Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử...

Tài liệu Skkn vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử

.DOC
18
1438
150

Mô tả:

SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO ÑOÀNG NAI Ñôn vò: Tröôøng THPT Ñoaøn Keát — – BM01-BiaSKKN Mã số:…… SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ Phan Hoàng AÂn Ngöôøi thöïc hieän: Lónh vöïc nghieân cöùu: PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC LÒCH SÖÛ Coù ñính keøm:  Moâ hình  Phaàn meàm  Phim aûnh Naêm hoïc: 2011 - 2012 -1-  Hieän vaät BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: - Họ và tên: Phan Hồng Ân - Ngày tháng năm sinh: 01-04-1968 - Giới tính: Nam - Địa chỉ: Khu 10, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: DĐ: 0904509412 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Tổ Sử, Công Dân - Trường THPT Đoàn Kết II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 1995 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch Sử - Số năm có kinh nghiệm: 15 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử 2. Một số phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông -2- Tên đề tài: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Là “Thầy dạy của cuộc sống”, là “tấm gương soi của muôn đời”, bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng trang bị cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, giúp học sinh hiểu được quá khứ và hiện tại một cách toàn diện để sống tốt hơn, hoàn thiện nhân cách con người. Điều này đòi hỏi người giáo viên lịch sử luôn phải trau dồi về kiến thức chuyên ngành, tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng, sưu tầm và sử dụng tốt tài liệu chuyên ngành và các môn học liên quan để nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử. Từ trước đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau trong việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử. Một số người cho rằng trong dạy học chỉ cần cung cấp đủ cho học sinh những kiến thức trong sách giáo khoa là đủ. Không cần thiết khi sử dụng những tài liệu học tập khác vì nó không phù hợp với yêu cầu và nhận thức của học sinh. Nhiều người khác lại chú ý sử dụng tài liệu tham khảo trong việc cụ thể hoá, làm phong phú thêm kiến thức của học sinh. Theo tôi quan điểm thứ hai là hoàn toàn đúng. Vấn đề đặt ra là mức độ và phương pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo sao cho thật hợp lí và nâng cao được hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử. Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật… nên chưa tạo sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học -3- sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn…thậm chí có sự nhầm lẫn “chết người” về kiến thức lịch sử dân tộc như báo chí đã phản ánh nhiều sau mỗi một kỳ thi tuyển sinh đại học. Mặt thuận lợi của việc dạy học hiện nay là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhân loại, đặc biệt là công nghệ thông tin giúp mở rộng tầm nhìn của con người về tri thức; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục của Nhà nước ta, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy... Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi thầy giáo dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn có những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Từ thực trạng của vấn đề như đã trình bày, tôi thấy cần thiết khi chọn đề tài: “VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy lịch sử, qua học hỏi đồng nghiệp. Nội dung mà đề tài quan tâm tuy không mới nhưng là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên đã và đang thực hiện. Thiết nghĩ có trăn trở và quan tâm đến thì bản thân người thực hiện đề tài cũng có dịp nói lên chính kiến và kinh nghiệm bản thân để trao đổi với đồng nghiệp để rồi có sự thống nhất và vận dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử. -4- II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN: a. Cơ sở lý luận: Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông. Có thể hiểu dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Việc đề cập đến những nội dung kiến thức, khái niệm chung hoặc giao thoa giữa các môn học giúp các bộ môn bổ sung kiến thức cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Dạy học liên môn làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. b. Cơ sở thực tiễn: Đã có thâm niên giảng dạy môn Lịch Sử, tôi nhận thức được rằng các tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà người học cần thu nhận. Tài liệu tham khảo giúp người học khắc phục việc “ hiện đại hóa “ lịch sử, hoặc hư cấu sai sự kiện lịch sử. Ngoài ra việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho người học thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Thầy giáo dạy sử luôn có ý thức vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để cung cấp cho học sinh nguồn kiến thức toàn diện về xã hội loài người và lịch sử của xã hội loài người. Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, -5- kích thích sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử. 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: a. Những yêu cầu về vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn: - Người thầy giáo dạy sử phải có cái nhìn tổng thể và toàn diện về xã hội loài người và lịch sử phát triển của xã hội loài người. Các lĩnh vực của đời sống con người có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên đời sống toàn diện, phong phú của xã hội loài người. Sẽ không đầy đủ và phiến diện nếu như trình bày lịch sử mà chỉ chú ý đến một lĩnh vực, một mặt nào đó của xã hội loài người. - Người thầy giáo dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn có những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. - Người thầy giáo dạy sử luôn có ý thức tìm tòi, khai thác trong từng chương, bài, mục có nội dung lịch sử có liên quan các bộ môn khác để có kế hoạch khai thác, sử dụng tư liệu từ các bộ môn đó đưa vào bài giảng lịch sử. b. Một số phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn đối với một số bộ môn cụ thể: Có nhiều loại tài liệu tham khảo mà ta có thể sưu tầm để nghiên cứu và phục vụ tốt cho việc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông như: Tài liệu văn học, tài liệu về các tác phẩm nghệ thuật như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Các loại tài liệu này có nhiều tại các nhà sách, thư viện, đặc biệt là trên mạng Internet với công cụ tìm kiếm Google, ta có thể download nhiều trang tư liệu quí, xây dựng kho tư liệu học mở của nhóm, tổ để dùng chung vào việc soạn giảng. -6-  Sử dụng tài liệu văn học: Các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc dạy học lịch sử, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng. Xưa nay giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít, người ta thường nói “Văn – sử bất phân” mà. Bằng những hình tượng cụ thể văn học có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người học.. Không ít tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử: Ví như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời trong bối cảnh đất nước Đại Việt phải 3 lần đương đầu với cuộc xâm lăng của giặc Nguyên – Mông hung bạo, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi là sự tổng kết thắng lợi của cuộc khởi nghiã Lam Sơn chống quân Minh, “Tuyên Ngôn Độc Lập” của chủ Tịch Hồ Chí Minh gắn vợi biến cố vĩ đại của dân tộc là Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà… Vận dụng các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh, khắc phục tính khô khan, khó hiểu của sự kiện lịch sử. Các loại tư liệu văn học có thể sử dụng chủ yếu bao gồm: Văn học dân gian, các tác phẩm ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng…Tuy nhiên giáo viên cần xác định được loại tài liệu nào phục vụ được mục đích, yêu cầu bài giảng và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú bao gồm các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca…góp phần cung cấp cho học sinh những nhận thức về người xưa, về tự nhiên, xã hội, về cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Các tài liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm những sự kiện lịch sử, giáo -7- dục tinh thần đấu tranh của nhân dân chống áp bức, chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc… Ví dụ: Khi giảng về thời đại bình minh vừa dựng nước vừa giữ nước của dân tộc, chúng ta không thể minh họa Truyền thuyết về Sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, vì chúng phản ánh cuộc sống và đấu tranh của cha ông ta thời đó. Sự tích Trăm trứng nở trăm con giải thích về một dòng giống chung của các dân tộc Việt Nam là Con cháu Tiên Rồng, Thánh Gióng nói lên từ buổi sơ khai đó cha ông ta đã phải sớm đương đầu với giặc ngoại xâm. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh sự đoàn kết của cư dân Việt trong chế ngự thiên nhiên. Bánh chưng, bánh dày phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc thời Hùng Vương… Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng luôn phản ánh các sự kiện lịch sử chiến tranh cách mạng, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng Việt Nam. Giáo viên dạy sử có thể khai thác nội dung của các tác phẩm này để minh hoạ cho những nội dung lịch sử. Ví dụ: Khi giảng mục 3 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc”, Bài 12, Lịch Sử 12 trang 81, để minh hoạ cho sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, niềm vui tột đỉnh khi Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, giáo viên có thể sử dụng một đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên: “Luận cương đến với Bác Hồ Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ LêNin -8- Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin” Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán cũng giúp giáo viên khôi phục bức tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về một giai đoạn, một thời lỳ lịch sử dân tộc và của thế giới. Ví dụ: Khi giảng về sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX (Lịch sử 12, Bài 12, trang 77-78) ta có thể sử dụng nội dung của các tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chí Phèo” của Nam Cao để minh hoạ cho thân phận bế tắc, bần cùng của giai cấp nông dân trong chế độ thực dân phong kiến: chế độ sưu thuế đã đưa đến bi kịch tan nát của gia đình chị Dậu, hay sự đi vào con đường lưu manh hoá, biến chất của một bộ phận nông dân như Chí Phèo… Hay khi giảng về Lịch sử thế giới thời cổ đại (Lịch sử 10) ta có thể giải thích cho học sinh rằng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ IX TCN mang tên nhà thơ Hôme, vì trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hy Lạp trong giai đoạn này được phản ánh rõ nét trong 2 bộ sử thi nổi tiếng là Iliát và Ôđixê, hay trong lịch sử Ấn Độ có thời kì Vêđa (nửa sau thiên niên kỷ II TCN đến đầu thiên niên kỷ I TCN) mang tên bộ kinh Vêđa… Còn ở thời lịch sử thế giới cận đại: trong tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình”, nhà văn Nga Lép Tônxtôi với chủ nghĩa hiện thực phê phán đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê Nin đã đánh giá tác phẩm của Tônxtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. Nói chung các tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội loài người qua các thời đại lịch sử, mà giáo viên có thể vận dụng có hiệu quả để khôi phục hình ảnh quá khứ và giáo dục tư tưởng đạo đức và truyền thống cho học sinh. Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp người học nhận -9- thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. Tuy nhiên khi sử dụng các tài liệu văn học giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ và chắt lọc những trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử. Việc sử dụng các tài liệu văn học minh hoạ làm cho bài giảng lịch sử sinh động, vừa kích thích hứng thú học tập lịch sử vừa làm phong phú thêm những kiến thức hiểu biết của học sinh.  Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu…là kết quả sáng tạo của xã hội loài người, phản ánh khát vọng và trình độ của con người trong quá trình vươn tới những giá trị chân – thiện – mĩ. Một hình ảnh nghệ thuật có giá trị của cả ngàn từ và giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng, từ đó làm bộ não của họ phấn chấn hơn. Trong sách Lịch sử bậc THPT có nhiều kênh hình thuộc các loại hình nghệ thuật này như là những đồ dùng trực quan đòi hỏi giáo viên phải khai thác để tạo biểu tượng cho học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của hình ảnh trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh. Cần chú ý rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả, tường thuật, phân tích, nhận định, đánh giá. Ngày nay có sự hổ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh - 10 - hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. Hội họa thuộc nhóm nghệ thuật không gian, tĩnh, tạo hình diễn đạt sự vật một cách cụ thể, đứng yên, hình ảnh được xây dựng theo ấn tượng thị giác. Hội họa sử dụng ngôn ngữ riêng của mình như dựng hình, đường nét, màu sắc, bố cục… Ví dụ: Khi giảng bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX”, mục I: Nước Pháp trước cách mạng, trang 151 sách giáo khoa có hình 56: “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” Giáo viên lưu ý học sinh: Bức tranh có tính biếm hoạ, xuất hiện trong buổi đầu cách mạng Pháp 1789. Tuy tựa đề là “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” nhưng diễn tả đầy đủ tình hình nước Pháp về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội vào thời gian này. Giáo viên hướng dẫn học sinh: quan sát bức tranh, ta thấy có 3 nhân vật: Đó là đại biểu của 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Hai người ngồi trên lưng người già là tăng lữ (ngồi trước) và quí tộc (ngồi sau, mang kiếm dài) là những đẳng cấp có đặc quyền, đặc lợi. Người nông dân già thuộc đẳng cấp thứ 3, tay chống chiếc cuốc, khòm lưng cõng trên mình hai tên tăng lữ, quí tộc to béo (Nói lên điều gì? Thể hiện gánh nặng phong kiến đang đè nặng trên vai người nông dân nghèo khổ). Trong túi quần, túi áo của người nông dân lại thòi ra mấy tờ giấy: đó là văn tự, khế ước, vì nợ nần, vì tô thuế, vì vay nặng lãi họ phải cầm cố chút tài sản nhỏ của mình và vay nợ. Bức tranh còn diễn tả cảnh suy đồi về nông nghiệp của nước Pháp trước cách mạng: - 11 - (chiếc cuốc mà người nông dân chống tượng trưng cho điều gì? Nền nông nghiệp lạc hậu Pháp rất lạc hậu) Trong bức tranh còn có thỏ, chuột và chim bồ câu. Chuột đang phá hoại mùa màng, thỏ và bồ câu là của quí tộc địa chủ thả tự do ăn thóc lúa của nông dân mà nông dân không được quyền bắt giết, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (thể hiện một đặc quyền của phong kiến, bị áp bức bóc lột nặng nề). Giáo viên chốt ý: Bức tranh diễn tả đầy đủ tình hình nước Pháp về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội vào thời gian này. Vậy em hiểu như thế nào câu nói: Nước Pháp đang ở đêm trước của một cuộc cách mạng tư sản (gắn với nội dung bài học)? (Nước Pháp là nơi hội đủ các tiền đề cần thiết cho một cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành được thắng lợi: mâu thuẫn xã hội Pháp gay gắt, người nông dân không thể tiếp tục sống mãi trong cảnh cùng cực, các đẳng cấp tăng lữ quí tộc không thể thống trị như cũ, đẳng cấp thứ ba sẵn sàng nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến. Tình thế cách mạng đã chín muồi…) Kiến trúc, điêu khắc Kiến trúc là loại hình nghệ thuật sử dụng hình dáng, đường nét, mảng, khối để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc. Một yếu tố ngôn ngữ nữa của loại hình nghệ thuật này là tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau và giữa bộ phận với toàn thể. Tỷ lệ góp phần tạo dáng và nhịp điệu không gian, gợi cảm xúc thẩm mĩ. Trên các công trình kiến trúc, các họa tiết hoa văn thể hiện rõ nét trạng thái tâm hồn, lối sống của con người trong một hoàn cảnh và thời đại nhất định. Các tác phẩm điêu khắc thường có hai loại chính: tượng tròn và tượng đắp nổi (phù điêu), hay còn gọi là tượng đài và tượng trang trí. Hình trượng điêu khắc thường thể hiện ở việc xây dựng tư thế, động tác tư thế, động tác điển hình có liên quan tới đặc trưng tính cách nhân vật. Đề tài của điêu khắc thường hẹp, tập trung chủ yếu vào việc xây dựng hình tượng nhân vật, lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình của con người. Giáo viên có thể sử dụng các đồ - 12 - dùng trực quan về các tác phẩm điêu khắc hoặc các công trình kiến trúc để tạo biểu tượng cho học sinh Ví dụ: bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X-XV”, mục 3 Nghệ thuật, trang 104 sách giáo khoa lịch sử 10 có hình 39: Chùa Một Cột (Hà Nội). Hình ảnh này minh hoạ cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng Phật giáo ở nước ta trong các thế kỉ X-XV. Kiến thức cần khắc họa cho học sinh ở kênh hình này là: Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá, tạo dáng như một bông sen vươn lên từ mặt ao. Ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn. So với các công trình kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, chùa Một Cột của ta có nét độc đáo riêng biệt đó là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá, tạo dáng như một bông sen vươn lên từ mặt hồ nước. Chỉ ở Việt Nam mới có chùa Một Cột, ở các quốc gia khác không có. Ngôi chùa thể hiện nét kiến trúc đặc sắc và tài năng sáng tạo trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo của cha ông ta cách đây gần 10 thế kỉ. Với hình thức trực quan sinh động những hình ảnh như trên, giáo viên đã biến những tri thức lịch sử khô khan thành sự kiện sống động, hấp dẫn đối với học sinh. Ngoài việc tạo biểu tượng, những hình ảnh trực quan sinh động - 13 - giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử; giúp các em phát triển kỹ năng khai thác hình ảnh (quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ). Từ đó hình thành ở các em thái độ trân trọng những giá trị văn hóa nhân loại và ý thức bảo vệ; lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, coi trọng vai trò quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử; bồi dưỡng tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh… Sân khấu, điện ảnh Sân khấu, điện ảnh thuộc loại hình nghệ thuật tổng hợp, nó vận dụng tất cả các phương thức và phương tiện của các nghệ thuật độc lập khác như văn học, âm nhạc, hội họa, trang trí, kiến trúc… Trong dạy học lịch sử việc chọn lọc một đoạn phim tư liệu, phim truyện, kịch lịch sử để minh chứng cho sự kiện lịch sử hay tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử. Ngày nay với sự hỗ trợ của phương tiện CNTT, giáo viên có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng, bài học lịch sử không còn khô khan nữa mà trở nên sinh động và tạo niềm hứng thú cho học sinh hơn. Tóm lại: Lịch sử là một khoa học phản ánh tiến trình phát triển của xã hội loài người trên mọi lĩnh vực, người giáo viên lịch sử phải có kiến thức tổng hợp để phục vụ tốt cho việc giảng dạy. Để làm tốt điều này người giáo viên phải có sự đầu tư cho công tác tự bồi dưỡng, trao đổi học hỏi ở đồng nghiệp trong nhà trường, qua các sách báo, tạp chí, Internet… về các lĩnh vực các bộ môn khoa học khác. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Qua nhiều năm vận dụng phương pháp dạy học liên môn trong giảng dạy lịch sử ở các khối lớp 10,11,12 tôi đã thu được một số kết quả rất khả quan: học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng dễ dàng hơn, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. Kết quả giảng - 14 - dạy bộ môn của tôi trong nhiều năm liền luôn đạt ở mức cao: hơn 94% trung bình trở lên. Dạy học liên môn giúp tôi tạo biểu tượng lịch sử được dễ dàng hơn, học sinh hứng thú học tập môn sử hơn. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử và làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Dạy học liên môn làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. Dạy học liên môn giúp cho việc tạo biểu tượng lịch sử dễ dàng hơn và nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử. Để vận dụng tốt phương pháp dạy học liên môn, thầy giáo dạy sử không chỉ có kiến thức chuyên môn sử vững vàng mà còn có những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm. Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ và chắt lọc những kiến thức liên môn có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài giảng lịch sử. Kho tàng tri thức nhân loại thật phong phú. Giáo viên dạy sử luôn có ý thức tự tích lũy, cập nhật kiến thức vận dụng có hiệu quả cho chuyên môn giảng dạy của mình, thì chắc chắn giờ học lịch sử sẽ không còn khô khan, phiến diện đối với người học. - 15 - Những thuận lợi cho việc ứng dụng phương pháp dạy học liên môn vào dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhân loại, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp mở rộng tầm nhìn của con người về tri thức, là cầu nối các vùng văn hoá khác nhau trên thế giới…Nhà nước ta có sự ưu tiên phát triển giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Sách giáo khoa có sự cải cách về nội dung và hình thức: kênh hình nhiều hơn, tài liệu hướng dẫn và sách tham khảo ngày càng phong phú hơn. Từ năm học 2011-2012 nội dung chương trình học có sự điều chỉnh để phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB Giaó dục, 2004 - Ngô Minh Oanh, Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, 2006 - Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10, 11, NXB Hà Nội, 2007 - Lịch Sử 10 (Ban Cơ Bản), NXB Giaó dục, 2006 - Lịch Sử 12 (CCGD), NXB Giaó dục, 2004 - “Di sản thế giới”, Tập 2, 4, NXB Trẻ, Hà Nội, 2002 - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Lịch sử. NXB Giáo dục, 2006 - Nguồn Bách khoa toàn thư: http://vi.wikipedia.org - 16 - MỤC LỤC  Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 3 5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN: a. Cơ sở lý luận 4 b. Cơ sở thực tiễn 5 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA 5 ĐỀ TÀI a. Những yêu cầu về vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn b. Một số phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn đối với 6 một số bộ môn cụ thể 6  Sử dụng tài liệu văn học 6  Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật hội hoạ, kiến trúc, điêu 7 khắc, sân khấu, điện ảnh… III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 10 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA 14 ĐỀ TÀI V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 16 SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Đoàn Kết Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc - 17 - ---------- ---------------------------Tân Phú, ngày 03 tháng 02 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ Họ và tên tác giả: PHAN HỒNG ÂN Đơn vị: Tổ Sử - Công Dân Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn 1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới:  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có:  2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiển, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) - 18 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan