Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tổ chức dạy học dự án nếu không có rượu cho học sinh thpt...

Tài liệu Skkn tổ chức dạy học dự án nếu không có rượu cho học sinh thpt

.DOCX
68
1273
127

Mô tả:

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến I.1. Xuất phát từ sự đổi mới dạy và học trong nhà trường phổ thông: Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Để hiện thực hóa định hướng đổi mới này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp đổi mới khác nhau: từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại… đến các phương pháp mới như phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học nhóm, và các kỹ thuật dạy học hiện đại… nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học, hình thành những năng lực chung (Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quản lý bản thân; Năng lực xã hội : năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực công cụ: năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin) và năng lực đặc thù môn Hóa học (năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực thực hành thí nghiệm; năng lực tính toán) cho người học. I.2. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy học dự án: Dạy học theo dự án là một phương pháp, hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập: từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Có thể nói, dạy học theo dự án là hoạt động học tập tạo 1 cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Kết hợp với vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết một vấn đề, với phương pháp này, người học được phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo. Đặc biệt giúp học sinh biết vận dụng lí thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường và xã hội để giải quyết những vấn đề phức tạp trong đời sống I.3. Thực tế giảng dạy bài ancol: - Trong bộ môn Hóa học - chương trình cơ bản lớp 11, học sinh được học một số kiến thức cơ bản về ancol (công thức, mô hình, tính chất vật lí, hóa học, thí nghiệm, ứng dụng) - Ancol (rượu) còn có nhiều tác dụng sinh học, y học…, rượu còn dùng để uống và không thể thiếu trên các bàn tiệc, trong mọi cuộc giao lưu, gặp gỡ. Vì thế học về rượu, không chỉ học kiến thức hóa học của rượu mà là quá trình vận dụng kiến thức tổng hợp liên môn để thưởng thức và bồi đắp những tri thức cho người học. II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến II.1. Việc học tập bộ môn Hóa học và học bài ancol nói riêng theo phương pháp truyền thống Tổ chức giờ học giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất lí hóa, điều chế ứng dụng…dưới hình thức thuyết trình bằng bảng phẩn hoặc trình chiếu powerpoint. Học bài nào chỉ biết đến bài học đó, chưa đầu tư thời gian để tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, chưa biết kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Kết quả là, học sinh học xong không thấy có gì khác biệt so với học một bài hóa học hữu cơ nào khác. Học sinh khá thụ động, máy móc, trông 2 chờ vào sách để học tốt, tài liệu tham khảo, không có khả năng đánh giá, lý giải vấn đề. Năng lực của người học bị hạn chế, khả năng giải quyết vấn đề chưa được bồi dưỡng, khả năng sáng tạo cũng còn rất hạn chế. II.2. Cách dạy và học theo hướng tích cực, phát triển năng lực học sinh, bám sát yêu cầu đổi mới trong dạy và học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục- Đào tạo. - Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức dự án học tập về ancol (rượu) cho các em, phối kết hợp với vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại: chia nhóm, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, tình huống, nêu vấn đề… Trong quá trình tổ chức, luôn có sự kết hợp giao thoa giữa kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn, giữa hóa học và các bộ môn có liên quan, giữa kĩ năng đọc sách với kỹ năng thực hành thí nghiệm, thuyết trình…. - Từ thực tiễn cách học dự án trên, học sinh đã chủ động và thực sự hứng thú hơn, năng lực tư duy được rèn luyện nhiều hơn, đặc biệt các năng lực hợp tác, năng lực thực hành, và năng lực giải quyết thực tiễn đã được rèn luyện. Kết quả đó cũng chính là mục đích sâu xa mà dự án giảng dạy và học tập về anocol (rượu) hướng tới, xin được trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá của thầy cô đồng nghiệp. Đây cũng là một trong 50 đề tài đã vượt qua hơn 1500 đề tài của các giáo viên trong cả nước lọt vào vòng chung khảo cuộc thi: “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2015” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. III. Giải pháp III.1. Về nhận thức và tư tưởng III.1.1. Nhận thức đúng về mục tiêu dạy học 3 + Kiến thức:  Một số kiến thức cơ bản về ancol (công thức, mô hình, tính chất vật lí, hóa học, thí nghiệm, ứng dụng) trong bộ môn Hóa học chương trình cơ bản lớp 11.  Có cái nhìn tổng thể hơn về ancol so với chương trình học trên lớp thông qua việc học sinh tìm hiểu về tác dụng, tác hại và những điều lí thú khác về rượu. + Kĩ năng:  Học sinh phát triển được kỹ năng công nghệ trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin thích hợp trên mạng.  Học sinh có kỹ năng quan sát và làm thí nghiệm hóa học.  Dùng kỹ năng tư duy độc lập và kỹ năng hợp tác để tìm hiểu về tác dụng, tác hại và những kiến thức lí thú khác liên quan đến rượu khi các em làm việc độc lập và làm việc nhóm.  Phát triển kỹ năng nói tự tin, lưu loát trong quá trình thuyết trình dự án, phỏng vấn.  Phát triển kỹ năng viết trong quá trình chuẩn bị phần phỏng vấn, thuyết trình. III.1.2. Nhận thức đúng về phương pháp dạy học dự án III.1.2.1 Khái niệm Dạy học dự án (Project Work) là một phương pháp dạy học, trong đó, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án. III.1.2.2 Đặc điểm và phân loại dự án 4 - Đặc điểm: định hướng thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn xã hội, định hướng hứng thú người học, tính phức hợp, định hướng hành động, tính tự lực cao của người học… - Phân loại theo chuyên môn; theo sự tham gia của người học, theo sự tham gia của GV, theo quỹ thời gian… III.1.2.3. Tiến trình thực hiện Gồm 5 giai đoạn: - Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong đó, cần xác định những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm - Bước 3: Thực hiện dự án. Các thành viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân, thực hiện các hoạt động trí tuệ và thực tiễn, thực hành xen kẽ nhau. Từ đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra - Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm. Kết quả có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn. Cũng có thể là những hành động phi vật chất, như biểu diễn kịch, tổ chức một hoạt động sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm được trình bày giữa các nhóm, hoặc trong nhà trường, ngoài xã hội… Bước 5: Đánh giá dự án. Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo 5 III.1.2.4. Ưu điểm của dạy học dự án đối với người học (Tiến hành so sánh với phương pháp dạy học truyền thống, để rút ra những ưu điểm và khó khăn của phương pháp dạy học mới này) - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng sáng tạo; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc nhóm; - Phát triển năng lực đánh giá. III.1.2.5. Ưu điểm dạy học dự án đối với môn Hóa học - Giúp hình thành những năng lực chuyên biệt của người học; năng lực tư duy độc lập và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành, quan sát và làm thí nghiệm … III.1.3. Nhận thức đúng về kỹ thuật dạy học tích cực Trong bối cảnh mới của thời đại, đổi mới cách dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một yêu cầu bức thiết đối với người giáo viên, với nhà trường và ngành giáo dục nói chung. - Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động của chủ thểtích cực nhận thức, có khát vọng hiểu biết và không ngừng cố gắng cả về nghị lực và trí tuệ cao để chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực trong học tập của học sinh bộc lộ ở khả năng: Hứng thú với học tập; tập trung chú ý dến bài học; mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận…; có sáng tạo trong học tập; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; 6 hiểu bài và có thể trình bày lại bài theocách hiểu của mình; biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Dạy học tích cực: Hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui học tập, nuôi dưỡng khát khao sáng tạo cho người học. III.2. Giải pháp trọng tâm: Tổ chức dạy học dự án “NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU” cho học sinh THPT III.2.1. Mục tiêu của dự án III.2.1.1. Kiến thức + Một số kiến thức cơ bản về ancol (công thức, mô hình, tính chất vật lí, hóa học, thí nghiệm, ứng dụng) trong bộ môn Hóa học - chương trình cơ bản lớp 11. + Có cái nhìn tổng thể hơn về ancol so với chương trình học trên lớp thông qua việc học sinh tìm hiểu về tác dụng, tác hại và những điều lí thú khác về rượu. III.2.1.2. Kỹ năng Sau khi hoàn thành dự án, học sinh sẽ có khả năng: + Sử dụng các kiến thức đã học về ancol: Tính chất, mô hình của ancol, những câu ca dao, ngạn ngữ về rượu của người Việt và các nước khác trên thế giới, những chuyện cười.... và những điều lí thú khác liên quan đến rượu trong cuộc sống, tác dụng và tác hại của rượu đối với con người. + Dùng kỹ năng tư duy độc lập và kỹ năng hợp tác để thực hiện sản phẩm dự án. + Phát triển kỹ năng nói tự tin, lưu loát trong quá trình thuyết trình dự án, phỏng vấn, xây dựng video. 7 + Biết cách vận dụng kỹ năng viết bài cùng với kỹ năng nói trong phần thuyết trình, phỏng vấn, xây dựng video. Các kỹ năng mà học sinh được rèn luyện qua dự án: + Giao tiếp và hợp tác (Communication and Collaboration). + Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề (critical-thinking and Problem solving). + Chủ động và khả năng tự định hướng (Activity and Self – Direction). + Sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation). III.2.1.3. Thiết bị dạy học, học liệu - Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học dự án. - Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án. a. Phần cứng: 1. Máy tính để xây dựng và nghiên cứu bài trình diễn 2. Kết nối Internet để sử dụng máy tính và liên lạc qua thư điện tử 3. Hệ thống máy projector để trình chiếu bài trình diễn b. Phần mềm: 1. Trình duyệt Internet để duyệt nội dung nghiên cứu 2. Phần mềm đa phương tiện, web để thiết kế các tài liệu quảng bá và bài trình diễn 3. Tạo facebook của mỗi nhóm để trao đổi những thông tin khi học sinh ở nhà. 4. Những tư liệu hỗ trợ CNTT; Sử dụng phần mềm cắt phim; phần mềm xử lý phim; Kỹ thuật xử lý ảnh với công cụ Microsoft office picture manager, Phần mềm ChemDraw Ultra 10.0; Chem3D Ultra 10.0 để vẽ công thức và mô hình phân tử ancol. Cụ thể như sau: 8 4.1. Phần mềm cắt phim: VCD CUTTER 4.04 4.2. Phần mềm xử lý âm thanh: POWER CUTTER (MP3 CUTTER) 4.3. Xử lý ảnh với công cụ Microsoft office picture manager. 4.4. Phần mềm vẽ công thức và mô hình phân tử: ChemDraw Ultra 10.0; Chem3D Ultra 10.0 III.2.2. Tiến trình dự án - Dự án triển khai với đối tượng là học sinh lớp 11 Chuyên Toán 1Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định. - Số lượng: 33 học sinh - Thời gian triển khai dự án: Từ tháng 8/2015 đến tháng 2/2016, gắn liền với quá trình học sinh học Hóa học trong chương trình III.2.2.1. Xác định chủ đề * Định hướng: Đây là khâu quan trọng, cũng là bước đầu tiên sẽ định hướng mục tiêu cho học sinh trong toàn bộ dự án. Để khơi gợi hứng thú, giáo viên sẽ đặt người học vào tình huống, dẫn dắt ý tưởng thông qua những câu hỏi, chia nhóm làm việc theo hứng thú và theo năng lực. Học sinh không bị áp đặt và sẽ lựa chọn chủ đề, nhóm làm việc theo sự quan tâm và sở trường của bản thân Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm học tập là nền tảng của dạy học dự án. Khái niệm: Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học quan trọng trong cách phương pháp dạy học tích cực nhằm mục tiêu giúp cho người học chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, trách ỉ lại, thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Các học sinh được phân công vào các nhóm học tập phù hợp, được giao những nhiệm vụ học tập phù hợp. Học sinh thi hành các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, 9 liên tục của giáo viên. Có những nội dung học sinh không thể làm việc độc lập thì làm việc theo nhóm sẽ giúp các em hợp tác làm việc và đạt hiệu quả cao. Dạy học theo nhóm có tác dụng rất tốt đối với người học. Với việc học này, học sinh ý thức được về khả năng của mình, nâng cao niềm tin vào việc học, ứng dụng xử lí hợp lí các tình huống trong học tập một cách trực tiếp. Hơn nữa, việc học tập theo nhóm giúp các em tự tin hơn trong học tập, trách được mặc cảm tự ti, lo âu vì sự thất bại. Đồng thời, góp phần cải thiện mối quan hệ của cá nhân, ý thức cao về khả năng của bản thân. Phù hợp với quan niệm “giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” (W. B. Yeats) + Khi tiến hành chia nhóm, giáo viên có thể sử dụng theo các cách: Thứ nhất, chia học sinh trong lớp theo nhóm hứng thú. Tức là, các em có sở thích hoặc năng lực về nội dung học tập nào thì các em sẽ tự lựa chọn nội dung học tập đó. Thứ hai, chia học sinh trong lớp theo nhóm học phụ thuộc vào yêu cầu của bài học. Thứ ba, chia học sinh trong lớp theo nhóm phụ thuộc vào trình độ của học sinh, sao cho trong nhóm học tập có các học sinh thuộc trình độ từ cao xuống thấp…. + Giáo viên sẽ cắt cử đại diện nhóm, hướng dẫn các em xây dựng các câu hỏi, công việc để hoàn thành. * Cụ thể - Phát động dự án: 10 11 12 Học sinh sẽ đóng vai là những Nhà nghiên cứu nhỏ tìm hiểu về Tính chất, mô hình của ancol, những câu ca dao, ngạn ngữ về rượu của người Việt và các nước khác trên thế giới, những chuyện cười.... và những điều lí thú khác liên quan đến rượu trong cuộc sống của chúng ta. Những Nhà nghiên cứu nhỏ cũng tìm hiểu và điều tra về tác dụng và tác hại của rượu đối với con người. Ngoài việc học sinh thiết kế bài giới thiệu ancol bằng powerpoint cho mỗi phần. Học sinh được chia làm 3 nhóm với vai trò cụ thể như sau:  Nhóm 1: Sưu tầm một số câu ngạn ngữ về rượu có ở khắp nơi trên thế giới, các em đi tìm những câu ngạn ngữ của người Anh....Một số câu chuyện hài hước, những bài thơ, những câu ca dao hay về rượu. Ngoài ra các em còn trực tiếp làm các thí nghiệm liên quan đến ancol như Thí nghiệm Cu(OH)2+ glixerol (C3H5(OH)3; thí nghiệm Na phản ứng với etanol (C2H5OH).  Nhóm 2: Rượu cũng có rất nhiều tác dụng đối với đời sống. Trong cuộc sống, rượu hay được sử dụng góp phần làm cho các bữa tiệc thêm khoan khoái. Nó trở thành công cụ xả stress của rất nhiều người ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Có lẽ Etanol (hay còn gọi là ancol etylic có công thức C2H5OH) được kể đến đầu tiên ngoài giới thiệu về mô hình phân tử với nhiều tác dụng của nó: 1. Điều chế các hợp chất hữu cơ; 2. Làm dung môi; 13 3. Chất khử trùng; 4. Nhiên liệu; 5. Sản xuất đồ uống. Rượu tỏi, Rượu vang, Rượu etylic 70-96 đô ô (cồn) là những ứng dụng không thể kể đến trong cuộc sống của Etanol. Ngoài ra còn có Clip các em tự làm giấm và phổ biến cách là giấm với mọi người. Metanol (CH3OH) và glixerol (C3H5(OH)3 cũng có nhiều ứng dụng được các em tìm hiểu kỹ.  Nhóm 3: Tìm hiểu về tác hại của nó. Như chúng ta biết nhiều ca tử vong có liên quan đến chất có cồn, bệnh nhân loạn thần do rượu, các bệnh lý nội khoa như gan chiếm hơn 33%, bệnh lý tim mạch đường tiêu hóa, tim mạch…đều gia tăng ở những đối tượng nghiện rượu là một trong những con số đáng lưu tâm mà nhóm đã tìm hiểu được. Clip các em đóng vai là những phóng viên nhỏ phỏng vấn bác sĩ trưởng khoa Hồi sức tích cực- chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định để tìm hiểu rõ hơn về tác hại của rượu đối với cơ thể con người. Khi uống nhiều rượu ảnh hưởng đến: 1. Não bộ; 2. Tim, huyết áp;3. Gan; 4. Dạ Dày; 5. Phổi; 6. Tụy; 7. Thận; 8. Xương khớp; 9. Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản. Sơ đồ tư duy phân công nhiệm vụ qua việc lựa chọn chủ đề Nhóm 1 Tìm hiểu về rượu và những điều lí thú. Dự án “NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU” Nhóm 2 Tìm hiểu về tác dụng của rượu. 14 Nhóm 3: Tìm hiểu rượu và tác hại của nó. Sau khi nắm rõ mục tiêu bài học, nhiệm vụ của công việc, các nhóm bắt đầu làm việc trong một tuần với các phần công việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, bản kiểm mục quy trình thực hiện dự án. Nhóm trưởng sẽ phân công các thành viên nghiên cứu tìm tư liệu về rượu và tập hợp tư liệu cần thiết theo đúng sự phân công trong dự án. 1. Phiếu khảo sát nhu cầu của học sinh 1 Họ và tên: ………………………………Lớp:…………… PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC SINH (Trước khi thực hiện dự án) (Học sinh đánh dấu X vào ô lựa chọn ) Câu 1: Khi được truyền dạy những kiến thức mới, em thích được học theo kiểu:  GV giảng giải rồi tiếp thu.  GV đưa ra một vấn đề, HS tự tìm hiểu rồi lĩnh hội kiến thức mới.  HS tự tìm hiểu và đưa ra vấn đề cho GV giải đáp.  Ý kiến khác. Câu 2: Ở các lớp dưới, em có thường xuyên tham gia làm việc theo nhóm không?  Rất thường xuyên.  Thường xuyên.  Ít khi tham gia. 15  Không tham gia. Câu 3: Em có thích đứng trước tập thể để trình bày và thuyết phục mọi người về bất kỳ một vấn đề nào đó không?  Rất thích.  Thích.  Bình thường.  Không thích Câu 4: Khi làm việc nhóm, em thấy mình có khả năng?  Làm nhóm trưởng.  Làm thư kí.  Làm thành viên tích cực, năng động.  Không biết rõ mình có khả năng nào Câu 5: Khi làm việc nhóm, em thích?  Làm nhóm trưởng vì cảm thấy mình có khả năng.  Không thích làm nhóm trưởng dù cảm thấy mình vẫn có khả năng.  Thích làm nhóm trưởng để học được nhiều điều hơn dù không tự tin lắm.  Thích làm nhóm trưởng để nói các bạn nghe Câu 6: Theo em, đâu là chìa khóa thành công khi làm việc theo nhóm?  Đoàn kết.  Lắng nghe.  Tôn trọng.  Đoàn kết, lắng nghe, tôn trọng Câu 7: Em có hay ghi lại kết quả thảo luận của nhóm hay không?  Ghi chép đầy đủ.  Ghi những ý chính. 16  Ghi sơ lược.  Không ghi Câu 8: Em đã bao giờ tham gia đóng tiểu phẩm chưa?  Rất thường xuyên  Thường xuyên.  Rất ít.  Chưa bao giờ Câu 9: Em đã biết sử dụng các phần mềm  Word.  Powerpoint.  Excel.  Movie maker  Ý kiến khác……………………………………………… Câu 10: Em đã sử dụng internet để trao đổi thông tin ở mức độ nào (qua yahoo, gmail…)?  Thường xuyên.  Đôi khi.  Chưa sử dụng Câu 11: Em có thường xuyên mở internet để tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc học không?  Thường xuyên.  Đôi khi.  Chưa thực hiện Câu 12: Em thích đóng vai nào?  vai Nhà nghiên cứu.  vai chuyên gia làm giấm 17  vai Phóng viên.  vai Nhà Khoa học  vai Nhà ẩm thực học Chân thành cảm ơn sự cộng tác của các em! III.2.2.2. Xây dựng kế hoạch Khi học sinh có cùng hứng thú ngồi cùng nhau theo nhóm, theo tiểu chủ đề đã lựa chọn. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai thông qua những gợi ý, hướng dẫn. Nhóm sẽ chỉnh sửa và cử một đại diện trình bày trước lớp. - Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thái (chủ nhiệm dự án và hướng dẫn nhóm 3) Cô Phạm Thị Huyền (hướng dẫn nhóm 1) Cô Đặng Thị Bình (hướng dẫn nhóm 2) Các cô giáo sẽ sắp xếp lịch và bố trí cho các nhóm truy cập thông tin trên mạng từ máy vi tính ở Thư viện trường và máy tính cá nhân. Đây cũng là nơi để các nhóm có thể tổ chức họp nhóm khi các em ở trường hay cùng nhau thiết kế sản phẩm. Mỗi nhóm sẽ tạo một thư mục có cài password (chỉ có thành viên của nhóm và các cô giáo biết). Mọi hoạt động của nhóm diễn ra ở thư viện đều được các cô giáo theo dõi, quan sát để đánh giá khả năng cộng tác, các kỹ năng tư duy. Vai trò của giáo viên hướng dẫn sẽ là người hướng dẫn, người trợ giúp trong suốt các hoạt động dự án. Ngoài máy vi tính ở thư viện của trường, giáo viên hướng dẫn sẽ khuyến khích học sinh sử dụng thêm máy vi tính của các thành viên trong nhóm để công việc của các em vẫn được diễn ra vào ngày thứ bảy và chủ nhật. 18 Giáo viên hướng dẫn sẽ theo dõi và đánh giá hoạt động của các nhóm vào những ngày này bằng phản hồi mà học sinh sẽ gửi cho giáo viên hướng dẫn hoặc các giáo viên cộng tác qua e-mail: [email protected]; [email protected]; [email protected]; [email protected]. - Sau khi các nhóm nghiên cứu và cập nhật thông tin tại trường, giáo viên hướng dẫn sẽ liên hệ với một số tổ chức, cá nhân để học sinh đi tìm hiểu thực tế sau: + Khoa hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định + Phòng thí ngiệm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, 76- Vị Xuyên, phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định. + Kí túc xá Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, 15- Vị Xuyên, phường Vị Xuyên, Thành phố Nam Định. + Cửa hàng hóa chất và dụng cụ thí nghiệm Thành phố Nam định. - Trong suốt quá trình học sinh thực hiện dự án, giáo viên hướng dẫn sẽ luôn thực hiện việc quản lý theo dõi các nhóm về tiến độ thực hiện dự án, các sản phẩm, đồng thời sẽ quan sát và tích hợp nhiều hình thức để đánh giá các kỹ năng tư duy, hợp tác của học sinh cũng như của cả nhóm trong khi các em làm việc chung với nhau. Giáo viên sẽ sử dụng những kỹ thuật xử lý tình huống của nhóm để thúc đẩy sự công tác và tham gia hoạt động. - Đối với cá nhân học sinh trong nhóm, giáo viên sẽ sử dụng bản tiêu chí, bản kiểm mục và những gợi ý tự phản hồi để giúp học sinh tự điều chỉnh có định hướng nhằm cải thiện cho các em tham gia hoạt động học tập ngày một tốt hơn. 19 * Nhóm 1: (Tìm hiểu về rượu và những điều lí thú) GV hướng dẫn HS công việc cần triển khai - Thực hiện tìm hiểu về ngạn ngữ, truyện, thơ ca dao …. về rượu. - Thực hiện làm các thí nghiệm - Nhóm hoàn thiện kế hoạch thực hiện dự án: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: TÌM HIỂU VỀ RƯỢU VÀ NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ. Tên thành viên Nhiệm vụ Phương Thời Dự kiến sản tiện phẩm hạn hoàn Phạm Huy Hào (nhóm Tìm thông Máy thành 1 tuần Bản word, trưởng) tin về ngạn tính powerpoint, Ninh Quốc Cường ngữ video thuyết Nguyễn Minh Hiếu Đặng Thị Phương Dung Tìm thông Máy Phạm Thị Huyền Trang tin Đỗ Đức Duy Vũ Minh Diễm truyện Trần Thị Nhài tin về thơ, tính Trần Trung Đức Mai Thị Phương Thảo ca dao Nguyễn Quỳnh Anh nghiệm 1 tuần về tính Tìm thông Máy Làm trình thí Bản word, powerpoint 1 tuần Bản word, powerpoint 1 tuần Video Nguyễn Thị Lan Anh * Nhóm 2: Tìm hiểu về tác dụng của rượu -Trong cuộc sống, rượu không chỉ là một thức uống để thưởng thức mà còn là sự phong phú về hương vị và cả một nền văn hóa về rượu. Nó 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng