Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tieng anh; một số thủ thuật gây hứng thú trong giờ học tiếng anh...

Tài liệu Skkn tieng anh; một số thủ thuật gây hứng thú trong giờ học tiếng anh

.DOC
26
144
115

Mô tả:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU. - Sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra cho đất nước ta nhiều cơ hội to lớn nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Nếu như chúng ta không biết chớp lấy cơ hội thì đất n ước ta sẽ trãi dài trên con đường tụt hậu vì trong thời đại ngày nay với một nền công nghệ thông tin chiếm lĩnh toàn cầu cũng như việc cần thiết để nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, thì việc trang bị cho những kiến thức về ngôn ngữ chung của thế giới là vô cùng cần thiết đối với mọi người. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và đưa môn Tiếng Anh vào dạy ở trường học như một ngôn ngữ tất yếu bắt buộc - Một ngôn ngữ chung của thế giới để giao tiếp, đưa mọi người đến gần nhau hơn. - Để góp phần vào không khí phát triển không ngừng của đất nước, thầy - trò trường THCS Định Tân ra sức thi đua dạy tốt - học tốt nhằm đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội ở tất cả các bộ môn trong khuôn khổ giáo dục phổ thông. Bộ môn Tiếng Anh là một trong những bộ môn mới nhưng luôn được cấp trên chú ý tới. Như người ta thường nói: “ Biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm được một nền văn minh ”. Chính vì vậy mà thầy - trò chúng tôi xác định đó là môn học cơ bản và không thể thiếu được trong giáo dục Nhà trường. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Tuy nhiên, sau nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông, bản thân tôi đã rút ra được thực tế là đối với học sinh khi mới bắt đầu học Tiếng Anh thì các em rất thích học và ham học nhưng càng lên lớp trên, các em lại chán nản và ngại học. Chỉ có những học sinh khá, giỏi trong lớp (khoảng 30%) là các em có ý thức học tập. Vậy “ Nguyên nhân ở đâu và tại sao lại thế ? ” là câu hỏi mà bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ trong nhiều năm nay. Cuối cùng, tôi đã rút ra được kinh nghiệm là: Muốn thúc đẩy được động lực học tập môn Tiếng Anh của học sinh là phải tạo được không khí học tập dễ chịu, thoải mái giữa thầy với trò, trò với trò. Học sinh phải có hứng thú học tập, không bị áp lực căng thẳng thì tiết học mới đạt kết quả cao. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THCS. 1. Thực trạng. a. Thuận lợi. - Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ thông của thế giới nên học sinh rất có ý thức học hỏi. - Là môn học nhiều giờ nên giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh. - Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay luôn được Ngành chỉ đạo và quan tâm sát sao. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Hầu hết phụ huynh học sinh đã xác định được tầm quan trọng của môn ngoại ngữ trong tương lai nên luôn luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập tốt hơn. - Là môn học có nhiều hình ảnh sinh động nên học sinh rất thích học. - Tiếng Anh là ngôn ngữ viết bằng chữ la tinh nên có cùng hình thức chữ viết với tiếng việt, tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận được. - Tài liệu tham khảo và phương tiện học tập của môn học này rất phong phú và đa dạng. b. Khó khăn. * Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc học Tiếng Anh đã nảy sinh ra không ít bất cập đó là: - Tiếng Anh là ngôn ngữ có âm gió nên học sinh gặp khó khăn trong việc phát âm và trong khi nghe hiểu. - Cơ sở vật chất ở địa phương còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của bộ môn này như: Băng - đĩa, đài, máy chiếu đa năng, tranh ảnh, phòng chức năng, TV…. - Một số gia đình cũng như con em mình chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh. - Nhiều em còn mãi chơi, chưa say mê học tập hay còn làm việc riêng trong giờ học. - Lý thuyết quá dài nên học sinh không có nhiều thời gian thực hành giao tiếp với bạn bè trong lớp. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Tiếng Anh là môn học khó vì phải học thuộc lòng từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp nên học sinh rất dễ quên và ngại học. - Các thầy, cô chưa có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài để mở rộng vốn từ và trau dồi kỹ năng nghe - nói cho bản thân. * Thực tế thường thấy với một số tiết học thì công việc của thầy và trò là: Học sinh chỉ chuẩn bị bài đối phó ở nhà như: tra vài từ mới hoặc viết vài chữ cho có lệ rồi đến lớp thầy thuyết trình, học sinh ghi chép và lặp lại. Sau đó thầy, cô nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng cho học sinh thực hành. Cách tổ chức này thực tế tôi thấy chỉ có khoảng 25 – 30% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực. Hầu hết học sinh chỉ chép bài trên bảng và lắng nghe một cách thụ động, máy móc. Một số học sinh khác thì coi như không biết gì. Thiết nghĩ như vậy kết quả đào tạo là rất thấp. Học sinh khá, giỏi thì cứ giỏi còn học sinh yếu, kém thì vẫn mãi không tiến bộ được. Hơn nữa lớp học sẽ rất ồn, học sinh mất tập trung và không chú ý đến bài học. 2. Kết quả của thực trạng. Với suy nghĩ như trên, từ đầu năm học 2010 – 2011 đến nay tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu và thông qua những giờ dạy thực tế trên lớp để cố gắng tìm ra những phương pháp gây hứng thú nhằm thu hút được tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, sinh động hơn, giúp học sinh xoá bỏ được cảm giác ngại học môn Tiếng Anh và giáo viên có thể nắm bắt, điều khiển được mọi hoạt động của học sinh. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Sau đây, tôi xin được trình bày “ Một số thủ thuật gây hứng thú trong giờ học Tiếng Anh ” mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy ở khối 7 - năm học 2010 – 2011 trước các đồng nghiệp để trao đổi, học tập lẫn nhau, không ngừng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ nhà giáo. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. - Phân loại đối tượng học sinh theo từng mức độ tiếp thu khác nhau. - Những bài tập thực hành phải dành cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. - Lập phiếu điều tra để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. - Thường xuyên giao tiếp với các em để nắm bắt kịp thời những hạn chế của các em và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất. II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. * Nhận thức được những vấn đề cấp thiết trên và làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo bằng cách quản lý tốt và gây hứng thú cho học sinh vào bài dạy nhằm đạt kết quả cao nhất, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau : 1. Tạo không khí sôi nổỉ trước khi vào bài (Warm - up). Thông thường của mỗi giáo viên là trước khi học bài mới, họ thường kiểm tra từ vựng của bài học trước nhằm đánh giá thái độ học tập ở nhà và bản thân tôi không phải ngoại lệ. Cứ cách làm máy móc như thế trong nhiều năm nay nhưng đến cuối Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm năm tôi kiểm tra lại thì kết quả thu được là con số không ngoại trừ một vài học sinh khá, giỏi là các em có thể còn nhớ được vài từ nhưng lại mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến bài học mới thậm còn bị cháy giáo án vì giờ đã hết mà bài dạy vẫn còn… không những thế, không khí học tập trong lớp lúc nào cũng căng thẳng giữa thầy và trò thậm chí trò và trò cũng trở nên căng thẳng không kém do áp lực từ giáo viên. Bước sang năm học 2010 – 2011, tôi thay đổi cách kiểm tra đó bằng những trò chơi hứng thú như : ‘‘Hangman, bingo, brainstorming, net words, noughts and crosses…..’’ Tôi đã lựa chọn từng phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và thay đổi các phương pháp đó một cách thường xuyên nhằm tránh sự nhàm chán mà vẫn tạo cho học sinh thói quen và vận dụng từng trò chơi, tạo được sự hào hứng thi đua mà vẫn đảm bảo được thời gian học tập. Cụ thể đối với tiết học 83 của Unit 13 - lớp 7. Tránh vì kiểm tra bài cũ như trước đây, phần ‘‘Warm- up’’ tôi đã chia lớp thành hai đội cho các em thi chạy lên bảng liệt kê các môn thể thao mà các em đã học mà không được trùng môn giữa các đội. Ví dụ : Nếu đội I viết từ ‘‘soccer’’ rồi thì đội II không được viết lại từ đó ... Và kết quả rất khả quan là chỉ sau chưa hết 2 phút đồng hồ ở cả ba lớp 7, các em đã liệt kê được 10 môn thể thao mà các em đã học. Một mũi tên trúng 2 đích : Học sinh vừa gợi nhớ được từ đã học, vừa tạo được không khí vui vẻ trong lớp học. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Bảng tóm tắt kết quả ở ba lớp học như sau : Lớp Thời gian 7A 75 seconds Soccer, tennis, 7B 84 seconds Soccer, tennis, 7C 80 seconds Soccer, tennis, chess, baseball, chess, baseball, chess, baseball, Môn badminton, badminton, badminton, thể thao basketball, basketball, basketball, swimming, swimming, swimming, table tennis, table tennis, table tennis, volleyball, golf volleyball, golf volleyball, golf Ngoài ra, trong phần vào bài tôi còn sử dụng các thủ thuật khác như: Hỏi một số câu hỏi đơn giản về học sinh, cả lớp hát một bài hát vui hoặc kể một câu chuyện vui ngắn…. thay vì kiểm tra từ mới thì tôi thấy các em rất chú tâm mà không căng thẳng như trước đây….. 2. Phát huy tính tích cực, chủ động trong phần giới thiệu từ vựng. Trong phần này, tôi đã áp dụng phương pháp mới vào dạy từ. Ngay từ bước đầu, tôi đã thấy giờ học trở nên rất sôi nổi. Các em chủ động, tham gia tích cực vào giờ học. Không chỉ có học sinh khá, giỏi mà cả những học sinh yếu, kém cũng rất chú ý đến giờ học. Trong mỗi bài tôi chỉ giới thiệu tối đa là 8 từ chủ động nhằm mục đích hiểu bài. Những từ này xuất hiện trong bài để rèn luyện kỹ năng nói, viết. Trước khi giới thiệu từ, tôi thường đưa ra gợi ý để các em đoán từ, có thể bằng tiếng Anh đối với những từ đơn giản hoặc cụ thể. Ví dụ: Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Teacher: Where can you send a letter ? Students: At the ‘‘post office’’. + Hoặc có thể dùng tiếng việt để gợi ý cho các em đoán vì giải thích bằng tiếng Anh thì các em khó hiểu. Ví dụ: Teacher: Các em có biết người đi xe máy không bao giờ bị ngã thì người đó đi thế nào không? Students: “an toàn” Teacher: Yes, it is “safely” + Hoặc là ta có thể cho các em đoán từ bằng tranh ảnh. Teacher: Cho các em xem bức tranh về bãi biển có vài cây dừa và hỏi: What is it ? Students: It is ‘‘Nha Trang’’ + Một cách đoán từ nhanh nhất có thể là dùng đồ vật. Teacher: Giơ lên một quả táo và hỏi: What is it ? Students: It is “Quả táo” Teacher: Yes, it is “apple” in English + Ngoài ra, ta còn có thể dùng cách dạy từ mới khác như: Từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, dùng cách so sánh …. - Khi giới thiệu từ, tôi giới thiệu từng từ một. Trước hết tôi phát âm cho các em nghe sau đó yêu cầu cả lớp nhắc lại rồi mới ghi lên bảng cho các em nhận biết từ, đồng thời cho biết thể loại từ đó là gì: danh từ, tính từ, động từ, Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm trạng từ hay giới từ …. Lấy ví dụ với từ cần dạy ở trong bài tôi giới thiệu lần lượt và thực hiện đầy đủ các bước đã nêu trên theo qui tắc: Nghe - nói - đọc viết. Sau khi đã giới thiệu đủ số từ cần dạy, tôi cho các em đọc đồng thanh. Để kiểm tra việc nhớ từ của các em, tôi đã dùng thủ thuật “Rub out and remember” là lần lượt xoá các từ các em đã học. Khi xoá từ nào tôi cho các em nhắc lại từ đó, tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các từ mới trên bảng đã được xoá hết. Trong khi xoá yêu cầu các em phải tư duy để nhớ từ các em vừa học. Sau đó gọi mỗi một em lên bảng và từ theo yêu cầu cũng như ghi lại nghĩa của nó. Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh ở dưới sửa lỗi sai cho bạn hoặc ra câu đố xem ai có thể tìm lỗi sai nhanh nhất. Như vậy, chỉ cần số lượng thời gian từ 6 đến 8 phút, các em có thể nhớ ngay được lượng từ tôi vừa giới thiệu. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh ở mỗi lớp, tôi đưa ra yêu cầu sao cho phù hợp. - Sau khi tôi áp dụng thủ thuật này ở nhiều lớp khác nhau, tôi thấy việc nắm từ của các em hiệu quả hơn. Không những thế mà những học sinh yếu cũng có thể nhớ được một số từ. Các giờ học trở nên sôi nổi, các em hứng thú vào bài học hơn. - Ngoài ra tôi còn áp dụng một số thủ thuật khác như: “Noughts and crosses, Bingo, Slap the board, Wordsquare …” và nhiều trò chơi khác nữa. Các thủ thuật này đều gây hứng thú cho các em, giờ học không căng thẳng, nó tạo được không khí tích cực trong học tập. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Để kiểm tra mức độ tiếp thu của các em, thay vì yêu cầu các em lên bảng viết lại từ đó, tôi đặt câu hỏi ở dạng điền khuyết, bổ sung từ còn thiếu trong câu nói như hai ví dụ sau: a. Teacher: The person works on the fields is ………. Students: We call he or she is “farmer” b. Teacher: The subject we learn with piano is ……… Students: We call it is “music” Với cách kiểm tra này thì các em có thể nhắc lại những từ mình đã học. 3. Ứng dụng trò chơi gây hứng thú trong phần giới thiệu ngữ liệu mới. Sau khi áp dụng phương pháp mới vào dạy từ vựng có kết quả, tôi áp dụng những trò chơi vào giới thiệu bài mới và luyện tập khắc sâu kiến thức của bài gồm: “Picture story, Presentation dialogue, Open prediction, Ordering statements, Wordcues, T/F prediction, T/F statements …” Ví dụ như khi tôi muốn dạy mẫu câu cảm thán nhằm biểu lộ sự ngạc nhiên, tức khen ngợi hay chê bai ai hoặc cái gì đó, ta có hai cách nói: Cảm thán ngược và cảm thán xuôi. Tôi đưa ra cấu trúc câu với danh từ ở dạng số ít và số nhiều “What + a/an + adjective + noun !” and “What + adjective + noun(plural) !” . Sau đó tôi đưa ra tình huống dạng cảm thán xuôi và yêu cầu các em xác định thành phần rồi chuyển về dạng cảm thán ngược. Teacher : The book is very interesting. Students: What an interesting book ! Hoặc: Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Teacher: The books are very interesting. Students: What interesting books ! Với cách làm như trên, tôi yêu cầu học sinh thực hành theo cặp: Một em đưa ra câu cảm thán xuôi và yêu cầu em kia chuyển sang câu cảm thán ngược. Trong phần củng cố và khắc sâu, thay vì cách làm như trên tôi chia lớp thành hai đội để thi viết lên bảng. Học sinh thực hành theo nhóm ba người một. Tôi viết mẫu câu vào mảnh giấy rồi đưa cho một em đứng trước lớp đọc. Mỗi đội cử một người lên bảng viết thi. Đội nào viết xong trước là chiến thắng…. Với cách làm này thì các em rất hứng thú và say sưa luyện tập. Một mũi tên bắn trúng ba đích. Một lúc kiểm tra được ba kỹ năng: Nghe - Đọc Viết. Bảng tóm tắt cách chơi như sau: Student 1 Students’ activities Students 2, 3 …. Class - Students 2, 3 write: 7A => What a tall tree ! 7B - Students 2, 3 write: 7C => What tall trees ! - Reads: What a tall Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm tree ! - Reads: What tall trees ! (etc) Một ví dụ khác là khi tôi dạy cấu trúc ‘‘Would like ……’’ trong lời mời lịch sự, tôi đưa ra hai ví dụ trong câu kể và hai ví dụ trong câu nghi vấn rồi yêu cầu các em rút ra cấu trúc; nếu ai tìm ra trước sẽ được điểm 10. * Situation 1: Teacher: - I would like to send this letter to Hue. - Nam would like to buy a book. + Students: => S + would like + to + verb(inf) + 0 …… * Situation 2: + Teacher: - Would you like to drink some tea ? - Would you like to play tennis with us ? + Students: => Would + S + like + to + verb(inf) + 0 … ? Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Việc sử dụng phương pháp quy nạp như trên đã tạo được không khí cạnh tranh lành mạnh trong tiết học. Học sinh không nhàm chán, không khí lớp không buồn tẻ như trước đây. - Theo phương pháp mới thì dạy ngữ pháp là rèn luyện mẫu câu, thể hiện một chủ điểm ngữ pháp nào đó. Việc rèn luyện này được thực hiện theo nguyên tắc thực hành có ý thức, phải theo trình tự: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Nghĩa là trong khi rèn luyện, các em không được mở sách vì mục đích bài tập và thực hành thói quen, giúp các em thực hành một cách trôi chảy, chính xác theo những câu nói có kiểm soát. - Để cho việc rèn luyện được dễ dàng ta phải chuẩn bị trước cho các em bằng cách thông báo ý nghĩa và nội dung giao tiếp của câu nói. Các từ mới và ngữ pháp trong bài cần được dạy trước. Từ đã học nếu gặp lại nên ôn tập cho các em để khi rèn luyện nhằm giảm mức độ khó cho các em. Việc làm này nhằm thể hiện nguyên tắc thực hành có ý thức và dạy từ trong câu theo qui định. - Nhịp điệu rèn luyện mẫu câu cần được thực hiện liên tục tránh trùng lập nếu không nó sẽ trở nên buồn tẻ, gây không khí uể oải cho các em. - Trong lúc hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên phải biết bao quát lớp tốt, hướng được sự chú ý của các em. Việc luyện tập nên tiến hành đều cho các em, không nên chỉ chú ý mình đối tượng học sinh khá, giỏi. Những học sinh yếu, kém ta phải đưa ra các câu đơn giản, dễ hơn. Như thế nó mới tạo được môi trường học ngoại ngữ, biến giờ học thành sân chơi, làm cho các Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm em cảm thấy thoải mái trong giờ học, kết quả sẽ cao hơn..... Trong khi hướng dẫn các em tôi đã dùng ngoại nhữ để chỉ đạo hoạt động nhằm giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, làm quen với các câu mệnh lệnh. Ở đây tôi thường sử dụng các câu nói đơn giản như: ‘‘Open your books, Close your books, Read after me, Look at the board, Keep silent please ....’’ Chỉ bằng các câu nói đơn giản này nhưng đã khuyến khích các em thực hành nói tiếng Anh trong giờ học. - Song việc dùng ngoại ngữ trong quá trình dạy học sao cho cân bằng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh lạm dụng quá nhiều, thầy nói mà trò không hiểu. Cụ thể như khi tôi giới thiệu ngữ liệu ở tiết 84 – Unit 13/Grade 7 là cách dùng tính từ và trạng từ. Tôi hướng dẫn cách chuyển từ tính từ sang trạng từ và giải thích một số trường hợp ngoại lệ của nó rồi đưa ra ví dụ, yêu cầu các em rút ra qui luật thì hầu hết học sinh ở cả ba lớp đều làm khá tốt. Thầy chỉ cần bao quát lớp để hướng dẫn mà thôi. Bảng tóm tắt hoạt động của thầy và trò: Teacher’s activities a. - Ba is a careful driver. - He drives carefully. b. - Lan is a good student. Students’ activities => adjective + noun => verb + adverb - She learns well. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Và tôi áp dụng ngay trong phần luyện tập củng cố bài học là yêu cầu các em biến đổi câu theo cách dùng tính từ và trang từ như trên thì các em làm cũng rất tốt. 4. Ứng dụng trò trơi gây hứng thú trong phần củng cố bài học. Để kiểm tra việc nắm ngữ liệu mới và sử dụng mẫu câu hay cũng cố bài học, tôi đã sử dụng một số trò chơi như: ‘‘Lucky number, Mapped dialogue, survey, noughts and crosses, Write it up … ’’ Ví dụ minh hoạ: Tôi đã sử dụng thủ thuật ‘‘Noughts and crosses’’ vào phần củng cố thì quá khứ đơn (ở bài 9 – Lớp 7). Tôi kẽ 9 ô lên bảng và yêu cầu mỗi em lên viết vào mỗi ô một động từ ở thì quá khứ đơn (cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc) mà không được trùng nhau. Sau đó tôi chia lớp thành hai đội, giải thích luật chơi và yêu cầu các em đặt câu đúng với cấu trúc ngữ pháp ở thì quá khứ đơn mà có từ trong ô đã kẽ. Kết quả là các em thi nhau đặt câu rất nhanh, rất sôi nổi, các em một lúc phát triển được cả ba kỹ năng: Nghe – Nói – Viết. Bảng tóm tắt hoạt động như sau: cooked (o) played went visited did (o) watched was bought had (o) Ta dễ dàng nhìn thấy với kết quả như trên thì một học sinh làm đúng như thế sẽ chiến thắng với ba động từ thẳng hàng đã được liệt kê là : cooked, did, had ….. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Với trò chơi này thì học sinh rất chú tâm và tất cả các đối tượng trong lớp có thể tham ra. Ngoài ra tôi còn tôi cũng dùng một số thủ thuật khác để kiểm tra việc nắm bắt ngữ liệu của các em và có thể cho một số bài tập nâng cao cho các em luyện tập thông qua trò chơi theo nhóm, đội. Ví dụ như trong thì quá khứ đơn, thay vì cách kiểm tra như trên, tóm phân loại học sinh theo nhóm : Khá, giỏi và trung bình trở xuống. + Đối với học sinh nhóm I (khá, giỏi) tôi yêu cầu các em dùng từ gợi ý để viết thành câu hoàn chỉnh ; còn nhóm II (TB, yếu, kếm) tôi viết câu và yêu cầu các em sửa lỗi sai trong câu. Kết quả ở cả ba lớp các em làm rất tốt. Các nhóm thi nhau lên bảng thực hành theo yêu cầu bài tập đã cho. Bảng tóm tắt hoạt động của thầy và trò như sau : a. Nhóm I . Teacher’s activities Students’ activities - He / have / math / yesterday. => He had math yesterday. - Mai / watch / TV / last night ? => Did Mai watch TV last night ? - Nam / be / tired / last week. => Nam was tired yesterday. - Hung / not go / work / this morning. => Hung didn’t go to work this morning. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm b. Nhóm II. Teacher’s activities Students’ activities 1. He buyed a new bike last month. 1. buyed => bought 2. Mr Hai were at home yesterday. 2. were => was 3. Where did you went this morning ? 3. went => go 4. Long didn’t listened to music last 4. listened => listen night. Với các thủ thuật đã áp dụng và phối kết hợp với phương pháp mới trong giờ học thì tôi thấy tính hiệu quả của việc dạy và học cao hơn trước và đặc biệt là giờ học sôi nổi hẳn lên; học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém, điều này khuyến khích học sinh chủ động và tích cực trong học tập. * Những giải pháp: Từ thực tiễn trên, tôi đã rút ra được những giải pháp nhằm gây hứng thú trong giờ dạy, giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt hơn. 1. Đối với thầy: - Để có được một tiết học sôi nổi nhưng có tính hiệu quả cao thì trước tiên mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, có trách nhiệm cao với học sinh, có tính kỷ luật tốt đối với bản thân mình. Tiếp theo là mỗi thầy, cô cần phải xác định được kiến thức trọng tâm của bài để tìm ra các phương pháp đặc trưng, phù hợp với từng bài dạy, với từng đối tượng học sinh ở mỗi lớp mình kiêm nhiệm. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Bài tập được dành cho mọi đối tượng học sinh, kể cả học sinh khá, giỏi và yếu, kém. Nếu không, học sinh yếu, kém sẽ rất rễ chán. - Hệ thống bài tập được lựa chọn cẩn thận, chặt chẽ, gần gủi với đời sống của các em, bám sát mục tiêu, chủ đề bài học. - Những tình huống đưa ra tôi đã có sẵn phương án giải quyết một cách phù hợp với mục đích giao tiếp. - Thiết nghĩ, cần tạo cho các em thói quen thực hành trước lớp để thể hiện được một thói quen giao tiếp thông qua các tình huống hay mẫu câu khác nhau. - Đối với học sinh khá, giỏi cần phải có những bài tập nâmg cao nhằm gây hứng thú cho học sinh và tạo điều kiện cho các em có tính tư duy, sáng tạo, giúp các em vừa ôn lại kiến thức cũ và tiếp cận, phát hiện ra những kiến thức mới một cách khoa học. - Còn đối với học sinh yếu - kém , thầy cần phải có các biện pháp thiết thực, những bài tập vừa với khả năng của các em tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, luôn động viên các em kịp thời. - Tuy nhiên, đối với học sinh có tính chai lỳ, không chú tâm học và đã được nhắc nhở mà không chịu cố gắng thì giáo viên cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn. Tất nhiên đây chỉ là phương án cuối cùng. - Tuỳ từng đối tượng học sinh, tôi đã giao tiếp với các em một cách điềm đạm, nhẹ nhàng. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Về thời gian trên lớp, tôi đã cố gắng chia từng phần hợp lý cũng như dùng giáo cụ trực quan để thu hút học sinh vào bài và ghi nhớ lâu hơn. - Vận dụng phương pháp mới, tôi đã dùng các thủ thuật phù hợp trong từng phần, cho các em chơi trò chơi bổ trợ kiến thức, kết hợp học mà chơi, chơi mà học. - Tôi đã làm phiếu cho các em luyện tập. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm vững mục đích của tiết dạy. Tóm lại: Việc quản lý tốt một giờ dạy môn Tiếng Anh là đã thành công được 80%. Vì vậy, thực chất quản lý tốt học sinh cũng chính là phương pháp thu hút, lôi cuốn tất cả các em vào bài giảng của mình bằng các hoạt động của thầy tạo điều kiện cho học sinh được thực hành càng nhiều càng tốt. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2. Đối với trò: - Mỗi học sinh cần phải học bài cũ và chuẩn bị bài mới cẩn thận trước khi đến lớp, tránh tình trạng học hay không cũng được. - Học sinh phải chủ động học tập, tránh để cho thầy, cô phải nhắc nhở. - Tiếng Anh là một ngôn ngữ nên yêu cầu các em phải kiên trì và nhẫn nại trong quá trình học, chịu khó rèn luyện từng bước, không vội vàng, có gì không hiểu phải hỏi thầy, cô ngay. - Yêu cầu học sinh học đến đâu phải nắm vững kiến thức đến đó, không học qua loa và phải luyện tập nhiều ở nhà. - Học sinh phải xác định được mục đích chính của bài và phát triển kỹ năng giao tiếp là chính. Bởi vậy, các em phải mạnh dạn giao tiếp, bỏ tính mặc cảm khi đứng trước chỗ đông người. - Cuối cùng, các em cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong nhà trường cũng như cho bản thân sau này. 3. Trong tiết học: - Để tiếp thu được đơn vị bài học tốt thì việc quản lý lớp học đóng một vai trò rất quan trọng. Mọi hoạt động của giáo viên và học sinh đều nhằm mục đích cuối cùng là thực hành tốt kỹ năng giao tiếp, vì vậy ta phải chú ý đến mọi tiến trình trong việc thiết kế bài giảng của mỗi tiết học. - Trước khi vào bài, giáo viên cần có những câu hỏi tình huống hoặc kể một câu chuyện vui có liên quan đến bài học… nhằm gây hứng thú cho học sinh, làm cho các em cảm thấy thoải mái hơn, yêu thích tiết học hơn. Ngêi thùc hiÖn: §ç Ngäc Loan 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất