Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập toán ...

Tài liệu Skkn tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập toán

.DOC
29
3652
121

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán MỤC LỤC TT 22 23 1 24 2 25 3 26 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 III. PHẦN KẾT LUẬN,NỘI KIẾN DUNG NGHỊ: 1. luận: I. Kết PHẦN MỞ ĐẦU 2. Kiến nghị: 1. Lý do chọn đề tài NHẬN ĐỒNG CHẤM SKKN 2. MụcXÉT tiêu, CỦA nhiệmHỘI vụ của đề tài: TÀI THAM 3. ĐốiLIỆU tượng nghiênKHẢO cứu: 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 5. Phương pháp nghiên cứu: II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 2. Thực trạng 2.1.Thuận lợi – khó khăn: 2.2. Thành công – hạn chế: 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đề ra 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh TRANG 26 26 03 27 03 28 04 29 04 05 05 05 05 06 06 07 07 08 08 08 09 09 24 25 25 25 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm súng và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán súng, đua xe… Chính điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông. Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất sợ - ngại học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các tiết luyện tập của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần. Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi Toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, góp phần tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, luôn tạo được sự thoải mái, hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động tập thể. Với những lí do trên cùng với kinh nghiệm của bản thân đã tích luỹ được, tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân. Từ đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán”. Trong chuyên đề này tôi muốn đưa ra cùng các bạn nghiên cứu và thảo luận một số trò chơi tôi đã thực hiện giảng dạy trong chương trình Toán bậc THCS. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: - Mục tiêu: Trong đề tài này tôi trình bày “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán” nhằm rèn luyện tinh thần năng động, sáng tạo, tích cực học tập, ý thức tự cải tạo mình cho học sinh theo kịp sự phát triển của thời đại, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong nhà trường. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Nhiệm vụ: Tiếp cận, khảo sát tình hình tiếp thu kiến thức môn Toán của học sinh trong trường. Phối hợp, xin ý kiến của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh để đưa ra các trò chơi phù hợp, bổ ích đem lại hiệu quả trong giảng dạy. Xuyên suốt các năm học, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, chắt lọc nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của bản thân, xâu chuỗi lại để lập dàn ý cho sáng kiến kinh nghiệm này. Với những tiết dạy thích hợp, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số trò chơi Toán học, ghi chép lại những ưu điểm và hạn chế, những thành công và thất bại để tiết dạy sau thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học Toán từ lớp 6 đến lớp 9, nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Toán, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp để “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán ”. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu trong phạm vi: Các tiết dạy theo thời khoá biểu (đúng phân phối chương trình) và các tiết phụ đạo, các tài liệu liên quan đến nội dung “Chơi mà học – học mà chơi”, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về chương trình Toán THCS. - Đối tượng khảo sát: Học sinh trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk. - Thời gian nghiên cứu: 5 năm học: 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Phương pháp khảo sát, điều tra. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực hành, thử nghiệm. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp: Nhờ đồng nghiệp dự giờ các tiết dạy có tổ chức trò chơi, từ đó lấy ý kiến hay, ý kiến có lợi cho đề tài. - Phương pháp so sánh: Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lí của học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có tổ chức trò chơi và cũng với tiết dạy đó nhưng ở lớp khác không tổ chức trò chơi. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà. Là những giáo viên dạy môn Toán THCS, chúng ta nhận thức, hưởng ứng, đóng góp như thế nào cho các phong trào, các cuộc vận động trên mà Bộ GD & ĐT đã phát động trong những năm qua? Tôi thiết nghĩ: Nếu trong từng tiết dạy, mỗi giáo viên dạy bộ môn Toán tổ chức được một lớp học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động trong học tập thì chúng ta đã góp được một phần để nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được một tiết học Toán hiệu quả nhất? Trong suốt các năm nghiên cứu, tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi toán học vào các tiết dạy là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Bởi vì tôi nghĩ: vui chơi vừa là nhu cầu, vừa là quỳên lợi của các em học sinh, nó giúp các em Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải học những bài toán với những con số khô khan, những tiết học căng thẳng. Vui chơi còn là phương pháp nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, kích thích được sự hứng khởi, phấn chấn cho học sinh, tập trung đông đủ cac đối tượng học sinh tham gia vui – học một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hoà hợp và thân thiện, xoá dần được ranh giới giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, học sinh có điều kiện gia đình khá giả và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, …. 2. Thực trạng 2.1.Thuận lợi – khó khăn: - Thuận lợi: Trò chơi Toán học là trò chơi có luật trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nôị dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi; thông qua chơi, học sinh được củng cố, vận dụng kiến thức, nội dung đã học vào tình huống của trò chơi và qua đó trẻ được học. Trò chơi Toán học có tác dụng rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức cho học sinh. - Khó khăn: Đối với những học sinh từ trung bình trở xuống thì sự chuyển tải kiến thức còn gặp khó khăn, nhất là những bài toán có nội dung tổng hợp. Một phần học sinh còn tư duy chậm, lối suy nghĩ ngại khó, chưa tự giác tích cực trong học tập, liên hệ giữa lí thuyết với thực hành yếu, còn tình trạng học vẹt. 2.2. Thành công – hạn chế: - Thành công: Trò chơi Toán học giúp cho học sinh phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Những học sinh từ trung bình khá trở lên say sưa học môn toán. Tự mình tìm tòi được nhiều cách giải và nắm chắc được mối quan hệ kiến thức giữa các bài, các phần với nhau. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Hạn chế: Khi tham gia trò chơi, một số học sinh còn có những phản ứng tiêu cực. Đặc biệt, là các đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống khi gặp trò chơi chứa những bài toán có nội dung tổng hợp. 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: - Mặt mạnh: + Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức, kĩ năng cụ thể như giải toán, chứng minh hình học, thứ tự các phép toán. + Mỗi trò chơi đều có luật chơi (chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi), hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức phải có thắng có thua. + Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay trong lớp học với thời gian từ 3 đến 5 phút nên tổ chức dễ dàng. Chính vì vậy, việc lồng ghép các trò chơi trong tiết luyện tập Toán rất quan trọng và đem lại tiết học có hiệu quả cao. - Mặt yếu: + Việc tổ chức trò chơi thường ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp xung quanh. + Những trò chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp làm cho nhiều em lúng túng trong quá trình tham gia trò chơi, chưa khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Nhiều học sinh lười làm bài tập ở nhà chỉ chờ giáo viên chữa bài hoặc chép bài dẫn đến không hiểu bài. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Học sinh làm bài thụ động, máy móc không sáng tạo, không biết suy luận và không biết móc nối các kiến thức với nhau, nhiều học sinh còn ngại hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. - Giáo viên chưa động viên tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán là một trong những nét đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm ứng dụng các kiến thức và kĩ năng của môn Toán vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày của học sinh. Việc tìm hiểu nội dung và phương pháp học Toán ở học sinh THCS bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi, làm lắng đọng mãi trong tâm hồn học sinh và tạo ra nguồn sức mạnh thôi thúc học sinh học tốt hơn, phát triển tốt hơn. Đồng thời những trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, rập khuôn giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động, phấn khích trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán chủ yếu giúp học sinh nắm bắt kiến thức của tiết dạy, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập của học sinh, từ đó, giúp học sinh hệ thống được kiến thức và khắc sâu lý thuyết, phát triển tư duy suy luận toán học, phát huy tính chủ động, sáng tạo. Tổ chức trò chơi nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Nội dung giải pháp, biện pháp: Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán a) Cách tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán: Giáo viên là người hướng dẫn, là trọng tài của các trò chơi, là trung tâm thu hút học sinh nên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hoà đồng với học sinh. Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, có sức hấp dẫn và pha chút hài hước trong mỗi trò chơi, kết hợp hài hoà giữa lời nói và động tác cần thiết để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung trò chơi và tham gia vào các trò chơi một cách tự nhiên. - Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần động viên, khuyến khích đội thua, người thua, tuyên dương, khen thưởng đối với người thắng, đội thắng để khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời. - Tránh tổ chức trò chơi một cách quá ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp khác, không nên tổ chức trò chơi kéo dài quá lâu (hơn 10 phút) trong một tiết dạy. b) Chọn lựa trò chơi: - Chọn trò chơi có nội dung bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp, trò chơi phải phù hợp với bài dạy cả về nội dung lẫn thời lượng. - Đối với học sinh có kỹ năng làm bài tốt thì giáo viên đưa ra những trò chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp để nâng cao khả năng tư duy cho học sinh. - Đối với học sinh có khả năng tiếp thu chậm, chây lười trong học tập... giáo viên cần đưa các trò chơi vui nhộn, có nội dung bài tập ngắn gọn, dễ hiểu. - Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, khích lệ tinh thần cho tất cả học sinh trong lớp. - Tránh tổ chức các trò chơi chỉ được mặt vui nhộn mà thiếu tác dụng giáo dục. c) Hướng dẫn cách chơi: - Trước hết, giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi phải phù hợp, tương xứng lực lượng. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Mọi dạng trò chơi, giáo viên cần giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn người chơi, cần hướng dẫn luật chơi cụ thể để học sinh nắm chắc được cách chơi. Trò chơi nào khó, giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước. - Động viên học sinh chơi hết mình nhưng phải đảm bảo nội qui, nề nếp của trường, của lớp. * Cách thức thực hiện: Để hình thành các trò chơi toán học trong các bài giảng tôi đã sử dụng luôn một số các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập để làm trò chơi. Về cách chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân gian để tạo ra các trò chơi. Cụ thể dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi, cách chơi các trò chơi đó. (1)Trò chơi thứ nhất: Thử tài thông minh Trò chơi này được áp dụng sau khi học sing học xong bài “Ghi số tự nhiên” hoặc bài “Phép trừ và phép chia” trong chương trình Số học lớp 6. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi trên bảng phụ, học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. - Cách chơi: Sau tiết dạy giáo viên đưa bảng phụ có nội dung trò chơi. Học sinh chọ 4 đội ở 4 tổ, các đội hội ý trong 3 phút. Sau đó các đội cử đại diện đưa ra đáp án. Giáo viên đưa đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội. Ví dụ: - Khi dạy bài “Ghi số tự nhiên” (Số học lớp 6), giáo viên có thể đưa ra bài tập về số La Mã như sau: Có 9 que diêm được sắp xếp như hình vẽ Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 10 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng (Giáo viên nên khai thác nhiều cách giải khác nhau của bài toán này). - Hoặc khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Số học lớp 6), giáo viên có thể đưa ra một bài toán như: Thầy (cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? Bài toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai,…Khi thấy giáo viên thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận cười thật trí tuệ, thật thoải mái. - Tác dụng Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho học sinh. (2)Trò chơi thứ hai: Sự sắp xếp ngẫu nhiên Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài “Định lí” trong chương trình Hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong chương trình Hình học từ lớp 7 trở đi Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “Thì”. Cách chơi: Chia làm 2 đội: Đội 1: Điền nội dung sau chữ “Nếu” (nội dung kiến thức đã học) Đội 2: Điền nội dung sau chữ “Thì” Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề tạo thành có đúng không Ví dụ: Khi dạy xong bài “Định lí” (Hình học lớp 7), giáo viên có thể tổ chức trò chơi này. Đội 1 Đội 2 Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 11 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán - Góc A và góc B là 2 góc đối đỉnh - Aˆ  Bˆ - Hai đường thẳng a, b có một điểm - Hai đường thẳng a, b cắt nhau chung - Hai đường thẳng a, b song - Hai đường thẳng a, b không có song điểm chung nào Nếu - Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba - Hai đường thẳng phân biệt cùng - Chúng song song với nhau Thì - Chúng song song với nhau song song với đường thẳng thứ ba - Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song …. - Hai góc đồng vị (so le trong) bằng nhau …. Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học. (3) Trò chơi thứ ba: Xây tường Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa Toán 6 tập 2. Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau. Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy A 0 có kẻ sẵn các viên gạch như hình 9 Sgk Toán 6 tập 2 trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích hợp. Hoặc có thể chuẩn bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng (các miếng nhựa dán giấy màu có dính nam châm). Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Cách chơi: Chia làm 2 đội (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học sinh lần lượt lên điền kết quả) Ví dụ: - Khi dạy tiết “Luyện tập” sau bài “Tính chất cơ bản của phép cộng phân số” (Số học 6). - Hoặc sau khi dạy xong bài “Phép trừ phân số”, “Phép nhân phân số”, hoặc các bài toán về cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên… giáo viên đều có thể tổ chức trò chơi này. Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng (hay hiệu, tích, thương) hai viên gạch dưới kề với nó. (Số trên viên gạch là tùy theo yêu cầu của bài dạy). Chẳng hạn: 6 174 4 17 17 7 1 Tác dụng: Trò chơi này giúp các em17 phải vận dụng cả khả năng tính toán 17 nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng. (4) Trò chơi thứ tư: Ai nhanh hơn Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ. Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau. Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 13 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng phân số” (Số học 6). Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 sách giáo khoa 6 tập 2 trang 28 Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số có dạng như hình 8 Sgk 6 trang 28 tập 2 Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật… Cách chơi: Chia làm 2 đôi, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của người chủ trò. (Yêu cầu lấy dạng như bài 48 Sgk Toán 6 trang 28 tập 2) Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học. Ví dụ: Khi dạy tiết “Luyện tập ” sau bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân số”. Giáo viên có thể lấy bài 36 Sgk Toán 6 tập 2. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 14 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có nội dung như hình 6 Sgk, với các chữ cái N, H, I … giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới. Kết quả: N 1 3 2 1 ; ; ;... 5 10 5  2 M H Y O S 1 1 1 5 ; ; ;... 6 4 3  12 A I 1 1 1 11 ; ; ;... 20 8 5  40 9 3 3 9 ; ; ;... 20 5 4  10 5 12 H 5 9 O 9 10 2 3 5 11 ; ; ;... 3 4 6  12 I 11 14 1 5 4 11 ; ; ;... 7 14 7  14 1 2 7 5 ; ; ;... 18 9 18  9 1 2 A 2 5 1 7 ; ; ;... 9 18 3  18 N 11 40 M Y 11 12 9 10 S O 7 18 N 1 2 (5) Trò chơi thứ năm: Nhanh tay, nhanh mắt Trò chơi này áp dụng được rất nhiều bài trong chương trình Toán THCS. Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 15 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Chuẩn bị: Những miếng bìa nhựa có mầu được gắn sẵn nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần. Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó (hay người đó) thắng. Ví dụ: Tiết Luyện tập về “Cộng hai số nguyên cùng dấu” (Số học 6) Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: 2 1 -3 -4 -2 -1 -7 16 -16 7 0 -10 -15 9 3 Câu hỏi: 1. Tìm số đối của số (-3) 2. Tìm số đối của 16 3. Tìm số đối của |-15| 4. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 5. Tìm số liền sau của số (-11) 6. Tìm số liền trước của số (-3) 7. Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 16 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán 8. Tìm các cặp số có tổng bằng 1 9. …. Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng. Ví dụ: Hoặc khi dạy xong bài “Cộng hai số nguyên cùng dấu” (Số học 6), giáo viên có thể tổ chức chơi như sau: Chọn hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng. Đội 1: 1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm 2) Tổng của 5 số nguyên dương là một sô nguyên dương 3) (–11) + (–19) = –30 4) |–15| + 5 = 20 5) Giảm 50C tức là cộng với –50C Đội 2: 1) Tổng của n số nguyên dương là một số nguyên dương 2) Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm 3) ( + 14) + ( + 16) = + 30 4) |–15| + 35 = 50 5) Tăng 50C tức là cộng với 50C Tác dụng: Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về kiến thức các phần của bài Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 17 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán học. Các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi này với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học. (6) Trò chơi thứ sáu: Trò chơi ô chữ Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. Đồ dùng này còn có thể sử dụng cho bài “Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố” trong chương trình Số học 6 (Sàng số nguyên tố). Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi ô chữ. Các từ hàng ngang: 1. Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. 2. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả. 3. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này. 4. Công thức (a . b).c = a .(b . c) thể hiện tính chất này. 5. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 6. Chữ cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán. 7. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, … 8. Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp. 9. Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên. Từ hàng dọc: Ơ-ra-tô-xten (Eratosthenes) Gv giới thiệu: Ơ-ra-tô-xten (Eratosthenes): Ông là nhà Toán học cổ Hi Lạp, là người đã phát minh ra một loại sàng để tìm ra các số nguyên tố nhỏ hơn 100. Ban đầu, nhà Toán học Eratosthenes đã lấy lá cọ ghi lại tất cả các số tự nhiên Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 18 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán từ 2 đến 100. Ông đã chọc thủng các hợp số và giữ lại các số nguyên tố. Bảng số nguyên tố còn lại trông giống như một các sàng nên nó có tên là sàng Ơ-ra-tô-xten. 1 H Ơ P S Ô Â P R Ô N G 3 G I A O H O 4 K Ê T H Ơ P S Ô N G N 2 T 5 6 A N U Y Ê N H I Ê N T Ô X 7 S 8 Ô T Ư V E N 9 N Tác dụng: Học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học. Qua trò chơi này, học sinh lại có thêm một kiến thức mới, biết thêm được một nhà Toán học nổi tiếng trên thế giới. (7) Trò chơi thứ bảy: Đuổi hình bắt chữ Trò chơi này áp dụng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên truyền hình, đây cũng là một chương trình được các em rất ưa thích. Trò chơi này tôi áp dụng cho một số bài dạy định lí trong chương trình Hình học. Chuẩn bị: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra). Cách chơi: Cho học sinh toàn lớp đoán. Ví dụ: Khi dạy xong bài “Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu” (Hình học 7), tôi đã đưa ra một số hình ảnh sau để học sinh đoán: Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 19 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán Kiến thức: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. Kiến thức: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn. Kiến thức: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau. … Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan