Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non

.PDF
36
1
94

Mô tả:

1 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG CNTT GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH Lĩnh vực/ Môn: Phát triể n tình cảm kỹ năng xã hô ̣i Cấp học: Mầm non Tên tác giả:Đinh Thị Thanh Lam Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021 – 2022 2 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………….....……3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………...…………………………..5 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………….………………………………….………..….….5 1. Cơ sở lý luận…………………………………………...………..……………….……...5 2. Cơ sở thực tiễn ……………………...…………………………………..……………....6 II.THỰC TRẠNG …………………………………………………...………..…….…….…..….8 1. Thuận lợi……………………………………...……………………………...…….……8 2. Khó khăn……………………………………………...…………………………....……9 III. ỨNG DỤNG CNTT GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH…………….…………….…..…………….…..……………....……10 1. Biêṇ pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.….......10 2. Biêṇ pháp 2: Xây dựng hệ thống ngân hàng bài giảng kỹ năng sống cho trẻ...…….....13 3. Biêṇ pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh…...… ……......……......….......….......14 4. Biêṇ pháp 4: Linh hoạt các hình thức khen thưởng để tăng sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động…………………………………………………………………………….…...15 IV. KẾT QUẢ………………………………………………………………………….…….….16 1. Kết quả trên trẻ……………………………………………………………….……......16 2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ trẻ……………………………………………..…...…17 3. Kết quả về phía giáo viên và nhà trường……………………………………...……….17 C. KẾT LUẬN……………………………………………...………………………..….….…....18 I. KẾT LUẬN………………………………………………………………...………....……….18 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM…………………………………………….……………..…….19 III. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ…………………………………………..........…...……….19 PHỤ LỤC ẢNH…………………………………………..........…………………….....……….21 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thông qua các hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường, trong gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt cho trẻ như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua các hoạt động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiện hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non. Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy, giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “Con người mới với đầy đủ các mặt: Đức, trí, thế, mỹ”. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây- Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Lời của Bác như khẳng định một lần nữa với chúng ta rằng việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm.Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung 4 quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: Làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ, trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến thức và nhận thức về cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự với mọi người. Đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến khó lường, phức tạp. Thời điểm này, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân đều hạn chế ra khỏi nhà và nghiêm túc chấp hành thông điệp 5K. Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, tuy nhiên đây cũng là dịp thích hợp để giáo dục, bổ sung kỹ năng sống cho trẻ, là bước đệm để các em hoàn thiện nhân cách, lối sống hướng đến một con người hiện đại, toàn diện trong tương lai. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch,thực hiện có hiệu quả với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Bản thân các cô giáo mầ m non cũng nỗ lực không ngừng để mang đế n cho những ho ̣c sinh thân yêu của mình những bài ho ̣c bổ ích trong thời gian các con nghỉ dich. ̣ Với những tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, tôi đã ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin để sáng ta ̣o hiǹ h thức da ̣y trẻ lớp mình các bài ho ̣c về kỹ năng số ng. 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luâ ̣n Kỹ năng sống cho trẻ mầm non đóng một vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ.Kỹ năng sống là các kỹ năng cá nhân trong giao tiếp hằng ngày nhằm giải quyết các công việc hay các tình huống trong cuộc sống hiệu quả; tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn; kỹ năng tâm lý xã hội để quản lý bản thân hay tương tác với mọi người xung quanh,... Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Trẻ ở lứa tuổi mầm non thế giới quan rất rộng mở. Trẻ rất tò mò về thế giới xung quanh hay thích khám phá, giai đoạn này trẻ cũng tiếp thu và học hỏi mọi thứ xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực. Trẻ có thể hòa nhập cuộc sống nhanh chóng, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Có kỹ năng chăm sóc và tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm bất ngờ trong cuộc sống. Ham học hỏi, lĩnh hội và tự làm giàu vốn kiến thức của chính mình. Giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và đi đúng hướng. Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống... giúp trẻ mầm non thích nghi với môi trường xung quanh tốt hơn, hòa đồng và tự tin giao 6 tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và biết cách xử lý, ứng phó với những tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh việc cho con học các kiến thức văn hóa ở trường, phụ huynh cũng nên chú trọng đến việc giáo dục thêm các kỹ năng sống ngay từ khi trẻ ở lứa tuổi mầm non. Các kỹ năng được lựa chọn nên đơn giản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn hằng ngày cao để trẻ có thể hình thành các thói quen tốt ngay từ bé. Hơn nữa, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cũng sẽ đem đến cho trẻ nhiều lợi ích khácnhư: - Tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. - Giúp trẻ tự tin để đối mặt với các trở ngại, thử thách. - Xây dựng một bản tính tự lập ngay từ bé cho trẻ. - Tăng khả năng tư duy cho trẻ. - Nâng cao thể chất và trí tuệ cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2020 – 2021 kết thúc trong lặng lẽ và mở ra một mùa hè rất đặc biệt cho trẻ em, mọi hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn, sôi động của những năm trước giờ đã bị “đóng băng” vì dịch bệnh. Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng đến việc dạy bảo và quản lý con. Thực trạng trẻ tự ở nhà vui chơi, tự quản, phụ thuộc vào các thiết bị trở nên quá quen thuộc. Mặt khác, cuộc sống ngày càng hiện đại với sự đầy đủ vật chất và sự bao bọc của cha mẹ, trẻ em hiện nay dễ hình thành tính dựa dẫm, thiếu tự lập. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc hết sức quan trọng, rèn cho các con tính tự lập, chủ động trước mọi tình huống của cuộc sống. Lứa tuổi mầm non được ví như những bậc thang đầu tiên cho sự phát triển thể chất, tình cảm cũng như tư duy của trẻ nhỏ, bởi vậy trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tự tin bước vào lớp một cũng như tiếp xúc với môi trường mới. Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, việc dạy trẻ phòng, tránh dịch bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dù các thông tin về dịch bệnh tràn ngập trên các phương 7 tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội, nhưng trẻ em vẫn cần nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm của dịch bệnh và biết cách bảo vệ mình. Dạy trẻ tầm quan trọng của việc ở nhà trong tình hình dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế sẽ giúp trẻ ý thức được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng không những trong mùa dịch, mà còn trong cuộc sống sau này của trẻ. Đó là những kỹ năng cơ bản rất hữu ích cho trẻ, giúp trẻ hình thành ý thức về việc bảo vệ sức khỏe, cũng như về trách nhiệm đối với những việc ý nghĩa khác trong xã hội. Năm học 2021 - 2022 đế n thật đặc biệt bởi các con gặp cô và các bạn qua các hình thức trực tuyến vì ảnh hưởng dịch. Các bài học, các hoạt động của cô và trò đều diễn ra thông qua các kênh liên lạc trực tuyến. Để biế t đươ ̣c hiêṇ trang ̣ kỹ năng số ng của ho ̣c sinh trong lớp, tôi đã làm bảng khảo sát các mức đô ̣ kỹ năng số ng của các con. Do không gă ̣p trực tiế p để gă ̣p các con, nên tôi đồ ng thời vừa dành thời gian tìm hiể u về đă ̣c điể m của các con thông qua trao đổ i trực tiế p với phu ̣ huynh và đã ta ̣o mô ̣t biể u mẫu trên ứng du ̣ng google với drive các câu hỏi và nô ̣i dung cu ̣ gửi thể , đường link https://forms.gle/N97VbB2i6XS1tbBaA qua zalo để phu ̣ huynh cùng tham gia khảo sát. * Kết quả khảo sát như sau: S TT Nội dung phát triển kỹ năng số ng Tổng số trẻ Đạt Tỷ Số trẻ lệ% Chưa đạt Số Tỷ trẻ lệ% 1 1 Kỹ năng tự phu ̣c vu ̣ 50 Kỹ năng tự bảo vê ̣ bản thân 50 9 18% 41 82% 10 20% 40 80% 2 2 3Kỹ năng giao tiế p 50 10 20% 40 80% 8 3 4 4 Kỹ năng hơ ̣p tác 50 9 18% 41 82% Kỹ năng giải quyế t vấ n đề 50 9 18% 41 82% 5 5 Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy các kỹ năng số ng của trẻ lớp tôi còn rất thấp, trẻ hầu như chưa có ý thức và chưa thực hiêṇ đươ ̣c các kỹ năng tự phu ̣c vu ̣ phù hơ ̣p đô ̣ tuổ i. Mă ̣t khác, các vấ n đề về giao tiế p, kỹ năng giải quyế t vấ n đề trong cuô ̣c số ng của trẻ cũng rấ t ha ̣n chế . Với kết quả như vậy, tôi thấy giáo dục kỹ năng số ng cho trẻ lớp tôi là một việc làm cần thiết nhằm tạo dựng nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Đă ̣c biêt,̣ hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trong bố i cảnh năm ho ̣c ảnh hưởng bởi dich ̣ bênh ̣ nói riêng, tôi đã lựa chọn đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch" nhằm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ tại lớp, giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với lứa tuổi mầm non. Sáng kiế n đươ ̣c áp du ̣ng ta ̣i lớp mẫu giáo nhỡ số 2 trường Mầ m non Hoa Sữa. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi 1.1. Về phía nhà trường - Trường có đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng về công nghệ thông tin phục vụ cho việc dạy học và tìm nguồn tư liệu, tất cả các lớp học đều được trang bị máy tính, máy in, tivi có kết nối internet. - Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm và chú trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử. Ban giám hiệu luôn đồng hành và giúp đỡ đội ngũ giáo viên giúp giáo viên phát huy hết khả năng của mình. 1.2.Về phía giáo viên 9 Bản thân tôi luôn: - Tự tìm tòi học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, sách vở và các nguồn internet. - Tham gia các lớp tập huấn do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Đă ̣c biêṭ là các lớp bồ i dưỡng lỹ năng công nghê ̣ thông tin - Thường xuyên xem các chương trình giáo dục trên các phương tiêṇ thông tin đại chúng, đă ̣c biêṭ là kênh VTV7 – kênh truyề n hình giáo du ̣c quố c gia - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, của giáo viên cùng lớp trong công tác giáo dục trẻ, sự hỗ trợ của các bạn đồng nghiệp trong tổ, khối - Đã ta ̣o cho mình kênh youtube để đăng tải các video bài ho ̣c 1.3. Về phía học sinh - Đa số các cháu đều ngoan, có ý thức, hứng thú với các hoạt động tương tác 1.4. Về phía phụ huynh - Đa số phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong các phong trào của lớp. Cởi mở, thân thiện trong việc trao đổi, tương tác nhiệt tình về tình hình học tập của con trên nhóm lớp. - Phu ̣ huynh hơ ̣p tác với giáo viên trong các hoa ̣t đô ̣ng của trường và lớp, đa số phu ̣ huynh sử du ̣ng điêṇ thoa ̣i thông minh và có tài khoản gmail đăng nhâ ̣p đươ ̣c youtube. 2. Khó khăn 2.1. Về phía nhà trường - Do ảnh hưởng của dịch covid nên giáo viên làm việc tại nhà vì thế đôi khi chưa kịp thời chủ động trong việc cập nhật thông tin và viêc̣ hỗ trơ ̣ nhau cũng gă ̣p không ít khó khăn 2.2. Về phía giáo viên - Bản thân tôi là một giáo viên mới vào nghề được 5 năm, chưa có nhiều kinh nghiệm - Năm nay là một năm học đặc biệt, vì các con không đi học trực tiếp, nên bản thân tôi và bạn đồng nghiệp mất rất nhiều thời gian thu thập thông tin, tìm hiểu đặc điểm 10 của trẻ. Mặt khác, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế video bài giảng, thiết kế bài tập trên các ứng dụng trực tuyến. 2.3. Về phía học sinh - Học sinh không được gặp cô trực tiếp, các cháu chưa quen môi trường học tập công lập, các cháu cũng chưa từng làm quen cách học thông qua các kênh thông tin liên lạc trực tuyến. Nhiều trẻ bố mẹ gửi về quê với ông bà, không có các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính. 2.4. Về phía phụ huynh - Do ảnh hưởng dich ̣ covid 19, nhiều phu ̣ huynh gửi con về quê, phu ̣ huynh cũng bâ ̣n đi làm nên viêc̣ quan tâm tới các thông tin chưa chủ đô ̣ng và thường xuyên. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH 1. Biện pháp1:Nghiên cứu các tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã dành rất nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lí các tình uống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hoà trong tương lai. Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục mầm non gồm các nội dung chính sau: 1.1. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Việc dạy trẻ thực hiện các kỹ năng tư phục vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Việc tạo điều kiện thuận lợi và môi trường sống phù hợp giúp trẻ có tâm lí sẵn sàng thì trẻ dễ dàng hoà nhập với cuộc sống hơn và tự làm chủ được bản thân (Một số kỹ năng tự phục vụ cơ bản như: Kỹ năng đi cầu thang, Kỹ năng tự cất balo, giày dép 11 đúng nơi quy định, Kỹ năng tự ăn cơm,uống nước, Kỹ năng tự rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vê ̣ sinh cơ thể sa ̣ch se,̃ sát khuẩ n tay để phòng tránh dich ̣ bênh, ̣ Kỹ năng mặc áo, cởi áo, cài khuy, Kỹ năng sử dụng ghế thành thao, văn minh, Kỹ năng mở cửa không gây tiếng động lớn, kẹp tay,Kỹ năng sử dụng kéo an toàn) 1.2. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năngbảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. (Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi này như: Kỹ năng ăn toàn khi tự chơi, Kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể, Kỹ năng xử lí khi bị lạc, Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông) 1.3. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều. Giao tiếp hiệu quả vô cùng cần thiết cho việc phát triển mối quan hệ tốt với người khác xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng giải quyết các vấn đề và cách làm việc trong cùng một nhóm, giải quyết mâu thuẫn và kiểm soát áp lực với bạn bè. Tìm kiếm được sự trợ giúp khi cần thiết, tránh được sự hỗn độn và hiểu nhầm với người khác (Một số nội dung cơ bản trong kỹ năng giao tiếp cho trẻ như: Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, Kỹ năng giao tiếp với ông bà, bố mẹ, Kỹ năng giao tiếp với người lạ, Kỹ năng giao tiếp lịch sự). 1.4. Dạy trẻ kỹ năng hợp tác 12 Kỹ năng hợp tác là năng lực phối hợp hoạt động có hiệu quả của các cá nhân dựa trên tác động tích cực qua lại nhóm đạt được mục đích của nhóm và mỗi cá nhân trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng tri thức kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định Kỹ năng hợp tác là sự phối hợp hành động của trẻ để cùng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung, dựa trên vốn tri thức và kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định. Thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển tư duy giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được chơi và rèn luyện các kỹ năng khác khi chơi, giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội. 1.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn là khả năng giải quyết hình huống khó khăn và bất ngờ khitrẻ gặp những sự việc không mong muốn, đột xuất, những chuyện mà trẻ chưa có kinh nghiệm giải quyết trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ năng lắng nghe tích cực, phân tích, nghiên cứu, sáng tạo, giao tiếp. Việc rèn luyện cho trẻ một kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ giúptrẻ dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắ n khắc phục những tình trạng khó khăn hiện tại mà trẻ đang gặp phải một cách nhanh chóng.Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để giúp trẻ rèn luyện tư duy của một người thànhcông. f. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể... g. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ là những hành động tích cực của mỗi cá nhân để chia sẻ, giãi bày những khó khăn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Từ đó giải quyết được những vấn đề, tình huống mình đang gặp phải, giúp trẻ nhận được 13 những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để thảo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình.Giúp trẻ chia sẻ, giãi bày những khó khăn, giảm bớtđược căng thẳng do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp trẻ không đơn độc, không bi quan(Một số nội dung cơ bản như: Kỹ năng xác định địa chỉ đáng tin cậy, Kỹ năng tự tin, Kỹ năng bày tỏ nhu cầu cần sự giúp đỡ) 2. Biêṇ pháp 2: Xây dựng hệ thống ngân hàng bài giảng kỹ năng sống cho trẻ Việc nghiên cứu, tìm hiểu và hệ thống lại các nhóm kỹ năng giúp tôi dễ dàng hơn khi đưa ra các nội dung bài học hướng dẫn trẻ, từ đó tôi đã xây dựng hệ thống ngân hàng bài giảng kỹ năng sống cho trẻ. Những nô ̣i dung này hàng tháng đươ ̣c đưa vào ngân hàng ho ̣c liêụ của trường và trong số đó có nhiề u bài đươ ̣c cho ̣n vào kho ho ̣c liêụ bài giảng của phòng giáo du ̣c góp phầ n xây dựng kho ho ̣c liêụ dùng chung của toàn quâ ̣n thêm phong phú Trong ngân hàng bài giảng, tôi đã sắp xếp hệ thống các bài học theo nhóm các kỹ năng một cách khoa học, lần lượt các nội dung từ dễ đến khó. (Ảnh phụ lục 1). Sau khi đã xây dựng một ngân hàng các đề tài kỹ năng, tôi lựa chọn cách thực hiện thông qua các hình thức như sau: a.Làm video bài giảng: Vì các bài học đều được gửi cho trẻ qua kênh liên lạc trên nhóm zalo lớp, mặt khác để trẻ không bị ảnh hưởng do phải tiếp xúc quá lâu với màn hình thiết bị điện tử nên tôi đã thiết kế các video có lượng thời gian phù hợp, chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét, gây hứng thú cho trẻ. Để hình thức các video không bị trùng lặp gây nhàm chán, tôi chỉnh sửa, biên tập các video dưới dạng bài giảng, phim. Để thực hiện được, tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Canva, Capcut, Photoshop. Sau khi hoàn thiện các đoạn video, tôi tải nội dung lên kênh Youtube và coppy đường link để gửi tới phụ huynh theo hướng dẫn của tổ chuyên môn: thực hiện gửi 2 link /tuần bao gồ m 1 hoạt động học và 1 hoạt động kỹ năng. (Ảnh Phụ lục 2) b. Làm hệ thống bài tập tương tác qua ứng dụng quizizz 14 Quizizz là một trong những công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học khá nổi tiếng và được nhiều thầy cô sử dụng rất hiệu quả. Tôi đã tìm hiểu và ứng dụng quizizz để tạo các bài tập, trò chơi tương tác để học sinh vừa được trải nghiệm, vừa được thay đổi hình thức học tập. Tôi đã tạo tài khoản, ứng với mỗi nội dung bài học mong muốn, tôi đặt hệ thống các câu hỏi trong bài, sưu tầm các hình ảnh tương ứng để tạo trò chơi, sau đó coppy link và gửi phụ huynh. Thời gian đầu, nhiều phụ huynh và nhiều trẻ mới tiếp cận ứng dụng nên vẫn còn bỡ ngỡ, tuy nhiên sau khi được các cô hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, các con học sinh đã rất thích thú khi vừa được học, vừa được chơi. Các bài tâ ̣p quizizz này cũng đã đươ ̣c đóng góp vào kho ho ̣c liêụ của nhà trường để tấ t cả các con ho ̣c sinh trong khố i đề u có thể cùng ho ̣c. (Ảnh Phụ lục 3) 3. Biêṇ pháp 3: Phối hợp với phụ huynh Giáo dục KNS cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của các bậc cha, mẹ, người thân là những người gần gũi nhất với trẻ. Kỹ năng số ng sẽ giúp trẻ trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống khác nhau đó cũng là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới và định hướng cho trẻ. Trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà cùng bố mẹ, ông bà, người thân giáo dục kỹ năng tự phục vụ đòi hòi sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, nhất quán, thường xuyên,liên tục. Qua đó, giúp trẻ làm quen với cuộc sống từ những công việc nhỏ nhất hằng ngày, từ những kỹ năng cần thiết đầu tiên. Thời gian nghỉ dich ̣ là thời gian bố mẹ ở bên các bé nhiều nhất nên cần quan tâm và cho trẻ thực hành trải nghiệm những việc làm vừa sức với trẻ để cùng các trường mầm non chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống tự lập, tự tin Trên thực tế nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non luôn có tâm lý phó mă ̣c con cho cô giáo mà không hiểu con mình học đươ ̣c ho ̣c gì, làm đươ ̣c gì, có kỹ năng gì. Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, bố mẹ đi làm, con không đến lớp, có gia đình gửi con cho ông bà ở quê trông, có gia đình đưa con đến công ty cùng bố mẹ, có cháu lại ở nhà cùng anh chị, việc giáo dục, dạy trẻ gặp rất nhiều 15 khó khăn. Bản thân tôi đã rất chú trọng điều này, thường xuyên quan tâm, nhắn tin trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về đặc điểm, tình hình sức khỏe của các con, các hoạt động của các con trong thời gian nghỉ dịch. Mặc dù cô, trò và phụ huynh chưa từng gặp mặt một lần, nhưng bằng sự chân thành, nhiệt tình, các cô và các bố mẹ đã cùng cố gắng để có một group trao đổi, liên lạc thường xuyên, kịp thời. Tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, dạy con tại nhà trong thời gian nghỉ dịch để phụ huynh có thể nắm bắt được các đă ̣c điể m phát triể n lứa tuổ i của trẻ mầ m non, từ đó phu ̣ huynh hiểu đươ ̣c ở đô ̣ tuổ i của con mình, con cầ n đa ̣t đươ ̣c những kỹ năng gì. (Ảnh phu ̣ lu ̣c 4) 4. Biêṇ pháp 4: Linh hoạt các hình thức khen thưởng để tăng sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động Với trẻ mầ m non viêc̣ da ̣y trẻ để đa ̣t đươ ̣c kế t quả như mu ̣c tiêu đã đề ra là mô ̣t điề u không hề dễ. Đă ̣c biêṭ trong bố i cảnh da ̣y trẻ gián tiế p như hiêṇ nay, thì những tiế n bô ̣ của trẻ dù ít hay nhiề u đều là những điều tuyêṭ vời nhấ t. Trăn trở với những suy nghi ̃ đó, tôi luôn tìm cách: Làm thế nào để trẻ hứng thú, chủ đô ̣ng đón nhâ ̣n bài ho ̣c, trẻ thực hiên, ̣ tương tác, và tiế n bô ̣ mỗi ngày. Thông qua các hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng kỹ năng công nghê ̣ thông tin (Lớp ho ̣c Ứng du ̣ng phầ n mề m Canva) tôi đã tiế p câ ̣n, ho ̣c tâ ̣p và sáng ta ̣o rấ t nhiề u mẫu phiế u khen, sticker để đô ̣ng viên trẻ. Các sản phẩ m này đươ ̣c thiế t kế đa da ̣ng, sinh đô ̣ng, ngô ̣ nghinh. Sau mỗi hoa ̣t đô ̣ng, hoă ̣c sau mỗi tuầ n, mỗi tháng, tôi se ̃ gửi tă ̣ng ̃ những trẻ hoa ̣t đô ̣ng tích cực phiế u khen hoă ̣c sticker. Đây vừa là mô ̣t hình thức đô ̣ng viên, khuyế n khích trẻ, vừa là mô ̣t hình thức để các trẻ và phu ̣ huynh cảm nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm của các cô giáo giành cho con. Ngoài ra, trong ngày sinh nhâ ̣t của các bé trong lớp, tôi cũng thiế t kế mô ̣t đoa ̣n video ngắ n để gửi tă ̣ng trẻ, đây vừa như mô ̣t hình thức thể hiêṇ sự quan tâm của cô, vừa gửi gắ m những lời chúc, những mong muố n của các cô tới trẻ, các ba ̣n trong lớp cũng thể hiêṇ sự quan tâm tới ba ̣n bằ ng cách ghi âm, gửi những lời chúc, những sticker tới những người ba ̣n của mình trong ngày sinh nhâ ̣t. Đă ̣c biêt,̣ trong 16 các sự kiêṇ lớn của năm tôi cũng đã phát đô ̣ng những hình thức thi đua nho nhỏ để các bâ ̣c phu ̣ huynh và các con cùng hào hứng tham gia như: Khoảnh khắ c Chào năm ho ̣c mới 2021-2022 (các con se ̃ cùng gửi ảnh để bình cho ̣n xem bức ảnh nào đep̣ nhấ t, sau đó cô làm mô ̣t video kỷ niê ̣m để các con cùng đươ ̣c nhìn la ̣i khoảnh khắ c đón năm ho ̣c mới online); Qùa tăng ̣ me ̣ nhân dip̣ kỷ niêm ̣ ngày thành lâ ̣p Hô ̣i liên hiêp̣ phu ̣ nữ Viêṭ Nam 20-10 – các con thi đua xem ba ̣n nào làm đươ ̣c những món quà handmade đep̣ nhấ t để tă ̣ng me ̣ của mình; Trong ngày 20-11, tôi cuñ g làm mô ̣t video clip giới thiêụ và cùng các con tri ân tới những người thân trong gia đình mình đã và đang công tác trong ngành giáo du ̣c; Ngày tế t, các con cùng nhau khoe những khoảnh khắ c đón chào mô ̣t năm mới cùng gia điǹ h mình, các cô và các con cùng go ̣i điên, ̣ ghi âm, gửi những lời chúc may mắ n tới nhau; Ngày 8-3 vừa qua, các con cũng rấ t hào hứng khi cùng nhau thi cắ m hoa để tă ̣ng bà tă ̣ng me ̣ của mình. Các hoa ̣t đô ̣ng nhâ ̣n đươ ̣c sự hưởng ứng nhiêṭ tình của các bâ ̣c phu ̣ huynh và các con. Mô ̣t năm ho ̣c đă ̣c biêt,̣ tuy không đươ ̣c gă ̣p gỡ nhau trực tiế p nhưng cô và trò đã có rấ t nhiề u kỷ niêm. ̣ (Ảnh phu ̣ lu ̣c 5) IV. KẾT QUẢ 1. Kế t quả trên trẻ Sau khi áp dụng những biện pháp để "Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch" tác động giúp trẻ phát triển kỹ năng số ng, nhiề u phu ̣ huynh đã phản hồ i rấ t tích cực. Các con rấ t hứng thú khi nhâ ̣n đươ ̣c các bài ho ̣c của cô, khi xem các bài giảng về các kỹ năng tự phu ̣c vu ̣ như mă ̣c áo, đi giày, cách chải tóc, lau bàn, na ̣o vỏ củ quả…các con thực hành theo video hướng dẫn và tự giác, chủ đô ̣ng nhiề u hơn trong các hoa ̣t đô ̣ng. Với các bài giảng là các tình huố ng da ̣y trẻ kỹ năng tự bảo vê ̣ bản thân, giao tiế p… các con cũng chăm chú theo dõi và rút ra đươ ̣c cho mình những bài ho ̣c bổ ích… Kỹ năng giao tiế p của các con cũng có nhiều tiế n bô ̣; Đă ̣c biêt,̣ tuy không đươ ̣c đi ho ̣c trực tiế p, nhưng các con vẫn đươ ̣c nhìn thấ y hình ảnh các ba ̣n qua các video ho ̣c bài mà các bố me ̣ ghi la ̣i rồ i gửi cô, hoă ̣c các video sinh nhâ ̣t các ba ̣n đươ ̣c cô thiế t kế . Các 17 con cũng rấ t hào hứng gửi những lời chúc sinh nhâ ̣t đươ ̣c ghi âm tới những ba ̣n của mình. Đươ ̣c nhìn thấ y những hình ảnh của mình trên các phiế u khen, các con rấ t vui và thích thú. Nhiều con chia sẻ rấ t mong đươ ̣c đi ho ̣c để gă ̣p cô và các ba ̣n. Cuố i năm ho ̣c, sau khi tổ ng hơ ̣p bình cho ̣n ý kiế n của các phu ̣ huynh, tôi đã thu đươ ̣c kế t quả khảo sát như sau: Bảng khảo sát kỹ năng số ng của trẻ cuối năm: Đầu năm STT Nội dung phát triển kỹ năng số ng cho trẻ Tổng số trẻ 1 Kỹ năng phu ̣c vu ̣ 50 tự Kỹ năng tự bảo vê ̣ bản thân 50 3 Kỹ năng giao tiế p 50 50 4 Kỹ năng hơ ̣p tác 5 Kỹ năng giải quyế t vấ n đề 50 2 Đ Tỉ lệ % 9 Cuối năm CĐ Tỉ lệ % 18% 41 10 20% 10 Tỉ lệ % Đ Tỉ lệ % CĐ 82% 50 100 % 0 0 40 80% 48 96% 2 4% 20% 40 80% 48 96% 2 4% 9 18% 41 82% 50 100 % 0 0 9 18% 41 82% 48 96% 2 4% 2. Kế t quả từ phía các bâ ̣c cha me ̣ trẻ Từ những ngày đầu khi con đươ ̣c xế p danh sách vào một lớp mới với các cô giáo mới, mă ̣t khác các con la ̣i không đươ ̣c đến trường, các hoa ̣t đô ̣ng thực hiêṇ online, nhiều phu ̣ huynh không tương tác và cùng chung tâm lý không tương tác. Tuy nhiên bằ ng tin ́ h kiên trì, nhiêṭ tình và làm mo ̣i viêc̣ bằ ng tâm sức của mình, tôi đã dành đươ ̣c sự ủng hô ̣ nhiêṭ tiǹ h của các vi ̣ phu ̣ huynh. Phu ̣ huynh cảm thấ y tin tưởng, vui vẻ và cũng thể hiêṇ sự nhiêṭ tiǹ h bằ ng cách tương tác la ̣i cùng các cô, các vi ̣ phu ̣ huynh khác trên nhóm lớp. Tôi nhâ ̣n thấ y rằ ng, sức ma ̣nh của công nghê ̣ thông tin có thể lan tỏa tới mo ̣i người rấ t nhiều điề u có ý nghiã . 3. Kế t quả về phía giáo viên và nhà trườ ng 18 Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, đặc biệt là nắm rõ được nội dung, đặc điểm phát triển kỹ năng của trẻ lớp mình và các hình thức, phương pháp...giáo dục phát triển kỹ năng số ng cho trẻ. Đồ ng thời, tôi cũng tự tin hơn rấ t nhiều khi kỹ năng công nghê ̣thông tin của mình ngày càng tiế n bô ̣ hơn. Bản thân tôi khi thực hiêṇ đề tài này cũng đã đóng góp đươ ̣c khá nhiề u bài ho ̣c online, các đường link ho ̣c liêụ cho ngân hàng ho ̣c liêụ của khố i mẫu giáo nhỡ và của tổ chuyên môn Sau những khó khăn của buổi đầu nhận lớp, với sự cố gắng, nỗ lực thực hiện nghiêm túc những biện pháp trên, tới thời điểm này, cả tôi và ba ̣n đồ ng nghiêp̣ ở lớp đều rất hạnh phúc, tự hào khi nhìn thấy sự phát triển và thay đổi theo hướng tích cực của trẻ. Mỗi ngày làm viêc̣ tôi luôn hứng thú và tò mò về những câu chuyện đầy thú vị của trẻ, mỗi lầ n mở zalo nhóm lớp là một trải nghiệm thú vị.Nhìn thấy trẻ học, chơi với nhau, nhìn trẻ thể hiện tình cảm với nhau, với mọi người và với mọi vật một cách tự nhiên và đầy cảm xúc, tôi nhận ra rằng mình đã có sự lựa chọn đúng đắn.Từ đó chúng tôi có thêm động lực để cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công việc chăm sóc và giáo dục trẻ. C. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN Việc trang bị những kỹ năng để phát triển kỹ năng số ng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều, việc rèn luyện phát triển kỹ năng số ng cho trẻ là một nô ̣i dung không thể thiế u, qua đây bản thân tôi thấy mỗi giáo viên chúng ta cần phải: - Trau dồi kiến thức, ho ̣c tâ ̣p không ngừng để tiế n bô ̣ mỗi ngày. - Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ 19 - Gia đình phải quan tâm đến trẻ, tạo cho trẻ tính tự lập biết tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. - Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục trẻ. Có sự thống nhất phương pháp giáo dục của các cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Muốn đa ̣t đươ ̣c hiêụ quả trong linh ̃ vực phát triể n kỹ năng số ng, giáo viên cần: - Nắm vững đă ̣c điể m tâm lý trẻ. Dựa vào đặc điểm của trẻ ở lớp để nghiên cứu đưa ra những hình thức, phương pháp dạy phù hợp với trẻ ở lớp mình đảm bảo tính khoa học - sư phạm - Chịu khó tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng thú cho trẻ - Rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi - Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh - Đặc biệt, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề III. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHI ̣ Xã hội ngày càng phát triển, cuộc số ng ngày càng được nâng cao thì vai trò của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như công tác trang bị kỹ năng số ng cho trẻ ngày càng quan trọng. Vì vậy tôi xin có một số khuyến nghị như sau: - Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. - Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động kỹ năng số ng cho trẻ. Trên đây là những kinh nghiêm ̣ của tôi trong viêc̣ ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch cho trẻ đã được tôi áp dụng tại lớp Mẫu giáo nhỡ số 2 Trường Mầm non Hoa Sữa và đã đạt 20 được những kết quả nhất định như đã nêu trên. Tôi rất mong được sự ủng hộ, góp ý của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo để bản sáng kiế n kinh nghiêm ̣ "Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch” của tôi có chấ t lươ ̣ng hơn nữa, ứng du ̣ng trong công tác chăm sóc, giáo du ̣c trẻ đa ̣t hiêụ quả hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đa ̣i Kim, ngày 01 tháng 3 năm 2022 Người viết sáng kiến Đinh Thị Thanh Lam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan