Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường thpt trầ...

Tài liệu Skkn tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường thpt trần phú .

.DOC
15
1215
87

Mô tả:

SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 1 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lao động quản lý là loại lao động vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở chỗ: lao động quản lý là lao động trí óc; sản phẩm của lao động quản lý là của trí tuệ; lao động quản lý là kết quả lao động tổng hợp nhiều khoa học khác nhau. Tính nghệ thuật của lao động quản lý thể hiện ở nghệ thuật tác động vào con người, cụ thể là nghệ thuật tác động vào tình cảm, ý chí, thói quen, khí chất… của cá nhân con người. Chính vì tính chất lao động trí óc đặc biệt, tổng hợp và sáng tạo như thế mà lao động quản lý có vai trò rất quan trọng. Nó là tiền đề để tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào và có vai trò quyết định trong việc đưa hệ quản lý đạt mục tiêu mong muốn. Chất lượng của lao động quản lý có vai trò thúc đẩy sự phát triển của hệ thống. Lao động quản lý càng khoa học, càng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Trong nhà trường phổ thông, lao động quản lý gắn liền với các nhiệm vụ của người hiệu trưởng. Theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông hiện hành, hiệu trưởng có các nhiệm vụ: tổ chức bộ máy nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên và nhân viên; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản trong nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nặng nề trên, người hiệu trưởng, ngoài việc phải nắm vững về khoa học quản lý, có nghệ thuật (kỹ năng) làm việc với con người…thì cần phải biết tổ chức khoa học lao động quản lý của cá nhân người hiệu trưởng và đặc biệt là tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định chủ đề năm học 2010-2011 là: “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học vừa qua, nhiều hội thảo của ngành giáo dục cũng tập trung bàn bạc, thảo luận về chủ đề năm học trên và đổi mới quản lý luôn đi liền với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó cho thấy, đổi mới quản lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Tại trường THPT Trần Phú, những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt, trong đó có đổi mới về công tác quản lý. Việc tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường cũng đã được chú ý. Song, hiệu suất công tác của cá nhân các cán bộ quản lý và cả bộ máy quản lý chưa cao. Từ thực tế công tác của bản thân, kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm học tập từ bạn bè, đồng nghiệp…, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường” với mong muốn sẽ đưa ra một số biện pháp thiết thực và hiệu quả về tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường của hiệu trưởng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của lao động quản lý trong nhà trường phổ thông. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 2 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú 1. Cơ sở lý luận: Điều 16, Luật giáo dục năm 2005 đã quy định vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đó là: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân; Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. Điều 54, Luật giáo dục năm 2005, mục 1 và 2 quy định Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. Điều 19, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, đó là: xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường… Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 – 2011 đã chỉ thị toàn ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục... Trong Quy định về Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đưa ra nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí yêu cầu hiệu trưởng phải có tác phong làm việc khoa học, xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả... Tất cả những điều đó cho thấy, cán bộ quản lý giáo dục ở trường phổ thông mà đứng đầu là hiệu trưởng có vai trò quan trọng to lớn trong bộ máy lãnh đạo nhà trường. Trong lý luận về khoa học quản lý thì Lao động quản lý là một dạng đặc biệt của lao động, “lao động để điều khiển lao động” (C. Mác), lao động để duy trì và phát Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 3 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú triển hệ thống. Đó là lao động trí óc của những người làm chức năng quản lý, được diễn ra theo qui trình: Quyết định – Tổ chức thực hiện quyết định – Kiểm tra – Điều chỉnh – Tổng kết. Bộ máy nhà trường (cơ cấu tổ chức nhà trường) là một tổng thể gồm các bộ phận, trong đó có sự phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận, quy định mối quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau của các bộ phận nhằm thực hiện các hoạt động quản lý nhất định trên cơ sở chức năng và quyền hạn của cơ quan. Tổ chức khoa học lao động quản lý trong nhà trường là tổ chức sắp xếp các hoạt động trong nhà trường một cách khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng kinh phí hiệu quả, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, học sinh, công nhân viên trong nhà trường. Mục đích của tổ chức khoa học lao động quản lý là nâng cao hiệu suất công tác của cá nhân cán bộ quản lý và cả bộ máy quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý. Vì vậy, yêu cầu của việc tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường đó là phải tổ chức sao cho khoa học các vấn đề sau đây: xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý; định mức lao động trong nhà trường; phân công công tác trong nhà trường; điều hành hoạt động của nhà trường; xây dựng môi trường công tác và tổ chức nơi làm việc; xây dựng và đổi mới hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Ở trường THPT, tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường là thực hiện tốt 6 vấn đề sau đây:  Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý.  Thứ hai, công tác định mức lao động trong nhà trường.  Thứ ba, phân công công tác trong nhà trường.  Thứ tư, điều hành hoạt động của nhà trường một cách khoa học.  Thứ năm, xây dựng tốt môi trường công tác và tổ chức khoa học nơi làm việc.  Thứ sáu, xây dựng và đổi mới hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường. 2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức: Emecxon, một nhà quản lý, viết: “Nếu tổ chức hoàn thiện thì lãnh đạo có kém nhất cũng chỉ gây thiệt hại nhỏ nhất. Nhưng lãnh đạo kém lại dựa vào tổ chức tồi thì nhất định sẽ bị thất bại và kéo luôn tất cả những gì phụ thuộc vào ông ta”. Do vậy, xây dựng cơ cấu tổ chức chính là xây dựng “phương tiện” để hiệu trưởng triển khai thực hiện các công việc cụ thể. Khi xây dựng cơ cấu cần đảm bảo các yêu cầu: cơ cấu tổ chức hướng vào công việc; quản lý hướng vào mối quan hệ, hướng vào con người; gọn nhẹ, hợp lý, linh hoạt, dễ kiểm tra, đánh giá. Để việc xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu trưởng cần phải: Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 4 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú - Nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất…và cần có một thời gian nhất định (phụ thuộc vào năng lực, sự nhạy cảm về tổ chức nhân sự của hiệu trưởng) để xây dựng cơ cấu khoa học, hợp lý. - Xây dựng cơ cấu tổ chức nhà trường phải thật sự trên cơ sở khách quan, dám nghĩ, dám làm của hiệu trưởng. - Xây dựng cơ cấu tổ chức trong nhà trường phải đồng thời có phương án bố trí nhân sự phù hợp. (Tập thể sư phạm trường THPT Trần Phú) (Nữ giáo viên trẻ trường THPT Trần Phú) 2.2. Định mức lao động trong nhà trường: Định mức lao động trong nhà trường là việc quy định số lao động và thời gian làm việc cần thiết để hoàn thành một công viêc cụ thể hay một loại công việc nào đó trong nhà trường. Định mức trong nhà trường là cơ sở để: xác định nhu cầu biên chế trong nhà trường; đánh giá chính xác kết quả lao động, công tác của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, từng bộ phận trong nhà trường; kích thích cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say công tác, nâng cao tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm; dự trù được các chi phí cho công tác của nhà trường; có cơ sở để cải tiến công tác nâng cao năng suất lao động. Để định mức lao động có căn cứ khoa học và việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện định mức được tốt, cần phải nghiên cứu cơ cấu thời gian làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đối với những tiêu chuẩn có thể lượng hoá được, ta dùng phương pháp phân tích – tính toán để xác định hao phí tổng cộng của việc thực hiện các công việc theo những tiêu chuẩn có căn cứ khoa học. Đối với những tiêu chuẩn không lượng hoá được, ta dùng phương pháp phân tích khảo sát dựa trên cơ sở đánh giá các kết quả công việc. Khi xây dựng định mức lao động trong nhà trường cần lưu ý: - Định mức lao động phải dựa trên Luật lao động, Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông hiện hành và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 5 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú - Định mức lao động trong nhà trường là một công tác không đơn giản vì phần lớn là lao động trí óc, điều quan trọng là định mức lao động phải tạo được động lực để cán bộ giáo viên chủ động, sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ. - Cần chú ý cân đối nhiệm vụ của giáo viên trong từng tổ, trong toàn trường trên cơ sở biên chế của nhà trường. 2.3. Phân công công tác trong nhà trường: Phân công công tác cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về cơ bản là sắp xếp đúng người, đúng việc. Phân công công tác phải xuất phát từ biên chế và cơ cấu biên chế của nhà trường, vào trình độ, năng lực, phẩm chất, hoàn cảnh cụ thể của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Trong việc phân công công tác phải xây dựng cho được bảng mô tả công việc cụ thể cho từng chức danh. Khi phân công công việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cần phải: - Hướng vào đối tượng học sinh. - Bảo đảm tính công bằng, phù hợp, vừa sức. - Rõ ràng, cụ thể. - Gắn với quyền hạn và trách nhiệm. - Gắn với yêu cầu cao sự phát triển, tạo điều kiện để cho cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. - Tin tưởng vào cán bộ, giáo viên. - Có tính kế thừa, mạnh dạn giao việc cho giáo viên trẻ có năng lực. - Có trọng điểm, có toàn diện và theo mục tiêu đào tạo. cần tránh: - Phân công theo cảm tính, đặc quyền của hiệu trưởng. - Người có năng lực thường phân công nhiều việc nên dễ mắc khuyết điểm, những người năng lực yếu, người trốn việc khó, làm ít thì ít khuyết điểm lại được đánh giá cao. 2.4. Điều hành hoạt động của nhà trường một cách khoa học: Điều hành họat động chính là sự thực hiện vai trò lãnh đạo/ chỉ huy/ điều khiển của hiệu trưởng nhằm hướng mọi hoạt động của nhà trường thực hiện kế hoạch đã đề ra. Điều hành công việc thể hiện phong cách quản lý của hiệu trưởng. Trong thực tế, có nhiều phương thức điều hành khác nhau. Mỗi phương thức điều hành đều có ưu điểm riêng, nên hiệu trưởng cần phối hợp hợp lý các phương thức điều hành. 2.4.1. Điều hành theo kế hoạch: Mọi công việc của nhà trường đều phải được kế hoạch hoá. Các bộ phận và cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều lập kế hoạch công tác và làm việc theo kế hoạch đã đề ra. (Kế hoạch năm học của nhà trường, Kế hoạch công tác của cá nhân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Kế hoạch hoạt động của các các đoàn thể, các tổ chuyên môn…) Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 6 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú Để đảm bảo cho kế hoạch thực sự là công cụ quản lý hiệu quả, khi kế hoạch hoá hoạt động của nhà trường, cần chú ý đến các tính chất sau đây của kế hoạch: - Tính hợp lí (phù hợp với điều kiện nhà trường) - Tính hiện thực (có khả năng thực hiện) - Tính thống nhất (giữa kế hoạch và biện pháp thực hiện) - Tính tác nghiệp (thời gian và sản phẩm) - Tính linh hoạt - Tính kịp thời - Tính chi tiết cụ thể - Tính tổng hợp Các bộ phận, cá nhân phải bám sát kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tế. Hiệu trưởng chú ý kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân để tránh tình trạng tiến hành công việc tự phát, ngẫu hứng không theo kế hoạch. Một số kế hoạch hiệu trưởng yêu cầu cần phải được niêm yết công khai để theo dõi thực hiện hàng tuần như các kế hoạch thực hiện chương trình; kế hoạch thao giảng, dự giờ; kế hoạch dạy thay, đổi tiết; kế hoạch sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học… 2.4.2. Điều hành bằng pháp luật, nội quy, quy chế: Mọi hoạt động của đơn vị phải tuân thủ theo pháp luật, các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của đơn vị đều phải hoạt động theo qui chế, nội qui của nhà trường. Từ chức năng và nhiệm vụ của đơn vị đã được qui định, mà xây dựng các qui chế và nội qui của đơn vị thống nhất với các qui định. Thẩm quyền của đơn vị được thực hiện thông qua việc phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, cá nhân trong cơ cấu tổ chức. Việc phân công phải được văn bản hoá: qui định rõ quyền và nghĩa vụ của các chức vụ khác nhau (họ trực thuộc ai, phối hợp với ai…) và nêu rõ những tiêu chuẩn để đánh giá công việc, đánh giá trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. 2.4.3. Điều hành bằng việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý: Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là quá trình thực hiện thông tin ngược. Cần phải tìm ra ưu, khuyết điểm của hoạt động quản lý để trên cơ sở đó, có thể loại trừ hoặc bổ sung những biện pháp cần thiết. Chính vì vậy, công tác kiểm tra các hoạt động quản lý của nhà trường cần phải đạt các yêu cầu sau đây: - Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, định kì hoặc đột xuất. - Phải kết hợp kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động của nhau. - Cần phải có sự kiểm tra từ bên ngoài, kiểm tra từ cấp trên. - Tránh sự kiểm tra chồng chéo làm mất thời gian và kém hiệu quả. - Tránh sự căng thẳng, mất đoàn kết trong nội bộ. 2.4.4. Điều hành bằng phát huy dân chủ, ý thức tự giác, ý thức tổ chức - kỷ luật: Trong nhà trường, kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn giúp cho tập thể làm việc có nền nếp, nhịp nhàng và đồng bộ. Do đó, phải luôn luôn củng cố kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn. Đồng thời, phát huy tinh thần dân chủ một cách triệt để Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 7 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú sáng tạo, tự chủ của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để họ hành động tự giác thì năng suất làm việc sẽ tốt hơn. Những nguyên tắc thực hiện quyền dân chủ: đúng luật; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung – dân chủ; bảo đảm chế độ một thủ trưởng trong đơn vị. 2.4.5. Điều hành bằng lợi ích vật chất, tinh thần: (Tổ chức hoạt động ngày Quốc tế Phụ nữ) (Tổ chức hoạt động ngày TL Hội LHPN VN) Trao phần thưởng cho giáo viên có thành tích bồi dưỡng HS Giỏi Lợi ích vật chất và tinh thần là động lực quan trọng thúc đẩy cán bộ, giáo viên trong nhà trường làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy. Nguyên tắc sử dụng lợi ích, đó là: kết hợp lợi ích quốc gia, tập thể và cá nhân; kết hợp trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích; kết hợp giữa trách nhiệm, kiểm tra, thưởng và phạt; kết hợp giữa động viên vật chất và động viên tinh thần; kết hợp giữa vấn đề tư tưởng với vấn đề thực tế; kết hợp giữa đề cao tinh thần cống hiến và thừa nhận lợi ích. Để việc sử dụng lợi ích hiệu quả, người hiệu trưởng cần chú ý: - Giữ chữ “tín” khi sử dụng lợi ích (nói một là một, hai là hai) - Công bằng trong sử dụng lợi ích (xuất phát điểm phải rõ ràng, chính xác; phân biệt rõ công bằng và bình quân; chế độ phải hợp lý, khoa học, công tâm). - Coi trọng việc khích lệ, cổ vũ tinh thần (không phiến diện và thoát ly thưởng vật chất; không thiên lệch về một phía; việc khích lệ tinh thần phải có tình cảm thật sự, tránh qua loa, cho xong chuyện). - Các quyết định đều xoay quanh lợi ích thiết thân của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 8 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú 2.4.6. Điều hành bằng uy tín, trách nhiệm, tấm gương của hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan, do vậy, mọi lời nói, việc làm của hiệu trưởng đều tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Bộ máy nhà trường sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào “tấm gương” hiệu trưởng. Chuyên môn, nghiệp vụ Ý thức tổ chức, kỷ luật TẤM Chính trị, tư tưởng Tác phong, nề nếp GƯƠNG Tinh thần học tập Lương tâm, trách nhiệm Nói đi đôi với làm Quan hệ, giao tiếp, ứng xử Sinh hoạt, vui chơi, giải trí 2.5. Xây dựng tốt môi trường công tác và tổ chức khoa học nơi làm việc: 2.5.1. Xây dựng tốt môi trường công tác: Môi trường công tác trong nhà trường bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Môi trường vật chất là các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, cơ sở vật chất trường lớp, các điều kiện làm việc như trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, các dịch vụ vệ sinh, lao động …Môi trường vật chất phải được bố trí sao cho hài hòa, thoáng mát, có tính thẩm mỹ, tiện lợi, dễ sử dụng, làm cho CB, GV có điều kiện tốt nhất, có tâm lý hứng thú làm việc. Môi trường tinh thần là mối quan hệ giữa người với người trong nhà trường. Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 9 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú Trong nhà trường, cần xây dựng môi trường: Đoàn kết, thân thiện, tình cảm, tôn trọng, trách nhiệm và tình thương, làm sao từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. (Tổ chức hoạt động ngày TL Hội LHPN VN) (Tổ chức biểu diễn văn nghệ trong lễ Sơ kết) Môi trường tinh thần phải bảo đảm giảm đến mức thấp nhất (loại bỏ) sự căng thẳng, mâu thuẫn trong quan hệ của mọi người, đặc biệt là quan hệ giữa hiệu trưởng với cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phải rèn luyện cho bản thân khả năng kiềm chế xung đột, “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Môi trường vật chất – môi trường tinh thần bổ trợ cho nhau trong một thể thống nhất, nhưng môi trường tinh thần là quan trọng nhất. Bí quyết để xây dựng môi trường tinh thần tốt, đó chính là nhân cách người hiệu trưởng. 2.5.2. Tổ chức khoa học nơi làm việc: Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc sẽ tạo ra một tâm lý tích cực cho mỗi người khi làm việc, tạo điều kiện làm việc phù hợp với tâm, sinh lý, giảm bớt sự căng thẳng, mệt nhọc của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổ chức nơi làm việc khoa học bao gồm: bố trí nơi làm việc, học tập khoa học; trang bị đầy đủ và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên. Phục vụ tốt nơi làm việc bao gồm: - Phục vụ kỹ thuật quản lý: là những công việc phục vụ tạo điều kiện trực tiếp cho cán bộ, giáo viên thực hiện công việc ở nơi làm việc như cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết, sửa chữa và điều chỉnh các trang thiết bị, trang bị, huấn luyện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên biết sử dụng và bảo quản các phương tiện kỹ thuật, sử dụng các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn… - Phục vụ dịch vụ: là những hoạt động cung cấp cho các nơi làm việc những dịch vụ cần thiết, tạo điều kiện tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc như cung cấp nước uống, làm vệ sinh, bảo quản các trang thiết bị phục vụ… 2.6. Xây dựng và đổi mới hệ thống thông tin quản lý trong nhà trường: Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 10 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú Trong công tác tổ chức khoa học lao động quản lý, người hiệu trưởng phải luôn luôn chăm lo xây dựng, đổi mới hệ thống đảm bảo thông tin quản lý nhà trường, bởi vì thông tin có vai trò quyết định sự đúng – sai của quyết định quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải quan tâm đến các khâu: xây dựng và tổ chức tốt nguồn thông tin; tổ chức thu thập thông tin; phân tích xử lí thông tin; phổ biến thông tin; lưu trữ thông tin. Kinh nghiệm trong việc tổ chức thu thập, xử lý, phổ biến, lưu trữ thông tin trong nhà trường, đó là: - Phải xác định rõ nguồn thông tin, mục đích của thông tin; không đưa ra quyết định vội vàng khi chưa đủ thông tin, đặc biệt những quyết định liên quan đến phẩm chất, danh dự, uy tín con người nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Mọi lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, thái độ của người hiệu trưởng đều trở thành nguồn phát thông tin nên hiệu trưởng phải luôn chuẩn mực. - Các thông tin phải được phân tích, xử lý khách quan, khoa học, xem xét toàn diện các khả năng, các phương án để sử dụng tốt trong công tác quản lý. - Thông tin là tài sản của nhà trường nên phải xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin khoa học, an toàn. - Các bảng thông báo, bảng tin trong nhà trường phải được trình bày một cách khoa học, có tính thẩm mỹ, có sức hấp dẫn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và bố trí ở địa điểm thích hợp. Bảng giới thiệu sách trong thư viện III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: - Việc tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường đã cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ quan, từng bước Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 11 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú nâng cao chất lượng công việc, giúp cho việc sử dụng các nguồn vật chất, thời gian và công sức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiệu quả, góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn của nhà trường trước đây còn gặp khó khăn như việc xây dựng cơ cấu tổ chức, định mức lao động, phân công công tác… - Việc tổ chức khoa học lao động quản lý cũng đã tạo nên được bầu không khí tâm lý sư phạm lành mạnh trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” do ngành phát động, đóng góp vào việc phát triển giáo dục – đào tạo. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ: a. Đối với cấp Bộ, Sở: - Tăng cường mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý bằng kinh phí nhà nước (tiếp tục áp dụng các mô hình học tập thực tế ở nước ngoài như đã làm trong năm 2010). - Có những đề nghị với Bộ, Sở kế hoạch – Tài chính trong thực hiện các chế độ, chính sách đối cán bộ quản lý ở trường THPT nói riêng và trường phổ thông nói chung. - Trao cho hiệu trưởng quyền tự chủ tuyển dụng cán bộ, giáo viên…để hiệu trưởng chủ động trong tổ chức khoa học lao động quản lý bộ máy nhà trường. b. Đối với các cấp chính quyền địa phương: - Cần quan tâm nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của địa phương qua những chính sách và đầu tư cho giáo dục – đào tạo, đúng với tinh thần các nghị quyết đã đưa ra trong các kỳ đại hội của Đảng gần đây (coi “giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu”). - Chỉ đạo các ban ngành ở địa phương tạo thuận lợi cho nhà trường trong mọi công tác, phối hợp tích cực với nhà trường trong công tác giáo dục; đảm bảo tốt về môi trường, an ninh, trật tự khu vực trường học, tạo sự yên tâm cho thầy cô giáo, học sinh. c. Đối với các cán bộ quản lý giáo dục: - Mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải biết tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường đi đôi với tổ chức khoa học lao động quản lý của bản thân người hiệu trưởng. - Thực tế cuộc sống luôn vận động biến đổi không ngừng. Vì vậy, người cán bộ quản lý giáo dục cũng cần không ngừng học hỏi để đổi mới công tác quản lý. Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 12 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú - Người hiệu trưởng phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tri thức và nhiệt huyết; hiệu trưởng phải đồng thời là nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà sư phạm và phải là thủ lĩnh trong tập thể sư phạm nhà trường. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 13 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú 1. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐBGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh – 2010 ). 3. Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 2005. 4. Luật lao động của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 1994. 5. Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai lần thứ IX. 6. Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Tháng 4, năm 2011 Người thực hiện Lê Việt Hùng MỤC LỤC Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 14 SKKN: Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường THPT Trần Phú - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………………………Trang 2 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ………………………………………Trang 3 - Cơ sở lý luận …………………………………………………………….Trang 3 - Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp …………………….……...Trang 4 - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………..Trang 12 - ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ………………………………………….Trang 12 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ..…………………………….………………Trang 14 Lê Việt Hùng – Trường THPT Trần Phú Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng