Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ...

Tài liệu Skkn ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11

.DOC
22
1385
89

Mô tả:

SỞ GD&ĐT TÂY NINH TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG MÔN THỂ DỤC ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH Ở MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG Người thực hiện: Phạm Nhật Trường Tháng 3 năm 2014 MỤC LỤC 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI…………………………………………………….…….….....Trang 4 2. GIỚI THIỆU………………………………………………………………….….....Trang 5 3. PHƯƠNG PHÁP …………………………………………………………..............Trang 7 3.1.Khách thể nghiên cứu…………………………………………………............Trang 7 3.2.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………...............Trang 7 3.3.Quy trình nghiên cứu………………………………………………………....Trang 7 3.4. Đo lường và thu thập dữ …………………………………………………...Trang 10 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN …………………….............................Trang 11 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..……..............Trang 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………..……………………………Trang 13 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI…………………………………….....................................Trang 14 I. KẾ HOẠCH BÀI DẠY……………………………………....................................Trang 14 II. BẢNG ĐIỂM…………………………………………..........................................Trang 16 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên Trang 2 THPT Trung học phổ thông PPCT Phân phối chương trình LVĐ Lượng vận động CS Cán sự 1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe. Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập Thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm.. . Thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”. Ngày nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, trong đó Thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không Trang 3 những chỉ có tác dục bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc, thể lực và đào tạo giới thiệu nguồn vận động viên cho thể thao nước nhà. Thông qua học Thể dục nhằm giáo dục đạo đức, thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ở cấp học THPT. Giáo dục thể chất trong trường THPT còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực Thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học văn hóa, lao động sản xuất và mọi công tác khác. Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác . Qua bảy năm công tác giảng dạy Thể dục ở trường THPT, tôi nhận thấy kỹ thuật nhảy xa của học sinh còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân, vì nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó so với nhảy xa kiểu ngồi mà các em đã học ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu còn chậm, không vận dụng được kỹ thuật để thực hiện tốt động tác. Đây là lý do mà thành tích học tập cũng như tập luyện và thi đấu của học sinh không cao. Vì vậy, giải pháp mà tôi sử dụng là: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Lộc Hưng”. Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm học sinh gồm 39 em trong lớp 11B1 tại trường THPT Lộc Hưng thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các tiết 37 đến tiết 48 . Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm kiểm tra trước tác động có giá trị trung bình là: 5,56 Điểm kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là: 6.38 Kết quả kiểm tra T-test (phụ thuộc) cho thấy: p = 0,00027 < 0,05. Nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm kiểm tra của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động. Điều đó chứng tỏ việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho học sinh nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Lộc Hưng. 2. GIỚI THIỆU Ngày nay, viê êc tâ êp luyê nê và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tâ êp luyê nê và thi đấu. Nô êi dung giảng dạy điền kinh trong nhà trường phổ thông cũng rất đa dạng và phong phú. Điền kinh là một trong những môn thể thao phong phú không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe con người mà còn Trang 4 là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo và khéo léo tạo nền tản để phát triển các môn thể thao khác. Trong các môn của điền kinh, nhảy xa là mô êt trong số các môn có lịch sử phát triển lâu đời. Nó được xuất phát từ xa xưa vượt qua các hào rãnh trong săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành mô êt phương tiê ên rèn luyê nê để phát triển các tố chất thể lực, đă êc biê êt là tốc đô ê, sức mạnh tốc đô ê, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành mô êt môn thể thao. Trong các kỹ thuâ êt nhảy xa thì nhảy xa ưỡn thân là nô iê dung thường được các vâ nê đô êng viên có trình đô ê cao lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuâ êt phức tạp, hoạt đô êng không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tâ êp phải nắm vững những tư duy đô êng tác đồng thời thực hiê ên đô êng tác mô tê cách nhịp nhàng, thuần thục thì mới đạt được yêu cầu của huấn luyện viên và giáo viên đề ra. Nhảy xa là một môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, dể phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó nó là nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất. Thông qua giảng dạy và luyện tập môn học này sẽ phát triển sức mạnh và sức mạnh góp phần nâng cao thể chất cho học sinh, trang bị những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống, không những có lợi cho sức khỏe mà còn có lợi cho cả học tập, lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Ở trong chương trình học phổ thông có nhiều môn được đưa vào giảng dạy như: Đẩy tạ, bóng chuyền, nhảy cao,….. nhất là điền kinh được đưa vào giảng dạy ở cấp THPT, trong đó có nội nhảy xa kiểu ưỡn thân đây là một nôi dung mới và tương đối khó, đòi hỏi người học trước hết là phải nắm được cơ bản kỹ thuật động tác và phải tập thuần thục được các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn mà GV đưa ra. Bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm tác động có hiệu quả, chủ đích vào việc phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo cùng khả năng phối hợp vận động). Trong môn nhảy xa kiểu “ưỡn thân” những bài tập bổ trợ có vai trò quan trọng, tác động có chủ đích, hiệu quả vào các giai đoạn của kỹ thuật. Qua dự giờ thăm lớp để khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi thấy GV hướng dẫn học sinh tập một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn, nhưng kết quả các em học sinh tập vẫn còn sai nhiều, chưa thực hiện kỹ thật động tác tốt nên dẫn đến kết quả tập luyên chưa cao. Bản thân tôi là GV trẻ kinh nghiệm dạy học còn hạn chế nên tôi luôn tích cực đầu tư chuyên môn, không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn để các em yêu thích môn học và đó cũng chính là điều kiện rất Trang 5 tốt để các em học sinh phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền ... Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. Để thay đổi hiện trạng trên đề tài nghiên cứu này đã ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11. Giải pháp thay thế: Sử dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11. Có rất nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến việc nâng cao thành tích tập luyện môn Thể dục như: Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây nhiều hứng thú học tập, giúp các em ham thích học tốt môn thể dục của tác giả Lê Hữu Mỹ Phương pháp rèn luyện kĩ năng nhảy xa cho học sinh bậc trung học cơ sở của tác giả Nguyễn Văn Linh. Lựa chọn mô ôt số bài tâ ôp khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuâ ôt chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh trường THPT ….của tác giả Hồng Quân. Các đề tài này đều đề cập đến những phương pháp để rèn luyện và kích thích gây hứng trong học tập môn Thể dục. Vì vậy tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá kết quả tập luyện của các em thông qua việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn hỗ trợ cho GV khi dạy các bài thuộc chương 5 về nội dung nhảy xa. Qua đó giúp các em tập luyện tốt hơn ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân . Vấn đề nghiên cứu: Việc áp dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11. Hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu Giáo viên: Bản thân là GV trẻ, có bảy năm kinh nghiệm trong giảng dạy, đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, luôn nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Trang 6 Học sinh: Tôi chọn học sinh trong lớp 11B1 của trường THPT Lộc Hưng để làm khách thể nghiên cứu đề tài của mình. 3.2 Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn thiết kế 1: Kiểm tra trước và sau tác động đối với một nhóm duy nhất Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra trước tác động O1 Tác động Kiểm tra sau tác động Dạy học có hướng dẫn tập các bài O2 tập bổ trợ thể lực chuyên môn Tôi cho học sinh kiểm tra 15 phút làm bài trước tác động. Sau đó tôi tiến hành dạy thực nghiệm và cho học sinh kiểm tra 15 phút làm bài sau tác động. Tôi sử dụng phép kiểm chứng T-tess phụ thuộc để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số của hai lần kiểm tra. 3.3 Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của GV: Tôi đưa ra một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho các em nắm và hình dung về động tác, sau đó áp dụng các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn vào trong tập luyện để có được kết quả tốt nhất. Tôi tích cực lựa chọn thông tin trên Internet, sách GV, bài giảng từ phía đồng nghiệp có liên quan đến nội dung giảng dạy. Các giai đoạn và đặc điểm chính của kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân Kỹ thuât này được chia thành 4 giai đoạn : chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất. Kỹ thuật chạy đà: Đối với THPT cự li chạy đà khoảng 15 – 25m. Đo đà, điều chỉnh đà để tìm ra cự li chạy đã hợp lí, phù hợp với mỗi người tập là một việc rất quan trọng trong nhảy xa. Khi chạy đà độ dài của các bước chạy cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt được tốc độ cao nhất. Tiếp theo duy trì tốc độ cao đó bằng cách giữ ổn định khoảng cách, trật tự và tần số bước chạy. Khi chạy đà, đặt nữa trước bàn chân chạm đất, chân đạp sau tích cực và duỗi thẳng, thân trên hơi ngã về phía trước, tay phối hợp tự nhiên. Riêng bước đà cuối cùng, khi đặt chân giậm nhảy vào ván cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng 1/2 - 1 bàn chân, đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giậm nhảy. Lúc này thân trên không ngả ra trước hoặc ra sau, mà giữ ở tư thế Trang 7 thẳng đứng, hai tay sẳn sàng đánh phối hợp với giậm nhảy đưa người về trước – lên cao. Chạy đà là một trong hai giai đoạn quan trọng trong nhảy xa. Giậm nhảy: Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy xa. Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu khi đặt chân giậm nhảy vào ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối, sau đó dùng sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy, phải chủ động đạp mạnh duỗi thẳng chân, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước – lên cao và giữ cơ thể được thăng bằng. Giậm nhảy phải phối hợp nhịp nhàng với tốc độ nằm ngang của chạy đà tạo nên. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt của cổ chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy với lực do chạy đà tạo nên và góc độ giậm nhảy hợp lí. Góc giậm nhảy khoảng 70 – 800 (so với mặt đất ở phía trước) để đạt góc bay khoảng 20 – 240. Trên không: Giai đoạn trên không của nhảy xa “Ưỡn thân” bắt đầu từ tư thế “bước bộ trên không” khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm, không đưa ngay ra trước như nhảy xa kiểu “Ngồi”, mà đưa về phía sau, co dần lại, chân lăng từ phía trước chủ động đưa xuống dưới – về sau phối hợp với chân giậm nhảy và ngực ưỡn căng thân ra sau, mắt nhìn lên cao, hai tay có thể đưa lên cao chếch về sau hoặc dang ngang. Tư thế hai tay , ngực, hông và hai chân lúc này chủ động ưỡn ngực căng về sau sao cho thân người căng như một hình cánh cung. Tiếp theo gập nhanh thân trên, đồng thời hai chân vươn ra trước hết sức tích cực phối hợp với đánh hai tay từ trên cao – ra trước vòng xuống dưới – ra sau để chuẩn bị giai đoạn tiếp đất. Chính nhờ gập thân và vươn hai chân ra trước chủ động và nhanh, mà nhảy xa “Ưỡn thân” tận dụng được tối đa đường bay của trọng tâm cơ thể trong không gian. Đó cũng là lợi thế của nhảy xa kiểu “Ưỡn thân” so với nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tiếp đất: Khi hai chân bắt đầu tiếp đất, chủ động khuỵu gối để giảm chấn động, đồng thời rướn thân, vươn hai tay ra trước để giữ thăng bằng không để mông hoặc tay chạm cát ở phía sau. Sau đó đứng lên đi về trước, rời khỏi hố nhảy. Không đi sang ngang hoặc lùi, vì theo luật thi đấu thành tích sẽ tính từ bộ phận cơ thể chạm cát gần ván nhất. Động tác tiếp đất đòi hỏi phải khéo léo, nhanh nhẹn, mềm dẻo và hết sức chủ động bởi vì tuy không phải là giai đoạn chủ động tạo ra thành tích, nhưng tận dụng được tối đa thành tích hay không chính là nhờ sự khéo léo đó. Trang 8 Qua 4 giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn trên tôi có những lựa chọn và áp dụng một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT. Để có cơ sở cho việc xác định các bài tập cụ thể nhằm mục đích nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Lộc Hưng bằng phương pháp đọc, tham khảo tài liệu cũng như qua thực tế giảng dạy, đặc biệt là qua kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy môn nhảy xa, chúng tôi đã xác định được hai tố chất thể lực đó là: Sức mạnh tốc độ dùng cho giai đoạn chạy đà và sức mạnh bột phát dùng cho giai đoạn giậm nhảy, hai tố chất thể lực này có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy xa. Qua lựa chọn tôi đã xác định được một số bài tập bổ trợ thể lực sau: 1 Chạy 30m xuất phát cao ( 2 lần ) 2 Chạy 30m tốc độ cao ( 2 lần ) 3 Chạy 40m xuất phát cao ( 2 lần ) 4 Nhún cổ chân ( 2 lần ) 5 Chạy nâng cao đùi 20 m ( 2 lần ) 6 Chạy gót chạm mông 30 giây (2 lần) 7 Chạy đạp sau 4 x 30m (2 lần) 8 Bật xa tại chỗ ( 2 lần ) 9 Bật cao tại chỗ ( 2 lần) 10 Bật nhảy qua chướng ngại vật nằm ngang ( 2 lần ) 11 Lò cò 30 m tiếp sức ( 2 lần ) 12 Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân ( 2 lần ) 13 Nhảy xa toàn đà ( 2 lần ) 14 Nhảy dây nhanh 10 giây ( 2 lần ) 15 Lò cò 30 m ( 2 lần ) 16 Chạy 30m xuất phát thấp (2 lần ) 17 Tại chỗ nâng cao đùi 10 giây ( 2 lần ) 18 Nhảy 3 bước không đà (2 lần ) 19 Nhảy xa toàn đà ( 2 lần ) 20 Bật cao trên bụt cao 30cm ( 2 lần ) Trang 9 *Tiến hành dạy thực nghiệm:Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học đã duyệt của nhà trường và theo PPCT bắt đầu từ học kì II để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể như sau: Bảng 2: Thời gian thực nghiệm Thứ, ngày Môn /lớp Sáu, ngày 04/01/2014 Thể dục 11B1 Sáu, ngày 11/01/2014 Thể dục 11B1 Sáu, ngày 18/01/2014 Thể dục 11B1 Sáu, ngày 25/01/2014 Thể dục 11B1 Sáu, ngày 15/02/2014 Thể dục 11B1 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu Tiết theo PPCT 37 - 38 39 - 40 41 - 42 43 - 44 45 - 46 Tên bài dạy Nhảy xa kiểu ưỡn thân Nhảy xa kiểu ưỡn thân Nhảy xa kiểu ưỡn thân Nhảy xa kiểu ưỡn thân Nhảy xa kiểu ưỡn thân * Tiến hành kiểm tra và chấm điểm Cho học sinh thực hiện kiểm tra 15 phút. Nội dung kiểm tra về thành tích và khả năng hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ưởn thân của học sinh lớp 11 do tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả đạt được chia thành 4 loại: Khá, giỏi, trung bình, yếu. Theo thang điểm sau: Điểm 9 – 10: Thực hiện đúng kĩ thuật ( cả bốn giai đoạn ). Điểm 7 – 8: Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật ( cả bốn giai đoạn ). Điểm 5 – 6: Thực hiện đúng kĩ thuật giai đoạn trên không. Điểm 3 – 4: Thực hiện không đúng kĩ thuật giai đoạn trên không Điểm 1 – 2: Không thực hiện được kĩ thuật. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Bảng 3: Bảng so sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động Trước tác động Sau tác động Điểm trung bình 5,56 6.38 Độ lệch chuẩn 0,97 0,85 Giá trị p của T-test (phụ thuộc) 0,00027 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn(SMD) 0,85 Hệ số tương quan r -0,11 Trang 10 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 0,00027 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động và sau tác động rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động cao hơn điểm trung bình của bài là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả tác động mang lại. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 6,38  5,56 = 0,97 0,85. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn vào trong tập luyện là lớn. Theo bảng tiêu chí Hopkins, hệ số tương quan Pearson (r) = -0,11 < 0,1. Giá trị này cho chúng ta thấy kết quả kiểm tra trước tác động có độ tương quan không đáng kể với kết quả kiểm tra sau tác động. Vì vậy, giả thuyết đề tài “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưởn thân cho học sinh lớp 11 trường THPT Lộc Hưng.” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động Bàn luận: Trang 11 Kết quả điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động là 6,38 trước tác động là 5,56. Độ lệch điểm số là 0,82; Điều đó cho thấy điểm trung bình trước và sau tác động có sự khác biệt rõ rệt. điểm trung bình sau khi tác động lớn hơn điểm trung bình trước tác động . Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn bài kiểm tra SMD là 0,85. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động p = 0,00027 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình không phải ngẫu nhiên mà do tác động. Hạn chế : Việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân là một giải pháp rất tốt nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn đòi hỏi người GV phải lựa chọn hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có hiệu quả. Do thời gian tác động chưa đủ dài, kỹ thuật động tác học sinh chưa tốt nên kết quả còn hạn chế. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ *Kết luận: Việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 11 thay cho cách dạy thông thường đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả tập luyện của học sinh hơn. *Khuyến nghị: Kết quả tập luyện của học sinh được nâng cao là nhờ có sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò, có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp dạy và học thật tốt về bộ môn, nhất là việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn để nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh. Vì thế, mỗi GV cần mạnh dạn có những phương pháp tập luyện mới thật sáng tạo, không nên dạy theo cách thông thường quá bám sát sách giáo khoa và mỗi học sinh phải thật sự cố gắng, luôn có phương pháp học tập phù hợp với khả năng bản thân và luôn có tinh thần học hỏi thật nghiêm túc. Riêng bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này và thấy được hiệu quả của nó mang lại khi giảng dạy bộ môn. Tôi mong giải pháp này sẽ được sử dụng rộng rãi, có khả năng ứng dụng trong tất cả các trường THPT. Trang 12 Người thực hiện: Phạm Nhật Trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS – PTS Trịnh Trung Hiếu ; Sách hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao (Nhà xuất bản TDTT – 1993) 2. Sách giáo viên thể dục lớp 10 nhà xuất bản giáo dục 3. Sách giáo viên thể dục lớp 11 nhà xuất bản giáo dục 4. http://tailieu.vn 5. Giáo trình Điền kinh dùng cho sinh viên trường Đại học Thể Dục thể thao II, nhà xuất bản giáo dục PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC : MÔN : NHẢY XA Tiết chương trình : 39 - 40 Đối tượng : Lớp 11 1/ MỤC TIÊU: - Nhảy xa : Một số bài tập bổ trợ, ôn tập phối hợp chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất. + Kiến thức : Biết được động tác kỹ thuật + Kĩ năng : Thực hiện được động tác kỹ thuật nhảy xa - Nghiêm túc trong học tập 2/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh an toàn sân bải. Trang 13 - Phương tiện : Giáo viên chuẩn bị còi, cầu. hố cát,… 3/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: PHẦN VÀ NỘI DUNG LVĐ YÊU CẦU CƠ BẢN BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VỀ KỸ THUẬT A/ Phần mở đầu : 10’ - GV và học sinh làm thủ * Nhận lớp: tục nhận lớp theo đội hình - CS lớp tập hợp, điểm danh, - Nhanh, rõ ràng, chính 4 hàng ngang. báo cáo sĩ số xác . - GV kiểm tra trang phục,sĩ số, phổ biến mục tiêu, yêu cầu bài học. * Kiểm tra bài cũ : €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ €€€€€€€€ mcs - Nắm được kỹ thuật cũ mgv (H1) * Khởi động : - Khởi động chung : xoay - Thực hiện kĩ các động khớp cổ tay kết hợp cổ chân, tác khởi động gối, hông, cánh tay, cẳng tay, cổ, ép dọc, ép ngang. GV gọi 1-2 học sinh lên kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. - GV hướng dẩn khởi động € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € € mgv (H2) - 2 hàng ngang đối diện B/ Phần cơ bản : 70’ * Nhảy xa : 65’ nhau -Tập một số động tác bổ trợ Trang 14 thể lực. - Nghiêm túc trong học + Bật xa tại chỗ 2lần tập. + Bật cao tại chỗ 2lần + Bật nhảy qua chướng ngại 2lần vật nằm ngang - Đội hình 2 -Thự hiện động tác + Chạy đạp sau 4 x 30m 2lần đúng kỹ thuật cơ bản + Đứng lên ngồi xuống bằng 2lần hai chân + Lò cò 30 m 2lần + Chạy 30m xuất phát thấp 2lần + Nhảy dây nhanh 10 giây 2lần - Đội hình 1 ————— -Tập phối hợp chạy đà – 3-4 -Chạy đà nhanh bật giậm nhảy – trên không – lần mạnh | €€ ———| | Hố cát tiếp đất. | ————— * Cũng cố: 5’ - Chỉnh sửa kỹ thuật - Đội hình như hình 1 học sinh tập chưa đúng C/ Phần kết thúc : - Hồi tỉnh : cúi người thả 10’ - Tích cực thả lỏng . - Đội hình như hình 2 - Nhanh, rõ ràng. - Đội hình như hình 1 lỏng, rung bắp đùi, cẳng chân, rủ chân, rủ tay. - Nhận xét: nêu ưu khuyết điểm buổi học. - Xuống lớp: giải tán với - Hô rõ, lớn. tiếng hô. Ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Phạm Nhật Trường Trang 15 BẢNG ĐIỂM Trang 16 Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Họ tên Nguyễn Tấn An Lê Nguyễn Tuấn Anh Nguyễn Như Hải Đăng Võ Hoàng Hà Nguyễn Thanh Hảo Nguyễn Mai Hoàng Hảo Nguyễn Phan Hoàng Hậu Võ Quốc Huy Nguyễn Thị Thúy Huỳnh Ngô Vĩnh Khánh Nguyễn Duy Khánh Võ Thị Diễm Kiều Phan Thị Lài Lê Thị Mỹ Lệ Nguyễn Thị Ái Liên Nguyễn Thị Mỹ Linh Nguyễn Hữu Lộc Trần Hoài Nam Trần Thị Thanh Ngân Nguyễn Thị Hải Nghi Nguyễn Minh Nhân Trần Hồng Nhân Nguyễn Thị Phi Nhung Đỗ Văn Niêu Trần Thị Tố Quyên Lê Thị Tố Sang Phan Minh Tài Võ Thị Cẩm Tú Nguyễn Hoàn Tùng Hồ Văn Thạch Lê Thị Kim Thoa Võ Minh Thuận Nguyễn Minh Thư Nguyễn Quốc Toàn Phạm Huỳnh Trang Phạm Thị Bích Trâm Trần Thị Việt Trì Trần Đông Trúc Nguyễn Quốc Trường Trước tác động 9 7 6 8 7 9 5 6 6 9 6 5 6 7 6 5 5 6 6 9 5 6 7 5 8 5 6 7 9 6 9 8 9 9 5 9 8 9 6 Sau tác động 5 9 8 9 9 9 7 9 9 5 9 9 8 9 8 9 6 9 9 8 9 5 9 7 9 9 9 9 7 9 9 7 9 5 9 9 9 9 9 Trang 17 Trang 18 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 1. Tổ Chuyên Môn Nhận xét: .................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Xếp loại: ......................... Tổ Trưởng Chuyên môn 2. Cấp Trường Nhận xét: .................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Xếp loại: ......................... Chủ tịch hội đồng khoa học 3. Cấp ngành Nhận xét: .................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... Xếp loại: ......................... Chủ tịch hội đồng khoa học Trang 19 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2013-2014 1. Tên đề tài: ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH Ở MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG. 2. Những người tham gia thực hiện: Phạm Nhật Trường 3. Họ tên người đánh giá 1:…………………………....Đơn vị công tác:……………. Họ tên người đánh giá 2:…………………………… Đơn vị công tác:…….……... 4. Ngày họp thống nhất :................................................................................................... 5. Địa điểm họp:................................................................................................................ 6. Ý kiến đánh giá : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánhN nhận xét giá 1. Tên đề tài Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và giải pháp tác động và 10 tính khả thi 2. Hiện trạng - Mô tả được hiện trạng chủ đề, hoạt động đang được thực hiện 12 - Xác định, liệt kê các nguyên nhân gây ra hiện trạng - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết hiện trạng. 3. Giải pháp thay thế - Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế - Giải pháp khả thi và hiệu quả (tính thiết thực của giải 13 pháp) - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan