Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình...

Tài liệu Skkn tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 12

.DOC
29
1074
115

Mô tả:

TÍCH HỢP VĂN HỌC SỬ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của Giáo dục Dạy học theo định hướng nội dung là quan điểm và cách dạy một thời, không còn phù hợp vì không đáp ứng được những nhu cầu mới của người học, yêu cầu mới của cuộc sống và thời đại. Thực tiễn đặt ra phải đổi mới, dạy học theo hướng hình thành năng lực cho học sinh. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những cách đáp ứng yêu cầu và nhu cầu đó, chuẩn bị cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa thời gian tới. 2. Xuất phát từ thực tế chương trình 1.1. Chương trình Ngữ Văn 12, bên cạnh các văn bản, các đơn vị kiến thức Tiếng Việt, Làm văn còn có các bài Văn học sử: - Văn học sử về một giai đoạn VH: Khái quát VHVN từ CM tháng 8 đến hết thế kỉ XX - Văn học sử về một tác gia văn học: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân. 1.2. Một trong những nội dung thuộc tinh thần đổi mới của chương trình là: chú ý dạy học theo hướng tích hợp (ngang và dọc). Ví dụ: Phần hướng dẫn học bài KQVHVN chương trình Nâng Cao tích hợp kiến thức VHS và văn bản THCS như sau: Hãy phân tích những đặc điểm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VHVN 1945 – 1975 qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong chương trình Ngữ Văn 9. 1 Vậy, tinh thần tích hợp và dạy tích hợp vừa là một yêu cầu, vừa là một cách khơi gợi hứng thú cho HS khi được hiểu sâu vấn đề để thấy mình lớn lên như thế nào qua từng bài học và cấp học. 3. Xuất phát từ thực tế học sinh HS bậc THPT còn hạn chế về tư duy hệ thống, cách học còn thụ động. Học văn bản, HS thường không có ý thức gắn với kiến thức tác gia, kiến thức chung về một xu hướng văn học, một thời đại văn học, bứt lìa bộ phận ra khỏi toàn thể. Thực tế này dẫn đến hiện trạng là các đơn vị kiến thức được các em tiếp nhận rời rạc, vụn vặt. Học bài nào biết bài đó, dẫn đến việc quá tải về kiến thức, ngợp trong biển chữ nghĩa, không tránh khỏi nản mỏi khi học Văn. Việc học như thế tất sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm tra, thi cử. Cho nên, khi đề ra về các vấn đề liên quan đến VHS, tức là các vấn đề có tính chất khái quát, HS không tránh khỏi lúng túng vì không biết gốc rễ vấn đề. 4. Xuất phát từ thực tế thi cử Các đề thi, đề kiểm tra các cấp đều có những phần kiến thức, kĩ năng mà muốn giải quyết thấu đáo cần phải có sự tích hợp giữa văn bản với VHS. Ví dụ: - Bức tượng đài về người lính mang vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn trong Tây Tiến (Quang Dũng) - Khuynh hướng sử thi trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). - Tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc (Tố Hữu) - Chất trữ tình chính luận trong Đất nước (NKĐ) - Điều gì khiến Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi vượt ra khỏi hạn chế chung của văn chương một thời lãng mạn? - Các đề so sánh: 2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 hình tượng trong cùng một tác phẩm hoặc 2 tác phẩm (cùng giai đoạn, khác giai đoạn). II. THỰC TRẠNG (TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN) 2 Trong quá trình dạy, người dạy chưa thực sự chú ý mối liên hệ giữa tác phẩm và tác giả, giữa tác phẩm và một giai đoạn văn học. Thực trạng đó dẫn đến các vấn đề sau: - Dạy tác phẩm mà không thấy tác giả (đặc biệt các tác giả lớn, phong cách nghệ thuật độc đáo). Trong khi đó, đối với văn chương, một trong những vấn đề bản chất là sự sáng tạo, một trong những vấn đề sinh tử là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, nên, cố nhiên, một trong những cái đích của giờ dạy đọc hiểu văn bản là sao cho HS thấy được tiếng nói riêng, đóng góp riêng, sáng tạo riêng, sức hấp dẫn riêng của tác giả ấy khi viết về một đề tài đã quen, một hình tượng đã cũ. - Dạy tác phẩm nào biết tác phẩm đó, thấy cây mà không thấy rừng. Đó là sự thiếu vắng tư duy khoa học, tư duy hệ thống. Trong khi đó, vạn vật trong vũ trụ này đều là một thể thống nhất, giữa các môn học đều có liên quan thì cố nhiên, giữa các đơn vị kiến thức trong một bộ môn không thể đứng riêng lẻ, tách rời. Dạy tác phẩm nào biết tác phẩm đó khiến chính người dạy cũng thấy ngợp (bởi kiến thức như đại dương, biết bao nhiêu cho đủ) và mệt mỏi. Hậu quả là, dạy ca dao mà không thấy dân gian, không khác thơ trữ tình hiện đại; dạy thơ trung đại mà không thấy chất cổ điển, không khác thơ mới 1930 – 1945. Khi đã không đặt được tác phẩm vào cái chung thì đương nhiên cũng rất khó thấy được khám phá riêng của từng tác giả. Sức hấp dẫn của văn chương bị ảnh hưởng, tư duy khoa học mờ nhạt, hiệu quả khó cao. - Tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, người dạy chúng ta hoặc chưa ý thức được sự cần thiết của vấn đề; hoặc có ý thức song chưa thành một hệ thống. Bài viết của chúng tôi với cố gắng hệ thống thành một số vấn đề cơ bản, có ý nghĩa như một chìa khóa nhỏ mở cánh cửa vào tác phẩm, góp 3 phần rèn luyện tư duy và kĩ năng cho HS, hi vọng sẽ phần nào khắc phục được những tồn tại nêu trên. III. GIẢI PHÁP 1. Giải pháp chung 1.1. Luôn có lưu ý HS nắm vững các bài VHS bằng cách: - Yêu cầu HS lập bản đồ tư duy hoặc lập bảng hệ thống các đơn vị kiến thức cơ bản. - Tăng cường kiểm tra lại các kiến thức VHS khi cần thiết phải sử dụng đến. - Hình thành ở HS ý thức gắn các đơn vị bài học cụ thể với các bài khái quát, gắn các đơn vị bộ phận với tổng thể. 1.2. Bản thân người dạy phải có tư duy hệ thống, có ý thức tích hợp các đơn vị kiến thức văn bản với các vấn đề VHS để giúp người học hiểu sâu sắc, chắc chắn, khoa học các bài học. 2. Giải pháp cụ thể 2.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp 2.1.1. Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. 4 Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 2.1.2. Ý nghĩa của dạy học tích hợp Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí… Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học ở các cấp học. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một 5 vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình dạy học các môn học. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam và bước đầu thể hiện một phần trong chương trình và SGK các môn học và được hiểu là “phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau” (Nguyễn Cảnh Toàn). 2.2. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 2.2.1. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản Hoàn cảnh là một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến việc chọn đề tài, khơi gợi cảm hứng của người nghệ sĩ. Tìm hiểu hoàn cảnh là một trong những chìa khóa quan trọng hàng đầu mà người dạy phải ý thức để giúp HS có cơ hội hiểu thêm văn bản. Tích hợp VHS khi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời là một trong những chìa khóa quan trọng đó. Chúng tôi tạm hệ thống như sau: *Tích hợp văn học sử về tác giả, tìm hiểu hoàn cảnh, góp phần khắc sâu phong cách nghệ thuật tác giả đó. Ví dụ 6 - Hoàn cảnh ra đời Việt Bắc của Tố Hữu (Tháng 7/1954, hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại trên miền Bắc. Một giai đoạn mới của cách mạng, một trang sử mới của dân tộc được mở ra. Tháng 10/1954, cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ chiến khu về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc) chỉ cho HS thấy ngay một nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: thơ trữ tình chính trị - mọi sự kiện của đời sống chính trị đều trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự; - Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là kết quả viên mãn của hành trình đi tìm chất vàng mười của thiên nhiên và tâm hồn Tây Bắc, có thể cho HS thấy ngay phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; *Tích hợp VHS về một giai đoạn văn học, tìm hiểu hoàn cảnh để thấy được nét chung chi phối tất cả các tác phẩm ra đời cùng giai đoạn, cũng là cơ sở để phân biệt với các giai đoạn khác Ví dụ Hoàn cảnh ra đời các tác phẩm sau 1975 (Đò Lèn – Nguyễn Duy; Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo; Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội – Nguyễn Khải; Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) phải đặt nó vào các vấn đề của VH thời kì này, đó là sự đổi mới mạnh mẽ trên tinh thần dân chủ ở các phương diện: đề tài, cảm hứng, nhận thức về hiện thực, quan niệm về con người ... *Tích hợp VHS, tìm hiểu hoàn cảnh lại có thể tìm ra nét riêng, độc đáo của văn bản đó. Ví dụ Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ra đời năm 1967, kết quả chuyến đi thực tế ở Diêm Điền. Năm 1967 là thời điểm Xuân Quỳnh còn trẻ nên dễ hiểu Sóng là tiếng nói của tâm hồn người con gái trẻ tuổi trẻ lòng. Năm 1967 7 cũng là thời điểm cả dân tộc trong những tháng ngày đánh Mĩ. Văn học chống Mỹ nói riêng và thơ ca kháng chiến nói chung, nếu có nói về tình yêu đôi lứa cũng chỉ để tô đậm thêm tình cảm chính trị, trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng. Đó là đặc điểm của nền văn học mang khuynh hướng sử thi. Sóng với tư cách là bài thơ tình yêu thuần túy, lập tức trở thành bông hoa lạ của vườn thơ kháng chiến, báo hiệu sự ra đời của cái tôi cá nhân cá thể trong VH sau 1975. 2.2.2. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu đối tượng phản ánh trong văn bản Đối tượng phản ánh trong văn bản có thể coi như một phương thức nghệ thuật (đối với văn bản nghệ thuật); như nội dung nghị luận (đối với văn bản nghị luận) nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, mục đích của người viết. Đối tượng phản ánh có thể là sản phẩm của hứng thú thẩm mỹ; có thể do yêu cầu nhiệm vụ; có thể do mục đích riêng nào đó. Tìm hiểu đối tượng phản ánh nếu chỉ chú ý hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nó là gì, e rằng chưa đủ. Theo chúng tôi, cần hướng dẫn HS trả lời được câu hỏi tại sao lại là nó mà không phải là đối tượng nào khác? Trả lời câu hỏi thứ nhất, ta chỉ cần bám sát đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại. Còn trả lời câu hỏi thứ hai, cần tích hợp với kiến thức văn học sử. Ví dụ - Phân tích hình tượng con sông Đà, cần cho HS hiểu Nguyễn Tuân chọn sông Đà với tính cách độc đáo: hùng vĩ đến hung bạo, thơ mộng đến trữ tình là do phong cách nghệ thuật của ông: không ưa những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, là nhà văn của những tính cách phi thường, những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, thác, ghềnh. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà, cần thiết phải cho HS thấy, người lao động mới của Nguyễn Tuân không giống người lao động mới lạc quan, mạnh mẽ giữa biển khơi như ngư dân trong Đoàn thuyền đánh 8 cá của Huy Cận, bởi Nguyễn Tuân luôn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. - Phân tích nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn học dân tộc của Phạm Văn Đồng, không chỉ trả lời câu hỏi nội dung thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là gì mà còn hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao Phạm Văn Đồng lại chọn Nguyễn Đình Chiểu mà không phải là Nguyễn Khuyến, Tú Xương, dù họ đều là những đại biểu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Rõ ràng, phải quay về những vấn đề văn học sử mà giúp HS lý giải. Đó là do bài viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu; do Nguyễn Đình Chiểu là người Nam Bộ; do thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đấu tranh trực diện kẻ thù, có sức mạnh cổ vũ nhân dân đứng lên chống Pháp; do bài viết hướng tới cổ vũ động viên nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc cứu nước; do nền VHCM gắn với sự nghiệp CM nên những con người phải là con người lịch sử, của sự nghiệp đấu tranh ở mũi nhọn tiên phong; do VH được xác định là vũ khí tinh thần nên phải mượn thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu mà cổ vũ tinh thần yêu nước chống giặc của nhân dân. Lý giải được điều này, chúng ta cũng đồng thời giúp HS hiểu được ý nghĩa của trình tự sắp xếp luận điểm trong bài viết (thơ văn yêu nước ra đời sau nhưng được đẩy lên nói trước và Lục Vân Tiên ra đời trước lại đẩy xuống nói sau). - Phân tích nhân vật cô Hiền (Một người Hà Nội), cần cho HS hiểu được vì sao Nguyễn Khải chọn nv cô Hiền – một người HN, chứ không phải người HN chung chung vì VH sau 1975 quan tâm đến con người cá nhân, đến các đề tài vĩnh hằng của đời sống (cái đẹp, văn hóa). 2.2.3. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tư tưởng văn bản 9 Nội dung tư tưởng của văn bản là phần quan trọng mà người dạy cần hướng dẫn và người học cần lĩnh hội. Tuy nhiên, hiệu quả của cả việc dạy của GV và việc học của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận nội dung đó. Tách rời văn bản ra khỏi các vấn đề văn học sử, vô hình trung, chúng ta đã tách bộ phận ra khỏi toàn thể, như đã nói trong phần thực trạng ở trên. Do đó, bài giảng sẽ dễ rơi vào hai cực: hoặc sơ khoáng, hoặc tỉ mỉ, chi tiết. Sơ khoáng dẫn đến sự hời hợt và thói quen lười suy nghĩ; tỉ mỉ chi tiết mà không thấy khái quát dẫn đến nặng nề và quá tải. Chú ý tích hợp với VHS, ta sẽ khắc phục được một cách đáng kể những tồn tại nêu trên. Ví dụ - Khi phân tích các văn bản Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; Vợ nhặt của Kim Lân; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, cần thiết phải cho HS thấy được: có một cảm hứng chung làm nên giá trị nhân đạo mới mẻ của VHCM đó là các nhà văn không chỉ cảm thông thương xót thân phận con người, lên án thế lực bạo tàn chà đạp con người mà còn đặt niềm tin vào con người. Họ còn nhìn con người không chỉ như những nạn nhân đau khổ mà còn có cơ hội và khả năng trở thành chủ nhân vững vàng trong cuộc sống. Đó cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa VH trước và sau CM. Cụ thể: + Tô Hoài trong Vợ chồng A Phủ tin vào khả năng tự giải phóng để đến với CM của người lao động miền núi. + Kim Lân trong Vợ nhặt tin vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai đối với những con người giàu khát vọng sống. + Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình tin vào sự tiếp nối và trưởng thành không ngừng của các thế hệ CM. Lý giải thế nào về điều này nếu không tích hợp với VHS?: đó là do tư cách nhà văn chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng; do sứ mệnh của 10 nền VH mới với sức mạnh động viên, cổ vũ con người; là đặc điểm của nền văn học CM – nền văn học hướng về đại chúng với chủ đề nổi bật: sự đổi đời của nhân dân, sự phục sinh về tinh thần nhờ CM; đó còn là cảm hứng lãng mạn CM được viết bằng phương pháp sáng tác mới: pp sáng tác hiện thực XHCN... - Khi phân tích các văn bản sau 1975 như Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội của Nguyễn Khải; Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ; Đò Lèn của Nguyễn Duy, cũng cần hệ thống cho HS thấy có một cảm hứng mới trong VH sau 1975: cảm hứng nhận thức lại hiện thực, nhận thức mới về con người. Cụ thể: + Nguyễn Duy trong Đò Lèn nhận thức lại về con người ngây thơ, ảo tưởng một thời. + Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội nhận thức mới về con người: không thể nhìn con người bằng cái nhìn định kiến giai cấp mà phải nhìn ở chiều sâu văn hóa. + Nguyễn Minh Châu nhận thức về hiện thực cuộc đời đa sự, con người đa đoan nên cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều... + Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thể hiện cảm hứng giải thiêng, cảm hứng nhận thức lại về con người bản năng, trần thế Lý giải những điều này, cần hướng dẫn HS tìm hiểu VHS sau 1975: do đời sống chuyển sang hòa bình, do nhu cầu của bạn đọc, do yêu cầu về đổi mới (đổi mới là nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, như tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – 1986) cũng như nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ nên VH có sự vận động đổi mới trên tinh thần dân chủ nhân văn: nhận thức mới hiện thực (hiện thực phong phú phức tạp: màu đen và màu đỏ, ánh sáng và bóng tối đan xen – Nguyễn Khải); quan niệm mới về con người (con người là sinh thể phong phú, phức tạp) như một cách đối thoại lại quan niệm về hiện thực cũng như nhận thức về con người có phần xuôi chiều, dễ dãi ở giai đoạn 11 VH trước. Lý giải như thế, HS vừa thấy được một cách khái quát, hệ thống các vấn đề của giai đoạn này vừa thấy sự khác biệt với các tác phẩm ở giai đoạn trước, hiểu được sự khác nhau giữa VH trước và sau 1975. 2.2.4. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu hình thức nghệ thuật Hình thức nghệ thuật của mỗi văn bản là cách thể hiện nội dung kết tinh sức sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm là một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức (Lê – ô – nít Lê – ô – nôp). Tuy vậy, văn học luôn tồn tại như một quá trình, theo những quy luật đặc trưng. Một trong những quy luật đó là quy luật tiếp nhận sự tác động của đời sống lịch sử. Cho nên, mới có câu Thời đại nào, văn học ấy. Và, mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài). Tích hợp VHS, ta không chỉ giúp HS thấy nội dung tác giả, nội dung thời đại mà còn hiểu được nghệ thuật mang nét riêng của mỗi tác gia, mỗi thời đại văn học. - Tìm hiểu thể thơ tự do, bút pháp siêu thực tượng trưng trong bài Đàn ghita của Lorca, người dạy giúp người học thấy một đặc điểm thơ và nhà thơ Thanh Thảo: thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới thơ ca sau 1975 nên Thanh Thảo muốn thơ ca phải có cách biểu đạt mới mẻ (câu thơ tự do với nhịp điệu bất thường, mở đường cho cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xây dựng những thi ảnh mới mang đến nguồn mĩ cảm mới mẻ cho thơ hiện đại). Qua đó, cũng thấy được sự vận động của thơ Việt sau 1975. - Tìm hiểu kết cấu đối đáp, lối xưng hô mình - ta trong Việt Bắc, đối thoại tâm tình, chất liệu dân gian trong Đất nước đều xuất phát từ đặc điểm cũng như sứ mệnh của văn học mới: nền văn học hướng về đại chúng nên VH phải tìm về những hình thức nghệ thuật quen thuộc của nhân dân trong kho tàng văn học truyền thống; sứ mệnh động viên, cổ vũ quần chúng CM nên phải có cách nói mềm mại để chính trị mà không khô khan, dễ lay thức lòng người. 12 - Tìm hiểu ngôn ngữ hào hùng, tráng lệ; giọng điệu mang chất tráng ca của văn học CM đều do đặc điểm của cả nền VH mang khuynh hướng sử thi. - Tìm hiểu hình ảnh khỏe khoắn, tươi mới, trẻ trung và luôn vận động theo hướng tích cực, hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai trong văn học kháng chiến đều do cảm hứng lãng mạn cách mạng; đều được nhìn bằng nhãn quan của nhà văn chiến sĩ ... Trên đây là kết quả một số khảo sát và định hướng của chúng tôi trong việc tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12. Những kết quả này chúng tôi sẽ dùng làm cơ sở để tiến hành đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm. IV. THỰC NGHIỆM 1. Giáo án thực nghiệm MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn Khải Thời gian: 2 tiết – 12 Văn 2 Ngày soạn: 6/9. Ngày dạy: 7, 10/9/2015 Mục tiêu cần đạt  Biết tìm kiếm, chọn lọc và xử lí các thông tin liên quan đến ngữ cảnh văn bản (Khái quát VHVN từ CM tháng 8 đến hết thế kỉ XX); qua tài liệu tham khảo và Internet.  Biết hợp tác với bạn bè trong tìm kiếm thông tin.  Hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm (Cảm nhận vẻ đẹp Hà Nội, văn hoá Hà Nội thông qua hình tượng nhân vật cô Hiền, giá trị truyền thống gia đình)  Biết cách đọc hiểu một văn bản văn xuôi tự sự sau 1975  Biết ứng dụng kiến thức kĩ năng đọc hiểu văn bản trong đời sống thực tiễn. 13 Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà 1. Hệ thống những nét chính về đặc điểm VHVN 1945 - 2000, đặc biệt là những đặc điểm của văn học sau 1975 (sự vận động theo tinh thần dân chủ ở các phương diện: đề tài, cảm hứng, nhận thức hiện thực, quan niệm về con người, nghệ thuật trần thuật...) 2. Tìm hiểu những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải. 3. Tích hợp với câu 1 và 2, chia bố cục, trả lời câu hỏi SGK. Hướng dẫn HS trên lớp HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả I.Tác giả ? Theo dõi phần Tiểu dẫn, nêu những nét cơ 1.Vị trí: Nguyễn Khải thuộc số những cây bản quan trọng về tác giả? bút hàng đầu của văn xuôi VN từ sau CM GV hướng dẫn hs nắm những điểm đáng chú tháng Tám, hành trình sáng tác của Nguyễn ý về vị trí, đặc điểm văn phong. Khải tiêu biểu cho sự vận động của văn học GV mở rộng: Muốn hiểu con người thời đại dân tộc trong hơn nửa thế kỉ qua. với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất 2. Đặc điểm văn phong là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống - Xông xáo, bám sát đời sống, nổi bật với tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý (Vương Trí Nhàn). sắc sảo. - Trước 1978 ngả về khuynh hướng chính luận; - Sau 1978 ngả sang khuynh hướng triết luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung II.Tác phẩm về tác phẩm 1. Tìm hiểu chung HS trình bày hiểu biết về xuất xứ, hoàn cảnh a. Xuất xứ: Hà Nôi trong mắt tôi. b. Hoàn cảnh: 1990 VH có sự vận động: đề tài, cảm hứng, nhận (Tích hợp kiến thức VHS, hướng dẫn HS tìm thức hiện thực, quan niệm con người, nghệ 14 hiểu hoàn cảnh ra đời) thuật thể hiện. Một người Hà Nội tiêu biểu cho sự vận động đó. c. Đề tài: Hà Nội là đề tài và nguồn cảm hứng quen thuộc của nghệ thuật cổ kim GV gợi dẫn để tạo không khí và tâm thế vào - Âm nhạc: Văn Ký, Nguyễn Đình Thi, Phú bài. Quang, Trọng Đài ... - Hội họa: Phố Phái ?Hà Nội là đề tài và cảm hứng như thế nào - Văn học trong nghệ thuật? + Ca dao: Rủ nhau...; Gió đưa ...; Nước sông Tô ...; Chẳng thơm ... + Truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm, + Thơ: Bà Huyện Thanh Quan; Nguyễn Đình Thi; Nguyễn Duy => Viết về một đề tài đã quen, nhiều người viết hay, Nguyễn Khải làm cách nào để tạo dấu ấn riêng? d. Bố cục: tự nó chia làm 7 đoạn. Tổ chức cho HS đọc và hướng dẫn chia bố - Đoạn 1: Giới thiệu nv cục tác phẩm. - Đoạn 2: Nv cô Hiền những năm đầu gp - Đoạn 3: Nv cô Hiền những năm sau gp - Đoạn 5: Nv cô Hiền những năm c. Mĩ - Đoạn 6: Nv cô Hiền những năm sau 75 - Đoạn 7: Nv cô Hiền những năm đổi mới. Từ bố cục, nhận xét về mạch truyện và cốt e. Cốt truyện đơn giản, kể theo diễn tiến thời truyện? gian, ít biến cố, sự kiện, hầu như không có xung đột; tổ chức thành các tình huống nhận thức -> phẩm chất nhân vật bộc lộ, hiểu hơn về người, về đời và về chính bản thân mình. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu cụ thể 2. Đọc hiểu 15 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi a. Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật - Giới thiệu nhân vật qua quan hệ họ hàng, - Quan hệ : chị em đôi con dì với mẹ già nv người kể chuyện xưng tên Khải – cái tôi tiểu tôi -> Người thật, việc thật -> tạo độ tin cậy sử thể hiện sự khác biệt người kể chuyện cao, có ý nghĩa tô đậm cái tôi tiểu sử, cái tôi trong VH 1945 - 1975 ? (Tích hợp VHS, tự truyện, nhằm xác lập tư cách cá nhân, hướng dẫn HS tìm hiểu sự khác biệt ở khác hẳn cái tôi tác giả phát ngôn trên tư phương diện tư cách phát ngôn của tác giả cách đại diện cộng đồng như VH trước 1975 giữa hai giai đoạn VH) - Gia đình ở lại Hà Nội suốt chín năm đánh Pháp. Lý do: con nhỏ, không thể xa HN. => cô Hiền là người có tình yêu và sự gắn - Nhân vật cô Hiền còn được giới thiệu qua bó thiết tha với HN. những chi tiết nào? Điều đó giúp ta hiểu gì về - Nơi ở: rộng rãi nhân vật? - Mặc: sang trọng - Ăn : không giống số đông. => tầng lớp thượng lưu, sang trọng, quý phái, sống đẹp và có điều kiện, có ý thức sống đẹp, sống sang, không giống với số ? Nv người cháu có suy nghĩ, tâm trạng, thái đông. độ gì? - Nhân vật tôi: + lo + nghi ngại ?Khi nói về cuộc sống cô Hiền, người kể + khó chịu, chuyện dùng nghệ thuật gì? Ngôn ngữ? giọng Tác giả dùng nghệ thuật đối lập với cách điệu?Tác dụng của nó? sinh hoạt của mình. Ngôn ngữ tự nhiên, suồng sã, giọng vừa có chút mỉa mai, chế giễu lối sống kiểu cách rườm rà không phù GV lưu ý HS: người kể nhớ lại những ngày hợp số đông. đó, mình đã từng nghĩ thế. Vậy chi tiết, giọng =>Cách nói vừa có chút hóm hỉnh, tự trào về điệu đó còn thể hiện điều gì? sự ấu trĩ của mình một thời khi lầm lạc 16 không định giá được các giá trị sống, ko hiểu được một điều: cái ăn thì nuôi phần xác, còn cách ăn mới là thể hiện sự sống phần hồn, là văn hóa. Sự lầm lạc ấy có nguyên nhân là nhìn con người bằng định GV hướng dẫn HS tổng hợp: cách nói tự trào kiến giai cấp. về cách nhìn con người thể hiện đặc điểm gì => Do đó, chi tiết có ý nghĩa như một sự của VH sau 1975? (Tích hợp VHS, hướng phản tỉnh của cái tôi sau 1975 trong việc dẫn HS tìm hiểu cảm hứng nhận thức mới về nhận thức lại, nhận thức mới về hiện thực, hiện thực, nhận thức lại về con người bằng ý về con người cũng là về chính bản thân thức phản tỉnh) mình. b. Đoạn 2: Nhân vật cô Hiền những năm vừa giải phóng – 1954. - Tâm trạng của chúng tôi: vui ?Những năm vừa giải phóng thủ đô, tâm - Người HN – cô Hiền không vui. Lý do: trạng mọi người? Tâm trạng cô Hiền? Vì sao + Nói hơi nhiều, vui hơi nhiều, phải lo làm có tâm trạng đó? ăn chứ? + CP can thiệp vào nhiều việc của dân (Chuyện chị vú) ->Cô Hiền là người điềm tĩnh, tỉnh táo, thực tế. Không dễ bị những giá trị tức thời, những ?Qua đó, cô Hiền là người như thế nào? hào quang hiện tại làm lóa mắt, vui say. Nhân vật đồng thời là người tự trọng, bản lĩnh, luôn làm chủ những giá trị cuộc sống của mình. -> Câu chuyện vợ chồng chị vú với gia đình cô Hiền có ý nghĩa: + Ngầm khẳng định một điều: đó là mối ? Tác giả kể câu chuyện chị vú nhằm mục quan hệ tốt lành, chủ cần tớ, tớ cần chủ; có 17 đích gì? ân tình, có chung có thủy => không phải cứ tư sản là bóc lột, xấu xa, có một thứ tình cảm vượt lên tình chủ tớ, ấy là tình người, lẽ sống làm người => thay cái nhìn định kiến giai cấp bằng cái nhìn nhân loại + Thực hiện môt cách trần thuật mới: đặt một sự việc dưới nhiều góc nhìn, hệ quy ?Sự vận động nào của VH sau 1975 thể hiện chiếu (chúng tôi, người HN, cô Hiền, chị vú qua cách đặt một sự việc dưới nhiều điểm với nhiều vai: người kháng chiến, người ở nhìn? (Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm lại, người làm thuê ..) =>hiện thực phong hiểu nghệ thuật trần thuật) phú, đa chiều, tăng tính dân chủ. c. Đoạn 3: Nhân vật cô Hiền những năm cải tạo công thương 1956 - Cô Hiền: Có bộ mặt tư sản, cách sống tư sản nhưng không bóc lột ai thì thành tư sản làm sao được. Chứng minh: ?Trong cuộc trò chuyện với người cháu, cô + Nhà: do tiền chú viết sách (bằng trí tuệ Hiền khẳng định điều gì ?Lời khẳng định ấy sang trọng). có cơ sở nào? + Chồng: không làm ông chủ + Mưu sinh: bằng sức lao động của cả nhà => không bóc lột ai mà vẫn sống đàng hoàng, ung dung, dư dả. => Người cháu đánh giá qua gương mặt, cô nhìn vào bản chất lối sống, nhân cách; cháu ? Nhân vật người cháu đánh giá người cô qua nhìn bề ngoài, cô nhìn sâu bên trong = sự yếu tố nào? Có gì khác với người cô? Hai phá sản của cái nhìn định kiến giai cấp. cách nhìn đó phản ánh đặc điểm nào của VH Cháu nhìn bề ngoài, kết luận là tư sản => sau 1975? không ghi cô vào lý lịch – một kiểu đoạn (Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu quan tình => cái nhìn giai cấp không chỉ làm cho 18 niệm con người sau 1975) ta không hiểu được con người mà còn có nguy cơ làm băng giá những quan hệ lẽ ra nồng ấm tình họ hàng máu mủ. d. Đoạn 4: Nhân vật cô Hiền những năm chống Mỹ Thu xếp việc nhà GV hướng dẫn Hs tìm hiểu nh©n vËt c« HiÒn - Hôn nhân: không hứa hẹn với đám văn qua viÖc thu xÕp viÖc nhµ nhân thi sĩ, không lấy một ông quan nào mà ?ViÖc h«n nh©n? chọn một ông giáo khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Họ kinh ngạc vì họ nghĩ theo thói thường, nhân vật cô Hiền đã vượt lên thói thường ấy: không lãng mạn viển vông, ?Sinh con? không cơ hội tính toán. - Sinh con: Giữa lúc vẫn nặng nề quan niệm trời sinh voi sinh cỏ; một con một của ai từ, đông cội ấm cành, lắm con nhiều phúc => ko tin trời sinh voi sinh cỏ, nên: sinh ít, trách ?ViÖc qu¶n lý gia ®×nh? nhiệm nuôi con để con tự lập= tự trọng = ko sống bám vào ai, dù đó là anh chị em ruột. - ViÖc qu¶n lý gia ®×nh: làm nội tướng ko phải để thể hiện uy quyền, hưởng thụ mà để ?ViÖc d¹y con? lóc nhá, khi lín? xây tổ ấm. Phª ph¸n ngêi ch¸u, coi viÖc b×nh ®¼ng nam n÷ lµ b¾t nguån tõ thiªn chøc cña ngêi phô n÷, nªn rÊt hiÖn ®¹i nhng còng rÊt b×nh dÞ nh mét ch©n lý tù nhiªn, gi¶n dÞ. - ViÖc d¹y con: + Lóc nhá: d¹y ¨n, uèng, c¸ch cÇm b¸t, móc canh, nãi chuyÖn trong b÷a ¨n-> chuyÖn v¨n ho¸, chuyÖn lµm ngêi mµ h¹t nh©n cña nã lµ lßng tù träng. 19 ?Việc tổ chức bữa tiệc có ý nghĩa gì? + Lóc lín: t«n träng sù lùa chän cña con, d¹y con sù lùa chän mµ c¸i chuÈn cho sù lùa chän lµ lßng tù träng( tù träng lµ kh«ng sèng Ých kØ, hëng sù hi sinh cña b¹n bÌ, tù träng dÉn ®êng ®Õn ý thøc tr¸ch nhiÖm c«ng d©n, tr¸ch nhiÖm víi ®Êt níc. Lßng yªu níc ®îc b¾t nguån tõ pc tù nhiªn, ch©n thËt, xa l¹ víi nh÷ng g× ån µo, gi¶ t¹o) Lµ ngêi b¶n lÜnh, trung thùc, lu«n d¸m lµ m×nh, giµu tù träng e. Đoạn 5: Nhân vật cô Hiền những năm đất nước thống nhất - Cô Hiền: mỗi tháng đều tổ chức bữa ăn bè bạn + Thành phần: cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi thành danh đất kinh kì GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, thảo luận: Trong bữa tiệc, nhân vật tôi và Dũng nói những gì? Hệ thống, đối chiếu và nêu ý nghĩa. (Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu nét mới trong nghệ thuật trần thuật sau 1975) + Trang phục + Mục đích: không phải cốt để cải thiện, ăn tươi hay tụ tập mà là một cách để nhắc nhở nhau đừng quên mình là ai, đừng quên nếp sống, nếp người rất dễ bị cuộc sống xô bồ sặc mùi lính tráng làm tàn phai mai một. - Tôi và Dũng: Tôi Dũng - Nói về tp Sài Gòn - Suy nghĩ về việc > to hơn, đẹp hơn Hà 600 chàng trai ưu tú Nội. ra đi mà trở về còn - Người Sài Gòn có 40 người lịch sự, nhã nhặn - Về mẹ Tuất: đau hơn người Hà Nội đớn tột cùng (níu chặt cánh tay; run 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng