Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số bài thơ trung đại việt nam...

Tài liệu Skkn vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số bài thơ trung đại việt nam lớp 7

.DOC
26
1880
123

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONÔÔI TRÚ LIÊN HUYÊÔN PHỔ THÔNG DÂN TÔÔC ĐỒNG NAI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN– ĐỊNH QUÁN TÂN PHÚ TÔÔC NÔÔI TRÚ LIÊN HUYÊÔN TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN Mã Mã................................ số: số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÂÔNN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VÂÔ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MÔ ÔTÔT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI DẠY HỌC MÔ SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI VIÊÔTT NAM LỚP 7 VIÊÔ NAM LỚP 7 Người thực thực hiện:Quách Thị Thủy Người hiện:Quách Thị Thủy Lĩnh vực nghiên cứu: cứu: Lĩnh vực nghiên - Quản lý giáo dục  - Phương pháp giáo dục  - Quản lý giáo dục  - Phương pháp giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn vực khác: ................................................... - Lĩnh  - Lĩnh vực khác: ...................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến  Mô hình  Đĩa CD (DVD)2016 - 2017 ảnh  Hiện vật khác  Phim Năm học: (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016 - 2017 Trang 1 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Quách Thị Thủy 2. Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1985 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: khu 10, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 01684874491 6. Fax:...................................... Email:............................................. 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Ngữ văn khối 7,8 9. Đơn vị công tác: Trường PT.DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: môn Ngữ văn - Số năm kinh nghiệm: 05 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh phụ đạo môn Ngữ văn 6 + Vâ ân dụng kiến thức liên môn trong dạy học mô t số văn bản nhâ ât dụng lớp 8 â Trang 2 SKKN: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LỚP 7 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đang ngày càng đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học sinh. Và thực tế là trong hiện tại hầu như tất cả các thầy cô giáo đều đang nỗ lực học tập, sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới phù hợp với đặc thù bộ môn, với đối tượng học sinh và nhất là kích thích được sự hứng thú trong học tập cũng như phát huy được tính tự học, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Trong chương trình Ngữ văn 7, dạy học phần thơ Trung đại không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về những tác phẩm nổi tiếng của những thời đại mà qua đó còn cho các em thấy được truyền thống văn hóa, lịch sử gắn liền với những sự kiện trọng đại của một quốc gia, dân tộc; thấu hiểu được những đau thương, mất mát mà cả một dân tộc đã gánh chịu và cảm thấy tự hào trước những chiến công hiển hách của cha anh. Trong khi đó, đa số các em học sinh lại có phần xem nhẹ hoặc không hứng thú với bộ môn Ngữ văn, từ đó đi đến hậu quả là các em không nắm bắt được kiến thức, không thấu hiểu được những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng lớn lao của dân tộc. Mặt khác, văn học Trung đại bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến với các em hôm nay thuộc thế kỉ XXI là một khoảng cách khá xa. Để hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học là một vấn đề khó khăn. Đặc biệt, trường Phổ thông dân tộc nội trú là trường chuyên biệt, các em đều là con em vùng dân tộc thiểu số, tâm lí ngại học, lười suy nghĩ và khả năng nói viết còn chưa thành thạo. Để có thể giúp các em hiểu và lĩnh hội được kiến thức cũng như tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú với môn Ngữ văn nói chung, phần thơ Trung đại nói riêng là cả một vấn đề đầy trăn trở và thử thách. Trong khi đó, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Từ những lí do trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số bài thơ Trung đại Việt Nam lớp 7”. Trang 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo“, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Trong khi đó, thơ Trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Di sản này có thể giúp ta tìm lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ... cho học sinh. Cho nên viê âc tích hợp liên môn là rất cần thiết và hữu ích. Không những vâ ây, việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình Trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nói riêng là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong thời đại khoa học công nghê â, học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời thượng như Toán, tiếng Anh, Tin học .... Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình và đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp hơn với xu thế giáo dục. Không những vâ ây, thơ Trung đại là thể loại văn học tương đối khó nên học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ, nếu giáo viên chỉ soạn giảng theo phương pháp truyền thống sẽ khiến cho học sinh chán nản, lười học. Để có thể kích thích sự hứng thú trong học sinh, cần phải cho học sinh thấy rõ diê ân mạo của thời đại đã sản sinh ra những tuyê ât tác văn chương, những tư tưởng, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ đó. Chỉ có như thế các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của thơ Trung đại và yêu mến văn chương. Trang 4 Từ những lí do đó, tôi xin đưa ra mô t giải pháp thay thế mô t phần giải pháp â â đã có nhằm mang lại mô t giờ học hiê âu quả, bổ ích và phát huy tính tích cực, chủ â đô ng, sáng tạo của học sinh: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số â bài thơ Trung đại Viê ât Nam lớp 7”. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Phạm vi nghiên cứu: - Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh - Trần Quang Khải - Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Qua Đèo Ngang - Bà huyê ân Thanh Quan 2. Giải pháp cụ thê: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số bài thơ Trung đại Việt Nam lớp 7 2.1. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Sông núi nước Nam“: a. Phần khởi động Ở phần này giáo viên có thể vận dụng kiến thức môn địa lí vào giảng dạy như sau: Do dạy học theo chuyên đề nên trước bài “Sông núi nước Nam“ giáo viên đã dạy bài “Khái quát văn học Trung đại Việt Nam“. Do đó, để bước vào bài mới giáo viên có thể tổ chức chơi trò chơi: “ Bức tranh bí mật“. Mỗi một câu trả lời đúng tương ứng với một bức tranh. Câu 1: Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ gì? Câu 2: Thơ Trung đại Việt Nam thường sáng tác theo những thể loại nào? Câu 3: Văn học Trung đại Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn nào? Mỗi câu học sinh trả lời đúng, giáo viên hiệu ứng chiếu hình ảnh GV: Vận dụng kiến thức địa lí giới thiệu bài mới: Quan sát ba bức tranh vừa được mở và cho biết ba bức tranh trên chỉ về cái gì? Trang 5 HS: - Bức tranh 1: Sông của Việt Nam - Bức tranh 2: Núi của Việt Nam - Bức tranh 3: Bản đồ Việt Nam GV: Sông, núi Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam chính là nội dung bài học hôm nay. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài thơ “Sông núi nước Nam“. b. Phần tìm hiêu chung: Vận dụng kiến thức môn lịch sử, địa lí như sau: GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Ra đời trong thời kì Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt GV: Bài thơ này xuất hiện như thế nào? HS: Bài thơ xuất hiện trong một đêm Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ "Nam quốc sơn hà", nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái. Gv chiếu hình ảnh trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt GV: Dựa vào kiến thức lịch sử: Hãy trình bày hiểu biết của em về trận đánh trên sông Như Nguyệt? HS: Trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của thời đại nhà Lí. Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt (10751077), và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của triều Tống, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia. Gv: Dựa vào kiến thức địa lí: Hãy cho biết sông Như Nguyệt còn gọi là sông gì? Thuộc tỉnh nào của nước ta? Trang 6 HS: Sông Như Nguyệt còn gọi là sông Cầu, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Như Nguyệt bắt đầu từ tình Bắc Kạn đổ về Thái Nguyên, chảy qua tỉnh Bắc Ninh rồi về Hải Dương tạo thành hệ thống sông Thái Bình. c. Phần đọc – hiêu văn bản: Ở phần này giáo viên cũng có thể vận dụng kiến thức lịch sử để làm cho giờ học trở nên hấp dẫn hơn, học sinh vừa nắm được nội dung bài học vừa khắc sâu kiến thức lịch sử về thời đại nhà Lý. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung hai câu thơ cuối, giáo viên có thể tích hợp liên môn như sau: GV: Câu cuối tác giả khẳng định điều gì về quân giặc? HS: Thất bại là tất yếu Gv: Vì sao HS: Giặc làm điều sai trái, nghịch ý trời. GV: Câu cuối khẳng định điều gì về ta ? HS: Sẽ đánh thắng được quân giặc, ta chính nghĩa, ta đánh chúng (đánh kẻ nghịch ý trời) là ta thay trời hành đạo. Liên hệ kiến thức lịch sử: Kết quả của trận chiến trong lịch sử như thế nào ? HS : Trước binh lực hùng mạnh của kẻ thù, Lý Thường Kiệt chọn chiến lược phòng thủ. Sau thời gian dài không thể tiến về Thăng Long, kinh đô Đại Việt, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Thất bại liên tiếp, nhiều quân sĩ chết vì dịch bệnh cùng việc bị quân của Lý Thường Kiệt toàn lực tấn công, quân Tống buộc phải rút về nước. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được xem là chiến thắng lớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt khiến triều Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược, buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập. d. Phần tổng kết: Sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản, giáo viên có thể tích hợp lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục kĩ năng sống về niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước qua truyền thống lịch sử. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Gv: Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Qua tìm hiểu bài thơ này, em hãy cho biết nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì ? Hs: Nội dung: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Gv: Trong bài thơ này, để khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? Trang 7 Hs: Những yếu tố: lãnh thổ, chế độ chủ quyền. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập“, Bác cũng đã khẳng định quyền làm chủ, quyền được sống tự do, bình đẳng, bác ái của dân tộc Việt Nam. GV: Vậy dù cách xa hàng thế kỉ, nhưng tư tưởng của hai con người ở hai thời đại có gì giống nhau? HS: Đều khẳng định quyền làm chủ đất nước: “tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định vận mệnh của mình“(Hồ Chí Minh). Giáo dục kĩ năng sống: GV: Ngày xưa, ông cha chúng ta đã làm tất cả để có thể gìn giữ mảnh đất thiêng liêng này. Các em có cảm thấy tự hào hay không? HS: TL GV: Vậy ngày hôm nay, chúng ta cần làm gì để xứng đáng với những người đi trước? Làm thế nào để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này? HS: TL Như vậy, trong một bài học có sự tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp cho các em có cái nhìn thấu đáo hơn, sâu sắc hơn về sự ra đời của bài thơ được tạo nên trong những biến cố lịch sử của dân tộc. Từ đó các em sẽ khắc sâu và mở rộng vốn kiến thức của mình. 2.2. Giải pháp 2: Vâ Ôn dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Phò giá về kinh“: a. Phần tìm hiêu chung: Phần này giáo viên có thể vận dụng kiến thức lịch sử như sau: GV: Bài thơ “Phò giá về kinh“ của tác giả nào? Có công gì đối với đất nước? HS: Trần Quang Khải, người có công lớn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên. Gv chiếu hình ảnh Trần Quang Khải (hình ảnh minh họa) GV: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Trang 8 HS: Được sáng tác ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Vận dụng kiến thức địa lí: GV: Trận đánh Chương Dương, Hàm Tử diễn ra ở dòng sông nào của nước ta? HS: sông Hồng Gv chiếu hình ảnh minh họa GV: Trình bày hiểu biết của em về sông Hồng HS: Là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Đây là vùng đất màu mỡ để phát triển kinh tế. Như vậy, vận dụng kiến thức lịch sự, địa lí vừa giúp các em nắm rõ nơi diễn ra trận đánh vừa khắc sâu kiến thức vùng miền của đất nước. b. Phần đọc – hiêu văn bản: Phần này có thể liên hệ địa lí, lịch sử như sau: Gv: Hai câu thơ đầu đã tái hiện lại hai trận đánh nào? HS: Trận đánh Hàm Tử và Chương Dương Gv chiếu bản đồ trận đánh Trang 9 Gv cho HS đọc phần chú giải Gv: Dựa vào bản đồ, xác định vị trí bến Chương Dương và cửa Hàm Tử? GV: Dựa vào bản đồ, em hãy cho biết trận đánh đó diễn ra như thế nào? HS: GV bổ sung: Từ cuối tháng 5 đến 9.6.1285. quân Trần dùng tiệp binh lần lượt đánh chiếm A Lỗ do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, Tây Kết do Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái chỉ huy, Hàm Tử do Trần Nhật Duật chỉ huy, Chương Dương do Trần Quang Khải chỉ huy, từ đó tiến quân giải phóng Thăng Long, đánh đuổi quân Thoát Hoan rút chạy về nước vào ngày 10.6.1285. Ngày 21.6.1285, quân Toa Đô tiến đánh vào sông Thiên Mạc, khúc Sông Hồng này đã bị quân Trần hoàn toàn làm chủ. Từ 21 - 24.6.1285, quân Toa Đô không thể vượt qua được cửa quan Hàm Tử trong hoàn cảnh bị chặn đánh phía trước và bị quân của vua Trần thúc đánh từ phía sau, Trương Hiền (một tướng của Toa Đô) đầu hàng,Toa Đô chết, còn Ô Mã Nhi và Lưu Khuê thoát khỏi vòng vây trong một chiến thuyền nhẹ, chạy ra biển. GV: Sức mạnh và khí thế của quân ta được thể hiện qua từ ngữ nào trong bài thơ này? HS: Chương Dương: cướp giáo giặc; Hàm Tử: bắt quân thù GV: Qua những từ ngữ đó, em cảm nhận được khí thế của quân ta như thế nào? HS: Khí thế chiến đấu và chiến thắng đầy hứng khởi, oanh liệt, hào hùng, mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Gv chiếu hình ảnh minh họa Trang 10 (Thủy quân kết hợp bộ binh nhà Trần tấn công mãnh liệt vào quân Nguyên) (Thượng tướng Trần Quang Khải đang điều quân tại trận thủy chiến Chương Dương) Sau khi tìm hiểu nội dung hai câu cuối của bài thơ, giáo viên có thể liên hệ lịch sử và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau: GV: Hai câu cuối thể hiện khát vọng gì ? HS: Khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời. GV: Khái vọng đó có biến thành hiện thực không? Liên hệ kiến thức lịch sử: HS: Thời Trần, sau hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên là thời kì thái bình thịnh trị khá dài trong lịch sử dân tộc ta. GV: Ngày nay cách xa đã hơn mười thế kỉ, nhưng nguyện vọng của vua quan nhà Trần cũng như của bao nhiêu thế hệ sau này đều đã thành hiện thực. GV chiếu video về đất nước sau ngày giải phóng và ngày hôm nay Giáo dục kĩ năng sống: Trang 11 GV: Qua bài thơ, qua đoạn video vừa xem đã khơi gợi cho em cảm xúc gì? HS: Lòng yêu nước, sự cảm phục và tự hào Gv: Vậy, được sống trong xã hội hôm nay, em cần và sẽ phải làm gì cho đất nước? HS: TL Tôi nghĩ rằng với một tác phẩm thơ Trung đại cách xa các em học sinh hôm nay cả hơn mười thế kỉ thì việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh trận đánh không chỉ giúp các em hiểu mà còn dường như được sống lại và chứng kiến toàn bộ bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Từ đó các em sẽ tự nhiên cảm thấy khí thế mãnh liệt, lòng nhiệt huyết dâng trào với hào khí chiến đấu và chiến thắng của một thời đại oai hùng hào khí Đông A. Đồng thời, liên hệ với thực tế ngày hôm nay để các em hiểu và cảm nhận được thành quả lao động của dân tộc, từ đó nhằm giáo dục lòng yêu nước trong mổi học sinh. 3.3. Giải pháp 3: Vâ Ôn dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Bánh trôi nước“: a. Phần kiêm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Vận dụng kiến thức lịch sử kiểm tra kiến thức bằng trò chơi “Giải ô chữ“: Câu 1: Ai là người có công lớn trong trận đánh đuổi quân Tống ra khỏi bờ cõi nước ta trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? Đáp án: Lý thường Kiệt Câu 2: Đây là vị vua đã sáng lập ra phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử ở nước ta? Đáp án: Trần Nhân Tông Câu 3: Người có công lớn trong trận đánh Chương Dương, là tác giả của bài “Phò giá về kinh“? Đáp án: Trần Quang Khải Câu 4: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Đáp án: Nam quốc sơn hà Câu 5: Đây là vật phẩm giúp Lang Liêu giành được ngôi vua? Đáp án: Bánh chưng, bánh giày GV cho một HS nhắc từ khóa: Từ khóa: BÁNH TRÔI NƯỚC Gv: Vậy bài thơ này có nội dung, ý nghĩa như thế nào, cô và các em sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay. b. Phần tìm hiêu chung: Giáo viên có thể dẫn dắt như sau: Gv: Qua phần chú thích, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương? HS: Hồ Xuân Hương (? - ?) quê ở Nghệ An, được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Trang 12 Vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa: GV: Em biết gì về quê hương Nghệ An? HS: - Lịch sử: Nơi sản sinh ra các phong trào yêu nước, nơi sinh ra người con ưu tú của dân tộc: Hồ Chí Minh. - Văn hóa: Là nơi có nền văn hiến lâu đời, vùng đất địa linh nhân kiệt, những nhà văn nhà thơ lớn. - Địa lí: Đây cũng là vùng đất có thời tiết khắc nghiệt,... Đây chính là vùng đất đã sinh ra và nuôi dưỡng hồn thơ Hồ Xuân Hương. c. Phần đọc – hiêu văn bản: Vận dụng kiến thức mĩ thuật và công nghệ: Gv: Bài thơ viết về hình ảnh gì? HS: Bánh trôi nước Vận dụng kiến thức mĩ thuật: Hãy miêu tả hình ảnh của chiếc bánh trôi? HS: Trắng, tròn trịa, đẹp Vận dụng kiến thức công nghệ: Em hãy trình bày cách làm bánh trôi nước? HS: Trải qua quá trình: nhào bột cho thật kĩ, hạt mịn sau đó nặn cho thật tròn, khéo, bỏ nhân bên trong nhưng không bị vỡ ra; sau đó bỏ nước vào nồi nấu sôi, bỏ Trang 13 bánh vào nấu sôi, thấy bánh nổi lên là bánh chín; vớt ra chén ăn với nước dùng. Có thể trang trí đậu phộng cho vừa đẹp, ăn vừa ngon. GV chiếu hình ảnh bánh trôi nước Như vậy, vận dụng kiến thức liên môn vừa giúp các em hứng thú mà còn nắm được cách làm một món ăn truyền thống của dân tộc. d. Phần tổng kết: Sau khi hướng dẫn các em đi tìm hiểu nội dung nghệ thuật, giáo viên có thể tích hợp với văn học dân gian để mở rộng kiến thức và giáo dục kĩ năng sống như sau: GV: Tìm những câu ca dao mà em biết bắt đầu bằng chữ “Thân em...“ Hs: - Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Gv: Những câu ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em“ này thường nói về ai? Họ có số phận như thế nào? HS: TL GV: Em thấy thân phận của người phụ nữ xưa và nay có gì khác nhau? HS: TL GV: Vậy em có thái độ gì đối với phự nữ xưa, là một người phụ nữ trong xã hội hiện đại thi em cần làm gì? HS: - Bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với người phụ nữ xưa. - Cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, sống năng động, ... Trang 14 Ta thấy rằng cách tích hợp như vậy khiến học sinh hứng thú với bài học, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về người phụ nữ Việt Nam. 4.4. Giải pháp 4: Vâ Ôn dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Qua Đèo Ngang“: a. Phần tìm hiêu chung: Giáo viên có thể vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí như sau: Gv: Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lý như thế nào ? Hs: Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang hay Hoành Sơn Quan thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên QL 1A, ... Chiếu hình ảnh Đèo Ngang. Gv: Trình bày hiểu biết của em về Đèo Ngang? HS: Đèo Ngang được nhắc đến trong lịch sử gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại: là ranh giới ngăn cách giữa Đại Việt và Chiêm Thành; là nơi ra đi và có công mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn Hoàng; là sự kiện Nguyễn Ánh thống nhất đất nước,... Trong kháng chiến chống Mĩ, đèo Ngang cũng là vị trí chiến lược quan trọng. b. Phần tổng kết: Giáo viên có thể vận dụng kiến thức địa lí, văn hóa để lồng ghép vào bài học bằng cách như sau: Khi cho học sinh nêu ý nghĩa văn bản của bài, giáo viên có thể cho câu hỏi bổ sung: GV chiếu đoạn video tư liệu về cảnh Đèo Ngang, nơi giao nhau giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, sự phát triển kinh tế, văn hóa của Đèo Ngang hôm nay. GV: Sau khi xem xong đoạn video, hãy cho biết cảm nhận của em về Đèo Ngang xưa và nay. HS: trả lời Trang 15 GV bổ sung: Ngày nay dưới chân Đèo Ngang: Vũng Chùa – Đảo Yến được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gv chiếu hình ảnh về nơi Đại tướng an nghỉ. Như vậy, cùng với phần tổng kết, củng cố bài học, giáo viên đã giúp các em hình dung một cách rõ ràng hơn về một địa danh nổi tiếng của dân tộc xưa và nay. Từ đó, khơi gợi nơi các em niềm yêu mến và tự hào về Tổ quốc mình, đồng thời tạo nên sự hứng thú, ham thích đối với môn học Ngữ văn nói chung và thơ Trung đại nói riêng. Trang 16 Trên đây là một số ví dụ minh họa để làm rõ cho đề tài, có thể tùy vào mạch đi của từng bài để giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng (giới thiệu bài mới, lồng ghép trong phần đọc hiểu hoặc tổng kết củng cố bài học, hoặc trong cả bài). Tuy nhiên, giáo viên không nên sa vào lồng ghép quá nhiều môn để tránh làm cho bài thơ trở nên mờ nhạt. Mục đích của tích hợp kiến thức liên môn là để cho các em có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng của bài thông qua kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa,... Từ đó các em hứng thú, yêu thích và chủ động tìm tòi học hỏi về môn học. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Khi chưa thực hiện việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học văn bản nhật dụng, tôi thấy số lượng học sinh hứng thú với giờ học rất ít, khả năng tích hợp với những môn khác để giải quyết vấn đề rất yếu, và đặc biệt các em chưa hiểu kĩ, chưa khắc sâu kiến thức. Điều đó thể hiện rõ qua bài kiểm tra 15 phút của các em. Sau khi chấm bài kiểm tra, tôi thấy số lượng học sinh làm bài đạt tỉ lệ điểm khá, giỏi rất thấp. Kết quả thu được cụ thể như sau: 2,5 6,5 – Số HS trên Tỉ lệ % trên Lớp 0-2 5–6 8 - 10 4,5 7,5 trung bình trung bình Lớp 7a SS(35/35) Lớp 7b SS(34/34) 3 12 9 8 3 20 57.1 4% 1 10 10 9 4 23 67.64 % Qua quá trình vận dụng kiến thức liên môn vào giờ học, tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt từ phía học sinh. Cụ thể, các em hứng thú học tập, biết cách vận dụng các kiến thức môn học cũng như hiểu biết thực tế để giải quyết vấn đề, và thích kiểm tra bài cũ hơn khi để bài là những câu hỏi liên môn. Cụ thể là bài kiểm tra của các em sau khi được vận dụng kiến thức liên môn có sự tiến bộ so với kết quả của năm học trước trên cùng một bài kiểm tra. Kết quả đó thu được như sau: 2,5 6,5 – Số HS trên Tỉ lệ % trên Lớp 0 -2 5–6 8 - 10 4,5 7,5 trung bình trung bình Lớp 7a SS(35/35) Lớp 7b SS(34/34) 0 5 14 10 6 30 85.71% 0 6 10 12 7 29 85.29 % Đồng thời, qua phiếu khảo sát khối 7 năm 2016 – 2017, tôi đã thu được kết quả như sau: Câu 1 ĐÁP ÁN Tổng số HS A 69 HS Câu 2 Câu 3 Tỉ lê Ô % Tổng số HS Tỉ lê Ô % Tổng số HS Tỉ lê Ô % 100% 1 HS 1.45% 58 HS 80.05% Trang 17 B 0 0 52 HS 75.36% 69 HS 100% C 0 0 60 HS 86.95% 50 HS 72.46% D 0 0 69 HS 100% 69 HS 100% Kết quả nêu trên chứng tỏ rằng, việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy thơ Trung đại không chỉ giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học mà còn giúp các em tích cực, chủ động trong học tập, bước đầu tạo cho các em ý thức tự học, sáng tạo để có cái nhìn mới, cách nghĩ mới. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn học trung đại vốn khó hiểu trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đây là sáng kiến thay thế mô t phần giải pháp, đề xuất đã có. â Trong quá trình giảng dạy và tham gia các hô âi thi, dạy chuyên đề, tôi đã áp dụng và được tổ chuyên môn đánh giá cao, có hiê âu quả. Tôi nhận thấy rằng sau khi vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng, đã kích thích được sự hứng thú, chủ động của học sinh, làm cho tiết học không chỉ là phát hiện ra những nội dung và nghệ thuật đơn thuần. Ở trong tiết học đó các em dường như được sống và trải nghiệm với những biến cố lịch sử, những chiến công hiển hách của dân tộc. Việc học các tác phẩm thơ Trung đại không còn khô khan, khó hiểu. Vì vậy, khi các em có kiến thức về hệ tư tưởng phong kiến, xác định đúng giai đoạn lịch sử, kiến thức địa lí, văn hóa các em tiếp cận văn bản đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Thứ ba, dạy tích hợp trong phần văn bản trung đại cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào tạo một môn Ngữ văn sẽ có điều kiê ân tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Từ những kinh nghiệm nhỏ bé trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất như sau: Nhà trường cần tạo nhiều sân chơi bổ ích, tạo điều kiê ân để các em được tham gia giao lưu, học hỏi bên ngoài nhằm phát triển năng lực của bản thân. Thư viện cần cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử các triều đại, về vấn đề xã hô âi qua sách báo và qua mạng Internet. Mỗi thầy cô giáo cũng đều cẩn bổ sung thêm kiến thức về mọi mă ât như lịch sử, địa lí, sinh học, giáo dục công dân,... để một mặt nâng cao kiến thức, một mặt để tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải tích cực tìm tòi, học hỏi, tra cứu tài liê âu, sách báo để nắm vững kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết của mỉnh. Từ đó sự chuyển giao kiến thức giữa các môn để giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của riêng tôi. Tôi rất mong sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy tiếp theo. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trang 18 1. Lê Văn Hưu (1993), Đại Viêtê sử kí toàn thư, nhà xuất bản khoa học xã hô âi, Hà Nô âi. 2. Bô â Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nô âi. 3. Bô â Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 7, tập 1, nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nô âi. 4. Báo Giáo dục và thời đại (2014), Dạy học liên môn, tích hợp ở môn Ngữ văn, đăng ngày 3/9/2014. (giaoducthoidai.vn) Trang 19 VII. PHỤ LỤC BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: Chép thuộc lòng phần dịch thơ và nêu ý nghĩa của bài thơ “Sông núi Nước Nam”? (7 đ) Câu 2: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và cho biết vị trí Đèo Ngang thuộc tỉnh nào của nước ta? (3đ) Đáp án: Câu Nội dung Điêm Chép thuộc lòng phần dịch thơ Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở 3 điểm Giặc dữ cớ sao phạm đến đây 1 Chúng mày nhất địch phải tan vỡ Nêu được ý nghĩa của bài thơ“Sông núi Nước Nam” Bài thơ thể hiện niềm tin và sức mạnh chính nghĩa của 3 điểm dân tộc. Đồng thời đây cũng có thể xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. 2 Bài thơ được ra đời khoảng thế kỷ 19, khi bà Huyện 3 điểm Thanh Quan lần đầu xa nhà, xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức "Cung trung giáo tập" (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ của nhà vua). Giải thích Đèo Ngang thuộc tỉnh nào? - Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa 1 điểm giới 2 tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan