Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp tích hợp để dạy văn bản nghị luậ...

Tài liệu Skkn vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp tích hợp để dạy văn bản nghị luận trung đại việt nam

.DOC
26
3034
155

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP ĐỂ DẠY VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LĨNH VỰC ÁP DỤNG: GIÁO VIÊN NGỮ VĂN VÀ HỌC SINH LỚP 8 Họ và tên: Lê Hà Giang (nữ) Sinh ngày: 10 tháng 7 năm 1970 Trình độ chuyên môn: Ngữ văn Chức vụ: GV, Phó hiệu trưởng trường THCS Thành Nhân Điện thoại: 0915192639 Đồng tác giả: Nguyễn Thị Ngân Hà (Nữ) Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1977 Trình độ chuyên môn: Văn – Sử Chức vụ: Giáo viên trường THCS Thành Nhân Điện thoại: 0944439502 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Thành Nhân Địa chỉ: Khu 5 – Thị trấn Ninh Giang – Ninh Giang – Hải Dương Điện thoại: 03203766419 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2012 – 2013 đến nay. HỌ TÊN TÁC GIẢ Lê Hà Giang XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Nguyễn Thị Ngân Hà Năm học 2014 - 2015 1 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1.1. Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ GD&ĐT đã và đang đem lại hiệu quả tích cực. Cũng theo định hướng kiểm tra năng lực của học sinh, thì việc dạy học không chỉ tập trung vào đối tượng người học mà còn khuyến khích người học bày tỏ quan điểm cá nhân, có lập trường chắc chắn và có kỹ năng sống phù hợp hoàn cảnh. 1.2. Ngữ văn là một trong những môn học có nhiều tiết học nhất trong chương trình giáo dục THCS. Điều đó cho thấy vị trí và tầm quan trọng của bộ môn này trong quá trình học tập của học sinh. Bộ môn này cũng có mặt trong danh sách các môn thi bắt buộc của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều học sinh yêu thích môn học này. Thậm chí, rất nhiều em chán ghét và sợ, mỗi khi đến giờ học Ngữ văn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, phải kể đến khối lượng các tác phẩm mà các em phải tiếp nhận trong suốt 4 năm học. Chương trình Ngữ văn THCS có phạm vi thời gian kéo dài từ Văn học dân gian cho đến Văn học hiện đại, trải dài theo chiều dài lịch sử của đất nước. Học sinh của thế kỷ 21 phải học những tác phẩm của hàng ngàn, hàng trăm năm về trước. Sự chênh lệch thời gian kéo theo sự thiếu hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên khi tìm hiểu một tác phẩm văn học các em gặp phải không ít những khó khăn. 1.3. Trong chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II, phần học về các văn bản nghị luận trung đại đặt ra nhiều trăn trở đối với giáo viên khi soạn giảng. Đồng thời, khi tìm hiểu để soạn bài và việc học bài của học sinh cũng là một trở ngại lớn. Vậy, làm thế nào để những giờ học văn bản này không trở nên nhàm chán, giáo điều đơn điệu hoặc bị sa vào kho kiến thức khổng lồ nhưng xa lạ với học sinh hiện nay, là điều mà chúng tôi quan tâm, trăn trở? Đó là lý do chúng tôi nảy sinh sáng kiến vận dụng kiến thức liên môn để dạy các văn bản nghị luận trung đại. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 2.1.Điều kiện áp dụng sáng kiến - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và sách giáo viên, tham khảo thêm các tài liệu về các bộ môn khác hỗ trợ cho kiến thức Ngữ văn. - Học sinh:Vận dụng kiến thức của các bộ môn Lịch sử, Địa lý, GDCD… để soạn bài và học tập theo hai hình thức (tự học và học trên lớp). - Chương trình: Tổ chức các hoạt động dạy – học theo phân phối chương trình. Năm học 2014 - 2015 2 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 - Cơ sở vật chất: Các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy tính…), mạng Internet… 2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến: - Lần 1: Từ năm học 2011 – 2012 đến 2012 – 2013. - Lần 2: Điều chỉnh, bổ sung: Năm học 2013 – 2014. 2.3. Đối tượng áp dụng: - Giáo viên và học sinh lớp 8 3. Nội dung sáng kiến: 3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: + Thứ nhất, sáng kiến tập trung khắc phục đặc điểm khó tiếp cận của các thể văn nghị luận cổ hoàn toàn xa lạ đối với học sinh lớp 8. Với 4 thể văn nghị luận là hịch, chiếu, cáo và tấu, học sinh biết so sánh và liên hệ với ngày nay để thấy sự thay đổi của hình thức và thể văn nhưng tính chất và đặc điểm cơ bản thì được phát triển theo thời gian và ngày càng hoàn thiện. + Thứ hai, phương pháp tích hợp (tích hợp dọc và tích hợp ngang) là phương pháp soạn giảng chính với việc tích hợp dọc và tích hợp ngang. Ví dụ: vận dụng kiến thức Tập làm văn để tìm hiểu nghệ thuật nghị luận đầy sức thuyết phục của văn bản; dùng kiến thức lịch sử để lý giải sự kiện văn học;…. + Thứ ba, sáng kiến có sự vận dụng triệt để các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong bài học, để mở rộng và khắc sâu thêm kiến thức Văn học. Ví dụ: vận dụng kiến thức lịch sử để hiểu rõ về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; vận dụng kiến thức địa lý để nắm được vị trí địa lý cũng như những thuận lợi và khó khăn của cố đô Hoa Lư và thành Đại La; vận dụng kiến thức GDCD để giáo dục tình yêu Tổ Quốc, truyền thống đền ơn đáp nghĩa, ý thức học tập để bảo vệ và xây dựng đất nước…. + Thứ tư, sử dụng có hiệu quả kênh hình để hiểu được không khí thời đại (khi tác phẩm ra đời) và đối chiếu với tình hình hiện tại của đất nước, từ đó khắc sâu ý nghĩa của các văn bản được học. - So với giải pháp cũ, sáng kiến lần này của chúng tôi chú trọng vận dụng kiến thức Văn học gắn với đời sống qua việc sử dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó, sáng kiến khai thác được tối đa hiệu quả của việc học bài bằng sơ đồ tư duy để học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, tính vận dụng cao hơn. 3.2.Khả năng áp dụng của SK - Sáng kiến được áp dụng cho giáo viên khi soạn bài, hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức trên lớp, hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà. Bao gồm các tiết sau: + Tiết 96: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) Năm học 2014 - 2015 3 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 + Tiết 99,100: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) + Tiết 103: Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi) + Tiết 105: Ôn tập về luận điểm + Tiết 106,107: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. + Tiết 108: Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)\ Trong đó: các tiết học văn bản vận dụng kiến thức lập luận trong văn nghị luận. Các tiết Tập làm văn sử dụng văn bản Văn học làm ví dụ để học tập. 3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến - Sáng kiến giúp giáo viên và học sinh dạy và học có hiệu quả, đặc biệt là việc vận dụng vào thực tế đời sống và phát triển năng lực của học sinh. 4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng trong 4 năm học (từ năm 2011 đến nay) với hai lần thực hiện. Qua việc áp dụng thử nghiệm sáng kiến này, tôi nhận thấy học sinh đã có định hướng rõ rệt trong việc học văn bản nghị luận trung đại với 4 thể văn nghị luận cổ. Các em có hứng thú trong học bài, làm bài và kết quả các bài kiểm tra trên lớp cũng như bài kiểm tra học kì đều đạt kết quả khá trở lên. Kĩ năng ứng xử và lối sống của học sinh cũng thay đổi nhiều nhờ việc tích lũy kiến thức xã hội và vận dụng vào chính bản thân mình. - Với giáo viên: sáng kiến đã tháo gỡ cho giáo viên một số khó khăn cơ bản khi dạy kiểu bài này cho đối tượng học sinh THCS. Việc soạn giảng có những căn cứ và cơ sở nhất định nên thuận tiện trong việc cung cấp kiến thức và cuốn hút học sinh say mê học tập. 5. Những kiến nghị và đề xuất. - Do thời lượng các tiết dạy không nhiều nên việc cung cấp kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài còn hạn chế về thời gian. Giáo viên dạy cần tự điều chỉnh thời gian các tiết dạy trong tuần cho hợp lý. Năm học 2014 - 2015 4 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 2.1. Từ năm 2002, bộ sách giáo khoa Ngữ văn THCS đã được biên soạn lại theo hướng cải tiến và đổi mới. Bên cạnh những định hướng cải tiến chung như “giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống” thì nét cải tiên nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa là hướng tích hợp. Tính tích hợp được thể hiện đồng bộ từ việc biên soan chương trình, lựa chọn các văn bản đưa vào giảng dạy …đến việc đặt tên cho môn học ( Ngữ văn) và việc đặt tên cho loại bài giảng. Việc học các văn bản trước đây dùng từ Giảng văn, nay được thay thế bằng một cái tên mới: đọc - hiểu văn bản. Có sự thay đổi tên gọi này trước hết là do sự thay đổi về phương pháp giảng dạy văn học trong trường phổ thông. Tên gọi Giảng văn cho thấy hoạt động chủ yếu của học sinh là nghe và ghi chép. Đây là một cách dạy máy móc, áp đặt. Thậm chí nhiều giờ giảng văn thầy không giảng mà sa vào đọc cho học sinh chép ( gọi là đọc - chép). Ngược lại, tên gọi đọc hiểu văn bản cho thấy sự đổi mới rất rõ. Trong giờ học, người học sinh phải đọc kĩ văn bản, phải suy ngẫm và tự tìm hiểu các câu hỏi được nêu, chỉ thông qua sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Dạy đọc - hiểu văn bản cũng là biểu hiện cụ thể của việc dạy tích hợp. 2.2. Dạy học theo phương pháp tích hợp, liên môn thực chất là dạy một vấn đề mà học sinh kết hợp biết được và hiểu được nhiều vấn đề khác. Tích hợp, liên môn còn giúp học sinh có thể vận dụng tốt trong việc tạo lập văn bản, một yêu cầu cơ bản của việc dạy - học văn. Trong quá trình giảng dạy,chúng tôi nhận thấy, để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích hợp thì cần phải sử dụng kiến thức liên môn một cách hợp lý. 2.3. Trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS, văn học trung đại có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Gần một ngàn năm Bắc thuộc, dù chịu nhiều ảnh hưởng về chữ viết,văn học, triết lý, phong tục tập quán của phương bắc, nhưng dân tộc Việt nam, với ý thức quốc gia và tinh thần tự chủ cao độ đã không mệt mỏi đấu tranh để giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống cha ông. Các tác phẩm nghị luận trung đại được đưa vào giảng dạy trong Ngữ văn 8 phần nào đã phản ánh được điều đó. Tuy nhiên, việc giảng dạy các văn bản này sao cho học sinh dễ hiểu và có thể cảm nhận được lại rất khó khăn đối với giáo viên. Và, làm sao để việc học tập của các em được vận dụng thiết thực và đời sống của chính các em cũng không dễ dàng. 2.4. Trong phạm đề tài khoa học nhỏ này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến việc dạy học theo hướng liên môn,tích hợp trong dạy các văn bản nghị luận trung đại Việt Nam với 4 thể loại chính: hịch, chiếu, cáo, tấu. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Khảo sát thực tế học văn bản nghị luận trung đại của học sinh. Năm học 2014 - 2015 5 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng hai loại chữ: chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán vốn mượn của ngươì Trung Quốc, còn chữ Nôm là mẫu tự do cha ông ta sáng tạo ra. Các tác phẩm nghị luận trong chương trình Ngữ văn 8 đều được viết bằng chữ Hán. Gồm 4 văn bản sau đây: 1. Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn) 2. Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn) 3. Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) 4. Bàn luận về phép học ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) - Trước hết, xin được trích lại một số câu văn trong một bài viết trên mạng mà chúng tôi tình cờ đọc được: ( những câu văn học sinh làm trong các kì thi) + Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi lên ngôi vua và tuyên bố cho toàn dân biết trong Bình Ngô đại cáo. + Bình Ngô đại cáo là một bài thơ trữ tình bất hủ của Nguyễn Trãi. + Trần Quốc Tuấn là người hết lòng trung quân lại rất giỏi binh thư nên đã nhường ngôi cho vua Trần rôi tự cầm quân đi đánh giặc. ( Khi viết về “Hịch tướng sĩ”) + Vì giận quân thù nên Trần Quốc Tuấn đêm nào cũng nằm trên đống củi gai và nhấm nháp một miếng mật gấu. (Khi viết về “Hịch tướng sĩ”) + Vì thấy nhà Đinh và nhà Lê quá bảo thủ nên Lý Thường Kiệt đã hạ lệnh dời đô từ Hoa Lư về Đại La. (Khi viết về “Chiếu dời đô”) + La Sơn Phu Tử là người Trung Quốc sang Việt Nam dâng sớ bàn về việc học của sĩ tử thời vua Nguyễn Huệ. (Khi viết về “Luận học pháp”) - Tiếp theo, chúng tôi khảo sát học sinh của trường (vào năm học 2010 – 2011) với Đề bài: 1) Phân biệt các thể loại: hịch, chiếu, cáo, tấu đã được học? 2) Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của một văn bản thuộc các thể loại trên? 3) Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La có ý nghĩa như thế nào? 4) Em hiểu thế nào về quan điểm “độc lập và chủ quyền” trong văn bản “Nước Đại Việt ta” trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước ta? - Mục đích của việc khảo sát: + Phân biệt được đặc điểm cơ bản của các thể loại nghị luận trung đại Việt Nam . + Nắm được và trình bày ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của một văn bản nghị luận được học. + Nói được ý nghĩa to lớn và lâu dài của việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La,có đối chiếu với lịch sử của đất nước từ thế kỷ X đến nay để thấy được sự sáng suốt đúng đắn của Lý Thái Tổ từ thế kỷ X. + Hiểu được quan điểm độc lập và chủ quyền của dân tộc là không kẻ thù nào được phép xâm phạm. Liên hệ với thực tế đất nước để thấy được sự hi sinh to lớn cho toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hôm nay.... - Kết quả chung: Năm học 2014 - 2015 6 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 + Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về tác giả nhưng hoàn cảnh ra đời và mục đích chính của văn bản thì trình bày còn rất lộn xộn. Nhiều em còn nhầm lẫn thể loại của văn bản. + Phần hiểu ý nghĩa văn bản của học sinh còn rất hạn chế. Ở câu 3 và 4 nhiều em không liên hệ được với hiện tại. Kết quả qua thống kê số liệu: Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu Lớp Số HS SL % SL % 8A 8B 8C 45 44 45 25 28 27 55,5 63,6 60 20 16 18 44,5 30,4 40 Nhìn vào bảng thống kê ta nhận thấy số học sinh chưa am hiểu nội dung bài học,ít hiểu biết về tác giả cũng như kiến thức mở rộng hoặc liên hệ thực tế. . Học sinh còn nhầm lẫn kiến thức của các thể loại nghị luận cổ bởi đặc điểm câu văn biền ngẫu với nhiều vế câu đăng đối nhịp nhàng. Điều này có thể lí giải vì sao có học sinh đi thi đại học lại viết Bình Ngô đại cáo là một bài thơ trữ tình bất hủ của Nguyễn Trãi. 2.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng Vì sao lại có những sự nhầm lẫn tệ hại như vậy? Chúng tôi đã tìm hiểu và đi đến kết luận về những nguyên nhân sau: - Thứ nhất, đây là thể loại mới rất lạ với học sinh lớp 8 và trong chương trình không có kiểu bài giới thiệu tiến trình văn học ( văn học sử) nên các em khó hình dung được không khí lịch sử của thời đại. Mặt khác, việc giảng dạy các văn bản này đều qua bản dịch. Đây là một khó khăn không nhỏ khi tích hợp với Tiếng Việt trong việc hiểu và giải nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Điểm nổi bật trong tác phẩm này là sự thuyết phục người đọc bằng lí trí và tình cảm. Tuy là một văn bản nghị luận chính trị song lại có nhiều hình ảnh rất gợi cảm với thể văn biền ngẫu , uyển chuyển mạnh mẽ , giàu nhạc điệu nên phong cách dạy cũng khác với thể loại thơ trữ tình hoặc tự sự . - Thứ hai, tác giả của các tác phẩm được học đều là những nhân vật lịch sử nổi tiếng trong quá khứ. Nhưng học sinh thiếu sự am hiểu về các nhân vật lịch sử. Cho nên kiến thức lịch sử dù đã được học ở bộ môn Lịch sử nhưng đều rơi rụng nhiều khi học Văn. - Thứ ba, học sinh chưa xây dựng được hoặc chưa thực hiện nghiêm túc việc học ở nhà, khâu soạn bài thường làm chiếu lệ để đối phó là chính. Áp lực của các môn học khác khiến cho các em có ít cơ hội để mở rộng việc tìm hiểu bài học thông qua các kênh thông tin khác. Năm học 2014 - 2015 7 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 - Thứ tư, việc dạy văn bản trong chương trình đổi mới luôn lấy tiêu chí bám sát thể loại và kiểu bài Tập làm văn. Đây cũng là một hạn chế trong việc học văn bản Văn học. Sự gò ép buộc các em phải nắm được nghệ thuật nghị luận của văn bản khiến cho giờ học mất đi chất văn chương, không có sự gần gũi thực tế vì thời gian không cho phép giáo viên đi sâu hoặc mở rộng vấn đề trong bài dạy của mình. - Thứ năm, đồ dùng để sử dụng trong dạy - học Ngữ văn còn rất hạn chế, do vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy, học sinh chưa phát huy được tính tích cực, sự hứng thú và chủ động trong học tập Từ những lí do trên đây, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu để tìm ra cách hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại qua đề tài khoa học: “Vận dụng kiến thức liên môn để dạy các văn bản nghị luận trung đại Việt nam”. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3.1. Phương pháp cũ đã thực hiện ở các năm học trước. Trên thực tế giảng dạy, chúng tôi đã nhiều lần tìm tòi để đổi mới phương pháp. Có thể đúc kết lại những thao tác cụ thể đã từng làm sau đây. 3.1.1. Chuẩn bị về kiến thức: 3.1.1.1 Nắm vững thể loại và các đặc trưng của thể loại: * Về thể loại - Chiếu: Là thể loại văn cổ, do vua ( chúa hay thủ lĩnh) dùng để ban bố mệnh lệnh - Hịch: Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hay thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ vũ động viên, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Cáo: Là một thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Tấu: là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. * Về đặc trưng - Thuyết phục bằng lí trí và tình cảm: nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sắc bén, từ ngữ và hình ảnh cô đọng, gợi ấn tượng sâu sắc. Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…( Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) - Dùng lối văn biền ngẫu biến hoá linh hoạt, nhịp nhàng. Khi thì là văn xuôi, khi là văn vần. - Văn - sử - triết bất phân - In đậm thế giới quan con người trung đại : Tư tưởng mệnh trời , thần, chủ tâm lí sùng cổ, sùng bái tổ tiên… Năm học 2014 - 2015 8 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 3.1.1.2 Phân biệt sự khác nhau của 4 thể loại nghị luận: - Khác nhau về mục đích: + Chiếu: Trình bày một chủ trương, đường lối để mọi người chấp thuận bằng cách dùng lí lẽ để lập luận hướng tới mục đích. + Hịch: Kêu gọi, cổ vũ động viên bằng cách dùng tình cảm và lập luận để tác động vào tinh thần. + Cáo: Công bố kết quả của một sự nghiệp bằng cách nêu quan điểm lập trường của sự nghiệp đó. + Tấu: Nêu ý kiến, đưa ra đề nghị, yêu cầu bằng cách lập luận xác đáng và thuyết phục. - Khác nhau về đối tượng viết và nhận: + Chiếu, hịch, cáo: do vua, chúa hoặc thủ lĩnh viết và thần dân, binh lính… tiếp nhận. + Tấu ( biểu, sớ): do thần tử, bề tôi, quan tướng viết dâng lên vua chúa. 3.1.1.3 Nắm vững kiến thức về văn học sử: Một trong những hạn chế của chương trình sgk mới là phá vỡ tính hệ thống của văn học sử, do việc chọn Tập làm văn làm tiêu chí lựa chọn văn bản giảng dạy. Do hạn chế này nên học sinh không được tiếp xúc với những bài dạy về văn học sử. Mà cả 4 văn bản trung đại được học đều có mối liên quan mật thiết đến lịch sử. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức lịch sử để có cái nhìn bao quát, từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp khi hướng dẫn các em hiểu văn bản từ góc độ lịch sử. Có như vậy thì giá trị của tác phẩm văn học mới được hiểu một cách cặn kẽ . 3.1.1.4 Chuẩn bị vốn từ Hán Việt,nắm chắc các điển tích, điển cố văn học. - Do đặc điểm viết bằng chữ Hán nên khi dịch sang tiếng Việt, các văn bản không tránh khỏi việc phải sử dụng nguyên vẹn các từ Hán. Bên cạnh đó, còn có một khối lượng điển tích, điển cố rất hay. Việc dùng các điển tích điển cố có tác dụng giúp cho sự diễn đạt trở nên ngắn gọn mà vẫn giàu ý nghĩa và thuyết phục người đọc, người nghe một cách ấn tượng. Ngoài những chú thích được giải nghĩa trong sgk, giáo viên cần tìm hiểu để nắm kĩ hơn nội dung của chúng. Khi cần thiết, để tăng sự hứng thú cho các em dễ hình dung và nắm bắt kiến thức, giáo viên có thể kể ngắn gọn. 3.1.2. Chuẩn bị về phương pháp: Trong mỗi bài dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt về việc lựa chọn phương pháp thích hợp. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp cần được tận dụng triệt để. Những hướng tích hợp nên tận dụng thuộc một số lĩnh vực sau đây: 3.1.2.1 Tích hợp ngang: Là tích hợp với các đơn vị kiến thức cùng môn học như Tiếng Việt và Tập làm văn. - Tích hợp với Tiếng Việt: Giáo viên luôn xác định dùng kiến thức của Tiếng Việt là để giúp học sinh cảm nhận nội dung văn bản một cách sâu sắc .Nhất thiết không được biến một phần bài học thành giờ học tiếng Việt. Cũng không nên quá cứng nhắc trong tích hợp với tiếng Việt, khi những đơn vị kiến thức tích Năm học 2014 - 2015 9 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 hợp không mấy liên quan đến bài học. Giáo viên chỉ nên tập trung vào những đơn vị kiến thức Tiếng Việt có tác dụng trực tiếp đến sự cảm thụ của học sinh. 3.1.2.2. Tích hợp dọc: Là tích hợp với các kiến thức thuộc các môn học khác hoặc kiến thức đời sống xã hội… Như trên đã trình bày, các văn bản nghị luận này đều có chung đặc trưng là tính văn học sử rất rõ ràng. Vì thế, cần sử dụng kiến thức lịch sử để tích hợp. Tất cả các bài dạy đều liên quan đến những sự kiện lịch sử nổi tiếng của đất nước. Giáo viên cần tìm hiểu, lựa chọn kiến thức sẽ đưa vào tích hợp để tránh được việc giờ học Ngữ văn biến thành một bài giảng lịch sử thuần tuý. 3.1.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi 3.1.3.1 Loại câu hỏi tái hiện: Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ được yêu cầu phát biểu, trình bày lại vấn đề. Câu hỏi này chỉ là để chuyển tiếp tới nội dung phức tạp hơn. Các câu hỏi này không cần thời gian suy nghĩ mà chỉ cần sự phát hiện của học sinh. Ví dụ 1: Bài Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) ? Em hiểu nội dung của hai câu văn: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo như thế nào? 3.1.3.2 Loại câu hỏi rèn năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ: Trên cơ ở học sinh đã hiểu nội dung, giáo viên sử dụng loại câu hỏi này để yêu cầu học sinh phát hiện và trình bày lại về nội dung tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này không thể dựa vào kết quả có sẵn đã biết. Học sinh cần vận dụng năng lực tư duy của mình để sắp xếp lại các sự kiện, chi tiết, lựa chọn ngôn từ, cách lập luận….để diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng vấn đề. Dạng câu hỏi này dùng để kiêm tra kiến thức, ôn tập, củng cố … Ví dụ: Bài Nước Đại Việt ta ? Ý thức về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được Nguyễn Trãi khẳng định rất rõ trong văn bản. Em hãy chứng minh điều đó? Với câu hỏi này, học sinh phải biết sắp xếp các dữ liệu để làm dẫn chứng khi chứng minh ( nền văn hiến, núi sông, phong tục, các triều đại, biên giới phân chia….). Đồng thời học sinh phải biết dùng lí lẽ khi lập luận: Đại Việt có đủ căn cứ để khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập và có chủ quyền) 3.2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. 3.2.1. Xác định mục tiêu chính của bài dạy. 3.2.1.1. Đảm bảo những mục tiêu cơ bản trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Việc này giúp học sinh phát huy khả năng cảm thụ được tinh thần chung của mỗi tác phẩm trung đại. 3.2.1.2. Chọn đưa thêm một vài nội dung cần hướng học sinh tìm hiểu và tiếp nhận để các em phát huy được khả năng liên hệ thực tế, gắn tác phẩm với đời Năm học 2014 - 2015 10 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 sống hiện đại,từ đó các em sẽ có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về giá trị của mỗi tác phẩm. * Bài Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - Tìm hiểu về vị trí địa lý cũng như những điểm thuận lợi của thành Đại La và cố đô Hoa Lư. (kiến thức môn Địa lý) - Tìm hiểu lý do vì sao nhà Đinh và Tiền Lê lại chọn đóng đô ở Hoa Lư. Tại sao đến thời Lý thì Lý Công Uẩn lại muốn di chuyển. (Kiến thức môn Lịch Sử) - Giá trị lịch sử, kinh tế và văn hóa ngày nay của quần thể di tích Tràng An (Hoa Lư) và Hà Nội (thành Đại La xưa). - Ý nghĩa giáo dục về việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, văn hóa... * Bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) - Hoàn cảnh lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, trong đó chú trọng đến hoàn cảnh trước cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) và đức độ cao cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. (Kiến thức môn Lịch Sử) - Những di tích lịch sử của tỉnh Hải Dương và các lễ hội tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Tuấn. (Kiến thức môn Lịch Sử) - Vị trí địa lý của Huyện Chí Linh (đất phong vương của Trần Quốc Tuấn năm xưa). - Một vài sự kiện lịch sử hiện đại thể hiện hào khí Đông A (Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ....) - Tình yêu Tổ quốc khi đất nước bị đe dọa về chủ quyền ( sự kiện giàn khoan HD 981...) * Bài Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) - Hoàn cảnh lịch sử và sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - So sánh, đối chiếu với các văn bản cùng mục đích: Bài thơ Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt (1028); Tuyên ngôn độc lập của Bác (1945)) * Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) - So sánh đạo học xưa và nay. - Liên hệ việc học tập của bản thân em và bè bạn (mục đích, tiêu chí, khả năng phấn đấu....) để nhận biết đúng sai trong việc học. - Liên hệ quan điểm học tập của nhiều người trong xã hội.... 3.2.2 Điều chỉnh phương pháp tích hợp đã thực hiện theo hướng sử dụng kiến thức liên môn. Trong mỗi bài dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt về việc lựa chọn phương pháp thích hợp. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp cần được tận dụng triệt để. Những hướng tích hợp nên tận dụng thuộc một số lĩnh vực sau đây: * Tích hợp ngang: Là tích hợp với các đơn vị kiến thức cùng môn học như Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong tích hợp dọc cũng vẫn có những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa Lý, GDCD… - Tích hợp với Tiếng Việt: Giáo viên luôn xác định dùng kiến thức của Tiếng Việt là để giúp học sinh cảm nhận nội dung văn bản một cách sâu sắc .Nhất Năm học 2014 - 2015 11 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 thiết không được biến một phần bài học thành giờ học tiếng Việt. Cũng không nên quá cứng nhắc trong tích hợp với tiếng Việt, khi những đơn vị kiến thức tích hợp không mấy liên quan đến bài học. Giáo viên chỉ nên tập trung vào những đơn vị kiến thức Tiếng Việt có tác dụng trực tiếp đến sự cảm thụ của học sinh. Ví dụ: + Trong bài Hịch tướng sĩ cần chú trọng trong việc làm sáng tỏ giá trị của các câu hỏi tu từ: đây là những câu hỏi tu từ có khả năng khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người nghe và thấy được thái độ nghiêm khắc trong phê phán, bao dung trong động viên, khích lệ tướng sĩ của người chủ tướng giàu ân tình. + Trong Bµn luËn vÒ phÐp häc cÇn chó ý khai th¸c c¸c chó thÝch ®Ó hiÓu râ t tëng cña t¸c gi¶ trong viÖc häc, ®¹o häc .( tam c¬ng, ngò thêng, ®¹o…) - TÝch hîp víi TËp lµm v¨n: ViÖc «n tËp l¹i luËn ®iÓm vµ luËn cø trong v¨n nghÞ luËn chÝnh lµ môc tiªu c¬ b¶n trong tÝch hîp cña c¸c v¨n b¶n nµy. Bëi lÏ, c¶ 4 v¨n b¶n ®Òu sö dông nghÖ thuËt nghÞ luËn rÊt s¾c s¶o. Ngay tõ phÇn t×m hiÓu cÊu tróc cña v¨n b¶n, gi¸o viªn ®· híng dÉn häc sinh b¸m s¸t bè côc vµ hÖ thèng luËn ®iÓm trong v¨n nghÞ luËn. Bµi d¹y cÇn ®îc triÓn khai trªn c¬ së cña mét v¨n b¶n nghÞ luËn: tõ luËn ®iÓm ®Õn t×m c¸c luËn cø vµ x¸c ®Þnh ph¬ng ph¸p lËp luËn. VÝ dô: Bè côc vµ hÖ thèng luËn ®iÓm trong ChiÕu dêi ®« VÊn ®Ò chÝnh: ý tëng dêi ®« ( võa lµ mÖnh lÖnh thÓ hiÖn ý chÝ cña nhµ vua, võa nªu ý kiÕn ®Ó th¶o luËn) - LuËn ®iÓm 1: CÇn dêi ®« khái Hoa L v× kh«ng cßn phï hîp ( ph©n tÝch nh÷ng lÝ do dÉn ®Õn viÖc dêi ®«) + LÝ lÏ 1: Nh×n vµo g¬ng s¸ng ®êi xa ( ®· nhiÒu lÇn diÔn ra viÖc dêi ®«) DÉn chøng: Nhµ Th¬ng vµ nhµ Chu ë Trung Quèc dêi ®« lµ ®óng nªn ®Êt níc ph¸t triÓn l©u bÒn) + LÜ lÏ 2: Thùc tÕ hai triÒu §inh vµ Lª ( ®Þnh ®« m·i ë mét n¬i) DÉn chøng: §Êt níc khã ph¸t triÓn, c¸c triÒu ®¹i ®Òu ng¾n ngñi) - LuËn ®iÓm 2: §¹i la lµ m¶nh ®Êt lÝ tëng trong viÖc chän lµm kinh ®« ( tr×nh bµy ý chÝ ®Þnh ®« ë mét vïng ®Êt míi) + LÝ lÏ 1: §¹i la cã nhiÒu lîi thÕ ®Ó ph¸t triÓn ®Êt níc ( chÝnh trÞ, kinh tÕ, vÞ trÝ ®Þa lý…) DÉn chøng: ( vÒ vÞ trÝ thuËn lîi, vÒ kinh tÕ ph¸t triÓn, vÒ chÝnh trÞ æn ®Þnh…) + LÝ lÏ 2: Nhµ vua chän §¹i La lµm kinh ®« ( bµy tá ý chÝ ®ång thêi kh«ng ¸p ®Æt mµ nªu ý kiÕn ®Ó hái thÇn d©n) ( Ta muèn………….c¸c khanh nghÜ thÕ nµo?) * Tích hợp dọc: Là tích hợp với các kiến thức liên môn thuộc các môn học khác hoặc kiến thức đời sống xã hội… - Như trên đã trình bày, các văn bản nghị luận này đều có chung đặc trưng là tính văn học sử rất rõ ràng. Vì thế, cần sử dụng kiến thức lịch sử để tích hợp. Tất cả các bài dạy đều liên quan đến những sự kiện lịch sử nổi tiếng của đất nước. Giáo viên cần tìm hiểu, lựa chọn kiến thức sẽ đưa vào tích hợp để tránh được việc giờ học Ngữ văn biến thành một bài giảng lịch sử thuần tuý. Ví dụ: Việc nêu hoàn cảnh ra đời của bài Hịch tướng sĩ chỉ cần nhấn mạnh vào thời điểm xuất hiện của nó ( năm 1284) và lí do tại sao Trần Quốc Tuấn lại viết bài hịch này. ( Sau gần 30 năm kể từ khi quân Nguyên thất bại lần thứ nhất, vì một thời gian dài được sống trong hoà bình, an nhàn nên một bộ Năm học 2014 - 2015 12 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 phận tướng sĩ có tư tưởng tư lợi cá nhân. Thực tế, đất nước đang đứng trước nguy cơ kẻ thù tìm cớ xâm lược lần nữa. Để giúp tướng sĩ nhận rõ nguy cơ này, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch động viên tướng sĩ luyện tập theo bình thư để chống lại kẻ thù…) - Mặt khác, để giúp học sinh cảm và hiểu các tác phẩm có từ thời trung đại mà vẫn mới mẻ trong thời hiện đại, cần sử dụng các kiến thức về địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật….phù hợp với mục tiêu bài dạy đề ra. Ví dụ: - Dạy bài Chiếu dời đô thì liên hệ với việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ngày nay. Tìm thông tin về việc di tích Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Từ đó khơi dậy niềm kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Mặt khác, tìm thông tin hoặc ra đề bài cho học sinh về nhà tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như những thành tựu của nền văn hóa Thăng Long để thấy được cái tâm và cái tầm của vua Lí Thái Tổ. - Dạy bài Hịch tướng sĩ thì liên hệ với tín ngưỡng thờ cúng Trần Hưng Đạo ở khắp nơi trên đất nước ta để học sinh thấy được đức độ cao cả của ngài. Từ đó học sinh có ý thức quan sát,tìm hiểu và làm theo….. - Ở mỗi bài dạy giáo viên cho học sinh liên hệ về mặt thể loại để thấy rằng 4 thể văn này ngay nay chúng ta vẫn sử dụng, nhưng dưới những hình thức khác nhau. + Chiếu: ngày nay dùng hình thức Phát ngôn, hoặc đưa ra thảo luận góp ý rộng rãi trong cả nước (ví dụ như thảo luận về Hiến pháp, các dự luật….) + Hịch: ngày nay tồn tại dưới hình thức Lời kêu gọi, Lễ phát động, các phong trào hưởng ứng… + Cáo: ngày nay là các văn bản Thông cáo của nhà nước, các Tuyên bố chung…. +Tấu: Những đề án, những dự án đề xuất lên cấp trên để cùng thảo luận, bàn bạc và quyết sách…. 3.2.3. Sử dụng thêm các kiểu câu hỏi 3.2.3.1. Câu hỏi giải thích: Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung thì cần phải biết chọn lọc chi tiết để giải quyết vấn đề được giáo viên đưa ra. Học sinh phải có những hoạt động tư duy sau để giải quyết như: định hướng sự việc, lựa chọn chi tiết, nắm được bản chất của vấn đề trong sự so sánh đối chiếu với toàn bộ nội dung đã học. Ví dụ: Bài Nước Đại Việt ta ( Nguyễn Trãi - Trích Bình Ngô đại cáo) Khi tìm hiểu tư tưởng khẳng định nền văn hiến Đại Việt đã được phát biểu một cách hoàn chỉnh so với Nam Quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao có thể nói tác phẩm của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam? Hãy so sánh với Nam Quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt)? (Với những câu hỏi như thế này, học sinh có thể thảo luận nhóm để khái quát hoá sự việc: Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, Năm học 2014 - 2015 13 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời; cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc. Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý, học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong Nam Quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc.) 3.2.3.2 Loại câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề thường được sử dụng trong những hoạt động đòi hỏi học sinh tư duy, đối chiếu, so sánh…để tìm hiểu những vấn đề khó của bài học. Nó có tác dụng vừa củng cố vừa khắc sâu kiến thức, vừa có hướng mở ra những khả năng tìm tòi những cách giải quyết những hướng sáng tạo mới để giải quyết vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Giáo viên cần nghiên cưu kĩ bài dạy để chọn những vấn đề trọng tâm để đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm. Ví dụ: Bài Bàn luận về phép học ( Nguyễn Thiếp) Khi bàn về mục đích của việc học là học luân thường đạo lý để làm người ( tức học tam cương và ngũ thường) giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em, quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực cần được việc học ngày hôm nay phát huy? Có những điểm nào cần được bổ sung? ( Học sinh phải tìm tòi để đưa ra quan điểm học tập của mình dựa trên sự tiếp thu người xưa và phát triển theo tư tưởng hiện đại hôm nay. + Điểm tích cực của mục đích học tập trước đây là: coi trong mục tiêu đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn trong nhà trường hôm nay là sự phát huy đạo học ngày trước. + Điểm cần bổ sung: Mục đích học không chỉ là rèn đạo đức, mà còn rèn năng lực trí tuệ để con ngời sau này có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực: đạo đức, văn hoá, kinh tế, khoa học kĩ thuật…) 3.2.4.3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy - học: Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy - học văn là đổi mới việc sử dụng đồ dùng dạy học để học sinh gần gũi hơn với tác phẩm, để những kiến thức văn học bớt phần trừu tượng. Có như vậy mới giúp được các em cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Đồ dùng trực quan để văn bản nghị luận cổ hầu như không có ( chỉ có 3 bức tranh, ảnh trong sgk khoa: chùa một cột, tượng Trần Hưng Đạo, tranh minh hoạ Nguyễn Trãi viết cáo). Ngoài những tranh, ảnh này chúng tôi đã sưu tầm trên mạng Internet một số các tư liệu là tranh ảnh cả tĩnh và động Năm học 2014 - 2015 14 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 để minh hoạ. Phần này cần tận dụng tốt đa ưu thế của việc sử dụng máy chiếu đa năng. Nếu soạn được giáo án điện tử thì càng tốt. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng hạn chế số lượng tranh ảnh để học sinh tập trung vào việc ghi nhớ có ấn tượng sâu sắc. * Ví dụ: Tranh ảnh khi dạy bài Chiếu dời đô Lược đồ vị trí địa lý của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Thăng Long – Hà Nội) Hình ảnh về cố đô Hoa Lư – Tràng An Năm học 2014 - 2015 15 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 Thăng Long xưa Hà Nội ngày nay Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi Năm học 2014 - 2015 16 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 * Dạy bài “Hịch tướng sĩ” Tín ngưỡng thờ đức thánh Trần trên mọi miền quê. * Dạy bài “Nước Đại Việt ta” Năm học 2014 - 2015 17 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 Chủ quyền dân tộc qua các thời kỳ (Thế kỷ X – XV – XX) Sự kiện giàn khoan HD 981 (tháng 5 – 2015) Năm học 2014 - 2015 18 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 3.2.4.4. Dùng sơ đồ trong phân tích và tổng kết bài học: Do đặc điểm các văn bản đều thuộc loại văn nghị luận nên trong dạy học giáo viên luôn bám sát hệ thống luận điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết phục. Không có cách gợi mở và kết luận nào tốt hơn việc lập sơ đồ để học sinh hình dung, liên hệ và từ đó nắm chẵc không chỉ kiến thức văn bản mà còn có thể biết cách làm văn nghị luận ngay trong học văn bản. Tôi đã phân chia ra một số loại sơ đồ sau đây: * Sơ đồ để phân tích từng luận điểm: Mỗi văn bản nghị luận đều được trình bày dưới dạng các luận điểm. Nội dung các luận điểm có thể xuất hiện ngay trong văn bản hoặc có thể suy luận để tìm ra. Về cách lập luận thì mỗi luận điểm có thể được trình bày theo lối diễn dịch hoặc qui nạp. ( Phần tích hợp với Tập làm văn). Giáo viên có thể lập ra các sơ đồ lập luận theo mẫu diễn dịch hay qui nạp để học sinh triển khai vào từng luận điểm cụ thể. Ví dụ: * Sơ đồ cách lập luận diễn dịch: LUẬN ĐIỂM 1 Lý lẽ 1 Dẫn chứng 1… Dẫn chứng 2… Lý lẽ … Lý lẽ 2 Dẫn chứng 3… Dẫn chứng 1…. Dẫn chứng 2…. Dẫn chứng … Dẫn chứng … Dẫn chứng … KẾT KUẬN LẠI VẪN ĐỀ Năm học 2014 - 2015 19 Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 8 b) Sơ đồ để tổng kết bài học: - Ví dụ: Hệ thống luận điểm trong Chiếu dời đô Ý TƯỞNG DỜI ĐÔ TỪ HOA LƯ VỀ ĐẠI LA LÝ DO DỜI ĐÔ KHỎI HOA LƯ Gương sáng đời xưa Ý CHÍ ĐỊNH ĐÔ MỚI Ở ĐẠI LA Thực tế hai triều Đinh và Lê Lịch sử Trung hoa có nhiều lần dời đô (Thương, Chu) Đóng đô mãi ở một nơi nên gặp khó khăn - Đất nước phát triển - Các triều đại tồn tại lâu dài Đất nước không phát triển, tồn tại ngắn ngủi Những lợi thế của Đại La Về lịch sử Cao Vương từng định Về địa lý Thuận lợi nhiều mặt Về tiềm năng Kính tế, văn hoá phát triển đô Ý CHÍ CỦA NHÀ VUA: - Quyết định dời đô. - Hỏi ý kiến bề tôi. * Hịch tướng sĩ: Bí quyết nghị luận để kêu gọi động viên các tướng sĩ trong bài hịch là dùng nghệ thuật khích tướng. Năm học 2014 - 2015 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng