Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tieng anh; một vài phương pháp trong giảng dạy kĩ năng nói “ giao tiếp” cho...

Tài liệu Skkn tieng anh; một vài phương pháp trong giảng dạy kĩ năng nói “ giao tiếp” cho học sinh khối 7

.DOC
15
131
66

Mô tả:

Trường T H C S Nga Lĩnh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NÓI “ GIAO TIẾP” LỚP 7 Giáo viên: Đặng văn thắng bộ môn: Anh văn Năm học: 2004- 2005 I, Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Đó là một thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại. Đất nước ta đang đi trên con đường đổi mới về mọi mặt. Trước đây từ một nướ có nền nông nghiệp lạc hậu, thì giờ đây các khu công nghiệp lớn mạnh đã mọc lên khắp nơi và rải rắc trên toàn quốc. Tới đây đảng và nhà nước ta sẽ phấn đâu đưa nước nhà trở thành một nứơc công nghiệp lớn mạnh, có tầm cỡ tong khu vực đông nam á. để làm được công việc đó thì không có con đường nào khác, đó là đầu tư vào giáo dục. Vì thế trong những năm gần đây, nhà nược ta dã rất xem trọng về giáo dục và đầu tư đáng kể vào giáo dục, nhằm đào tạo những con người có đủ đức ,đủ tài để phục vụ cho nước nhà. Ngày nay dể xây dựng đất nước vững mạnh, thế hệ trẻ chúng ta phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và có một số vốn ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp và làm việc với người nước ngoài. - Hiện nay việc học ngoại ngữ, nói chung và học tiếng Anh nói riêng rất phổ biến. Tất cảmọi người, mọi lớa tuổi đèu muốn trang bị cho mình một vốn tiếng Anh cơ bản, để dễ dàng làm việc. Vì tất cả chúng ta đều biết tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, hàng ngày trên thế giới với số người sử dụng tiếng Anh khổng lồ. ý thức được điều này, trong những năm gần đay, bộ giáo dục và đào tạo đã đưa môn tiếng Anh vào phổ cập ở các trường T H C S , nhằm cho các em làm quen với bộ môn này. 2 - Thực tế trong mấy năm gần đây môn tiếng Anh được dưa vào giảng dạy ở các trường T H C S , nhưng chưa đem lại kết quả cao. Thứ nhất là do đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, ảnh hưởng đén việc học của các em. vì htiếu nên đa số các trường chỉ mới có một giáo viên ngoại ngữ, nênviệc đi dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thứ hai là ở các trường hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, băng ,đài phục vụ cho việc học hầu như chưa có, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên, vừa ảnh hưởng đến chất lượng của các em. Giờ học tiếng Anh còn phải học chung với các môn học khác, vì phòng chức năng dành riêng chưa có. Bên cạnh đó đa số các trương lại xa chung tâm, nên việc tiếp xúc với thông tin đại chúng, tài liệu, sách báo có liên quan đến môn học hầu như không có nên ảnh hưởng nhiều đến việc học của các em. - Thứ ba đa số các em còn có tính ỉ lại, rụt rè không chịu giao tiếp, tấp nói tiếng anh với bạn bè. Mà việc học tiếng anh giao tiếp là cực kỳ quan trọng. Vì học ngoại ngữ nói chung và học tiếng anh nói riêng là học giao tiếp, để chúng ta có thẻ trao đổi thông tin qua lại với nhau. Không những với bạn bè trong lớp học , mà cả với những người xung quanh. Học tiếng anh bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đây là những kĩ năng cơ bản nhất dành cho người học bộ môn này - Trong tiếng anh , kĩ năng nói “giao tiêp” là cực kì quan trọng, để phát huy dược yếu tố này , giáo viên phải biết hướng dẫn tận tình, tạo cho các em có cảm hứng ,để thực hành giao tiếp với nhao một cách tự nhiên, không rụt rè, e thẹn Ví dụ: 3 - Để giờ thực hành giao tiếp tiếng anh có kết quả cao, giáo viên phải biết kết hợp các bước hài hoà. trước tiên giáo viên phải giới thiệu tình huống của bài mẫu,hướng dẫn từng chi tiết cho các em. Sau đó đọc bài mẫu một vài lần, còn các em học sinh theo giõi. Trước khi vào thực hành, giáo viên có thể làm mẫu để học sinh có thẻ bắt trước, sau đó yêu cầu các em cứ hai em hoặc ba em thành một nhóm, tuỳ theo từng hội thoại,và thực hành giao tiếp với nhao. Trong khi đó giáo viên đứng xung quanh lớp để diều khiển, hướng dẫn cho những tổ còn vướng mắc. Sao một thời gian giao tiếp với bạn bè, giáo viên cho các em dừng lại và gọi một vài cặp học sinh đứng trước lớp để giao tiếp với nhao, còn các bạn khác theo giõi và lắng nghe. Trong giờ giao tiêp giáo viên phải tạo điều kiên để tất cả các em trong lớp đều có cơ hội để thể hiện mình. Làm như vậy cho các em làm quen dần với việc giao tiếp bằng tiếng anh, phát huy được tính tự giác của học sinh. Giúp các em khỏi bỡ ngỡ khi giao tiêp ở ngoài đời. Cuối giờ giáo viên phải yêu cầu học sinh về nhà phải tập giao tiếp với bạn bè nhiều bằng cách đêns nhà nhau chơi,có thể tập nói những câu đơn giản bằng tiếng anh, việc này giúp các em gần gũi nhau hơn, tạo cho các em có hứng thú học tập. - Qua những tiết học giáo viên phải phát hiện ra những em có năng khiếu và ham học, để có phương pháp bồi dưỡng thêm cho các em. Trong những năm tới cho các em tham dự vào các kì thi huyên hoặc tỉnh, đem lại giải cao cho nhà trường. - Hai năm gần đây bộ giáo dục đã thay đổi sách giáo khoả khối 6,7,8, bên cạch đó là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là một vấn đề bức thiết hiện nay. Việc 4 giảng day tiếng anh nói chung và giảng day kĩ năng giao tiếp nói riêng, chúng ta phải thay đổi phương pháp. Dậy học phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viê chỉ là người hướng dẫn, còn học sinh tự thực hành với nhau, tạo cho giờ học có kết quả cao, các em phát huy được tính tự giác, vận dụng được tính sáng tạo của mính vào bài học. Có như vậy khi giao tiếp ở ngoài xã hội các em mới mạnh dạn, khỏi dụt dè và lúng túng. - Là một giáo viên trẻ và say mê với nghề nghiệp, tôi rất mong muốn trong những năm tới, nền giáo dục nước nhà ngày càng lớn mạnh hơn và việc học ngoại ngữ được xem trọng, đầu tư nhiều hơn. Đưa vào phổ cập từ cấp tiểu học, để các em làm quen dần và có ý thức học tập từ khi còn nhỏ, hình thành cho các em thói quen từ buổi ban đầu. Làm được như vậy, tôi tin rằng chất lượng học tập của các em sẽ ngày một tăng dần, qua từng cấp học. Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp trong giảng dạy kĩ năng nói “ giao tiếp” cho học sinh khối 7. Lớp học mà tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2003- 2004 trường T H C S Nga Lĩnh- Nga Sơn Quy mô huy động; Đối tượng, phương tiện và nhiệm vụ của đề tài. 1, Đối tượng tham gia đề tài: - Đề tài có tính sáng tạo và đạt hiệu quả cao, tôi chọn học sinh khối 7, trường T H C S Nga Lĩnh. Đối tượng mà tôi đang trực tiếp giảng dạy 2, Phương tiện tham gia đề tài: 5 - Trước tiên để có giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài sem sách giáo khoa, soạn giáo án kĩ lưỡng. Tôi còn tìm nhiều tài liệu liên quan đến môn dạy, để nghiên cứu tìm ra phưong pháp thích hợp, truyền đạt cho các em sao cho có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôi nghiên cứu kĩ sách giáo viên hướng dẫn cho học sinh lớp 7. - Nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng anh nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng. - Tôi đã trao đổi học hỏi băng cách đi các trường khá, tham khảo ý kiên với ban bè cùng chuyên môn, học hỏi thêm kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng ngày một có kết quả cao hơn. - Bên cạnh đó tôi đã áp dung phương pháp đổi mới dưa vào giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, tạo cho các em có ý thức học tập, phát huy hết được khả năng của mìng, tráng được thói quen lười nhác và ỉ lại. 3).Nhiệm vụ của đề tài. - Nhiệm vụ chủ yếu là mở rộng tầm hiểu biết của mình,trong lĩnh vực dạy tiếng anh nói chung và dảng dạy kĩ năng giao tiếp nói riêng.Giúp các em có một số kiến thức cơ bản,để có thể giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa và vơi người xung quanh. - Cung cấp cho các em học sinh một số những phương pháp cơ bản trong việc giao tiếp hằng ngày.để có thể giao tiếp tốt và trôi chảy,trước tiên các em phải trang bị cho mình một số vốn từ cơ bản,như những từ liên quan đến công việc và học tập hằng ngày.Ngoài ra các em còn phải nắm chắc ngữ pháp,các cấu trúc câu,để phục 6 vụ cho giao tiếp tốt.Bên cạnh đó kĩ năng nghe cũng rất quan trọng.Chúng ta phải biết người đang giao tiếp với mình nói gì và hỏi gì,để kịp thời ứng xử.Để cuộc giao tiếp trôi chảy,và có kết quả cao,yêu cầu chúng ta phải có sức bật tốt,nhanh và ứng xử kịp thời.Để làm được điều này,giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức cho các em.trong những giờ lên lớp,giáo viên có thể hỏi học sinh một số câu tiếng anh đơn giản,rồi yêu cầu học sinh trả lời.làm như vậy là hình thành thói quen giao tiếp cho các em 4).Phương pháp của đề tài. - Học ngoại ngữ nói chung và học tiếng anh nói riêng chủ yếu là học giao tiếp.Để giờ học thực hành giao tiếp có kết quả cao,thì giáo viên phải đưa ra các phương pháp phù hợp đó là. - Giới thiệu tình huống của bài mẫu. - Giải thích từ mới và mẫu câu. - Đọc hội thoại và yêu cầu học sinh theo giõi. - Làm mẫu cho học sinh. - Dựa vào bài mẫu học sinh thực hành với bạn. - Giáo viên theo giõi hướng dẫn các nhóm còn có vướng mắc. - Yêu cầu các em tổ chức thực hành trước lớp, giáo viên kiểm tra và sửa lỗi. - Ra bài tập về nhà cho các em để củng cố lại kiến thức. II, Nội dung của đề tài: 7 Giảng dạy ngoại ngữ ở các trường T H C S ,nhằm làm cho các em làm quen dần với tiếng nước ngoài. Đặc biệt là bộ môn tiếng anh. Đây là một thứ tiếng thông dụng, được sử dung rộng rãi trên toàn thế giới. . Để học tốt,và sử dụng tiếng anh thành thạo, yêu cầu học sinh phải nắm chắc bốn kĩ năng đó là nghe, nói, đọc,và viết. Trong đó kĩ năng nói “ giao tiếp” rất quan trọng, vì học ngoại ngữ là để giao tiếp, cho nên cả người học và người dạy dất quan tâm đến yếu tố này.Tuy nhiên để giờ dạy có kết quả,truyền đạt đầy đủ kiến thức cho tất cả các em,không phải là việc làm dễ dàng.Vì trong một lớp học,tuy cùng lứa tuổi nhưng trình độ của các em lạI quá chênh lệch.Đa số các em đều có ý thức học hành,chịu khó.Ben cạnh đó còn một số em học tập quá yếu,lạI không chịu tiếp thu và theo giõi,nên việc học hành ngày một yếu đi.Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp lựa chọn.Để hướng dẫn theo những cách khác nhau.Đối với những học sinh khá có thể cho ngồi cạnh các em học sinh yếu kém để kèm cặp,giúp đỡ.Với những em học yếu đòi hỏi giáo viên phảI dành nhiều thời gian để kèm cặp,giúp đỡ,đôn đốc các em chú ý vào sách vở để theo kịp với bạn bè.Làm như vậy nhằm giúp các em hình thành thói quen,không lười và ỷ lại bạn bè,giúp cho lớp học ngày một bớt đi sự chênh lệch về trình độ.Một giờ học có kết quả cao là tất cả.Các thành viên trong lớp đều hiểu bài,có ý thức học tập tự giác cao.Tiếp thu được những gì giáo viên đã truyền đạt và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. - Trong giờ dạy tiếng anh để học sinh có thể tiếp thu và thực hành tốt,giáo viên phải biết kết hợp hài hoà bốn kĩ năng,nhge,nói,đọc và viết.Để học sinh giao tiếp 8 tốt,yêu cầu các em phải có một số vốn từ cơ bản, để phục vụ cho việc giao tiếp. Nếu khong dù học sinh đó có nhanh nhẹn đến mấy, trong giao tiếp cũng sẽ vướng mắc, khong chôi chảy. Bên cạnh đó khi giao tiếp học sinh cũng phải biết vận dụng các mẫu câu làm sao cho đúng, phù hợp với đối tượng. Nếu không việc giao tiếp sẽ gặp khó khăn và không đem lại hiệu quả. - Trong khi giảng dạy để tất cả các em đều hiểu bìa, giáo viên phải chú ý đến từng lứa tuổi, đối tượng, từng lớp học, để dưa ra phương pháp dạy phù hợp. Chẳng hạn như ở trường T H C S Nga Lĩnh , cũng một hối lớp 7, nhưng trình độ ở các lớp có sự chênh lệch nhau, vì thế giáo viên không ap dụng một phương pháp để dạy với tất cả các lớp được. Mà phải lựa chọn, để áp dụng cho từng lớp học. Ví dụ như lớp 7c đa số các em là những học sinh khá, có ý thức học tập, trình độ ngang nhau nên việc giảng day dễ dàng. Ngoài những kiến thức trong bài học, giáo viên có thể mở rộng thêm, nhưng các em vẫn hiểu, và vận dụng tốt vào bài tập. Nhưng ngược lạicũng một kiến thức đó, mà đem truyền đạt lại cho các em ở các lớp 7a, 7b thì không được. Vì lớp đa số là học sinh yếu, lại không chú ý vào bài. vì vậy đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tìm tòi nghiên cứu để tìm ra phương pháp tối ưu, áp dụng cho từng lớp học, từng trình độ và đối tượng. - Trong thực tế để một giờ thực hành giao tiếp có kết quả không phải là dễ. Vì hiện giờ các em còn phảihọc chung với các bộ môn khác, nên ảnh hưởng nhiều đên chất lượng. Giờ học giao tiếp yêu cầu các em nói nhiều, giao tiếp nhiều với bạn bè, nên lớp học sẽ trở nên ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. đôi khi các giáo viên còn 9 phải nhắc nhở các em nói nhỏ nói ít đi. đôi khi có một số em còn dựa vàu đó để nói chuyên riêng, không chú ý vàu trọng tâm của bài học, vì vậy giáo viên phải luôn quan sát và nhắc nhở các em kịp thời. - Kĩ năng thực hành giao tiếp với bạn bè được sen kẽ ở từng bài học, và kéo dài trong suốt cả năm học. Vì vậy giáo viên phải biết kết hợp khéo léo, giảng dạy một cách có hệ thống. Phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có như vậy thì học sinh mới theo kịp, và nắm chắc kiến thức. - Để giờ dạy có hiệu quả cao, yêu cầu khi lên lớp giáo viên phải truyên đạt đầy đủ kiến thức cơ bản, từ đầu đến cuối cho học sinh, kết hợp với các thao tác hài hoà. Để bước vào một bài học, giáo viên phải giới thiệu nội dung của bài học, nếu có tranh, cho các em sem tranh và đưa ra nhận xét. Sau đó đọc cho học sinh nghe qua bài đọc, hướng dẫn từ mới kết hợp với cách dùng của ngữ pháp một cách cặn kẽ. Hai phần này giáo viên có thể kết hợp hoặc tách dời. Nhưng tốt nhất là tách ra từng phần, chẳng hạn khi giáo viên giới thiệu từ mới giáo viên có thể lấy ví dụ cụ thể với một số từ. đối với mẫu câu cũng vậy, ngoài ra còn yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ có liên quan. Làm như vậy học sinh vừa nắm được từ mới, vờa nắm chắc ngữ pháp để vận dụng tốt vào bài tập. - Tuy nhiên để giảng dạy giao tiếp cho học sinh khối lớp 7 đạt kết quả cao, yêu cầu ở nhà giáo viên phải dành nhiều thời gian vào giáo án, chuẩn bị kĩ lưỡng, tìm nhiều tài liệu có liên quan đến tiết dạy để tham khảo thêm. Trong tiết dạy giáo viên phải tạo cảm hứng cho các em, làm cho lớp học có một không khí dễ chịu, thoải mái, 10 mọi người đều có ý thức học tập, bằng cách khi bước vào lớp học, giáo viên có thể chào hỏi học sinh những câu tiếng Anh đơn giản. chẳng hạn như hỏi thăm sức khoẻ, thời tiết hôm nay như thế nào, lớp hôm nay có ai vắng mặt không, nếu có tại sao, làm như vậy cho các em tập chung ngay vào bài và bước vào giờ học một cách thoải mái. - Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ được coi trọng và quan tâm đúng mức của ngành giáo dục. Đặc biệt là môn tiếng Anh. Trước đây tiếng Anh mới chỉ đưa vào giảng dạy ở một số trường phổ thông trung học, thì giờ đây hầu như tất cả các trường THCS đã đượ đưa vào giảng dạy. Thậm trí một số trường tiểu học ở thị trấn cũng đã đưavào học. Nhưng vì đây là môn học mới được đưa vào giảng dạy, nênđa số các em còn bỡ ngỡ, hơn nỡ các trường lại xa trung tâm, thông tin đại chúng lại ít, tài liệu liên quan đến môn học không có sẵn, việc tiếp xúc với tiếng Anh hầu như không có, nên ảnh hưởng nhiều đến việc học của các em. - Với quy mô đề tài là đối tượng học sinh khối lớp 7, trường THCS Nga Lĩnh, qua 2 năm giảng dạy, tôi thấy kết quả chưa được cao như mong muốn. Là một giáo viên trẻ tôi phấn đấu trong những năm học tới, không ngừng học tập, nghiên cứu tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho kết quả học tập của các em ngày càng cao hơn. trong năm học 2003-2004 tôi đã nghiên cứu tìm ra nhiều sáng kiến, trong việc giảng dạy kĩ năng nói “ giao tiếp” cho học sinh lớp 7 đạt kết quả cao. * Sau đây là những việc làm cụ thể trong giảng dạy kĩ năng nói cho học sinh lớp 7. 11 - Mục đích cuối cùng của kĩ năng nói là làm sao cho các em có thể giao tiếp với nhau một cách chôi chảy. Để làm được điều này, trong khi giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến phương pháp chuyền đạt kiến thức, làm sao cho các em vừa rễ học vờa rễ nhớ nhất. Đối với việc dạy tiếng Anh giáo viên cũng không nên tham kiến thức, mà phải dạy cho các em từ từ, có hệ thống, dạy từ dễ đến khó, từ các câu đơn giản đến các câu phức tạp. Một tiết học giáo viên cho quá nhiều từ mới, dẫn đến việc quá tải cho các em, các em sẽ trở nên lười nhác. Học tiếng Anh đòi hỏi học sinh phải có tính kiên trì chịu khó, giàng nhiều thời gian và học liên tục, nếu sao nhãng các em sẽ quên ngay. - Để tiết học nói đạt kết quả cao, ngoài việc đầu tư nhiều thời gian vào giáo án ở nhà,khi lên lớp giáo viên phải biết kết hợp các bước một cách hài hoà. Khi vào lớp giáo viên phải tạo cho lớp học một không khí thật thoải mái, nhằm gây hứng thú ban đầu cho các em vui vẻ phấn khởi bước vào giờ học sao cho hiệu quả nhất. - Bước vào tiết dạy giao tiếp, giáo viên giới thiệu tình huống cho học sinh nắm vững. Cho học sinh biết hội thoại giữa ai với ai, họ giao tiếp về vấn đề gì. sau đó giao viênđọc hội thoại một vài lần, hoặc có thể gọi em học sinh khá trong lớp đọc cùng với giáo viên còn các em khác thì theo giõi. Tiếp đên giáo viên giới thiệu từ mới, kèm theo giới thiệu ngữ pháp và cách dùng. Khi giới thiệu từ mới giáo viên không nhất thiết từ nào cũng cho nghĩa, mà có thể cho các từ đối nghĩa, hoặc nghĩa tương đương, nếu học sinh vẫn chưa đoán ra, giáo viên giải thích băng tiêng Anh đơn giản để các em biết nghĩa. Làm như vậy bắt buộc học sinh phải vân dụng trí óc 12 của mình, bắt các emphải suy ngĩ làm việc. Trong khi giớ thiệu ngữ pháp, mẫu câu, giáo viên phải giới thiệu cách dùng dễ dàng, lấy ví dụ cụ thể, dựa vào ví dụ đó yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ khác. khi vào thực hànhgiao tiếp, giáo viên nên làm mẫu hoặc gọi em học sinh khá đóng vai thực hành cùng giao viên, còn các em khác chú ý theo giõi. Giáo viên phải chú ý đến ngữ điệu, để các em biết và vận dụng vào thực hành. Khi các em đã nắm được nội dung giao tiếp, thì cho các em thực hành theo nhóm hai hoặc ba người, tuỳ từng hội thoại. trong khi các em thực hành giao tiếp với bạn, giáo viên đi xung quanh lớp học để quản và giúp đỡ các nhómcon vướng mắc. trong giờ giao tiếp còn một số em dựa vào đó để nói chuyên riêng với nhau, không tập trung vào bài học vì thế giáo viên phải theo giõi để nhắc nhở kịp thời. Nên động viên khuyến khích kịp các nhóm có tinh thần tự giác cao, tập trung vào trọng tâm của bài. sao một thời gian giao tiếp giáo viên gọi một vài nhóm đứng trước lớp thực hành hội thoại, các em khác theo giõi để dưa ra nhận xét. đối với những nhóm giao tiếp tốt , giáo viên phải khen ngợi, để động viên tinh thần học tập của các em. Trong giờ giao tiếpgiáo viên nên tạo điều kiện làm thế nào để tất cả các em trong lớp có cơ hội thực hành. Từ các em yếu cho đến các em giỏi. Khi kết thúc tiết học giáo viên phải giao công việc ở nhà cụ thể, chẳng hạn những em sống ở gần nhau có thể tổ chức học nhóm, thực hành giao tiếp ở nhà, điều này giúp các em vừa củng cố được kiến thức vừa phát huy được tính đoàn kết để giúp đỡ nhau ngày một học tốt hơn. 13 - Đối với một số giờ giao tiếp, nếu có thời gian nên tổ chức các chò trơi cho các em, vừa giải trí vừa củng cố lại từ vựng và ngữ pháp, làm cho các em có cảm hứng và có ý thức học tập cao hơn. * - Kết quả. Mặc dù đây là bộ môn mới được đưa vào giảng dạy ở các trương THCS, nhưng sao gần hai năm giang dạy, tôi thấy chất lượng của các em ngày một tăng dần. Một phần là do sự giảng dạy của bản thân, cộng với sự ủng hộ nhiệt tình của các em học sinh khối lớp 7. Mặc dù các em còn nhỏ tuổi, nhưng đã ý thức được việc học tiếng Anh ảnh hưởng đến việc làm và tương lai sau này, nên đại đa số các em đều có ý thức học tập cao. ậ từng lớp học số em học sinh khá ngày càng tăng, các em yếu ngày càng dảm dần. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho cả thầy lẫn trò. III Kết luận. - Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, công tác giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng, không thể thiếu được đây là môn học hết xức cần thiết, đây là tiền đề cho các em sau này, có kiến thức cơ bản để lên học ở cấp ba và cao hơn nữa. Bằng quá trình tự nghiên cứu tự học hỏi để vận dụng vào quá trình giảng dạy bộ môn. Tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm trong việc tìm ra biện pháp dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh khối lớp 7. Một phần do sự phấn đấu không ngừng của bản thân cộng với sự quan tâm đúng mực của lãnh đạo. Trong những năm tới, tôi sẽ 14 không ngừng học hỏi, phấn đấu, để việc giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các em ngày một có hiệu quả hơn. Qua từng tiết dạy tôi sẽ rút ra các bài học, kinh nghiệm, tìm ra phương pháp phù hợp nhất để gời dạy có kết quả như mong muốn. Để làm được điều này ngoài sự phấn đấu không ngừng của bản thân, tôi còn được mong muốn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo đi trước và các bạn đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Ngày 24 tháng 04 năm 2005 Người viết Đặng văn Thắng. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất