yêu cầu quan trọng khác cho hoạt động dạy học hợp tác nhóm trên lớp như sau: - Về kích thước phòng học:Không quá chật, cũng không quá rộng, phòng học phải có diện tích hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được sự làm việc tất cả các nhóm. Nếu phòng học quá chật sẽ rất khó khăn cho việc chia nhóm , các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc không cao. - Bàn ghế trong lớp cơ động, có thể kê được các bàn liền kề, với nhau hoặc hai bài có thể quay mặt vào nhau. - Phiếu học tập ( Do giáo viên chuẩn bị) - Máy chiếu và bản trong hoặc máy chiếu đa năng Projecter (nếu có) III. Thiết kế bài giảng tiếng anh có vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ Unit 9 : Udersea world (Tiếng Anh 10) PERIOD 2 (Speaking) I . Objectives By the end of the lesson , Ss will be able to : - offer solutions to sea problems using should \ shouldn’t. - talk about causes and consequences of sea problems. - report on discussion results. II . Procedure Teacher’s activities Students’ activities Warm up Picture describing Prepare a set of pictures of sea problems. Ask Ss to work in groups to discuss the questions : Students groups. work What can you see in the picture ? What problem is it ? Ask some Ss to present their answers. Give feedback . Task 1 : Offering solutions Instruction : You are required to work in groups to put the actions in the order of importance and say what we Group work should do or should not do. Ask them to read through the actions . Elicit or pre-teach some vocabulary items.remind Ss that should \ shouldn’t are used to offer strong advice or in solutions to problems . Emphasize that should \ shouldn’t may imply obligation. Ask Ss to work in groups to put actions in the book in the order or importance and say what they should or should not do . Encourage Ss to give the reasons for their choices. Go around to observe Ss working. Students groups work in work in work in Ask some Ss to present their answers. Feedback and give correct answers. Task 2 : Discussing consequences and offering solutions. Instruction : Following are some threats to our oceans .work in groups to discuss the consequences that might occur and offer some possible solutions. Ask Ss to read through the threats and make sure they understand them. Elicits some structures Ss can use to talk about Students cosequences: groups To make sth \ sb + adj To result in + n To cause Ask Ss to work in groups to discuss the threats , their Students consequences and possible solutions . groups Assign a group leader of each group to make sure that group members work cooperatively and take notes of other member’s points. Go around to observe and offer help. Take note of Ss’ mistakes for later correction. Task 3 : Reporting on the discussion results Call on some Ss to report what their groups have discussed and ask other Ss to take note and compare with their Some groups’ ideas. report students Feedback and correction Take notes of Ss’ errors Give feedback Correct any typical mistakes. Wrapping Summarise the main points Homework:Remember the main points . Students summarise IV. Kết quả đạt được Qua quá trình áp dụng phương pháp kể trên tôi nhận thấy là học sinh ham học hơn, linh hoạt hơn trong luyện tập, biết cách học bài một cách hiệu quả, học sinh hứng thú hơn với giờ học, môn học, giờ học sôi nổi hơn, chất lượng giờ học cũng nhờ đó mà tăng lên nhiều, tuy còn chưa cao lắm. - Có em, do nắm vững đặc điểm của bài học nên cách lý giải phù hợp, được nhiều học sinh trong lớp đồng tình thông qua việc giáo viên lấy ý kiến đóng góp của học sinh. - Có em còn có những cách kiến giải rất non nớt, thiếu căn cứ song số này không nhiều. Căn cứ vào cách thảo luận như thế, học sinh đã tự bổ sung cho mình những điều còn thiếu trong nhận thức, tích cực suy nghĩ, tìm tòi, lý giải vấn đề tạo được sự hứng thú. - Giáo viên làm việc bớt căng thẳng, bớt đi những lời thuyết giảng - Không khí lớp học sôi nổi hơn Trên đây là một vài kết quả trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong công việc giảng dạy môn tiếng Anh. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng phương pháp này vào dạy – học vẫn còn một số hạn chế sau: * Hạn chế: + Sự hợp tác chưa triệt để, chưa phát huy cao được hiệu quả của phương pháp. + Hình thức tổ chức chưa được phong phú *Nguyên nhân: Theo tôi thuộc về cả hai phía giáo viên và học sinh cùng rất nhiều tác động khách quan khác. - Về phía giáo viên: + Thời gian một tiết học ( 45 phút) không thể chờ cho học sinh suy nghĩ và thảo luận hết các vấn đề như học sinh mong muốn. Có nhiều khi, vì lo cháy giáo án nên dặt ra nhiều vấn để mà học sinh chậm trả lời thì giáo viên lại phải tự giải thích. + Trong một tiết giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp , một thao tác mà còn phải sử dụng nhiều phương pháp và thao tác khác. - Về phía học sinh: + Trình độ và ý thức không đồng đều dẫn đến ngay trong nhóm có em làm việc tích cực, có em thờ ơ không quan tâm hoặc làm việc khác. + Lớp chia nhiều nhóm nhỏ, học sinh được phép tự do trao đổi sự quán xuyến của giáo viên tới tùng nhóm không thể hết được. + Trước một vấn đề cần thảo luận trong nhóm học sinh chưa biết phân công công việc cụ thể và sau đó là sự hợp tác để trình bày vấn đề nên còn vụng về lúng túng. + Việc đọc bài, chuẩn bị trước bài học ở nhà chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn mang tư tưởng đối phó nên sự hợp tác nhiều khi không thành công. * Bài học kinh nghiêm rút ra từ sự vận dụng - Đối với giáo viên: + Cần kiên trì vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống. + Dành thời gian đọc bài và các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực để lựa chọn vấn đề tổ chức thảo luận nhóm cho phù hợp. + Xây dựng các câu hỏi thảo luận theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. + Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở để học sinh chủ động tích cực, hợp tác học tập + Làm cho các em hiểu rõ tác dụng tích cực của phương pháp dạy học hợp tác cả về lý thuyết và thực hành. + Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức đoàn động viên, lôi cuốn các em vào các hoạt động tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học cho học sinh. Có thư vậy người giáo viên mới có thể đạt được sự thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học hợp tác nhóm. KẾT LUẬN Trên đây là một vài ý kết quả bước đầu trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn tiếng Anh. Tôi tự nhận thấy bản thân đã nắm vững yêu cầu cũng như phương pháp đổi mới dạy học, tâm đắc với phương pháp dạy học hợp tác và đã thực hiện trong các giờ dạy của mình. Tuy nhiên, không khỏi có những lúng túng, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý xây dựng để tôi có thể thực hiện tốt hơn. VI. Kiến nghị: - Để việc đổi mới phương pháp đạy học đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ và sự quan tâm chỉ đạo sát sao hiệu quả của các cấp lãnh đạo. - Nhanh chóng ổn định chương trình, thời lượng hợp lý cho việc dạy học. - Thay đổi tư duy trong giáo viên và lãnh đạo về việc quản lý giờ học của giáo viên tạo môi trường dạy – học tích cực “ồn ào học tập” chứ không phái là ồn ào do ý thức kém.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất