Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học vật lý thpt...

Tài liệu Skkn tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học vật lý thpt

.DOC
30
5923
85

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA GDMT TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 5 2.1. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 5 2.2. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CÁC EM SINH SỐNG 6 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BVMT TRONG VẬT LÝ 3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BVMT 7 7 3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÝ 8 3.2.1 Nghiên cứu về dạy học tích hợp8 3.2.2. Giáo dục BVMT trong dạy học vật lý 8 3.3. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÝ 10 3.3.1. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí 10 3.3.2. Mẫu giáo án vật lý tích hợp giáo dục BVMT 14 3.3.3. Giáo án vật lý tích hợp giáo dục BVMT 15 3.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC BVMT 18 3.5. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NL TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 20 3.5.1 Sử dụng nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường 21 3.5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng đối với HS THPT 21 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 I. KẾT LUẬN-BÀI HỌC KINH NGHIỆM TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 25 24 22 KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Ký hiệu viết tắt Nội dung được viết tắt 01 BVMT Bảo vệ môi trường 02 CNTT Công nghệ thông tin 03 GDMT Giáo dục môi trường 04 GV Giáo viên 05 HS Học sinh 06 THPT Trung học phổ thông 07 TKNL Tiết kiệm năng lượng PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã và đang là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Từ thành thị, nông thôn cho tới các tỉnh miền núi ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa tới nguồn nước, không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá,... Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường. Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT là vấn đề không thể thiếu. Với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đã hướng tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho HS. Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì cần phải giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xóa nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. 1 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Tìm hiểu về môi trường trên địa bàn xã Vinh Xuân và môi trường xung quanh nhà trường; hoạt động giảng dạy môn vật lý trong trường THPT Vinh Xuân. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí trường THPT. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trường THPT Vinh Xuân nằm trên địa bàn xã Vinh Xuân thuộc huyện Phú Vang. Do trình độ dân trí và ý thức kém của người dân và HS về bảo vệ môi trường, người dân vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh nên môi trường ở xã bị ô nhiễm nặng nề. Học sinh trường Vinh Xuân chủ yếu thuộc các xã Phú Diên, xã Vinh Xuân, xã Vinh Thanh, xã Vinh An. HS trung học phổ thông nằm trong lứa tuổi 18 trở xuống chuẩn bị bước vào làm công dân nên việc giáo dục môi trường cho các em là rất cần thiết giúp các em có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước và không khí, biết giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động và biết phê phán các hành vi gây hại cho môi trường; có hành vi ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và biết tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nếu được giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí thì các em sẽ nhận thức được rằng vứt rác tùy tiện là không nên, biết tuyên truyền vận động gia đình, nhà trường, cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài). - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program - UNEP): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng" . Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như: - Khai thác từ nội dung môn học vật lý. - Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,... (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý). - Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý. Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm: - Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: + Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật). + Cung cấp lâm thổ sản. + Điều hòa lượng nước trên mặt đất. + Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất. + Rừng chống xói mòn đất,... Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất,... - Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn đất, hạn chế khí nhà kính,…). Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,…). Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,... Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất. Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm. 3 Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật. Thứ 7 sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường: Tiết kiệm năng lượng là biện pháp hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ môi trường, là nội dung chính mà GV vật lí có thể khai thác ở mọi cấp học. Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,… Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn hán,... Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. 1 2 Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí 4 3 5 Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước 6 Ô nhiễm đất - Ô nhiễm sóng điện từ 7 8 9 - Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm phóng xạ 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA GDMT TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 2.1. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi trường trong trường học. - Thường xuyên tổ chức cho các em lao động quét rọn, nhặt rác sân trường. - Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, tuyên truyền … - Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện HS tích cực” cũng được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như: trồng cây xanh trong phòng học, sân trường,... Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như: Sinh học; Địa lý; Giáo dục công dân… Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà trường có nhà vệ sinh cho HS và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. Khó khăn - HS là con gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn. - Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan. - Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay. - Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn. - Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với HS, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc nên HS chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại. - Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác. - Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý, thùng rác không đủ cho nhà trường sử dụng, cho các em lao động chưa đạt kết quả tốt . 5 - Nhà trường chưa có xe thu gom rác thải. 2.2. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CÁC EM SINH SỐNG Thuận lợi - Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. - Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung. - Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về môi trường. Khó khăn Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em HS tôi có kết luận chung đại đa số gia đình các em HS đều không có sọt rác gia đình, tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ đại, và vứt đại xuống bên bờ sông nào là bọc, giấy, lá cây, xác chết động vật, rau cải hư, chai nhựa, thủy tinh,... chính những việc làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột cho người dân,… Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác. Ý thức của người dân chưa cao, không biết là những việc làm như trên sẽ gây ra biết bao nhiêu nguy hiểm cho mọi người. Và với quan niệm “ai bệnh gì thì bệnh, miễn là mình không bệnh thì thôi ” với tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi như thế sẽ làm cho môi trường thêm ô nhiễm nặng hơn. Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm sao các em có ý thức bảo vệ môi trường được, và tất cả những gì các em được thầy cô ở nhà trường tuyên truyền giáo dục đều không có tác dụng.Vì cha mẹ các em là tấm gương cho các em noi theo, nếu cha mẹ các em có những việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường, thì các em sẽ có ý thức bảo vệ môi trường, nếu cha mẹ các em có những việc làm không tốt ảnh hưởng bảo vệ môi trường, thì các em sẽ không có ý thức bảo vệ môi trường. Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. 6 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BVMT TRONG VẬT LÝ 3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BVMT Ngoài các phương pháp chung thì việc giáo dục bảo vệ môi trường thường vận dụng nhiều phương pháp khác như: 3.1.1 Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu địa phương - Tổ chức cho HS tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy thủy điện, các nhà máy xử lí rác. - Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở khu vực các em sinh sống hoặc ở nhà trường các nhóm nhiệm vụ như sau: + Điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình tình hình môi trường ở khu vực em khảo sát. + Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường. 3.1.2 Phương pháp thí nghiệm - Thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn về nước và làm cho cây tươi tốt hơn. Hoạt động này giúp HS ý thức được việc trồng rừng để bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật. - Tiến hành các thí nghiệm ảo bằng cách mô hình hóa qua chương trình phần mềm máy vi tính. 3.1.3 Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ôzôn, trái đất nóng lên, ...nhưng cũng là những vấn đề gần gũi với HS như cơm ăn, nước uống, không khí để thở, góc nhà, vườn cây .... các em có thể nhìn thấy, sờ thấy, nhận biết được. Giáo viên cần tận dụng các vấn đề này để giáo dục các em. 3.1.4 Phương pháp hoạt động thực tiễn Đích đến cuối cùng mà giáo dục BVMT cần đạt tới là các hành động dù nhỏ nhưng thiết thực nhằm cải thiện môi trường ở nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn giúp HS ý thức giá trị của lao động, rèn luyện kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như trồng cây, thu gom rác, dọn sạch mương, rãnh, vệ sinh lớp học... 3.1.5 Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng Ở mỗi cộng đồng địa phương có thể có những vấn đề bức xúc về môi trường như: Môi trường rừng, môi trường nước, môi trường không khí ... Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường ở địa phương để giáo dục HS cho đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình ở môi trường địa phương, tổ chức các hoạt động phù hợp để HS tham gia góp phần cải tạo môi trường ở địa phương. 3.1.6 Phương pháp học theo dự án Đối với HS THPT, có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề về môi trường ở địa phương. Giáo viên là người hướng dẫn. Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cần vừa 7 sức với HS và phù hợp với điều kiện hiện có của trường và của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thụ động của HS. 3.1.7 Phương pháp nêu gương Hành vi của người lớn là tấm có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với HS. Muốn giáo dục HS có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần thực hiện đúng quy định BVMT. 3.1.8 Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT Kĩ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. - Kĩ năng nhận biết và các phát hiện các vấn đề môi trường; - Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường; - Kĩ năng ra quyết định về môi trường; - Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường. 3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÝ 3.2.1 Nghiên cứu về dạy học tích hợp Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Các dạng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: - Hình thức liên hệ. - Hình thức lồng ghép. 3.2.2. Giáo dục BVMT trong dạy học vật lý Ngày nay vấn đề ô nhiểm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy vấn đề môi trường là một trong các “vấn đề toàn cầu”. Ở bậc THPT mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường. Có nhiều môn học thuận lợi do đối tượng bộ môn liên quan nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như Sinh học, Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân, còn môn Vật lí mặc dù không có các chủ đề nghiên cứu riêng về vấn đề môi trường sinh thái song vẫn có thể tìm cơ hội đưa việc giáo dục môi trường vào nội dung bài học. 3.2.2.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo 8 dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung học tập của phần đó. Kiểu 1: thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông Dạng 1: nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép). Dạng 2: một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung GDMT song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ). Khi khai thác cơ hội GDMT dù theo hình thức nào cũng cần tuân theo 3 nguyên tắc sau: 1. Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường; 2. Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện; 3. Phát huy tích cưc nhận thức của HS, khai thác kinh nghiệm thực tế của HS, tận dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động GDMT qua dạy học bộ môn như sau: - Phân tích vấn đề môi trường liên quan nội dung môn học; - Khai thác thực trạng môi trường làm nội dung GDMT; - Xây dựng bài tập môn học từ thực tế môi trường địa phương; - Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ GDMT; - Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...); - Thực hiện bài học tại thực địa. Kiểu 2: GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập: Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học bộ môn, như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường... Nội dung của các hoạt động này chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung GDMT sẽ được tích hợp vào các hoạt động chung. Tuy nhiên, vì đây là các hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi trường sống, môi trường lao động sản suất nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các nội dung GDMT. Song do thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặt chẽ, nên GV phải nghiên cứu lựa chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà trường tạo điều kiện. 3.2.2.2 Lựa chọn phương pháp tích hợp cho từng nội dung Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào 9 bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn). Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại. 3.3. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÝ 3.3.1. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí Địa chỉ tích hợp (Chương, bài, mục) Lớp 10 cơ bản 1 Chương II. Động lực học chất điểm. Bài 13. Lực ma sát I. Lực ma sát trượt II. Lực ma sát lăn III. Lực ma sát nghỉ STT 2 3 4 5 Chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Bài 20. Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. III. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. Chương IV: Các định luật bảo toàn Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng II. Định luật bảo toàn động lượng Chương IV: Các định luật bảo toàn Bài 24. Công và công suất II. Công suất Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp - Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát đến sự ô nhiễm môi trường. Cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó. - Tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết đến lực ma sát khi nó có ích từ đó tìm cách khắc phục. - Tìm hiểu cách ứng phó với những trận động đất nhỏ thông qua sự hiểu biết về các mức vững vàng của cân bằng. Tích hợp bộ phận - Tìm hiểu sự ảnh hưởng khí thải của động cơ phản lực ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính và cách giảm thiểu nó. Liên hệ Tích hợp bộ phận - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Liên hệ công suất hao phí đến sự ô nhiễm môi trường, tạo tiếng ồn tạo hiệu ứng nhà kính. - Tìm hiểu các cách giảm công suất hao phí. Chương IV: Các định luật - Ảnh hưởng của cách tạo ra Liên hệ bảo toàn các hồ nước để chạy các nhà Bài 26. Thế năng máy thủy điện đến môi trường, 10 I. Thế năng trọng trường 6 7 8 9 10 11 12 đến tầng ôzôn. - Tìm hiểu về các nguồn năng lượng sạch. Chương IV: Các định luật - Tìm hiểu ảnh hưởng của việc bảo toàn thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ Bài 27. Cơ năng chứa nước tới môi trường khí I. Cơ năng của vật hậu. chuyển động trong trọng - Tìm hiểu sự biến đổi từ thế trường. năng thành động năng trong các hiện tượng như lũ quét, lũ ống và những ảnh hưởng của nó tới con người. Chương V. Chất khí - Tìm hiểu về không khí ô Bài 28. Cấu tạo chất. nhiễm và so sánh giữa không Thuyết động học phân tử khí ô nhiễm và không khí chất khí không bị ô nhiễm. I. 3. Các thể rắn, lỏng, - Tìm hiểu cách giảm thiểu sự khí ô nhiễm không khí và cách ứng phó với không khí ô nhiễm. Chương V. Chất khí - Tìm hiểu tác dụng của khí Bài 32. Nội năng và sự quyển Trái Đất, của tầng ôzôn biến thiên nội năng trong việc giữ ổn định nhiệt độ II. Các cách làm thay đổi của Trái Đất. nội năng Chương V. Chất khí - Tìm hiểu mối liên quan giữa Bài 33. Các nguyên lí của động cơ nhiệt và vấn đề ô nhiệt động lực học nhiễm môi trường. II.3. Vận dụng nguyên lí - Tìm các phương án giảm thứ hai của nhiệt động lực thiểu khí thải máy lạnh để giữ học tầng ôzôn Chương VI: Chất rắn và - Tìm hiểu sự hình thành băng chất lỏng. Sự chuyển thể tại Bắc Cực, Nam Cực và các Bài 34. Chất rắn kết tinh. nguyên nhân gây ra hiện tượng Chất rắn vô định hình. băng tan. I. Chất rắn kết tinh - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiện tượng băng tan ở Bắc Cực tới khí hậu, tới con người. Chương VI: Chất rắn và - Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn chất lỏng. Sự chuyển thể trong các rễ cây từ đó tìm hiểu Bài 37. Các hiện tượng các lợi ích trong việc trồng cây bề mặt của chất lỏng để bảo vệ môi trường, ổn định III. Hiện tượng mao dẫn khí hậu. Chương VI: Chất rắn và - Giải thích về sự BĐKH và chất lỏng. Sự chuyển thể các hiện tượng như hạn hán, Bài 38. Sự chuyển thể ngập lụt. của các chất Liên hệ Tích hợp bộ phận Liên hệ Liên hệ Liên hệ Tích hợp bộ phận Liên hệ Tích hợp bộ phận 11 I. Sự nóng chảy II. Sự bay hơi 13 Chương VI: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Bài 39. Độ ẩm của không khí III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí Lớp 11 cơ bản 1 Chương I: Điện tích. Điện trường Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện 2 Chương I: Điện tích. Điện trường Bài 3. Điện trường 3 4 5 - Tìm hiểu thế nào là mưa axit và ảnh hưởng của mưa axit tới cây cối, công trình xây dựng và đời sống con người. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Tích hợp bộ khí hậu đến độ ẩm của không phận khí và ngược lại. - Sự hình thành tầng điện li. - Tác dụng của tầng điện li. - Mối quan hệ giữa tầng điện li với sự BĐKH Trái Đất. - Điện trường gần mặt đất: Con người (cũng như sinh vật) luôn sống trong một không gian có điện trường (và từ trường, trọng trường) và chịu ảnh hưởng của nó. Chương I: Điện tích. - Ứng dụng hiện tượng tĩnh Điện trường điện vào việc giảm thiểu ô Bài 5. Điện thế. Hiệu nhiễm môi trường. điện thế. - Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh II. Hiệu điện thế điện được sử dụng trong các nhà máy. Chương II: Dòng điện - Tìm hiểu các phương án giảm không đổi công suất hao phí, tiết kiệm Bài 8. Điện năng. Công điện năng tiêu thụ nhằm sử suất điện. dụng tiết kiệm năng lượng và I. Điện năng tiêu thụ và hiệu quả, giảm thiểu sự ảnh công suất điện. hưởng đến môi trường. II. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua Chương III: Dòng điện - Tìm hiểu ảnh hưởng của khí trong các môi trường hậu đến sự tạo thành dòng điện Bài 15. Dòng điện trong trong chất khí. Cách ứng phó chất khí với dòng điện trong chất khí. III. Bản chất dòng - Tìm hiểu ảnh hưởng của hồ điện trong chất khí quang điện đến môi trường. IV. Hồ quang điện và Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận 12 6 điều kiện tạo ra hồ quang điện Chương IV: Từ trường Bài 19. Từ trường III. Từ trường - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ trường ngoài đến từ trường Trái Đất. - Tìm hiểu về bão từ (nguyên nhân gây ra bão từ, các đặc điểm của bão từ, ảnh hưởng của bão từ) từ đó tìm các phương án ứng phó. 7 Chương VI: Khúc xạ ánh - Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng sáng Mặt Trời đối với Trái Đất. Bài 26. Khúc xạ ánh sáng - Tìm hiểu ánh sáng khúc xạ I. Sự khúc xạ ánh sáng qua tầng ôzôn và tác dụng của tầng ôzôn. 8 Chương VII: Mắt. Các - Tìm hiểu tác hại của tia tử dụng cụ quang. ngoại tới mắt. Bài 31. Mắt - Tìm hiểu tác dụng của tầng IV. Các tật của mắt và ôzôn đến việc ngăn cản tia tử cách khắc phục ngoại từ Mặt Trời đến Trái Đất. Lớp 12 cơ bản 1 Chương I: Dao động cơ - Tìm hiểu ảnh hưởng của động Bài 4. Dao động tắt dần, đất đến các công trình xây dựng dao động cưỡng bức từ đó tìm ra các phương án ứng IV. Hiện tượng cộng phó. hưởng 2 Chương II: Sóng cơ và - Tìm hiểu hiện tượng giao thoa sóng âm giữa các sóng mặt nước trong Bài 8. Giao thoa sóng thực tế như thế nào? Tìm hiểu I. Hiện tượng giao thoa ảnh hưởng của sóng thần và các của hai sóng trên mặt phương án ứng phó với nó. nước. 3 Chương II: Sóng cơ và - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc sóng âm trưng vật lí của âm để xác định, Bài 10. Đặc trưng vật lí dự đoán sóng thần, động đất. của âm II. Những đặc trưng vật lí của âm 4 Chương II: Sóng cơ và - Tìm hiểu cách sử dụng các đặc sóng âm trưng vật lí, sinh lí của âm để xác Bài 11. Đặc trưng sinh lí định tàu ngầm, các vật trôi dạt, của âm các đàn cá, độ sâu đáy biển và sử III. Âm sắc dụng trong việc lập bản đồ và tìm hiểu tiếp việc dự đoán động đất sóng thần. - Từ việc hiểu các đặc trưng Tích hợp bộ phận Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận 13 5 6 7 8 9 của âm, tìm các phương án giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn. Chương IV: Dao động và - Tìm hiểu tác dụng của tầng sóng điện từ điện li đối với sự phát và thu Bài 22. Sóng điện từ sóng điện từ. II. Sự truyền sóng vô - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của tuyến trong khí quyển sự BĐKH toàn cầu tới tầng điện li. Chương V: Sóng ánh - Tìm hiểu hiện tượng tán sắc sáng ánh sáng khi qua khí quyển, qua Bài 24. Tán sắc ánh sáng tầng ôzôn. III. Giải thích hiện tượng - ánh sáng và sự nhìn. Ô tán sắc ánh sáng nhiễm ánh sáng. Chương V: Sóng ánh - Tìm hiểu tác dụng của tầng sáng ôzôn đối với sự hấp thụ tia tử Bài 27. Tia hồng ngoại và ngoại. tử ngoại - Tìm hiểu tác dụng của tia tử IV. Tia tử ngoại ngoại đối với sinh vật và con người. - Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ôzôn, tìm hiểu tác hại của lỗ thủng đó từ đó tìm ra các phương án giảm thiểu. Chương VI: Lượng tử - Tìm hiểu cách sử dụng năng ánh sáng lượng Mặt Trời thay thế cho các Bài 31. Hiện tượng quang dạng năng lượng khác làm giảm điện trong thiểu sự ô nhiễm môi trường III. Pin quang điện cũng như tiết kiệm được năng lương. Chương VII: Hạt nhân Sử dụng năng lượng hạt nhân nguyên tử và vấn đề bảo vệ môi trường Bài 36. Năng lượng liên (sản xuất điện nguyên tử, vũ khí kết của hạt nhân. Phản nguyên tử). Ô nhiễm phóng xạ. ứng hạt nhâ Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận 3.3.2. Mẫu giáo án vật lý tích hợp giáo dục BVMT I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ (trong đó có mục tiêu GDMT đã được tích hợp). II. Chuẩn bị 14 1. Giáo viên 2. Học sinh III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1 (…phút). ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (nếu có) 2. Dạy bài mới a. Đặt vấn đề b. Phát triển Hoạt động 2 (…phút): …(Nêu tên của đơn vị kiến thức cần nắm vững) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 3. Ôn tập. Củng cố 4. Giao nhiệm vụ, dặn dò IV. Tư liệu GDMT 3.3.3. Giáo án vật lý tích hợp giáo dục BVMT Bài 39. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ - Vật lí 10 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. - Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối. - Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng. 2. Kỹ năng - Tìm hiểu được về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. - Tìm hiểu được ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. 3. Thái độ: Có ý thức với sự ảnh hưởng của độ ẩm không khí, các hiện tượng vật lí do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Các loại ẩm kế: ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương. 2. Học sinh: Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hoà. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu các khái niệm về độ ẩm Hoạt động của GV - Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt Hoạt động của HS Nội dung - Ghi nhận khái niệm I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực độ ẩm tuyệt đối độ ẩm đại. cực đại và độ ẩm tỉ đối. 1. Độ ẩm tuyệt đối. 15 đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối. - Trả lời C1, C2 SGK. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3. 2. Độ ẩm cực đại. Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3. II. Độ ẩm tỉ đối. f= a .100% A Hoạt động 2 ( 5 phút): Tìm hiểu về các loại ẩm kế Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Giới thiệu về các - Quan sát và tìm hiểu Có thể đo độ ẩm của không khí loại ẩm kế. về hoạt động của các bằng các ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế loại ẩm kế. khô – ướt, ẩm kế điểm sương. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về ảnh hưởng của độ ẩm không khí Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Trình bày về ảnh - Lấy ví dụ về các cách hưởng của không khí. chống ẩm. Nội dung III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, … Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, … IV. Tư liệu GDMT Hoạt động 4 (15 phút): Học sinh trình bày ảnh hưởng của không khí đến môi trường Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm HS. - HS thảo luận để tìm ra phương án tìm - Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về sự 16 hiểu. - Các nhóm nhận nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, bảo quản nông lâm thuỷ sản, ảnh hưởng đến con người. Pha thứ hai: Hoạt động tự chủ khám phá kiến thức, thực hiện nhiệm vụ - Thành viên trong mỗi nhóm độc lập suy nghĩ để tìm ra kết quả tìm hiểu. - Từng nhóm tự thảo luận để tìm ra kết quả chung cho nhóm. Pha thứ ba: Thảo luận, trình bày báo cáo - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Thảo luận phân tích kết quả tìm được. Pha thứ tư: Thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà - Ghi nhận những kết quả mà GV đã xác nhận về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. - Ghi nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. - Nhận nhiệm vụ về nhà. ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; tìm hiểu nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. - Yêu cầu các nhóm tìm hiểu theo phương án hai nhóm đã lựa chọn. - Điều khiển nhóm thảo luận. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả đã tìm hiểu. - Điều khiển các nhóm thảo luận để tìm ra kết quả và các phương án hợp lí nhất. - Xác nhận những kết quả về sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của không khí; về nguyên nhân gây ra hạn hán, ngập lụt và độ ẩm của không khí khi đó. - Xác nhận về ảnh hưởng của độ ẩm của không khí đến vật dụng, đến con người. - Giao nhiệm vụ tiếp tục cho HS tìm hiểu. Độ ẩm có ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trên Trái Đất sự sống của động, thực vật, con người; độ bền của vật liệu…Nước từ biển, sông, suối, ao hồ…bay hơi làm cho khí hậu điều hoà, cây cối phát triển. Bản thân cây xanh cũng góp phần điều hoà độ ẩm của không khí. Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến Tóm tắt những kiến thức đã học trong thức trong bài. bài. Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và các bài tập trang 213 và 214. Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà. 17 3.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC BVMT I. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của hoạt động - Thông qua hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về môi trường sống, tác hại và nguyên nhân của ô nhiễm môi trường và thiên tai đối với cuộc sống của con người và sinh vật. - Thông qua hội thi nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường cũng như tinh thần hợp tác trong học tập. II. Đối tượng, hình thức, thời gian và địa điểm 1. Đối tượng: Học sinh lớp khối 12 và GVCN khối 12, giáo viên tổ Lý-Tin của trường THPT Vinh Xuân. 2. Hình thức tổ chức: Thi hiểu biết kiến thức về sóng điện từ và ảnh hưởng của sóng điện từ lên môi trường trong môn Vật lí 12. 3. Thời gian tổ chức: Dự kiến trong tháng 3/2016 4. Địa điểm tổ chức: Phòng Đa chức năng III. CÁC NỘI DUNG: Chương trình gồm 5 phần thi Phần 1: Khởi động Phần 2: Hiểu biết Phần 3: Tăng tốc Phần 4: Dành cho khán giả Phần 5: Về đích IV. PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH 1. Phụ trách chung: Đ/c GVCN. 2. Giám khảo hội thi: Đ/c giáo viên môn lí. 3. Dẫn chương trình: Thầy Hoàng Trọng Tý. V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: Mỗi lớp lấy 3 học sinh, các học sinh còn lại làm khán giả. Phần 1: Khởi động Các đội thể hiện phần thi năng khiếu về môi trường đã chuẩn bị trước có thể là những tiểu phẩm ngắn và vui về môi trường, thể hiện ca khúc về môi trường. Có phần giới thiệu về lớp và các thành viên trong đội. Thời gian tối đa cho phần thi này là 5 phút. Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm. Phần 2: Hiểu biết Có 10 gói câu hỏi, mỗi đội tham gia được chọn 1 gói câu hỏi để trả lời. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan