Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp văn học việt nam vào dạy học sinh học thpt...

Tài liệu Skkn tích hợp văn học việt nam vào dạy học sinh học thpt

.DOC
33
1831
78

Mô tả:

Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT MỤC LỤC Danh mục Trang PhầnI: ĐẶT VẤN ĐỀ 01 I. Lí do chọn đề tài 01 II. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 01 1. Mục tiêu nghiên cứu 02 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 02 3. Phương pháp nghiên cứu 02 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02 PhầnII: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 I. Cơ sở lí luận 03 II. Cơ sở thực tiễn 05 III. Các giải pháp thực hiện 06 1. Tích hợp Văn học Việt nam vào các khâu của quá trình dạy học Sinh 06 học THPT 2. Xây dựng hệ thống nội dung Văn học có thể tích hợp vào quá trình dạy 10 học Sinh học THPT 3. Những chú ý khi tích hợp nội dung Văn học vào quá trình dạy học Sinh 23 học THPT IV. Kết quả nghiên cứu 24 Phần III : KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 26 I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 26 II. Bài học kinh nghiệm 26 III. Kiến nghị 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC 28 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong Luật Giáo dục (2015), điều 28.2 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ban chấp hành trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số: 29-NQ/TW (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ : mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu và dạy học tích hợp là một xu thế tất yếu để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2018 trở đi. Thực tiễn dạy học nhiều năm ở trường phổ thông cho thấy: Đổi mới phương pháp dạy học dù có thể theo các cách thức khác nhau nhưng đều phải “tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” thì khi đó mới gọi là thành công. Văn học với những đặc thù riêng, vừa có giá trị bổ ích, vừa có giá trị hấp dẫn nên việc tích hợp văn học vào dạy học là một trong những phương pháp gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh hết sức hiệu quả. Chính vì vậy, dù có mức độ nhiều ít là khác nhau thì mỗi giáo viên đều sử dụng tích hợp văn học làm “công cụ” cho phương pháp dạy học bộ môn của mình. Tích hợp tục ngữ, thành ngữ và ca dao (một thể loại của văn học dân gian Việt nam) vào dạy học Sinh học THPT, được các đồng nghiệp rất quan tâm trong đổi mới phương pháp dạy học bộ môn và có rất nhiều chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm trên internet. Có chuyên đề đưa ra địa chỉ lồng ghép tục ngữ, thành ngữ và ca dao (dạy ở đâu) chứ chưa đưa ra phương pháp lồng ghép (dạy như thế nào) trong phương pháp dạy học bộ môn. Có chuyên đề đã chỉ ra cách lồng ghép tục ngữ, thành ngữ và ca dao vào dạy học một phần nào đó của chương trình Sinh học THPT. Thực tiễn dạy học Sinh học qua nhiều năm, tôi nhận thấy tích hợp tục ngữ, thành ngữ và ca dao vào dạy học chương trình Sinh học THPT là cần thiết nhưng chưa đủ, vì không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào trong chương trình Sinh học THPT cũng có thể tích hợp tục ngữ, thành ngữ và ca dao được. Tích hợp Văn học Việt nam, bao gồm văn học dân gian và văn học viết với nhiều thể loại khác nhau nhằm tăng phổ tích hợp, tăng tính đa dạng và linh hoạt trong phương pháp dạy học Sinh học; đồng thời làm “mềm hóa” kiến thức Sinh học được xem là một bộ môn khoa học tự nhiên khó hiểu và khô khan, từ đó giúp các em học sinh có sự hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập bộ môn Sinh học. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn viết đề tài “Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT”. II. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Page 1 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 1. Mục tiêu nghiên cứu - Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT để khơi gợi cho học sinh niềm hứng thú, say mê trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Sinh học ở trường THPT. - Giúp các đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác giảng dạy bộ môn Sinh học THPT. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các thể loại văn học Việt nam có thể tích hợp vào dạy học Sinh học THPT. - Nghiên cứu phương pháp tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT. 3. Phương pháp nghiên cứu - Kết hợp giữa phương pháp lí luận và phương pháp phân tích, tổng kết thực tiễn. - Kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thống kê thực nghiệm. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là xây dựng phương pháp tích hợp các thể loại văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT ở các lớp được phân công giảng dạy. - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng phương pháp tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT trong các năm học 2014-2015 và 2015-2016. Page 2 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Phần II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận 1. Quan niệm và các phương pháp tích hợp - Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tượng trong một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Trong giáo dục, tích hợp kiến thức và dạy học tích hợp là cơ bản nhất. + Tích hợp kiến thức là sự liên kết, kết hợp, lồng ghép tri thức các khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. + Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức của khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cách nhìn khái quát hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương pháp xem xét vấn đề một cách logic, biện chứng. - Theo nhiều tác giả, tích hợp có hai dạng là: lồng ghép và liên hệ. + Dạng lồng ghép: kiến thức của khoa học được tích hợp là kiến thức có sẵn và là một bộ phận cấu thành (một bài học, một mục...) trong bộ môn khoa học chính. Nếu theo cách hiểu này thì chương trình Sinh học THPT hiện tại không có sự tích hợp dạng lồng ghép kiến thức Văn học. + Dạng liên hệ: kiến thức của khoa học được tích hợp không có trong SGK Sinh học rõ ràng như là một bài học, một mục... và nếu chỉ “nhìn bề ngoài” thì chưa có sự liên quan giữa kiến thức Văn học và bài học Sinh học. Nhưng thực tế nhiều nội dung Sinh học ít nhiều có liên quan đến kiến thức Văn học nên nói tích hợp Văn học vào dạy học Sinh học THPT chính là dạng tích hợp này. Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là dạy học tích hợp, bởi vì về mặt kiến thức thì kiến thức Văn học không có trong bài Sinh học, nhưng thông qua quá trình dạy học thì giáo viên với “vốn” kiến thức văn học cùng với sự “nhạy cảm” và nhiệt huyết của mình sẽ lựa chọn nội dung kiến thức Văn học, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học. 2. Các thể loại Văn học Việt nam có thể tích hợp vào dạy học Sinh học THPT Văn học Việt nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết. 2.1. Văn học dân gian Văn học dân gian là các sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Cũng có trường hợp người tri thức tham gia sáng tác văn học dân gian, nhưng các sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân. Văn học dân gian có những đặc tính tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống. Page 3 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo… - Thần thoại: là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn học của con người thời cổ đại. - Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây dựng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. - Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử. - Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. - Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người , từ đó nêu lên triết lí nhân sinh quan hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống. - Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. - Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), thường được dùng trong giao tiếp hằng ngày của nhân dân. - Thành ngữ: là một loại cụm từ cố định, có những đặc điểm riêng về mặt cấu tạo và ý nghĩa. Cụ thể, về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chèn xen một yếu tố khác từ ngoài vào. Về mặt nghĩa, cả thành ngữ tập trung biểu thị một sự vật, hiện tượng, một khái niệm. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa chung, nghĩa toàn khối, đồng thời mang tính biểu trưng, tính hình tượng. Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ nghĩa đen của từ ngữ tạo thành, nhưng đã chuyển nghĩa (theo cách ẩn dụ hoặc so sánh...) và có tính chất mới (so với nghĩa của từ ngữ tạo thành, các yếu tố cấu thành). - Câu đố: là bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đó bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống. - Vè: là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự. - Ca dao, dân ca: là hai khái niệm gần gũi, thường đi với nhau, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, trong đó có sự kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của Page 4 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT con người. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, còn ca dao là lời thơ của dân ca (một thể thơ dân gian). - Chèo: là tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội. Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân gian, múa rối, các trò diễn mang tính diễn. 2.2. Văn học viết Văn học viết là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: + Văn học chữ Hán: văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi…), thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, …), văn biễn ngẫu. + Văn học chữ Nôm: thơ (Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu. - Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí), thơ, kịch … 3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp THPT 3.1. Vị trí môn học - Sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. - Đối tượng của Sinh học là thế giới sống. - Nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bản chất các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống với môi trường, phát hiện những quy luật của sinh giới, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của sinh vật. 3.2. Cấu trúc nội dung chương trình môn Sinh học THPT Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học cấp THPT gồm Chương trình Sinh học 10, Chương trình Sinh học 11 và Chương trình Sinh học 12. Chương trình Sinh học 10 đề cập 3 phần: Phần một. Giới thiệu chung về thế giới sống. Phần hai. Sinh học tế bào. Phần ba. Sinh học vi sinh vật. Chương trình Sinh học 11 đề cập tới: Phần bốn. Sinh học cơ thể. Chương trình Sinh học 12 đề cập 3 phần: Phần năm. Di truyền học. Phần sáu. Tiến hóa. Phần bảy. Sinh thái học. Cấu trúc nội dung chương trình được xây dựng theo quan điểm hệ thống và tiến hóa là sợi chỉ hồng để khâu nối các lĩnh vực của Sinh học. II. Cơ sở thực tiễn - Cụ thể nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW, chương trình giáo dục phổ thông mới đã lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội Page 5 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. - Văn học và Sinh học là hai lĩnh vực khoa học khác nhau (Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên) nhưng đều có điểm chung là phản ánh các hiện tượng của tự nhiên và con người, do đó có nhiều nội dung ở hai lĩnh vực liên quan với nhau. - Văn học được học sinh tiếp xúc, tiếp thu không chỉ ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường mà trong mọi hoạt động thực tiễn cuộc sống hằng ngày của gia đình, cộng đồng dân cư, nhà trường và xã hội nên nếu thực hiện phương pháp dạy học tích hợp Văn học ở các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng thì học sinh sẽ cảm thấy không có gì là bỡ ngỡ. Ví dụ: Rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ mà trong giao tiếp hằng ngày, ai cũng ưa sử dụng vì nó vừa quen thuộc, vừa có “trọng lượng” như là một “chân lí”; hay những lời ru ngọt ngào, da diết của mẹ, của bà thắm đượm chất ca dao, chất dân ca... đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi con người đất Việt. - Thực tiễn dạy học Sinh học THPT cho thấy: môn Sinh học là bộ môn vừa có tính lí thuyết cao, vừa có tính thực nghiệm nên học sinh rất khó tiếp thu và cảm thấy khô khan. Văn học vừa có tính bổ ích, vừa có tính hấp dẫn nên giáo viên nếu biết tích hợp Văn học một cách hợp lí sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, khơi gợi được sự hứng thú, say mê học tập bộ môn Sinh học. Đồng thời, qua đó mối quan hệ giữa Văn học và Sinh học cũng được làm rõ và học sinh được hình thành khái niệm mới, chung hơn cho cả Văn học và Sinh học. - Để dạy học tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT đạt hiệu quả cao thì giáo viên không chỉ thành thạo kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Sinh học mà điều kiện cần là phải có một “vốn Văn học” nhất định. Tiếp theo đó, điều kiện đủ là khả năng “nhạy cảm” mới có thể nhận ra mối liên hệ giữa nội dung Văn học với nội dung, bài học Sinh học rồi chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng bài học Sinh học. Thực tiễn khi tìm hiểu giáo án, dự giờ, trao đổi phương pháp dạy học với đồng nhiệp trong và ngoài nhà trường qua nhiều năm cho thấy nhiều giáo viên không chú ý áp dụng dạy học tích hợp Văn học vào nội dung, bài học Sinh học đã chứa đựng yếu tố tích hợp. Có rất nhiều lí do, như: chưa tiếp cận nguồn tư liệu Văn học có khả năng tích hợp, đã tiếp cận nguồn tư liệu Văn học nhưng chưa nhận ra khả năng tích hợp, đã tiếp cận nguồn tư liệu Văn học và nhận ra khả năng tích hợp nhưng cho rằng không cần thiết hay sợ mất thời gian... Một số giáo viên đã áp dụng dạy học tích hợp tục ngữ, thành ngữ và ca dao vào nội dung, bài học Sinh học đã chứa đựng yếu tố tích hợp nhưng phổ tích hợp còn ít, nguồn tư liệu Văn học có thể tích hợp trong một số nội dung chưa tối đa, phương pháp tích hợp đơn điệu nên hiệu quả dạy-học chưa cao. Từ những thực tiễn trên, một lần nữa khẳng định việc tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, khơi gợi ở học sinh sự hứng thú, say mê học tập bộ môn Sinh học, tạo tiền đề cho sự thành công của phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. III. Các giải pháp thực hiện 1. Tích hợp Văn học Việt nam vào các khâu của quá trình dạy học Sinh học THPT Page 6 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 1. 1. Tích hợp Văn học Việt nam vào khâu kiểm tra bài cũ Khâu kiểm tra bài cũ thường được giáo viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá mức độ nắm bắt của học sinh về một số nội dung bài học trước đó và có thể làm cơ sở để đặt vấn đề vào bài mới. - Ví dụ 1. Trước khi tìm hiểu Bài 4: Đột biến gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). Giáo viên có thể kiểm tra nội dung bài học: cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền (Bài 2: Phiên mã và dịch mã) bằng cách yêu cầu học sinh giải thích các câu tục ngữ sau về mặt Sinh học: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” hoặc “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, “ Nòi nào giống nấy”, “ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”… - Ví dụ 2. Trước khi tìm hiểu Bài 4: Đột biến gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). Giáo viên có thể kiểm tra nội dung bài học: cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền (Bài 2: Phiên mã và dịch mã) bằng cách yêu cầu học sinh giải thích 2 câu ca dao (về mặt Sinh học): “Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu”. Sau đó giáo viên lại yêu cầu học sinh giải thích 2 câu ca dao khác (về mặt Sinh học): “Tưởng rằng rồng nở ra rồng Ai ngờ rồng nở ra dòng liu điu”. Từ hai câu ca dao này, giáo viên đặt vấn đề vào Bài 4: Đột biến gen. Câu hỏi ở khâu này, giáo viên thường hỏi ở mức độ thông hiểu. 1. 2. Tích hợp Văn học Việt nam vào khâu mở bài Khâu mở bài, giáo viên có thể sử dụng nội dung Văn học để tạo không khí hứng khởi cho học sinh tiếp nhận nội dung bài học mới hoặc sử dụng nội dung Văn học để nêu vấn đề định hướng cho bài học. - Ví dụ 1. Khi bắt đầu tìm hiểu Bài 17. Hô hấp ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản), giáo viên hào hứng lẩy một đoạn Kiều sau: “Trăm năm trong cõi người ta Ai ai mà chả thở ra, thở vào Trăm năm trong cuộc đời nào Người nào mà chả thở vào, thở ra”. Do đó, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu Bài 17. Hô hấp ở động vật trong giờ học hôm nay. - Ví dụ 2. Khi bắt đầu tìm hiểu Bài 12. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản), giáo viên đọc câu tục ngữ “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” rồi hỏi: Câu hỏi 1. Trong các yếu tố: nước, phân, cần, giống thì những yếu tố nào thuộc yếu tố môi trường bên ngoài? Học sinh. Yếu tố: nước, phân, cần. Câu hỏi 2. Trong các yếu tố: nước, phân, cần, giống thì những yếu tố nào thuộc yếu tố gen hay kiểu gen bên trong? Học sinh. Yếu tố: giống Page 7 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Giáo viên đặt vấn đề: Vậy, mối quan hệ giữa môi trường và gen (hay kiểu gen) như thế nào? Ở khâu này, các câu hỏi dẫn thì giáo viên thường hỏi ở mức độ nhận biết còn câu hỏi nêu vấn đề thì giáo viên thường hỏi ở mức thông hiểu hoặc vận dụng. 1. 3. Tích hợp Văn học Việt nam vào nội dung bài học Tùy theo từng nội dung bài học, tùy theo trình độ của từng học sinh, trình độ của từng nhóm, lớp học sinh mà giáo viên sử dụng câu hỏi có tích hợp nội dung Văn học ở các mức độ khác nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) để phát triển các năng lực cho học sinh. Ví dụ 1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết khi tìm hiểu nội dung: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ( Bài 12. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). - Nêu câu tục ngữ gồm 8 chữ có cả yếu tố kiểu gen và yếu tố môi trường? Học sinh. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Ví dụ 2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu khi tìm hiểu nội dung: sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ( Bài 12. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). - Giải thích câu tục ngữ : “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” theo kiến thức Sinh học. Ví dụ 3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp khi tìm hiểu nội dung: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ( Bài 12. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). - Chứng minh trong thời đại ngày nay thì yếu tố giống phải đặt lên hàng đầu? Ví dụ 4. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao khi tìm hiểu nội dung: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường ( Bài 12. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). - Minh họa sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong công tác giáo dục? 1. 4. Tích hợp Văn học Việt nam vào khâu củng cố Khâu củng cố, giáo viên có thể sử dụng nội dung văn học để khắc sâu một nôi dung quan trọng của bài học hoặc toàn bộ bài học hoặc đồng thời tạo không khí thoải mái, giảm bớt trạng thái căng thẳng và mệt mỏi sau khi tìm hiểu bài học. Ví dụ 1. Trước khi kết thúc Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10-Ban cơ bản), giáo viên có thể đọc một đoạn thơ vui Sinh học: “Trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc mời chào Lúc này, ta gọi nhau là chàng, là thiếp Chàng ở một bên và thiếp ở một bên Có nhiều kiểu xếp hàng chàng chàng-thiếp thiếp Hoặc thiếp chàng-chàng thiếp nhìn nhau Nhìn nhau nữa, nhìn nhau thắm thiết”... Tiếp đó, giáo viên đặt các câu hỏi: - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? - Kì giữa của giảm phân 1 có điểm nào khác so với kì giữa ở nguyên phân? Page 8 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Ví dụ 2. Trước khi kết thúc Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10-Ban cơ bản), giáo viên có thể đọc toàn bộ bài thơ vui Sinh học “Điệu múa của những que thần kì diệu”: Ta là vật thể thần kỳ diệu Tiềm ẩn trong nhân và sẵn phép nhiễm màu Với điệu múa vô cùng yểu điệu Sự sống di truyền vĩnh viễn dài lâu Kì chuẩn bị Ta tháo tung mình ra hết thảy Nên mảnh mai và run rẩy lắm thôi. Tác nhân nào sẽ làm ta đột biến Nên vội vàng nhưng chính xác Ta nhân đôi Đơn thành kép gồm hai Cromatit Vẫn dính nhau và duyên dáng điệu đời Vững tin rồi ta bước vào kì trước Co ngắn mình, ta tìm cặp kết đôi Cặp từng cặp tương đồng xoắn xuýt Tiếp hợp nhau bí mật không lời Trao đổi chéo như trao kỷ vật Như tình nhân trước lúc chia phôi Đẹp hơn nữa và tình hơn nữa Đôi vẫn đôi kì giưa xếp hàng Trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc mời chào Lúc này, ta gọi nhau là chàng, là thiếp Chàng ở một bên và thiếp ở một bên Có nhiều kiểu xếp hàng chàng chàng-thiếp thiếp Hoặc thiếp chàng-chàng thiếp nhìn nhau Nhìn nhau nữa, nhìn nhau thắm thiết Để kỳ sau Ta tạm biệt phân ly Chàng đi về một cực tế bào còn cực kia thì phần thiếp Chàng cùng ai và thiếp cũng cùng ai Cứ như thể ta tự do mà tổ hợp Là nguyên nhân biến dị cho đời Sang kỳ cuối Tế bào chất chia đôi thành hai tế bào con Nhiễm sắc thể (là ta) chỉ còn đơn bội kép Page 9 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT Mãi mãi xa nhau rồi nên lòng đau da diết Vẫn thu mình ta bước tiếp lần hai Kỳ giữa 2 Chỉ một hàng xếp thôi Kỳ sau 2 Tâm động tách làm đôi Kỳ cuối 2 Bốn tế bào con ra đời Bộ nhiễm sắc thể chỉ còn một nữa Thôi vũ điệu giảm phân bất tử diệu kì Tạo bốn tinh trùng-hùng dũng uy nghi Sẽ vung roi di chuyển vào sự sống Hoặc chỉ một noãn cầu và ba thể định hướng Cùng hát ca âm hưởng của tình yêu. Tiếp đó, giáo viên đặt câu hỏi: - Trình bày những hoạt động cơ bản của quá trình giảm phân? 2. Xây dựng hệ thống nội dung Văn học có thể tích hợp vào quá trình dạy học Sinh học THPT Qua thực tiễn giảng dạy, cá nhân tôi đã xây dựng được những nội dung văn học có thể tích hợp được vào quá trình dạy học Sinh học THPT như sau: STT Nội dung văn học có thể tích hợp Nội dung bài học để tích hợp và câu hỏi kiểm tra 1. Thơ vui Sinh học: “Hỏi gen (ADN) có mấy cái nu A, T, G, X bỏ U ra ngoài U buồn, U ở với ai Vậy là U bỏ bạn T ra ngoài AR (ARN) rộng lượng dắt tay U về Vậy là U bỏ bạn T Ai biểu T cứ cà rề với gen” Hoặc: “ T ơi, T có buồn không Buồn thì không có nhưng lòng nhớ A Vậy thì ai nhớ X ta Bỗng G lên tiếng có ta đây rồi A-T món nợ hai đồng Còn G với X ba đồng thiếu dai” Bài 6. Axit nuclêic (Sinh học 10Ban cơ bản). Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Phân biệt ADN và ARN về mặt cấu tạo. Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Liên kết bổ sung. 2. Thơ vui Sinh học: Bài 17. Quang hợp (Sinh học 10Page 10 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT “Anh nhớ em như pha sáng cần ánh sáng Như Canvin cần năng lượng ATP” Ban cơ bản). Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Điều kiện của pha sáng, pha tối trong quang hợp. 3. Thơ vui Sinh học: “Đơn thành kép gồm hai Cromatit Vẫn dính nhau và duyên dáng điệu đời” 4. Thơ vui Sinh học: “ Co ngắn mình, ta tìm cặp kết đôi Cặp từng cặp tương đồng xoắn xuýt Tiếp hợp nhau bí mật không lời Trao đổi chéo như trao kỷ vật Như tình nhân trước lúc chia phôi” Thơ vui Sinh học: “ Trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc mời chào Lúc này, ta gọi nhau là chàng, là thiếp Chàng ở một bên và thiếp ở một bên Có nhiều kiểu xếp hàng chàng chàngthiếp thiếp Hoặc thiếp chàng-chàng thiếp nhìn nhau Nhìn nhau nữa, nhìn nhau thắm thiết” Thơ vui Sinh học: “ Ta tạm biệt phân ly Chàng đi về một cực tế bào còn cực kia thì phần thiếp Chàng cùng ai và thếp cũng cùng ai Cứ như thể ta tự do mà tổ hợp Là nguyên nhân biến dị cho đời” Thơ vui Sinh học: “ Tế bào chất chia đôi thành hai tế bào con Nhiễm sắc thể (là ta) chỉ còn đơn bội kép Mãi mãi xa nhau rồi nên lòng đau da diết Vẫn thu mình ta bước tiếp lần hai” Thơ vui Sinh học: “ Bốn tế bào con ra đời Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân (Sinh học 10-Ban cơ bản). Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10Ban cơ bản). - Hai câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của chu kì tế bào hay giảm phân? Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10Ban cơ bản). - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? 5. 6. 7. 8. Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10Ban cơ bản). - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? - Kì giữa của giảm phân 1 có điểm nào khác so với kì giữa ở nguyên phân? Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10Ban cơ bản). - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? - Điểm khác biệt giữa kì sau giảm phân 1 với kì sau nguyên phân? Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10Ban cơ bản). - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? Bài 19. Giảm phân (Sinh học 10ban cơ bản). Page 11 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 9. 10. 11. 12. 13. Bộ nhiễm sắc thể chỉ còn một nữa Thôi vũ điệu giảm phân bất tử diệu kì Tạo bốn tinh trùng-hùng dũng uy nghi Sẽ vung roi di chuyển vào sự sống Hoặc chỉ một noãn cầu và ba thể định hướng Cùng hát ca âm hưởng của tình yêu” Thành ngữ: “Ăn chín uống sôi” - Các câu thơ trên phản ánh thời điểm nào của giảm phân? - Phân biệt kết quả của nguyên phân và giảm phân? Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (Sinh học 10-ban cơ bản). Từ nội dung II.1, hãy giải thích: Tại sao phải “Ăn chín uống sôi”? Tục ngữ: Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” miễn dịch (Sinh học 10-ban cơ hay bản). “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” Tại sao khi cơ thể mất sự miễn dịch (vắng chủ nhà) thì các bệnh cơ hội lại “mọc đuôi tôm”? Thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối lúa” khoáng ở rễ (Sinh học 11-Ban cơ Ca dao: bản). “Muốn cho lúa nảy bông to, Từ nội dung III, hãy giải thích: Tại Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều”... sao “cày sâu” lại “tốt lúa”? Tại sao “cày sâu bừa kĩ” thì “lúa nảy bông to”? Tục ngữ: Bài 3. Thoát hơi nước (Sinh học “Phân tro không bằng no nước” 11-Ban cơ bản). “ Không nước, không phân, chuyên cần Nội dung IV. Cân bằng nước và vô ích” tưới tiêu hợp lí cho cây trồng, hãy “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” giải thích câu tục ngữ trên về mặt Sinh học? Tục ngữ: Bài 4. Vai trò của các nguyên tố “ Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” khoáng (Sinh học 11-Ban cơ bản). “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” (Sinh học 11). Ca dao: Từ nội dung: “Muốn cho lúa nảy bông to, + III.2. Phân bón cho cây trồng Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều”... (Bài 4) V. Phân bón và năng suất cây trồng và môi trường (Bài 6), hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao trên về mặt Sinh học? Page 12 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 14. Thơ vui Sinh học: “Anh mãi nhớ Stroma, nơi ta hò hẹn Buổi ban đầu e thẹn khó nói nên câu Chính nơi ấy hện ước Rubisco làm chứng Nguyên yêu em cho đến hết chu trình” 15. Truyện cổ tích: “Người nông dân và con quỷ” - Lần thứ nhất, người nông dân trồng cải củ. Quỷ lấy ngọn, người nông dân lấy gốc. - Lần thứ hai, người nông dân trồng lúa. Quỷ lấy gốc, người nông dân lấy ngọn. - Lần thứ ba, người nông dân trồng ngô. Quỷ lấy cả gốc lẫn ngon, người nông dân lấy thân. Thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu,...” “ Có thực mới vực được đạo” Tục ngữ: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” Ca dao: “Con gà tục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn: mua hành cho tôi! Con chó khóc đứng, khóc ngồi: Bà ơi! Đi chợ mua tôi đồng riềng” 16. 17. Lẩy Kiểu: “Trăm năm trong cõi người ta Tại sao “phân tro cho nhiều” thì “lúa nảy bông to”? Bài 9. Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM (Sinh học 11-Ban cơ bản). Nội dung I.2. Pha tối, đoạn thơ trên diễn tả quá trình quang hợp đang diễn ra ở pha nào? Nhân vật “Anh”, “Em” đây là những yếu tố nào của pha tối? Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối? Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng, tại sao cả ba lần đặt cược với quỷ, người nông dân đều chiến thắng? (Người nông dân đã khôn ngoan hiểu rõ về Năng suất kinh tế của từng loại cây trồng). Bài 15; 16. Tiêu hóa ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung IV. (Bài 15), V.1. (Bài 16), hãy giải thích ý nghĩa Sinh học của các câu thành ngữ, tục ngữ trên? - Tại sao “Nhai kĩ” lại “no lâu”? - Ăn như thế nào được gọi là “khéo ăn? Tại sao “Khéo ăn thì no”? - Tại sao “Trời mát chóng đói”? - Bài ca dao trên phản ánh văn hóa ẩm thực của con người. Hãy cho biết con người thuộc động vật ăn thịt hay động vật ăn thực vật hay động vật ăn tạp? - Đọc một bài ca dao chứng minh con người thuộc động vật ăn tạp. Bài 17. Hô hấp ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Page 13 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 18. 19. Ai ai mà chả thở ra, thở vào Trăm năm trong cuộc đời nào Người nào mà chả thở vào, thở ra” Thành ngữ: “Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi” Ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Tục ngữ: “Nắng tháng ba, chó gà thè lưỡi” “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” Chuyện cười: “Trạng Quỳnh trộm mèo” 20. Ca dao: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Hoặc: “Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở mới đưa vợ về” Tục ngữ: “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” 21. Tục ngữ: “Tôm chạng vạng, cá rạng đông” 22. Tục ngữ: “Đất có thổ công, sông có hà bá” Thành ngữ: “Ao có bờ sông có bến” “Nước sông không phạm nước giếng” Thơ: - Lẩy đoạn Kiều trên để mở bài. - Từ nội dung III.4, Hãy giải thích câu thành ngữ? (Cóc bôi vôi ở da ở da thì gây ra hậu quả gì khi hô hấp ở dưới nước? Bài 20. Cân bằng nội môi (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung I. (Bài 20), hãy giải thích 2 câu ca dao; câu tục ngữ bằng kiến thức Sinh học? Bài 27. Cảm ứng ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Bài 31. Tập tính của động vật(Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung 3.b. (Bài 27), II, III (Bài 31), Trạng Quỳnh tập cho mèo ăn là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao? Bài 31. Tập tính của động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung II.1,2, hãy cho biết tập tính của chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được ? Từ nội dung II.1,2, hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao phản ánh tập tính bẩm sinh hay tập tính học được của động vật, con người? Bài 32. Tập tính của động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung V, hãy cho biết câu tục ngữ trên phản ánh loại tập tính nào? (Tập tính kiếm ăn) Bài 32. Tập tính của động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Từ nội dung V.2, hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, câu thơ nói về tập tính bảo vệ lãnh thổ. Page 14 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 23. 24. 25. 26. 27. 28. “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư” Tục ngữ: Bài 32. Tập tính của động vật “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng (Sinh học 11-Ban cơ bản). năm” Từ nội dung V, hãy cho biết câu tục ngữ trên phản ánh loại tập tính nào? (Tập tính sinh sản) Tục ngữ: Bài 32. Tập tính của động vật “Hổ dữ không ăn thịt con” (Sinh học 11-Ban cơ bản). - Từ nội dung V, hãy cho biết câu tục ngữ trên phản ánh loại tập tính nào? (Tập tính vị tha) - Liên hệ với một số hiện tượng thực tế gần đây. Tục ngữ: Bài 32. Tập tính của động vật “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng; (Sinh học 11-Ban cơ bản). Ngày tháng mười, chưa cười đã tối” Liên hệ khi kiểm ta nội dung: Ca dao: quang chu kì. “Buồn về một nỗi tháng năm Chửa đặt mình nằm, gà gáy chim kêu...” Tục ngữ: “Cơm quanh rá, mạ quanh bờ” Bài 35. Hoocmôn thực vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Liên hệ khi kiểm ta nội dung: Vai trò của hoocmôn gibêrelin, auxin, êtilen. - Giải thích tại sao những cây lúa (lúa mùa) ở ven bờ bao giờ cũng tốt hơn những cây lúa giữa ruộng? Truyện cổ tích: Rắn già rắn lột Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở Thành ngữ: động vật (Sinh học 11-Ban cơ “Rắn già rắn lột. Người già người tuột vô bản). săng”. Từ nội dung II, III, tìm những câu Câu đố: thành ngữ, câu đố, truyện phản “Con gì sáng đi 4 chân, trưa đi 2 chân, ánh sự phát triển không qua biến chiều đi 3 chân” thái hay qua biến thái của động vật và con người? Truyện ngụ ngôn (thơ): Truyện trê, cóc Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở Thành ngữ: “Đứt đuôi con nòng nọc” động vật (Sinh học 11-Ban cơ Thơ Hồ Xuân Hương: “Khóc Tổng Cóc” bản). ... Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé đến sinh trưởng và phát triển ở Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. động vật (Sinh học 11). Page 15 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 29. Truyện: - Một lão trọc phú ở trong một dinh thự rất lớn nhưng không có bất cứ một chiếc cửa sổ nào. Lão ốm yếu và bị bệnh nên đã tìm rất nhiều thầy thuốc chữa trị nhưng không khỏi. - Một cậu bé đã tìm đến, nhận chữa bệnh cho lão trọc phú và đã thành công... 30. Ca dao: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” 31. Ca dao chế: “ Ta về ta … cắm da ta Dù sâu, dù cạn da nhà, đã quen” Câu hỏi và bài tập (Bài 37): Phát triển của ếch (H37.5) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao? - Tìm những câu thành ngữ, truyện, thơ phản ánh sự phát triển qua biến thái của ếch? Từ nội dung I.1 (Bài 38), nguyên nhân nào làm cho nòng nọc đứt đuôi biến thành ếch? Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Bài tập tình huống: Truyện - Câu bé đã chữa trị cho lão trọc phú như thế nào mà đã thành công? Đáp án: cậu bé đã khuyên lão trọc phú trổ rất nhiều cửa sổ cho dinh thự để ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. - Nêu vai trò của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật? Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép (Sinh học 11-Ban cơ bản). - Trồng khoai bằng dây, trồng cây bằng quả (hạt) thuộc hình thức sinh sản nào ở thực vật? - Trồng khoai bằng dây thuộc loại nhân giống vô tính nào? Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật (Sinh học 11-Ban cơ bản). Liên hệ khi kiểm ta nội dung: Nuôi mô sống (Nội dung Nhân bản vô tính được Page 16 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT tích hợp như nội dung Nhân bản vô tính động vật ở Sinh học 12) 32. Tục ngữ: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” “Đông con hơn đông của” Ca dao: “Lấy chồng từ thuở mười ba Đến nay mười tám em đà năm con” 33. Thơ vui Sinh học: Bài 1. Gen, mã di truyền và quá “Anh yêu em mà chả dám exon trình nhân đôi ADN (Sinh học 12Em thường hay intron làm lòng anh bối Ban cơ bản rối” Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mảnh. Thơ vui Sinh học: Bài 1. Gen, mã di truyền và quá Nghe hoài cái mã di truyền trình nhân đôi ADN (Sinh học 12AU hợp sức hội thuyền với G Ban cơ bản Ba người vui vẻ hả hê Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Đặt tên cho nhóm Metỳonin Nêu tên mã mở đầu và axit amin mở đầu của sinh vật nhân thực. Thơ vui Sinh học: Bài 1. Gen, mã di truyền và quá “ Một U đã đủ đói meo trình nhân đôi ADN (Sinh học 12Tham chi cho lắm muốn đèo cặp A Ban cơ bản Vậy mà còn thói la cà Liên hệ khi kiểm tra nội dung: UA chưa đã lại cà với G -Viết các mã kết thúc? Lại thêm cái cặp UG - Trình bày chức năng của các mã Kết bè A nổ làm nghề tổ tôm” kết thúc? Hoặc: “ Hạnh phúc chúng mình trọn đời bền vững. Chẳng khi nào thấy mã UAA” Thơ vui Sinh học: Bài 2. Phiên mã và dịch mã (Sinh “ Trái tim em đã khóa bằng mã codon học 12-Ban cơ bản). Anh phải làm gì để có được anti-codon” Liên hệ khi kiểm tra nội dung: 34. 35. 36. Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người (Sinh học 11-Ban cơ bản). - Trong câu ca dao trên thì nhân vật “em” đã vi phạm những luật nào của nhà nước ta hiện nay? Nhân vật “em” có mấy lỗi sinh đẻ không có kế hoạch? (Nhiều, dày, sớm). Từ nội dung II.1, hãy giả thích các câu ca dao, tục ngữ trên và bày tỏ quan điểm, thái độ của mình với chính sách sinh đẻ có kế hoạch của nhà nước? Page 17 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 37. 38. 39. 40. 41. 42. Trình bày chức năng của các loại ARN? Thơ vui Sinh học: Bài 2. Phiên mã và dịch mã (Sinh “AD (ADN) học luật tốt hè học 12-Ban cơ bản). Sinh đôi hai đứa đủ bề thì thôi Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Tốt hơn sinh một cho rồi Phân biệt kết quả của nhân đôi Tôi đây phiên mã làm rồi còn chi” ADN và phiên mã Thơ vui Sinh học: Bài 2. Phiên mã và dịch mã (Sinh “ Một chiều dạo mát bằng xe t-ARN học 12-Ban cơ bản). Anh vô tình tìm ra bộ ba mã hóa Từ nội dung II.2, hãy cho biết Em mỉm cười giữa muôn ngàn mã khóa đoạn thơ trên phản ánh bước nào AUG đây rồi, anh sẽ gắn vào ngay” trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit? Tục ngữ: “Con nhà tông không giống Bài 2. Phiên mã và dịch mã (Sinh lông cũng giống cánh” hoặc “Giỏ nhà ai, học 12-Ban cơ bản). quai nhà nấy”, “ Nòi nào giống nấy”, “ Từ nội dung: Cơ chế phân tử của Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”… hiện tượng di truyền, hãy giải Ca dao: thích các câu tục ngữ, ca dao trên “Trứng rồng lại nở ra rồng về mặt Sinh học? Liu điu lại nở ra dòng liu điu”. Hoặc “Con nào chẳng giống mẹ, cha Cháu nào mà chả giống bà, giống ông”. Thơ vui Sinh học: Bài 3. Điều hòa hoạt động gen Operon lac là gì (Sinh học 12-Ban cơ bản) Ba vùng có đủ: P-O và G Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Nêu câu trúc của Operon Lac? Ca dao: Bài 4: Đột biến gen (Sinh học 12“Tưởng rằng rồng nở ra rồng ban cơ bản). Ai ngờ rồng nở ra dòng liu điu”. Từ nội dung III.1, hãy giải hãy giải thích các câu ca dao trên về mặt Sinh học? Thơ vui Sinh học: Bài 5. Đột biến cấu trúc NST “Con người có tổ có tông (Sinh học 12-Ban cơ bản). Có nhiễm sắc thể tổ tông, ông bà Liên hệ khi kiểm tra nội dung: - Nếu không gìn, giữ mất dần Nêu hệ quả của các dạng đột biến Gen cũng muốn nấp, có cần tới ai cấu trúc NST? - Lặp đi lặp lại lầm bầm Chắc gen bị bệnh cà lăm thôi rồi - Lại còn đảo tới đảo lui Tuy gen không mất nhưng đời cũng tiêu - Sự đời sao cứ hẩm hiu Page 18 Tích hợp Văn học Việt nam vào dạy học Sinh học THPT 43. Chuyển đi chuyển đến rối bời đời gen” Tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” Ca dao: “Tưởng rằng rồng nở ra rồng Ai ngờ rồng nở ra dòng liu điu”. 44. Tục ngữ: “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Thành ngữ: “ Góp gió thành bão” “ Tích tiểu thành đại” “ Siêng nhặt chặt bị” 45. Thơ vui Sinh học: 46. (1) “ Anh ơi Y, X là gì Sinh trai hay gái có gì khác nhau Thân anh Y, X đủ đầy Còn em chỉ X một bầy mà thôi Thương em anh tặng X này Sẽ là con gái rõ bày hiểu chưa Nếu mà em thích chữ Y Con trai sẽ có lo gì hả em” (2) “ Bao giờ tốt nghiệp phổ thông Thầy X phân phối một ông một bà” (Thầy X: giáo viên chủ nhiệm lớp) (3) “Có cha có mẹ đủ đầy Nhưng con chỉ giống hình hài mẹ thôi” Tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa” “Cố công không bằng giống tốt” “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” “Dị bất biến, ứng vạn biến” Thành ngữ: “Gió chiều nào che chiều nấy” “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ca dao: Bài 8. Quy luật Menđen: quy luật phân li (Sinh học 12-Ban cơ bản). Viết sơ đồ lai từ P → F2 của thí nghiệm Menđen? Chứng minh những nhận định trong câu tục ngữ, ca dao trên là đúng hay sai. Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ phản ánh bản chất khái niệm tác động cộng gộp? Bài 12. Di truyền liên kết vơi giới tính và di truyền ngoài nhân (Sinh học 12-Ban cơ bản). (1), (2)-Liên hệ khi kiểm tra nội dung: - Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể. (3)- Liên hệ khi kiểm tra nội dung: Di truyền ngoài nhân. Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Sinh học 12-Ban cơ bản). - Sử dụng câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để mở bài. - Sử dụng các câu tục ngữ: “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, “Cố công không bằng giống tốt” hoặc câu ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để liên hệ vai trò của kiểu gen. Page 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan