Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịc...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử ở trường thpt

.DOC
19
1439
68

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU TỔ: SỬ - GDCD SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT Họ và tên: VÕ THỊ HỒNG CHÂU Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Năm học 2011-2012 1 A. MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng triệu năm. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu như: hình ảnh, bản đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thể tái hiện lại được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều cực kì quan trọng với môn Lịch sử. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Lịch sử là vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Nó mang tính lịch sử vì đáp ứng được yêu cầu của dạy học: truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất và đáp ứng được yêu cầu của môn học. Nó mang tính thời đại vì phù hợp với yêu cầu thực tại. Ngày nay, thời đại tin học đã thực sự đến và việc ứng dụng tin học vào dạy học đang là xu hướng của tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học để có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu trực quan sinh động (Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu…), giúp học sinh biết và hiểu được bản chất của vấn đề lịch sử là hoàn toàn phù hợp .Mặt khác, Việt Nam cũng đang trên đường đổi mới và hội nhập nên không thể không tiếp nhận những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nước ta cũng là vấn đề cần thiết. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với 2 số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đã trở thành phổ biến, là xu thế chung. Tuy nhiên, phong trào ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy Lịch sử ở tỉnh ta sau một thời gian phát triển rầm rộ thì nay đã tạm lắng. Một số giáo viên vì nhiều lí do khác nhau, còn ngại khó, ngại khổ, thiếu những kĩ năng trong việc thiết kế giáo án điện tử, dẫn tới hiệu quả giờ giảng không cao, nhất là trong việc thiết kế trình diễn phần diễn biến các sự kiện lớn, chiến dịch lớn lại càng khó. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử hiện nay, đồng thời mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ của bản thân với các đồng nghiệp nên tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử ở trường THPT” để làm sáng kiến kinh nghiệm. II.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Đây là một đề tài khá rộng nhưng do thời gian có hạn nên ở phần nội dung tôi chỉ trình bày về vai trò của công nghệ thông tin đối với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT . Trên cơ sở đó, tôi vận dụng để thiết kế và giảng dạy một tiết cụ thể trong chương trình Lịch sử lớp 12. Với đề tài này tôi chỉ mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ với đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng những thiếu sót là điều không tránh khỏi, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo và các em học sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 3 B.NỘI DUNG I. Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc giảng dạy môn Lịch sử. Lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người từ khi con người và xã hội hình thành đến nay. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Trong học tập lịch sử, học sinh không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, các em chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại”. Giáo viên cũng không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử để dựng lại quá khứ đúng như nó từng tồn tại để cho học sinh quan sát, nhất là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra cách ngày nay hàng triệu năm, thậm chí những sự kiện, nhân vật chỉ cách đây vài chục năm. Ví như, khi dạy học về sự kiện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), giáo viên không thể “dựng” nhân vật ấy “sống lại” để diễn lại hành động dũng cảm của mình cho giáo viên và học sinh quan sát. Khó khăn của việc dạy – học lịch sử ở trường phổ thông là như vậy, nhưng nhiệm vụ tiên quyết của bộ môn là phải làm thế nào để giúp học sinh đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc những chuyện “đã xảy ra” trong xã hội loài người, nay không còn nữa. Càng khó khăn hơn khi thông qua từng tiết học lịch sử, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu, nghiên cứu cái “đã từng tồn tại” nhưng nay “không hiện có” (ví dụ về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai trong quá khứ đã từng tồn tại, có thật nhưng nay không hiện có). Công việc này hoàn toàn khác với việc dạy học ở một số môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học,… là giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu “cái hiện có” và “đang tồn tại”. Đây là tính quá khứ, là 4 điểm khác biệt lớn nhất giữa việc nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử với các sự kiện, hiện tượng tự nhiên. Sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học lịch sử sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm sử dụng công nghệ và phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Nếu việc soạn giáo án trên văn bản (Word), hoặc thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng công nghệ, nhất là với những thao tác cơ bản trong phương pháp soạn bài giảng như xây dựng bản đồ giáo khoa điện tử, chèn kênh hình, tạo hiệu ứng chuyển động, âm thanh, tạo đường liên kết giữa các Slide bài giảng (Hiperlink),… Mặt khác, nhờ có tính năng “lưu văn bản” của máy vi tính (save), nên giáo viên chỉ cần soạn thảo, thiết kế bài giảng một lần, rồi các năm học sau vẫn tiếp tục sử dụng, điều chỉnh lại cho phù hợp với ý tưởng sư phạm. Trường hợp giáo viên chưa làm xong, máy vi tính cũng cho phép lưu trữ văn bản tạm thời để “khi nào có thời gian thì soạn thảo tiếp”. Đây là ưu điểm nổi bật của CNTT, nó hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài soạn ở nhà mà phương pháp soạn bài giảng thủ công trước đây không có. Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và trình chiếu các loại kênh hình lịch sử, rồi tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự kiện được ví như “chiếc cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa các em vào con đường nhận thức biện chứng để đạt tới chân lí khách quan. Do được quan sát những hình ảnh lịch sử thiết kế sinh động, hấp dẫn và phóng to trên màn ảnh lớn với sự hỗ trợ của công nghệ Multimelia, kết hợp với phương pháp dùng lời của giáo viên, học sinh sẽ tham gia quá trình nhận thức chủ động, tích cực. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, cùng một lúc, các em huy động nhiều giác quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh, nhân vật,… tốt hơn, tái hiện lại quá khứ dễ dàng hơn. Không có đồ dùng trực quan, dù giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói dù 5 có sống động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khó có thể tạo cho HS biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ. Thậm chí, nếu giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan theo phương pháp truyền thống (hình ảnh kém rõ ràng, chỉ ở dạng tĩnh, kích thước kênh hình bé hơn,…) thì biểu tượng về quá khứ lịch sử được học sinh thu nhận vẫn kém hơn. Khi ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử, chỉ với một vài thao tác đơn giản, cùng một lúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho hình thành khái niệm.. Mặt khác, vận dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn cũng giúp học sinh học tập tích cực hơn ở giai đoạn nhận thức lí tính và vận dụng những tri thức lịch sử mới tiếp thu vào đời sống. Để tư duy được lịch sử, học sinh phải nắm vững sự kiện và có biểu tượng đúng đắn về quá khứ. Ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả thông qua trình bày những nội dung có tính trực quan, chính xác, cụ thể, theo trình tự lôgic,… sẽ giúp học sinh nhận thức được lịch sử tốt nhất. Chẳng hạn, để tổ chức cho học sinh trả lời được câu hỏi: “Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Sự hùng mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được biểu hiện như thế nào?” (lớp 12 THPT – chương trình chuẩn), giáo viên trình chiếu cho các em quan sát lược đồ giáo khoa điện tử khắc họa về địa thế của Điện Biên Phủ, về sự gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh của quân Pháp ở đây,… kết hợp với phương pháp trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề,… Lược đồ được xây dựng với sự hỗ trợ của CNTT, có hiệu ứng sinh động, kèm theo hình ảnh và đoạn phim tư liệu miêu tả về cứ điểm, nên HS cảm nhận được các sự kiện lịch sử sâu sắc. Phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài như trên sẽ giúp các em hiểu rằng, trước những đòn tiến công quyết liệt của quân dân ta, Nava đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, chấp nhận giao chiến với ta. Điều này xuất phát 6 từ nhận định: Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn, bao quanh toàn là đồi núi trùng điệp, nhưng lại là “chìa khóa” để bảo vệ Thượng Lào và chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc Việt Nam. Đối với Việt Minh, nơi đây quá xa hậu phương, địa hình rừng núi hiểm trở nên tiếp tế sẽ khó khăn; lúc này ta chỉ có thể sử dụng lực lượng khoảng 1 đại đoàn, lại không thể sử dụng pháo cỡ lớn được, cùng lắm là pháo 75mm; ngoài ra, nếu chẳng may thất bại, Pháp sẽ dễ dàng mở một con đường tháo chạy sang Lào,… Từ nhận định này, được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh với 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu lớn là phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Mường Thanh. Với số quân tinh nhuệ là 16.200 người, lại được trang bị những loại vũ khí hiện đại nhất, nên cả Pháp và Mĩ đều nhận định: Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm”. Trên cơ sở hiểu rõ lí do vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm hùng mạnh và biểu hiện về sự hùng mạnh của nó, học sinh cũng hình thành được khái niệm, thuật ngữ mới: Cứ điểm Điện Biên Phủ là gì? Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử như ví dụ nêu trên đã thể hiện mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của HS đi từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lí tính). Ở đây, nhờ được quan sát hình ảnh sinh động, được nghe giảng và tư duy lịch sử mà những khoảng cách về thời gian, không gian của sự kiện dường như đang xích lại gần với khả năng nhận thức của các em hơn. Khi bài học lịch sử trên lớp có ứng dụng CNTT nó cũng tiết kiệm được thời gian cho cả giáo viên và học sinh, nhất là với những nội dung có sử dụng nhiều đoạn miêu tả, tường thuật, hoặc cụ thể hóa sự kiện lịch sử. Bình thường, khi sử dụng các loại phương tiện trực quan truyền thống, giáo viên sẽ tốn thêm một số thời gian nhất định, mà hiệu quả lại không cao bằng sử dụng CNTT. Ví như, khi sử dụng những bức ảnh lịch sử có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp 7 hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng lược đồ treo tường giáo viên phải mất công treo, hoặc nếu lập niên biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị lịch sử trên bảng đen thì giáo viên cũng mất khá nhiều thì giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp chúng ta đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho thấy, một tiết học trên lớp cả thầy và trò chỉ có 45 phút, song không phải giáo viên có đủ 45 phút để tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài mới: giáo viên phải ổn định trật tự lớp đầu giờ mất khoảng 1 – 2 phút, rồi kiểm tra bài cũ mất từ 5 đến 7 phút và lại tổ chức kiểm tra sự nhận thức của HS cuối giờ – củng cố bài học mất khoảng 5 phút. Như vậy, thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới trong mỗi tiết học chỉ có khoảng 35 phút, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào dạy học thì sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể, tạo điều kiện cho HS làm việc nhiều hơn. Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình phối hợp với kênh chữ sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để HS cả lớp quan sát. Những mũi tên chuyển động khi tường thuật về một trận đánh, hướng tấn công, hoặc việc sơ đồ hóa các mốc thời gian quan trọng, cụ thể hóa cho đối tượng cần miêu tả trên màn hình lớn kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm lí học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như những ưu điểm nổi bật của CNTT và truyền thông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy – học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học. 8 Ngoài ra, ứng dụng CNTT vào hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. II. Ứng dụng CNTT để thiết kế và giảng dạy bài : KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975) (tiết 2) – Lịch sử 12 (chương trình chuẩn) 1. Sử dụng CNTT để thiết kế bài giảng : Nội dung trọng tâm ở tiết 2 của bài này là trình bày diễn biến các trận đánh lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Vì vậy, để thiết kế tiết dạy này, giáo viên phải tiến hành thiết kế lược đồ và các đoạn phim tư liệu về diễn biến các chiến dịch. a. Thiết kế lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 * Đưa Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 vào máy vi tính: Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được in trong sách giáo khoa. Vì vậy giáo viên chỉ cần Scan lược đồ đó vào máy vi tính. * Thiết kế lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên máy vi tính: Bước 1: Chỉnh sửa lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: 9 -Click chuột trái vào Zoom Out hoặc Zoom In để phóng to hoặc thu nhỏ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cần thiết kế cho phù hợp. - Cắt lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Click chuột trái vào Crop, kéo rê chuột trái vào khu vực cần cắt, di chuyển chuột vào gữia khu vực cần cắt, Double Click chuột trái vào giữa khu vực cần cắt ta được lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 muốn cắt. - Xoá các ký hiệu “chết” trên lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Vào Eyedropper, Click chuột trái vào Pencil để có công cụ xoá, chọn màu sao cho phù hợp với nền của lược đồ để xoá các ký hiệu “chết “. Muốn xoá bất cứ ký hiệu nào trên bản đồ, lược đồ ta chỉ cần di chuyển chuột vào ký hiệu đó. Bước 2: Thiết kế lược đồ trên Powerpoint. - Mở PowerPoint, chọn Slide trắng, copy lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: đã chỉnh sửa vào. - Vào AutoShapea/chọn Lines/ chọn các biểu tượng hoặc mũi tên đơn, đôi để vẽ lại các ký hiệu “chết” đã xoá. - Để làm rõ hơn về đường rút quân của địch giáo viên vào thanh biểu tượng Line vẽ / vàoLine Style để tô đậm /vào Dash Style để chọn đứt đoạn. - Để làm rõ hơn những chiến thắng của ta ở các địa điểm như Buôn Ma Thuộc, Huế, Đà Nẳng … giáo viên nên vẽ hình lá cờ. Để vẽ hình lá cờ giáo viên vào Rectangle /vẽ/vào Fill Color chọn màu. Vào AutoShapea/chọn / Star and Banersđể chọn hình ngôi sao /vào Fill Color chọn màu. - Để học sinh nhớ kỹ và gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên vào Rectangle vẽ biểu tượng /copy một số hình ảnh chiến thắng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. - Vào Draw /chọn Edipoits để chỉnh sửa các mũi tên cho phù hợp. 10 - Vào các TextBox để điền các địa danh đã xoá vào lược đồ hoặc điền các nội dung cần thiết. - Double Click chuột trái vào các mũi tên hoặc các TexBox chứa các biểu tượng để chọn màu và chọn kích thước cho phù hợp. Bước 3: Tạo hiệu ứng cho các ký hiệu, biểu tượng trên lược đồ mới. - Click chuột trái vào các biểu tượng đã tạo /vào SlideShow/ vào Custom Animation/Add Effeot/Entrance/chọn hiệu ứng tuỳ thích. - Vào Start/chọn on click, With previous hoặc After previous. - Vào Direction/hướng trình diễn hiệu ứng. - Vào Speed/chọn tốc độ tuỳ ý. - Vào Play cho chạy thử. Bước 4: Chọn toàn bộ các thành phần trong lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rồi Save as. Bước 5: Trình chiếu lược đồ lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 động: - Vào Slide Show/Wiew Show để trình diễn lược đồ. - Vào End of Slide Show, Click to exit để trở về trước khi trình chiếu. b. Xử lí và chèn các đoạn phim tư liệu vào bài giảng: - Tìm kiếm các phim tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó tiêu biểu nhất là bộ phim: “Việt Nam – cuộc chiến 10.000 ngày” của đạo diễn Michael Maclear. - Xử lí phim: từ bộ phim tư liệu trên chúng ta dùng WMM (windows movie maker) để tạo ra những đoạn phim với hình ảnh và âm thanh phù hợp với bài giảng. Với cách làm này tôi đã tạo ra 3 đoạn phim về Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh để phục vụ cho bài giảng. 11 2. Ứng dụng CNTT để giảng dạy bài: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975) (tiết 2) – Lịch sử 12 (chương trình chuẩn) Ở tiết này, tôi sẽ kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó việc ứng dụng CNTT chủ yếu là ở mục 2: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Cụ thể như sau: a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 – 24/3/1975) Trước hết, GV sẽ giới thiệu sơ lược vị trí của Tây Nguyên trên lược đồ (đã được thiết kế trên Powerpoint). Trên cơ sở đó GV sẽ đặt câu hỏi : Vì sao Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? (Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng . Địch chủ quan nhận định sai hướng tiến công của ta. Lực lượng địch mỏng, bố phòng sơ hở. Ta tập trung chủ lực mạnh vũ khí, kĩ thuật hiện đại) Tiếp đó GV sẽ trình bày về diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên qua các sự kiện: ngày 4/3, 10/3, 12/3, 14/3, 24/3. Khi trình bày về các sự kiện này, GV sẽ kết hợp với phần trình chiếu lược đồ với nhiều hiệu ứng sinh động, đồng thời cho các em xem phim tư liệu sẽ giúp các em thấy được mối quan hệ của các sự kiện trên. Vì vậy tạo được sự hứng thú học tập cho HS, mặt khác các em sẽ ghi nhớ các sự kiện ngay trên lớp, góp phần khắc phục tình trạng “học vẹt” của HS. GV cũng có thể tường thuật cuộc rút chạy của địch trên Tỉnh lộ 7 (nay là quốc lộ 25) và kết hợp với việc kể chuyện về các trẻ em thất lạc gia đình năm ấy mà gần đây chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của đài TH Việt Nam đã dành rất nhiều số để tìm kiếm thân nhân cho những trẻ em ngày ấy. Điều này chác chắn sẽ làm cho giờ học sinh động hơn, hấp dẫn hơn... b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3/1975) 12 Tương tự như phần trên, GV cũng trinh bày diễn biến của chiến dịch thông qua lược đồ đã được thiết kế. Khi Huế được giải phóng (26/3) cùng thời gian này Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai cũng được giải phóng. Đến đây GV có thể hỏi : Tình hình Đà Nẵng như thế nào ? (quan sát lược đồ HS sẽ nhận thấy ngay Đà Nẵng sẽ rơi vào thế bị bao vây, cô lập – điều này sẽ giải thích tại sao ta nhanh chóng giải phóng được Đà Nẵng). Để khắc sâu hơn về diễn biến của chiến dịch GV sẽ cho HS xem một đoạn phim tư liệu về chiến dịch này. c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4/1975) Trước hết GV sẽ giới thiệu về việc quân ta đã chọc thủng 2 phòng tuyến quan trọng của địch là Phan Rang (16/4) và Xuân lộc (21/4), dựa vào lược đồ HS sẽ thấy được tầm quan trọng của 2 phòng tuyến này. Tiếp đó, GV sẽ trình bày những sự kiện chính của chiến dịch bằng lược đồ kết hợp với xem phim tư liệu. GV có thể câu chuyện về anh Bùi Quang Thận – người cắm cờ trên nóc dinh Độc lập, chuyện về chiếc xe tăng húc đổ cổng chính dinh Độc lập, về cuộc sống của các anh lính tăng trên chiếc xe tăng 390 ngày ấy và bây giờ.... Sau khi trình bày xong diễn biến các chiến dịch, GV dùng lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 để củng cố lại các sự kiện cơ bản mà HS cần nắm. III. Hiệu quả đạt được từ bài giảng: 1. Đối với giáo viên: Sử dụng các công cụ tiện ích trong các phần mềm thông dụng cho phép thiết kế nhanh phần diễn biến các sự kiện, chiến dịch có trong chương trình lịch sử hiện hành. 2. Đối với học sinh: Trình bày diễn biến bằng hiệu ứng trên PowerPoint làm cho giờ học sinh động hơn, học sinh thích thú hơn, nhớ lâu hơn và tái hiện diễn biến nhanh hơn, các em có thể nắm bài ngay tại lớp . Qua so sánh , đối chiếu kết quả khảo sát sau khi thực hiện cho thấy số học sinh tái hiện lại được 13 diễn biến sau giờ giảng tăng lên rất nhiều so với lớp dạy bằng phương pháp thuyết trình thông thường. 14 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA XE TĂNG 843 BÙI QUANG THẬN – ngày ấy và bây giờ XE TĂNG 390 VÀ CÁC ANH LÍNH TĂNG Francoise Demulder vàTấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder C.KẾT LUẬN 15 Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT chính là một trong những hoạt động để đổi mới phương pháp dạy - học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập, tạo thuận lợi cho người học có thể tích luỹ dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình. Dưới tác động của công nghệ thông tin, quá trình kỹ thuật hoá hoạt động giảng dạy trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Khi sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng thiết kế giáo án và các phương pháp truyền thụ mới. Thay vì phấn trắng, bảng đen truyền thống, việc ứng dụng CNTT làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của GV và HS. Ứng dụng CNTT thực sự đã đi vào các trường học. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tả chính là mang lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển đến người học. Nguyên tắc trực quan trong dạy học Lịch sử đóng vai trò quan trọng, nó làm cho HS hứng thú và nhận thức một cách chính xác cacswj kiện quá khứ và ghi nhớ lâu hơn. Việc thiết kế giáo án trên máy tính bằng những hình ảnh, tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim minh họa tái hiện quá khứ giúp bài giảng thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho HS. Ví dụ tiết học lịch xử về các nền văn minh, các giá trị văn hóa, các cuộc chiến đấu... GV có thể dùng hình ảnh, phim tư liệu để minh họa chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các em. 16 Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết nghề nghiệp của GV và vào cả tinh thần hăng say học tập của HS để mang lại hiệu quả giáo dục cao. Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới là điều nên làm. Nhưng cho dù phương tiện kĩ thuật có hiện đại dến đâu chăng nữa thì nó chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy và tạo ra bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả và không thể thay thế vai trò chủ đạo của người GV trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, GV phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn mà không làm mất đi hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi được rút ra từ thực tiễn dạy học lịch sử, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Pleiku, tháng 03 năm 2012 Người thực hiện Võ Thị Hồng Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1.Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Lịch sử 12- NXB Giáo dục 2008 2.Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Sách giáo viên Lịch sử 12- NXB Giáo dục 2008 3.Phan Ngọc Liên (chủ biên)- Phương pháp dạy học lịch sử- NXB ĐHSP Hà Nội, tập1,2 - 2002 4.Phan Ngọc Liên – Lịch sử và giáo dục lịch sử- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội- 2003 5. Phim tư liệu: Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclear. MỤC LỤC A. Mở đầu Trang 1 18 B. Nội dung I- Vai trò của CNTT đối với việc giảng dạy Lịch sử. Trang 3 II- Ứng dụng CNTT để thiết kế và giảng dạy bài : Khôi phục và phát triển KT – XH ở miền Bắc giải phóng hoàn toàn Miền Nam (1973 - 1975) (tiết 2) – Lịch sử 12 (chương trình chuẩn) III.Hiệu quả đạt được từ bài giảng C. Kết Luận Tài liệu tham khảo Trang 8 Trang 12 Trang 14 Trang 16 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan