Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn tích hợp giáo dục đạo đức – lối sống học sinh qua đoạn trích hạnh phúc của ...

Tài liệu Skkn tích hợp giáo dục đạo đức – lối sống học sinh qua đoạn trích hạnh phúc của một tang gia, truyện ngắn người trong bao và đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt

.DOC
36
769
77

Mô tả:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG HỌC SINH QUA ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA, TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO VÀ ĐOẠN TRÍCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tích hợp giáo dục là một phương pháp giáo dục đã được bộ lựa chọn và đưa vào để áp dụng với một số môn học trong chương trình THPT như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý… trong đó có Ngữ văn, thực hiện tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp kĩ năng sống có hiệu quả. Từ đó bản thân tôi nghĩ ra phương pháp tích hợp giáo dục đạo đức lối sống học sinh qua một số tác phẩm văn học. Hơn nữa ở lứa tuổi học sinh THPT hiện nay, nếu đem so sánh với mười năm trước có lẽ mọi người đều nhận thấy rằng dường như có một số học sinh có nhiều biểu hiện chưa tích cực: Cụ thể như thiếu tôn trọng với giáo viên, thiếu lễ độ với người lớn, hoặc có những hành vi sai trái như đánh nhau, hút chích… vì vậy mà bản thân tôi rất trăn trở trong quá trình giảng dạy. Luôn nghĩ không biết làm cách nào để tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Bao năm trôi qua mỗi năm tôi đều chú trọng đến việc này. Tôi luôn đặt câu hỏi cho bản thân người dạy: Dạy tác phẩm này phải đạt được mục đích gì? Sau khi học tác phẩm các em tiếp thu được điều gì? Các em rút ra được bài học gì, cho bản thân? …Chính vì vậy tôi đã nghĩ ra phương pháp giáo dục tích hợp để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Với mong ước hoàn thành vai trò người thầy. Bản thân muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, Ngữ văn THPT nói riêng bằng đề tài “TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG HỌC SINH QUA ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA, TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO VÀ ĐOẠN TRÍCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” II. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN. 1. Cơ sở khoa học Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung 1 thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nên cần phải có một phương pháp mới để giáo dục con người, trú trọng hơn nữa về việc hướng con người hình thành và bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất. Để thực hiện được nhiệm vụ “trồng người” người giáo viên phải làm sao tác động tích cực vào học sinh qua các tác phẩm văn học. Hơn nữa, học sinh phổ thông là đối tượng phù hợp để nhận thức đúng đắn về những tư tưởng đạo đức – lối sống được rút ra từ tác phẩm. Nên cần phải có một chút thời gian riêng để giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về nội dung (vấn đề) mà mình khai thác. Từ đó các em rút ra cho bàn thân mình một bài học tích cực. Có làm được như vậy thì văn học mới trở thành nhân học và người thầy mới có thể hoàn tất vai trò “trồng người”. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong thực tế giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các văn bản đã học và đã giáo dục nhận thức các em qua các tác phẩm ấy. Thế nhưng đối với trường THPT Trần Phú vẫn có một số học sinh không hứng thú tham gia vào các hoạt động trong tiết học nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của người dạy. Vậy làm thế nào để tác động mạnh mẽ đến những đối tượng học sinh như thế. Từ đó mà người thầy cần phải trú trọng vào vấn đề giáo dục nhận thức cho các em. Thời kì phát triển, xã hội mở rộng giao lưu với quốc tế, làm cho lối sống học sinh cũng chạy theo thời đại. Các em bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa nước ngoài vì vậy mà nhận thức của các em có phần lệch lạc so với quan niệm truyền thống của dân tộc. Trước thực trạng đó giáo viên cần phải khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc giáo dục đạo đức – lối sống cho các em. Cũng vì thế mà cần có một kế hoạch thích hợp trong phương pháp giảng dạy. 2.1 Thuận lợi - Giáo viên: Tất cả giáo viên đều xác định đúng mục tiêu giáo dục ngày nay nên nội dung đề tài có lẽ cũng là vấn đề mà đồng nghiệp quan tâm, góp ý. Điều đó sẽ thuận lợi trong việc trao đổi khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Hơn nữa riêng bản thân tôi đã đặt hết tâm huyết vào sự nghiệp dạy học nên việc tìm phương pháp giáo dục có kết quả cao là niềm đam mê của tôi, đặc biệt là vấn đề tác động đến nhận thức, lối sống của học sinh qua tác phẩm văn học. - Học sinh: Tuy các em đã lớn, ở độ tuổi trưởng thành nhưng các em thích nghe giáo viên nói về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống, những vấn đề 2 gần gũi thiết thực với các em nên trong quá trình áp dụng được học sinh tích cực hưởng ứng. Từ đó làm cho giáo viên cũng phấn khởi hơn khi giảng dạy. - Đặc thù của môn Ngữ văn: thực tế về thời gian của tiết học giáo viên có thể linh hoạt tổ chức lớp học để dành thời gian cho việc tích hợp. Chỉ cần 7 đến 10 phút cho một nội dung thì không làm ảnh hưởng gì đến tiến trình lên lớp. 2.2 Khó khăn. - Chủ quan: Do bản thân kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài khai thác lí luận chưa sâu, chắc chắn sẽ còn hạn chế. Vả lại đề tài được hình thành từ những quan niệm suy nghĩ cá nhân. Do vậy có một số ý tôi chưa dám mạnh dạn khẳng định, nên chưa thể hiện hết quan điểm của mình. - Khách quan: Nhà trường: nguồn tư liệu còn ít nên việc giới thiệu cho học sinh nguồn tài liệu tham khảo có giới hạn. Học sinh: tính cách của học sinh ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác ngoài môi trường giáo dục nên cũng rất khó tác động đến các em. Đặc biệt do xu hướng chạy theo thời đại đã làm ảnh hưởng đến nếp sống của các em. Do vậy mà tác dụng của phương pháp chưa đạt được hiệu quả tuyệt đối. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Nội dung tích hợp 1.1. Giáo dục đạo đức- lối sống qua nhân vật cậu Tú Tân trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng. Quá trình đọc - hiểu văn bản để giúp các em nhận thấy được những biểu hiện của các nhân vật qua việc phân tích những chân dung biếm họa. Đó là những đứa con cháu của một gia đình đại bất hiếu. Họ tận dụng cơ hội từ đám tang của người thân mà thực hiện mục đích, kiếm lợi cho riêng mình : Con trai trưởng muốn được khen ngợi, thằng cháu rể tranh thủ quảng cáo để kiếm tiềm, cháu gái ruột thì tranh thủ trưng diện, đứa cháu nội (Cậu Tú Tân) thì muốn chứng tỏ tài chụp hình của mình v.v…Trong lúc tang gia bối rối, anh ta vội chạy bấm máy ảnh lách tách, bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt như thế này, như thế nọ…để cậu chụp ảnh kĩ niệm lúc hạ huyệt. Đứa cháu nội không có một chút cảm động trước cái chết của ông mình. Đó là biểu hiện của những người thích phô trương, khoe tài. Họ không có ý thức được hành động của mình. Gia đình có tang mà lại dung làm cơ hội để khoe tài chụp ảnh. Giả sử nhân vật này có tài thật năng thật sự cũng khó được người đới 3 công nhận vì việc chứng tỏ tài năng của anh ta không phù hợp với hoàn cảnh, với đạo đức của một đứa cháu nội trong lúc hạ huyệt. Từ nhân vật trên học sinh rút ra cho mình một bài học về nhận thức trong mối quan hệ gia đình. Các em phải hiểu được mối quan hệ huyết thống là “sợi dây” ràng buộc tình cảm con người với nhau. Chúng ta không thể thờ ơ, lạnh nhạt trước những nỗi đau, mất mát của người thân, Chúng ta cần chia sẻ, cần quan tâm mọi người đặc biệt là những người thân trong mối quan hệ ruột thịt để tình cảm gia đình càng sâu đậm, gắn bó, để mọi người càng thương yêu nhau hơn. Sau khi giảng giải nội dung trên, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh liên hệ với thực tế. Ví dụ: Trong cuộc sống có nhiều người thích khoe tài năng của mình không? Nêu vài ví dụ khoe tài không phù hợp với hoàn cảnh? 1.2. Giáo dục nhận thức - lối sống cho học sinh qua hình ảnh “những giai thanh gái lịch”_ Bạn bè cô Tuyết, cô Hoàng Hôn, trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng. Qua đoạn trích học sinh đã nhận thấy: bạn bè của cô Tuyết, họ là những người lịch lãm, xinh đẹp, sang trọng, họ là những người mà nhà văn gọi là “giới thượng lưu”. Vậy mà họ lại có những biểu hiện lố lăng, đồi bại: đi đưa đám ma là được dịp hẹp hò nhau, tán tỉnh nhau, bình phẩm nhau, cười tình với nhau,…Họ là những người vô cảm, lạnh nhạt trước nỗi đau của người khác. Trong cuộc sống ngày nay có phải ta cũng đã từng bắt gặp cảnh tương tự. Đi đám ma mà lại cười đùa vui vẻ, bàn luận, bình phẩm về những nội dung không có liên quan, dường như họ quên rằng mục đích của họ đến đó là để chia buồn với thân quyến người đã khuất. Gia đình có tang, không khí nơi đó rất buồn tẻ, trang nghiêm, thậm chí còn đau thương nữa. Người Việt vốn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,…Đi đến đó là để chia sẻ nỗi đau, để thể hiện tình nghĩa xóm làng, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải đến đó để khoe khoang, để trưng diện hay để chê bay người khác. Những người có biểu hiện như trên đã làm mất đi nếp sống văn hóa của người Việt. Ngày nay, có một số thanh niên (học sinh ) nhận thức rất kém về việc giữ gìn nếp sống văn hóa của người Việt. Các em cho rằng sống như cha ông mình là cổ hủ, lạc hậu vì vậy nên làm cách nào có những biểu hiện cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ ở điểm 4 này. Nếu em là một trong những người đi đưa đám ấy thì các em phải có thái độ như thế nào? Khi đặt mình vào hoàn cảnh để suy nghĩ các em sẽ chọn cho mình một cách thức biểu hiện lối sống phù hợp với đạo đức con người. Từ đó giáo viên dẫn dắt để tích hợp vào nội dung trên. 1.3. Giáo dục nhận thức - lối sống học sinh qua hình tượng nhân vật Bê-licốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp Nhân vật Bê-li-cốp được nhà văn khái quát qua nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bằng biểu tượng cái bao. Đó là hình tượng nhân vật điển hình cho một bộ phận tri thức Nga lúc bấy giờ - kiểu người trong bao: Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên. Nói tóm lại, con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách , bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài…Ở nhà hắn cũng sống thế thô i: cũng vẫn mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế, lúc nào cũng sợ nhỡ lại xãy ra chuyện gì… Từ hình tượng nhân vật bê-li-cốp giáo viên đặt vấn đề cho học sinh liên hệ, hướng dẫn cho học sinh nhận ra rằng: hình tượng nhân vật Bê-li-cốp không chỉ ở xã hội Nga, thời chuyên chế, mà ngay trong cuộc sống hiện đại này vẫn còn những người như Bê-li-cốp sống thu mình, ích kỉ, nhút nhát, đó cũng là biểu hiện của thái độ vô cảm. Giới trẻ ngày nay, dường như các em ngại giúp đỡ người khác, các em thờ ơ trước những hoàn cảnh bất hạnh và dường như các em làm ngơ với những bất công của cuộc đời. Đó cũng là biểu hiện của “lối sống trong bao”. Nếu như người dân trong thành phố Nga đâm ra sợ tất cả, sợ đọc sách, sợ gửi thư, sợ giúp đỡ người khác thì người dân Việt Nam sợ ảnh hưởng đến bản thân mình. Vậy học sinh phải làm gì để không có những biểu hiện trên ? Giải quyết câu hỏi đó, giáo viên tâm sự với các em về thực tế trong cuộc sống. Hằng ngày các em cũng từng chứng kiến những cảnh tượng bất bình như: những kẻ hung dữ bắt nạt người khác, những người có chức quyền ứng xử láo xược với nhân dân, hay những kẻ thiếu văn hóa nạt nộ những người lớn tuổi,… Trước cảnh tượng như vậy các em phải làm gì? Các em có dám lên tiếng bênh vực người bị bắt nạt không? Hay các em giống như những người khác lặng im không lên tiếng vì sợ liên lụy đến mình. Đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học về hành động : Sống là phải biết giúp đỡ người khác trong khả năng của mình, phải quan tâm với mọi 5 người xung quanh, phải mạnh dạn lên tiếng bênh vực người yếu đuối, có làm được như thế thì cuộc sống mới thêm ý vị - sống như Bê-li-cốp là kiếp sống thừa. Nói như Nguyễn Bá Học trong quyển Quốc văn trích diễm “ Những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ thời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa”. 1.4. Giáo dục học sinh qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt_ Lưu Quang Vũ. Nội dung của màn đối thoại là sự đấu tranh của hồn Trương Ba xác hàng thịt. Trương Ba thì đỗ lỗi cho xác hàng thịt và cho rằng xác hàng thịt quá dung tục, muốn thoát khỏi thân xác hàng thịt để giữ sự trong sạch của linh hồn. Còn hàng thịt cười nhạo trên nỗi đau khổ của Trương Ba và cho rằng sự vẩn đục của thể xác là một phần do lỗi ở tâm hồn, do tâm hồn không đủ sức thoát khỏi sự cám dỗ, cuối cùng hàng thịt khẳng định mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác thông thể tách rời nhau. Ở nội dung này giáo viên có thể liên hệ ngay với những biểu hiện mà hằng ngày các em thường mắc phải nhưng các em lại hay chối bỏ trách nhiệm hoặc đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Ví dụ : lười biếng không học bài các em tìm cách để biện hộ, do ốm hoặc do cúp điện. Không thuộc bài nên quay cóp, bị giáo viên bắt, các em cho rằng tại giáo viên đó quá khó,…Các em không hề nhận thấy rằng lỗi đó là do chính bản thân mình không vượt lên chính mình được, chính các em không có cố gắng. Hay những vi phạm khác như nghiện thuốc lá các em đổ lỗi do buồn hay chán nản hoặc do các bạn rủ rê,…Đó là những trường hợp phổ biến mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra để sửa lỗi. Qua việc tích hợp, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận thức rằng : Muốn không mắc lỗi thì phải cố gắng, phải biết nhận lỗi để sửa lỗi, phải chịu trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình. Muốn giữ được tâm hồn trong sạch thì phải biết đấu tranh để thoát khỏi sự dung tục trong cuộc sống. khi thể xác vướng vào sự cám dỗ thì lỗi đó chính là lỗi tâm hồn – tâm hồn đã bị lạc hướng. Phải đấu tranh với chính mình để được hoàn thiện hơn. Như một nhà khoa học đã quan niệm “Tôi không sợ đói, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Không chỉ có những nội dung trên mà việc tích hợp còn giúp học sinh tự kiểm nghiệm lại mình: xem xem hằng ngày lời nói và việc làm của mình có đối lập với nhau không? Mình có làm được những điều mà mình nghĩ không? Mình 6 có sống chính mình không… Tuy chỉ có một vài phút kiểm nghiệm nhưng ít nhiều học sinh cũng cũng nhận ra mối quan hệ giữa lý trí và thể xác trong một con người, lí trí sẽ làm chủ con người. 2. Địa chỉ tích hợp - Tích hợp ngay sau khi phân tích xong nhân vật. - Tích hợp sau khi dạy xong tác phẩm ( Xem phần giáo án minh họa ) 3. Thời gian tích hợp Mỗi nội dung chỉ cần 7- 10 phút IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI Nếu như trước đây chưa áp dụng phương pháp tích hợp thì việc giáo dục đạo đức - lối sống cho các em chủ yếu là ở môn giáo dục công dân, có thể các em cảm thấy nhàm chán. Còn khi tích hợp vào môn Ngữ văn, giáo dục các em từ những nhân vật cụ thể, các em cảm thấy gần gũi, thiết thực hơn. Các em ấn tượng và hứng thú hơn trong giờ học. Mặc khác, sau khi nhận thức được vấn đề, ý thức của các em chăm ngoan hơn nhiều. Điều đó có thể thấy qua cách ứng xử của các em với bạn bè và thầy cô giáo, qua việc chấp hành nội quy trường lớp và ý thức học tập của các em. Đặc biệt các em biết nhận lỗi trước mọi người về những sai phạm của mình. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục đạo đức – lối sống còn có thể giúp các em tự rèn luyện bản thân mình. Mỗi một nhân vật văn học là một tấm gương hoặc một hiện tượng tiêu biểu trong đời sống mà các em cần học tập vì nhân vật văn học là hình ảnh con người trong cuộc sống được phản chiếu lại qua cách nhìn của nhà văn. Những hiệu quả trên có thể thấy rõ qua bảng thống kê số liệu sau : Bảng thống kê số liệu Trước khi áp dụng đề tài (năm học 2013 - 2014) Lớp 12a7 11a2 11a3 Lớp 12a1 12a2 11a2 Mức độ hứng thú Kết quả kiểm tra chất lượng (trên 5) 70% 65% 75% 87% 70% 80% Sau khi áp dụng đề tài (năm học 2014- 2015) Mức độ hứng thú 85% 80% 95% Kết quả kiểm tra chất lượng (trên 5) 90% 85% 96% 7 Tích hợp giáo dục là một phương pháp mới có hiệu quả, được áp dụng phổ biến. Riêng đối với môn học Ngữ văn nội dung tích hợp rất phong phú và đa dạng. Các nội dung vừa trình bày chỉ mang tính chất ví dụ minh họa cho một vài tác phẩm cụ thể. Tùy theo nội dung của bài mà giáo viên linh hoạt tích hợp. Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh là một vấn đề tương đối khó, đòi hỏi phải có thời gian, có tâm huyết và phải có kinh nghiệm. Nên khi áp dụng phương pháp tích hợp này trong hoạt động dạy và học thì hiệu quả tiết học sẽ được nâng cao hơn : Người thầy làm tròn vai trò “trồng người”và học sinh rèn luyện đạo đức của mình để hoàn thiện nhân cách. Với ý tưởng cá nhân, đề tài sẽ không tránh khỏi sự thiếu xót. Tôi chân thành mong đợi sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, để sáng kiến của mình được áp dụng ngày càng hiệu quả. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Nhà trường : nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để nói chuyện với các em về vấn đề đạo đức – lối sống của giới trẻ ngày nay. Hoặc nên lồng ghép việc giáo dục các em qua các buổi chào cờ hằng tuần. Giáo viên giảng dạy : phải tìm hiểu lớp học để biết được đặc điểm của từng lớp, sau đó chọn nội dung cho phù hợp với đối tượng. Chủ động chuẩn bị trước nội dung tích hợp. Có thể lấy ví dụ minh họa bằng những câu chuyện thực tiễn mang tính giáo dục hoặc những đoạn phim ảnh từ các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo viên chủ nhiệm : thường xuyên tâm sự với học sinh về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan để tác động vào nhận thức và lối sống của các em qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Gia đình : Phụ huynh học sinh phải là những tấm gương cho các em về lối sống và nhân cách. Phụ huynh cũng phải giáo dục con em mình có một nếp sống tốt, để các em ý thức được hành động và lời nói của mình, đặc biệt trong giao tiếp. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng – NXBGD&ĐT năm 2010 ( lớp 11, lớp 12) 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, lớp 12 3. Tài liệu tích hợp của tổ Văn 4. Luật giáo dục và đào tạo của ngành GD Việt Nam VII. MỤC LỤC 9 I. Lý do chọn đề tài II. Cơ sở lí luận III. Tổ chức thực hiện các giải pháp IV. Hiệu quả của đề tài V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng VI. Danh mục tài liệu tham khảo VII. Phụ lục 10 Giáo án minh họa Tieát 45 – 46 Đọc văn: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA ( Trích Soá ñoû ) Vuõ Troïng Phuïng A. Mức độ cần đạt: - Nhận ra baûn chaát loá laêng ñoài baïi cuaû xaõ hoäi tö saûn thaønh thò nhöõng naêm tröôùc caùch maïng thaùng taùm năm 1945. Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của tác giả Vũ Trọng Phụng. -Ngheä thuaät traøo phuùng ñaëc saéc qua ñoaïn trích. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Bộ mặt thật của một xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. - Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo trước sự băng hoại đạo đức của con người - Bút pháp trào phúng đặc sắc 2. Kĩ năng Đọc hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ đúng đắn và có cách ứng sử phù hợp trong cuộc sống hằng ngày. - Biết lên án những người có những biểu hiện chưa tích cực hoặc có lối sống chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Biết yêu thương và trân trọng tình cảm gia đình , không vì vật chất mà đánh mất nhân cách. 4. Năng lực Năng lực đọc - hiểu văn bản Năng lực trao đổi thông tin, làm việc nhóm Năng lực cảm nhận và phân tích thông tin văn bản Năng lực trình bày, phát biểu cảm nghĩ cá nhân C. Chuẩn bị của GV – HS: 11 - GV: giáo án, tài liệu tham khảo, phim (đoạn trích) - HS: học bài, sọan bài D. Tieán trình daïy hoïc: 1. Kieåm tra baøi cuõ: Chữ người tử tù Câu 1. Em hãy cảm nhận nét đẹp của nhân vật Huấn Cao. Câu 2. Viên quản ngục có những nét đẹp nào đáng quý? Câu 3. Em hãy lí giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” 2. Baøi môùi. Hoạt động của giaùo vieân vaø hoïc sinh Hoạt ñộng 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Yeâu caàu caàn ñaït I.Tìm hiểu chung -Hs ñoïc tieåu daãn và nêu những nội dung 1.Taùc giaû(SGK) chính. Vũ Trọng phụng (1912-1939) - Giáo viên: Chốt lại nội dung chính về tác - Queâ Höng Yeân. giả - Xuaát thaân gia ñình ngheøo. + Laø moät ngöôøi bình dò, ngöôøi cuaû khuoân pheùp, cuaû neà neáp. + Caêm gheùt xaõ hoäi thöïc daân nữa phong kieán ñöông thôøi. + Chaêm hoïc, coù söùc saùng taïo doài daøo phong phuù. + Khoâng ñaày 10 naêm caàm buùt (19301939), nhöng ñaõ cho ra ñôøi moät khoái löôïng - Ñöôïc meänh danh laø “oâng vua phoùng söï đất Baéc” vaø laø nhaø vaên hieän thöïc traøo phuùng suaát saéc giai ñoaïn 1936-1939. 2. Tác phẩm - Các tác phẩm chính :sgk - Tóm tắt tác phẩm Số đỏ : sgk taùc phaåm phong phuù goàm nhieàu theå loaïi: II. Ñoïc - hieåu vaên baûn kòch, truyeän ngaén, phoùng söï, tieåu thuyeát. 1. Cách đọc và bố cục: Hs : Đọc bản tóm tắt, Gv vẽ sơ đồ tóm tắt - P1: Cảnh tang gia tại nhà cụ cố Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản Hồng. Đọc diễn cảm, đúng với giọng văn trào - P2: Cảnh đưa đám. phúng, mỉa mai, hài hước - P3: Cảnh hạ huyệt. - Gv đọc mẫu một đoạn 3. Tieâu ñeà: CH : Cho biết bố cục của đoạn trích? - Phaûn aùnh ñuùng moät söï thaät tàn Hs : trả lời nhẫn : con chaùu cuaû ñaïi gia ñình naøy 12 CH : Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm ? Nội dung của đoạn trích? Hs : trả lời Giáo viên : Đoạn trích là tòan bộ chương XV của tác phẩm. Tiêu đề đầy đủ: “Hạnh phúc của một tang gia- Văn Minh nửa cũng nói vào- Một đám ma gương mẫu" CH : Em hiểu như thế nào về tiêu đề của đoạn trích? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản CH : Con cháu của cụ cố tổ được thể hiện trong đoạn trích gồm những ai? HS : kể ra thaät söï sung söôùng, haïnh phuùc khi cuï toå cheát. - Tình huoáng traøo phuùng: tang gia maø haïnh phuùc. - Kích thích trí tò mò của người đọc. 3. Nội dung : 3.1. Những chân dung biếm hoạ a.Những người trong gia quyến. CH : Niềm hạnh phúc của những người con, cháu được tác giả khái quát bằng câu văn nào? Hs trả lời => Caùi cheát cuaû cuï toå chaúng laøm nhoû moät gioït nöôùc maét thöông tieác maø laïi laøm cho nhieàu ngöôøi sung söôùng thoaû maõn vaø haïnh phuùc. CH: Cụm từ nhao lên diễn tả tâm trạng gì của những người con cháu ấy? Hs trả lời : Tâm trạng vui sướng có phần lo sợ, hồi hộp. CH : Vi sao họ lại có tâm trạng đó? Hs trả lời -> “Bởi cái chúc thư kia đã đến thời kì thực hành rồi, không còn là lí thuyết viễn vông nữa”- có nghĩa là họ thỏa mãn và hạnh phúc chứ không hề có tâm trạng đau khổ vì mất người thân thật sự như chính từ nhao lên ấy thể hiện. 13 CH : Cụ thể niềm sung sướng ấy thể hiện trong từng con người đó như thế nào? Gv: Yêu cầu thảo luận theo nhóm và trình bày: * Cuï Hoàng: con trai tröôûng: (d/c) - Cuï cố Hoàng: con trai tröôûng: (d/c) + Bên ngoài: Nhắm nghiền mắt, mơ Nhaém nghieàn maét để mô maøng nghó đến luùc màng mặc đồ xô gai…vừa ho khạc, ñöôïc maëc aùo xoâ gai, luï khuï choáng gaäy,vöaø vừa khóc mếu + Bên trong: là để được thiên hạ ho khaïc vöøa khoùc meáu maùo để cho ngừơi ta khen danh giá. chỉ trỏ. Caùi danh giaù cuûa moät gia ñình thöôøng ñöôïc ñaùnh giaù qua tuoåi thoï cuûa ngöôøi cha quaù coá CH : Ở đây cụ cố Hồng cố chứng tỏ điều đó là có mục đích gì? Ý nghĩa của nhà văn xd nhân vật này? Hs trả lời : Khoe khoang cái danh giá của nhà Cụ  điển hình cho loại người hám danh, vô đạo đức. => Điển hình cho loại người hám - Trong khi tang gia thằng bồi tiêm đã *Ôâng danh, vô đạo đức. Phaùn moïc söøng: - OÂng Phaùn moïc söøng: hãnh diện vì -Vui möøng voâ keå vì seõ ñöôïc chia theâm gia có đôi sừng hươu vô hình trên đầu, nó taøi bôûi ñoâi söøng voâ hình treân ñaàu… đem lại cho ông nhiều lợi lộc. đếm được 1872 câu gắt”…” * Vaên Minh : Con trai cuï Hoàng- chaùu ñích toân cuaû cuï Toå: - Vaên Minh: Cháu nội: ? Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả về Văn + Bên ngoài: băn khoăn, phân vân, vò Minh trong lúc tang gia bối rối? đầu rứt tóc, đăm đăm, chiêu chiêu Băn khoăn, phân vân, vò đầu rứt tóc, đăm đăm, chiêu chiêu vì không biết phải xử trí với Xuân như thế nào cho phải. bởi lẽ có được hạnh phúc mà bao lâu nay mọi người ngóng đợi là nhờ Xuân gián tiếp giết chết cụ Tổ - ơn to. - Sung söôùng vaø haïnh phuùc vì “caùi chuùc thö 14 kia seõ ñi vaøo thôøi kì thöïc haønh chöù khoâng + Bên ngoài : thì không biết phải xử trí coøn laø lí thuyeát vieãn voâng”. - Lo laéng phaûi ñoái xöû vôùi Xuaân toùc ñoû sao với Xuân như thế nào cho phải… cho phaûi: Hai cái tội nhỏ và một cái ơn lớn, ông ta “Vò đầu, rứt tóc, cái mặt thì cứ đăm đăm chiêu chiêu… * Coâ Tuyeát: Chaùu gaùi cuï coá tổ:  Điển hình cho sự đồi bại về đạo Đây là dịp để tìm kiếm bạn tình; là dịp để đức, lối sống. được trình diễn các mốt thời thượng nhất của - Coâ Tuyeát: Chaùu gaùi noäi cuï Coá tổ: tiệm may Âu Hóa. + Bề ngoài: mặc bộ đồ ngây thơ để - T bê mâm cau trầu đi mời các quan khách thiênh hạ biết mình chưa đánh mất với vẽ mặt buồn buồn, liếc mắt đưa tình, chữ trinh với vẽ buồn lãng mạn, hợp trong bộ trang phục Ngây thơ hôû caû naùch vaø nhà có đám. nöaû vuù”, rất hợp với nhà có đám. + Bên trong: thực hiện ý thích riêng* Bà Văn Minh - Ñaây laø dòp ñeå laêng xe tìm kiếm bạn tình. moát quaàn aùo ôû tieäm may Aâu hoaù. thì Sốt cả ruột vì… * Cậu Tú Tân thì cứ sướng điên người lên vì đây là cơ hội để được dùng đến mấy cái máy ảnh cụ mới mua. CH : Lúc hạ huyệt Cậu Tú Tân có những hành động gì? Mục đích cậu ta làm như vậy để làm gi? Trong lúc tang gia bối rối, anh ta vội chạy bấm máy ảnh lách tách, bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt như thế này, như thế nọ…để cậu chụp ảnh kĩ niệm lúc hạ huyệt. Tích hợp giáo dục đạo đức – lối sống CH : Em có nhận xét gì về những người thân của cụ cố tổ? Hs : trả lời - Bà Văn Minh: sốt cả ruột (D/C) - Cậu Tú Tân: cứ điên ngươì lên… (d/c) => Đó là đứa cháu nội bất hiếu, thích khoe tài nhưng không đúng lúc. 15 Đó là những đứa con cháu của một gia đình đại bất hiếu. Họ tận dụng cơ hội từ đám tang của người thân mà thực hiện mục đích, kiếm lợi cho riêng mình : Con trai trưởng muốn được khen ngợi, thằng cháu rể tranh thủ quảng cáo để kiếm tiềm, cháu gái ruột thì tranh thủ trưng diện, đứa cháu nội (Cậu Tú Tóm lại : Những người trong gia Tân) thì muốn chứng tỏ tài chụp hình của quyến là những người con cháu của một gia đình đại bất hiếu. mình v.v CH : Trong cuộc sống có những đứa con bất hiếu như vậy không? Nêu vài ví dụ? Hs : Liên hệ với thực tế. CH : Từ những ví dụ trên em rút ra bài học gì cho bản thân mình? Gv : Từ nhân vật trên học sinh rút ra cho mình một bài học về nhận thức trong mối quan hệ gia đình. Các em phải hiểu được mối quan hệ huyết thống là “sợi dây” ràng buộc tình cảm con người với nhau. Chúng ta không thể thờ ơ, lạnh nhạt trước những nỗi đau, mất mát của người thân, Chúng ta cần chia sẽ, cần quan tâm mọi người đặc biệt là những người thân trong mối quan hệ ruột thịt để tình cảm gia đình càng sâu đậm, gắn bó, để mọi người càng thương yêu nhau hơn. * Baïn thaân cuaû cuï Hoàng: -Raát sung söôùng vì ñaây laø dòp ñeå khoe sang, khoe danh:(…) - Cảm động vì được nhìn thấy làn da trắng của Tuyết đang thập thò trong tà áo voan mỏng * Một phaàn nöûa ñaùm tang laø phuï nöõ; Caùc b. Những người ngoài gia quyến - Baïn thaân cuaû cuï Hoàng: 16 trai thanh gaùi lòch duû caû. Hoï ñi ñöa ñaùm Sung söôùng vì ñaây laø cô hoäi ñeå khoe nhöng taát caû ñeàu thöïc hieän một mong danh giaù; Caûm ñoäng vì được muoán rieâng, một sôû thích rieâng: hoï chim nhìn laøn da traéng trong taø aùo monûg nhau, cöôøi tình nhau, cheâ bai nhau, bình cuûa T. phaåm nhau…thoûa maõn yù thích rieâng -> nhoá - Ñaùm trai thanh gaùi lòch nhaêng, loá bòch. - Coù dòp ñeå heïn hoø nhau ñeå thoûa CH : Từ đó em có nhận xét gì về bản chất maõn yù thích rieâng. của những người mà nhà văn gọi là “giới thượng lưu”? Hs trả lời Họ là những người lố lăng đồi bại, có những biểu hiện về sự băng hoại đạo đức con người. Tích hợp giáo dục đạo đức – lối sống Qua đoạn trích học sinh đã nhận thấy: bạn bè của cô Tuyết, họ là những người lịch lãm, xinh đẹp, sang trọng, họ là những người mà nhà văn gọi là “giới thượng lưu”. Vậy mà họ lại có những biểu hiện lố lăng, đồi bại: đi đưa đám ma là được dịp hẹp hò nhau, tán tỉnh nhau, bình phẩm nhau, cười tình với nhau,…Họ là những người vô cảm, lạnh nhạt trước nỗi đau của người khác. Trong cuộc sống ngày nay có phải ta cũng đã từng bắt gặp cảnh tương tự. Đi đám ma mà lại cười đùa vui vẻ, bàn luận, bình phẩm về những nội dung không có liên quan, dường như họ quên rằng mục đích của họ đến đó là để chia buồn với thân quyến người đã khuất. Gia đình có tang, không khí nơi đó rất buồn tẻ, trang nghiêm, thậm chí còn đau thương nữa. Người Việt vốn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành => Họ là những người lố lăng đồi bại, có những biểu hiện về sự băng hoại đạo đức con người. 17 đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,…Đi đến đó là để chia sẻ nỗi đau, để thể hiện tình nghĩa xóm làng, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải đến đó để khoe khoang, để trưng diện hay để chê bay người khác. Những người có biểu hiện như trên đã làm mất đi nếp sống văn hóa của người Việt. Hết tiết 45 Tiết 94, 95 Đọc văn : NGƯỜI TRONG BAO A. P. Sê-khốp A. Mức độ cần đạt - Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bêli-cốp - Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Bi kịch người trong bao Bê-li-cốp ; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này - Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật 3. Thái độ - Có khát vọng được sống chính mình, loại bỏ lối sống kép kín, nhút nhát, cổ hủ, lạc hâu như vật trong truyện. - Biết phê phán lối sống trong bao của những nguời sung quanh mình. - Biết đấu tranh với chính mình để có được những tư tưởng tiến bộ phù hợp với thời đại. 4. Năng lực Năng lực đọc - hiểu văn bản Năng lực trao đổi thông tin, làm việc nhóm 18 Năng lực cảm nhận và phân tích thông tin văn bản Năng lực trình bày, phát biểu cảm nghĩ cá nhân C. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: Bài Tôi yêu em – Pu-skin Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu được thể hiện trong bài thơ. 2. Bài mới 2.1 Lời vào bài Hôm nay chúng ta sẽ đến với nền văn học Nga, không gì hay hơn là tìm đến với Sê-khốp – một đại biểu xuất sắc của văn học Nga. Chúng ta sẽ tìm hiểu một truyện ngắn tiêu biểu của Sê-Khốp: Người trong bao. 2.2 Nội dung Hoạt động của Gv - Hs Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn * Hs đọc tiểu dẫn. * Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm. Hs giới thiệu. Chi tiết trong Van-ca: gởi ông ngoại ở nhà quê – cuộc đời của những con người nghèo khổ không có địa chỉ, không tên tuổi, chỉ là con số không trong xã hội Nga hoàng. * Đọc văn bản (hs thực hiện ở nhà) Hs tóm tắt văn bản. Gv chốt ý chính. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật Bêli-cốp CH : Em hãy miêu tả chân dung Bê-licốp trong cuộc sống hàng ngày. Hs miêu tả. - Con người: đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô, đeo kính râm, tai nhét bông, ngồi xe phải kéo mui, giấu mặt sau cổ áo. - Cách sống: ở nhà thì đóng cửa, cài Yêu cầu cần đạt I – Tìm hiểu chung 1. Tác giả - A. P. Sê-khốp (1860 – 1904). - Là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga, nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch nói. - Tác phẩm của Sê-khốp có cốt truyện giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. 2. Tác phẩm SGK II - Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Bê-li-cốp b. Chân dung Bê-li-cốp - Lúc sống: + Trong sinh hoạt: thu bản thân và tất cả những gì thuộc về mình vào bao để tránh những ảnh hưởng bên ngoài. 19 then, buồng ngủ như cái hộp, ngủ phải kéo chăn trùm đầu. - Vật dụng: ô, đồng hồ, dao … để trong bao. CH: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện suy nghĩ của Bê-li-cốp. Hs trả lời. - Dạy tiếng Hi Lạp cổ - một thứ tiếng đã chết – một cách để trốn tránh hiện tại. - Nếu không có chỉ thị nào cho phép thì không được làm. Cấm mọi người đi xe đạp vì chỉ thị chưa ban hành. - Lo sợ: + ở nhà – đóng cửa, cài then. + Nằm trong chăn –sợ trộm. + Muốn lấy vợ - lần lữa, đắn đo, suy tính. - Thỏa mãn với lối sống kì quái  ngạc nhiên vì những người châm biếm, ghế giễu lối sống của mình; ngạc nhiên trước lối sống tự do của chị em Varenca. *CH : Theo em, vì sao Bê-li-cốp chết? Hs trả lời. - Chính Bê-li-cốp đã tự giết mình (sợ mọi người biết chuyện bị C. đánh, sợ bị ép về hưu…) - Bê-li-cốp muốn thu mình vào trong bao  quan tài là cái bao đáp ứng mọi mong muốn của Bê-li-cốp. - Bê-li-cốp hoàn toàn lạc lõng trong cuộc sống chung với mọi người  cái chết đến như một lẽ tất yếu. - Tinh thần Bê-li-cốp đã chết từ lâu. + Trong tư tưởng: • Ghê sợ hiện tại, ngợi ca quá khứ. • Giấu ý nghĩ riêng vào bao, sống theo chỉ thị. • Luôn sợ hãi: nhỡ xảy ra chuyện gì. • Hài lòng với lối sống trong bao của mình. - Khi chết: mãn nguyện vì tìm được cái bao bền vững nhất cho cuộc đời mình. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan