Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tậ...

Tài liệu Skkn ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường trung cấp kinh tế

.DOC
20
820
128

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG LẠNH WATER CHILLER VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC TẬP LẠNH CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI Người thực hiện: NGUYỄN THÀNH DANH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác: .....................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh (Các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016 - 2017  Hiện vật khác LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình hệ thống lạnh Water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trườngTrung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”tác giả nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp Lãnh đạo Trường, Khoa; đồng nghiệp và người học. Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Lãnh đạo trường; - Lãnh đạo Khoa điện – Điện lạnh; - Tập thể lớp 1409 Công nghệ kỹ thuật nhiệt; - Tập thể lớp 1509 Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót, kính mong Quý Giám khảo, quý Thầy cô đóng góp ý kiến để giúp đề tài hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC Nội dung I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn III. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thực trạng Trang 1 2 2 2 3 3 2. Thuận lợi 3. Khó khăn 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giới thiệu mô hình 4 4 2. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống IV. 3 4 3. Cấu tạo mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm 5 Water chiller 4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống 7 5. Sơ đồ mạch điều khiển và động lực của hệ thống 9 6. Quy trình vận hành 10 V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 12 13 BM03-TMSKKN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG LẠNH WATER CHILLER VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC TẬP LẠNH CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐỒNG NAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, những công nghệ mới luôn luôn được phát minh và ứng dụng vào sản xuất, để người học sau khi ra trường có thể tự bước trên đôi chân của mình và tự tìm tòi phát triển công việc cho chính bản thân việc trang bị những kiến thức kỹ năng là một yếu tố quan trọng. Để truyền tải được các kiến thức, kỹ năng thật tốt cho học sinh. Chúng ta cần có những thiết bị, mô hình mang tính thực tế để truyền tải cho học sinh trong quá trình học. Để học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường ứng dụng được những gì đã học, để áp dụng vào thực tiễn. Để tiếp cận được những công nghệ tiên tiến và giải quyết nhu cầu lao động có đào tạo, cần có những giải pháp vừa mang tính kinh tế, vừa đáp ứng được với nhu cầu học tập và giảng dạy của học viên và giáo viên. Với những nhu cầu thiết thực, của việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Để áp dụng vào thực tế, giúp cho người học không mang tính trừu tượng. Nên tác giả đã chế tạo mô hình Hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller. Tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh Đồng Nai vào tháng 7 năm 2016. Và tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn Quốc vào tháng 10 năm 2017. Với mục tiêu tránh lãng phí, tích cực khai thác những thiết bị sẵn có của trường để ứng dụng vào giảng dạy, với mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller này có thể giảng dạy thêm các học phần. Thực tập trang bị điện lạnh, vật liệu nhiệt lạnh, Kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí trong đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt. Nhằm cũng cố lại kiến thức, đồng thời vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng tính toán, thiết kế, vận hành cho hệ thống cụ thể trong thực tế. Từ đó giúp 1 học sinh có cái nhìn tổng quan giữa lý thuyết và thực nghiệm, giúp học sinh trau dồi hoàn thiện những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế. Trước đây khi giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp học sinh chủ yếu là học lý thuyết cộng thêm với đấu mạch điều khiển cho hệ thống. Không có mô hình thực tế để giảng dạy, với việc dạy học như vậy học sinh khó có thể tiếp cận nhanh chóng và tự tin trong việc tiếp cận với những hệ thống lạnh thực tế, không biết để vận hành hệ thống khi học xong học phần. Như vậy tỉ lệ học sinh có thể đáp ứng được mục tiêu của học phần là chưa cao, để khắc phục được điều đó nội dung đề tài này sẽ làm sáng tỏ. Với đặc tính trực quan sinh động khi học trực tiếp trên mô hình hệ thống lạnh thực tế, học sinh dễ dàng tiếp cận, dễ dàng ứng dụng và thao tác trên hệ thống thực tế. Tỉ lệ học sinh đã tự tin thực hiện trên hệ thống là 100%. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Hiện nay không chỉ riêng nước ta mà cả các nước phát triển trên thế giới, những nước trong khu vực cũng quan tâm đến việc làm gì để nâng cao khả năng tư duy, khả năng xử lý mọi tình huống, khả năng ứng dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế. Và muốn có được những con người như thế, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng và nhận phần trách nhiệm quan trọng. Nói đến giáo dục, chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau để nhằm đạt được mục đích cho người học nêu trên. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan không phải là phương pháp mới, nhưng ứng dụng mô hình thực tế vào giảng dạy các học phần giúp cho người học thao tác dễ dàng, nhận dạng được các thiết bị có trên mô hình, và từ đó hình thành được kỹ năng cho người học, từ những kỹ năng, người học có thể hình thành được kỹ xảo. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hệ thống lạnh điều hòa không khí trung tâm Water chiller được ứng rất rộng rãi và phổ biến. Nhưng do việc ứng dụng các mô hình để đưa vào giảng dạy 2 còn hạn chế. Giáo viên chủ yếu hướng dẫn cho học sinh thao tác đấu mạch điện chủ yếu trên bảng điện, không có hệ thống thực tế để kết nối trực tiếp. Hầu hết học sinh sau khi học xong học phần đều chưa tự tin để đấu nối và vận hành hệ thống thực tế. Điều này chứng tỏ rằng việc tích cực hóa được người học, làm cho người học không hứng thú chưa mang tính thực tế đã ảnh hưởng đến kết quả đạt được của học sinh. III. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thực trạng Trước đây khi giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp, cũng như các học phần khác. Chưa có mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller để giảng dạy, như vậy làm cho giờ học không có tính trực quan sinh động và người học cũng không được tương tác, hình thành những kỹ năng của học phần. 2. Thuận lợi Khi giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp còn nhiều khó khăn, vì mô hình chưa có để giúp cho việc dạy và học được tốt hơn. Từ đó lãnh đạo Nhà trường đã tạo điều kiện và cấp kinh phí để chế tạo mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller. Tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh lần IV, và Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn Quốc lần V. Để ứng dụng vào giảng dạy các học phần chuyên ngành, giúp người học tương tác trên mô hình thực tế. Với sự đóng góp ý quý báu từ các chuyên gia của hội thi và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa cũng như học sinh, đã khích lệ tinh thần để tác giả hoàn thiện mô hình và ứng dụng vào giảng dạy các học phần. Bên cạnh đó là việc không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc cũng như mô hình của lãnh đạo Nhà trường để phục vụ cho công tác giảng dạy. Là sự quan tâm giúp đỡ động viên của lãnh đạo Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thiện mô hình để đưa vào giảng dạy. 3. Khó khăn Trước khi giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp, phần lớn học sinh không hình thành được kỹ năng của học phần vì không có mô hình thực tế để học sinh tương tác. Điều này làm cho việc dạy và học gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó cơ sở vật chất của Nhà trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Chưa phát huy và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 3 Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng khi thực hiện đề tài. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để ứng dụng mô hình hệ thống lạnh điều hòa không khí trung tâm Water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp, và các học phần liên quan. Giới thiệu mô hình, công dụng và đặc tính kỹ thuật của hệ thống cũng như quy trình vận hành của hệ thống, nguyên lý hoạt động của hệ thống. 1. Giới thiệu mô hình. Đưa kỹ thuật, công nghệ, khoa học mới vào nội dung giảng dạy cho sinh viên, học viên nghề công nghệ kỹ thuật nhiệt (Điện lạnh), nhằm giúp các em không bị bở ngỡ khi ra làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Mô hình là một hệ thống điều hòa không khí trung tâm thực tế được thu nhỏ để phục vụ cho công tác giảng dạy. Các thiết bị và chế độ vận hành – bảo trì bảo dưỡng điều phù hợp với thực tiễn của công nghệ. Giúp cho học sinh có thể vận hành bảo trì bảo dưỡng và thay thế thiết bị một cách dễ dàng, tạo được sự hứng thú cho học viên. Thiết bị được làm từ các vật liệu phổ biến và hiện có trên thị trường trong nước, nên giảm được rất nhiều chi phí so với thiết bị ngoại nhập, nhưng vẫn đảm bảo được các đặc tính kỹ thuật và thẩm mỹ. Các thiết bị có kết cấu vững chắc, dễ cơ động, được lắp cố định nên độ bền cao và không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 2. Đặc tính kỹ thuật của hệ thống. Khung đỡ bằng sắt, sơn tĩnh điện (2000x1400x900)mm. Bốn bánh xe di chuyển. Mặt bàn bằng ván gỗ công nghiệp, phủ inox Panel lắp trên giá đỡ, cách điện, độ bền cao, thể hiện các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ điều khiển, lắp các khí cụ điện. Hệ thống lạnh điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 4 7OC. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh. Đây là hệ thống điều hòa trung tâm có dùng nước làm chất tải lạnh. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà làm lạnh bằng nước. Hệ thống gồm các thiết bị chính sau: Cụm máy lạnh Chiller. Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (đối với chiller giải nhiệt bằng gió). Bơm nước giải nhiệt. Bơm nước lạnh tuần hoàn. Bình giãn nở và cấp nước bổ sung. Hệ thống xử lý nước. Các dàn lạnh FCU và AHU Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7 oC . Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh. Kết cấu giá đỡ. Bảng điện điều khiển. Nguồn cung cấp. Các thiết bị chính và thiết bị phụ của hệ thống. Các chuỗi bảo vệ cho hệ thống. 3. Cấu tạo mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller. 5 Mô hình hệ thống làm lạnh với máy lạnh trung tâm Mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller 6 Quạt FCU Buồng lạnh 4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống. 7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trung tâm Water chiller - Hệ thống gồm 4 vòng tuần hoàn chính: Vòng tuần hòa môi chất lạnh bao gồm các thiết bị chính: Máy nén, bình ngưng, bình chứa cao áp, van tiết lưu - ống mao, bình bay hơi và bình tách lỏng. 8 Vòng tuần hoàn nước giải nhiệt gồm các thiết bị: bơm nước giải nhiệt, tháp giải nhiệt, hệ thống cấp nước tự động. Vòng tuần hoàn nước lạnh gồm các thiết bị sau: bơm nước lạnh (bơm nước từ dàn lạnh của FCU), FCU, bình giản nở, van cấp nước lạnh (hoạt động 2 chế độ Auto-Manul). Vòng tuần hoàn không khí lạnh (FCU). 5. Sơ đồ mạch điều khiển và động lực của hệ thống. 9 6. Quy trình vận hành. Vận hành chế độ tự động: Phải đảm bảo rằng các ống gas đã được kết nối. Bước 1: Đóng CB nguồn điều khiển và CB động lực. quan sát vôn kế xem điện áp cung cấp đủ để vận hành 220V 1 pha (Nếu hệ thống có công suất lớn điện áp cấp cho mạch động lực 380V 3 pha). Bước 2: Tắt CB động lực, kiểm tra mạch điều khiển. Bước 3: Nhấn nút S1 để kiểm tra hệ thống điều khiển xem hoạt động đạt yêu cầu sau. - Kiểm tra xem ở chế độ tự động mạch hoạt động đạt yêu cầu. - Kiểm tra các khí cụ điện hoạt động theo yêu cầu của hệ thống. Bước 5: Nhấn nút S01 để vận hành lại cùng với mạch động lực. Bước 6: Mở CB động lực và nhấn nút S1. Bước 7: Quan sát đồng hồ áp suất cao, đồng hồ áp suất thấp xem máy nén hoạt động ổn định không, quan sát kính xem gas để đánh giá chất lượng môi chất và 10 lượng môi chất trong hệ thống, quan sát amper kế hệ thống xem dòng điện hoạt động đúng định mức (Dòng định mức 10A). Bước 8: Kiểm tra nước giải nhiệt có chảy điều không, quạt tháp có hoạt động không. Bước 9: Kiểm tra quạt FCU có hoạt động không, không khí lạnh có lưu thông qua các miệng gió. Bước 10: Nhấn S01 để dừng máy theo qui trình ngược lại. Bước 11: Khi có sự cố nhấn nút dừng khẩn cấp. Bước 12: Ngắt công tắc chính, CB nguồn. Vận hành chế độ bằng tay: Qui trình vận hành được thực hiện theo các bước tuần tự như sau: Bước 1: Kiểm tra nguồn và hệ thống điều khiển: bật CB điều khiển và CB động lực quan sát đèn báo nguồn. Bước 2: Nhấn S2 để vận hành tháp giải nhiệt – Quan sát xem quạt tháp có hoạt động không – Đèn xanh báo hoạt động. Bước 3: Nhấn S3 để vận hành bơm nước giải nhiệt. – Quan sát đồng hồ áp suất nước và bơm có hoạt động không. Đèn xanh báo hoạt động. Bước 4: Nhấn S4 để vận hành Bơm nước lạnh và quạt lạnh FCU– Quan sát xem bơm có hoạt động không, và quan sát không khí có qua các đường ống gió không. Đèn xanh báo hoạt động. Bước 5: Nhấn S5 để vận hành Máy nén – Quan sát xem đồng hồ áp suất cao và áp suất thấp. Đèn xanh báo hoạt động. - Lưu ý: Qui trình vận hành phải thực hiện tuần tự theo các bước trên, nếu vận hành sai thì hệ thống sẽ không hoạt động. - Qui trình tắt được thực hiện theo các bước ngược lại so với vận hành. V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 11 Linh hoạt, đáp ứng được cho việc dạy và học. Thiết bị lạnh dân dụng và công nghiệp (90 giờ), Trang bị điện lạnh (45 giờ), Thực tập điện lạnh công nghiệp (225 giờ), Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, và một vài môn khác với khoảng thời gian là 300 giờ. Các thiết bị trên mô hình được bố trí dàn trải dễ nhận dạng và thay thế sửa chữa, giúp cho học sinh dễ dàng nhận biết và thao tác. Các thiết bị điều dễ dàng mua trên thị trường. Ngoài việc thiết kế mô hình để giảng dạy, tác giả còn thiết kế để tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh lần IV năm 2016, đạt giải nhì. Tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn Quốc lần V năm 2016, đạt giải ba. Bằng việc thực hiện dạy học song song giữa lý thuyết và thực hành, vận hành trực tiếp trên mô hình thực tế. Người học sẽ đạt được những hiệu quả đáng kể. Giúp cho người học biết được công dụng của điều hòa không khí trung tâm Water chiller và điều hòa không khí trung tâm loại thường. Và người học cũng đạt được những kiến thức, hình thành được kỹ năng. Vận hành hệ thống, đo kiểm các thông số kỹ thuật, đấu mạch điều khiển, mạch bảo vệ cho hệ thống. Từ đó cũng giúp cho người học tích cực học tập, chủ động hơn trong việc tiếp xúc với những thiết thực tế bên ngoài VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Sử dụng những thiết bị và mô hình dạy học gắn liền với thực tế là điều cần thiết và không thể thiếu trong công tác giảng dạy, từ đó tích cực hóa được người học. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trên mô hình giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin của học sinh được nâng cao, kỹ năng nghề của học sinh cũng được cải thiện. Mô hình hệ thống điều hòa trung tâm Water chiller cộng với tài liệu biên soạn cơ bản có thể ứng dụng vào giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo học phần thực tập lạnh công nghiệp. 12 Tuy đã cố gắng ứng dụng những mô hình có sẵn vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tuy nhiên mô hình điều hòa không khí trung tâm Water chiller cũng còn một vài hạn chế về xử lý độ ẩm, lấy gió hồi… nên tác giả chưa đưa vào giảng dạy học phần điều hòa không khí. Qua nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Nâng cấp mô hình hệ thống lạnh điều hòa trung tâm Water chiller thêm phần xử lý không khí trước khi đưa không khí lạnh vào phòng. Để hoàn thiện mô hình có thể tích hợp thêm học phần điều hòa không khí. Cấp kinh phí để hoàn thiện mô hình để giảng dạy thêm học phần điều hòa không khí. Học sinh có thể thao tác trực tiếp trên mô hình. Kết hợp giữa lý thuyết và hình ảnh thực tế trực quan. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dương Tấn Nghiệp (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy – Giải pháp cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí Phát triển – Hội nhập; [2]. Nguyễn Văn Kỳ, Phương pháp dạy học tích cực, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2000; [3]. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi, Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, năm 2004. [4]. Mô hình hệ thống lạnh điều hòa không khí trung tâm Water chiller. Người thực hiện Nguyễn Thành Danh 13 BM01b-CĐCN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhơn Trạch, ngày tháng năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh Họ và tên giám khảo 1: ............................................ Chức vụ:..................................... Đơn vị: .......................................................................................................................... Số điện thoại của giám khảo: ........................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ............................................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ...................................................... Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) BM01b-CĐCN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhơn Trạch, ngày tháng năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh Họ và tên giám khảo 1: ............................................ Chức vụ:..................................... Đơn vị: .......................................................................................................................... Số điện thoại của giám khảo:......................................................................................... * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ....................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ..................................................... Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền sau Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 1. GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) BM04-NXĐGSKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhơn Trạch, ngày tháng năm 2017 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Danh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Khoa Điện – Điện lạnh Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .....................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị , Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thành Danh XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan