Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn tích hợp các kiến thức liên môn trong tìm hiểu về một số bệnh truyền nhiễm ...

Tài liệu Skkn tích hợp các kiến thức liên môn trong tìm hiểu về một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương

.PDF
17
1808
106

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Trần Thụy Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  √ Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2012 - 2013  Hiện vật khác Nguyễn Thị Trần Thụy SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trần Thụy 2. Ngày tháng năm sinh: 3-11-1981 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 12 lô D Khu Tái Định Cư Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0915722124 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: sinh học - Số năm có kinh nghiệm: 9 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học sinh học, ứng dụng CNTT hổ trợ cho phương pháp vấn đáp tìm tòi trong dạy học sinh 11, sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học. 2 Nguyễn Thị Trần Thụy TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh hiện đại, chất lượng cuộc sống của con người đang ngày một nâng cao nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với những tồn tại của xã hội hiện đại đó là: sự bùng nổ dân số, bệnh hiễm nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội. Một trong số những vấn đề được nhiều người quan tâm là bệnh truyền nhiễm.  Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Bệnh được lây lan theo các con đường như: Lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tình dục, đường máu, đường da và niêm mạc. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm đang được ưu tiên can thiệp vì có nguy cơ lây nhiễm cao, số người mắc nhiều và xu hướng tăng, có tính trầm trọng, đặc biệt là một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao, gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân và xã hội, các vấn đề xã hội liên quan đến vấn đề này rất phức tạp.  Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang có xu hướng gia tăng tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Một số bệnh trước đây đã được khống chế nay đang có nguy cơ bùng phát trở lại như tả, sốt rét, lao, bại liệt…, đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới như Ebola, SARS, cúm A (H5N1).  Người mắc bệnh truyền nhiễn xuất hiện thường do thiếu hiểu biết, không tích cực trong thực hiện hành vi sức khoẻ an toàn. Đặc biệt là các bệnh lây an qua đường tình dục do quan niệm của người Á đông thường tránh né các vấn đề này nên gây rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho người dân.  Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường là các vi khuẩn, virus kí sinh trên người và động vật. Việt Nam chúng ta là một trong những nước có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài vi sinh vật đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh cho con người. Vì vậy, việc giúp học sinh tìm hiểu và biết cách phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm phổ biến tại địa phương là rất quan trọng. Trong chương trình sinh học lớp 10 có hướng dẫn các em tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của các vi sinh vật đây là một điều kiện thuận lợi cho việc giúp các em tìm hiểu về các tác nhân gây bệnh, tìm hiểu cơ chế và từ đó rút ra các biện pháp phòng tránh.  Tuy nhiên, nếu chỉ để các em tiếp nhận thông tin dưới dạng lí thuyết suông thì tiết học sẽ trở nên khô khan, học sinh dễ bị nhàm chán. Vì vậy, để giúp các em chủ động hơn trong 3 Nguyễn Thị Trần Thụy việc tiếp nhận kiến thức, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong những vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm và tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học trong dự án này tôi xin đề cập đến vấn đề “ Tích hợp các kiến thức liên môn trong tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương” II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Lượng kiến thức phong phú với nhiều tư liệu, hình ảnh minh họa trên mạng internet. - Học sinh có kiến thức về viết kịch bản phân vai và biết trình bày Powerpoint. - Nội dung bài trong sách giáo khoa gồm nhiều tật bệnh có phân loại rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên xây dựng dự án. 2. Khó khăn - Chương trình dạy học sinh học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, việc thực hiện và dạy học theo chương trình giãm tải của bộ giáo dục vừa được áp dụng trong năm nay nên các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi xác định các mục tiêu và tìm giải pháp cho các phần giảm tải - Thời gian 1 tiết ngắn nên giáo viên không thể cho học sinh tìm hiểu hết các bệnh truyền nhiễm mà sách giáo khoa đã nêu - Học sinh chưa quen cách học, cách ghi kiến thức sau khi xem xong các tiểu phẩm III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. Mục tiêu dạy học 1. Về kiến thức Sau khi thực hiện dự án học sinh cần phải: - Nhận biết được một số bệnh truyền nhiễm ở nước ta. - Liệt kê được các tác nhân gây bệnh - Mô tả được các triệu chứng biểu hiện của bệnh. - Trình bày được tác hại của bệnh gây ra ở nước ta. - Nêu được các biện pháp phòng tránh. 2. Về kĩ năng Góp phần hình thành cho HS kỹ năng - Tìm kiếm thông tin trên mạng. - Thu thập và xử lí thông tin. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. - Làm việc theo nhóm. 4 Nguyễn Thị Trần Thụy - Kĩ năng phân vai. - Kĩ năng viết kịch bản. - Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. - Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Về thái độ - Nâng cao ý thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và vệ sinh cá nhân. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. - Hình thành thái độ, cách cư xử đúng đắn đối với người bệnh. - Cung cấp cho học sinh các hiểu biết về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. 4. Những kiến thức liên môn - Kiến thức làm văn để viết kịch bản, và phân vai cho phù hợp. - Kiến thức tin học để tìm kiếm tài liệu, tổng hợp và trình bày dưới dạng PowerPoint - Kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản để giải quyết các vấn đề gặp phải trong bài học. B. Đối tượng dạy học của dự án Để chuẩn bị dự án, yêu cầu tiên quyết đối với học sinh Internet - Kĩ năng sử dụng web - Sao chép và dán các hình ảnh Microsoft Word - Đánh máy và định dạng văn bản. - Mở văn bản. - Lưu văn bản. - Chèn hình ảnh - In văn bản Microsoft PowerPoint - Mở bài trình bày. - Tạo bài trình bày. - Lưu bài trình bày. - Chèn văn bản và phim ảnh, nhạc nền. - In phần trình chiếu và trình chiếu ( slide show). 5 Nguyễn Thị Trần Thụy C. Thiết bị dạy học, học liệu - Internet để truy cập các trang liên quan đến dự án. - Máy vi tính cài đủ bộ microsoft Office và các phần mềm cần thiết khác - Projector, loa. - Sách giáo khoa sinh học lớp 10. - Sách khoa học phổ thông, tờ rơi tuyên truyền, đĩa CD, VCD, DVD, phần mềm có liên quan đến dự án. - Sách giáo viên, tài liệu liên quan đến việc dạy học theo dự án. D. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học BÀI 47: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỂM Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: 1. Về kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nhận biết được một số bệnh truyền nhiễm ở nước ta. - Liệt kê được các tác nhân gây bệnh và con đường lây nhiễm. - Mô tả được các triệu chứng biểu hiện của bệnh. - Trình bày được tác hại của bệnh gây ra ở nước ta. - Nêu được các biện pháp phòng tránh 2. Về kĩ năng Góp phần hình thành cho HS kỹ năng - Tìm kiếm thông tin trên mạng. - Thu thập và xử lí thông tin. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. - Làm việc theo nhóm. - Kĩ năng phân vai. - Kĩ năng viết kịch bản. - Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. - Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Về thái độ - Nâng cao ý thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và vệ sinh cá nhân. 6 Nguyễn Thị Trần Thụy - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. - Hình thành thái độ, cách cư xử đúng đắn đối với người bệnh. 4. Những kiến thức liên môn - Kiến thức làm văn để viết kịch bản, và phân vai cho phù hợp. - Kiến thức tin học để tìm kiếm tài liệu, tổng hợp và trình bày dưới dạng PowerPoint - Kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản để giải quyết các vấn đề gặp phải trong bài học. II. Chuẩn bị: - Máy tính, đèn chiếu, màn hình. - Kế hoạch phân công công việc cho học sinh. III. Các bước tiến hành 1. Hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện a. Giới thiệu các bước thực hiện dự án - Giáo viên lên kế hoạch dự án, giới thiệu dự án, in tài liệu phát cho mỗi nhóm học sinh. - Trong thời gian 1 tuần các nhóm tiến hành thu thập thông tin liên quan đến dự án trong phần nhiệm vụ đặt ra, tiến hành xử lí các thông tin thu thập được. - Các nhóm tiến hành xử lí các thông tin thu thập được, viết kịch bản, chuẩn bị làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint. Hoàn chỉnh sản phẩm, nộp sản phẩm, chuẩn bị nội dung báo cáo. - Giáo viên kiễm tra kịch bản, sữa chữa cho phù hợp. Học sinh tiến hành luyện tập theo kịch bản. - Báo cáo sản phẩm và tổng kết dự án. b. Phân nhóm, giới thiệu dự án, phát và hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu liên quan đến dự án - Giáo viên chia lớp thành 2-3 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí. - Giáo viên phát kế hoạch dự án, phát phiếu hướng dẫn, phát tài liệu và chép file giới thiệu cho mỗi nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, xử lí thông tin liên quan đến dự án. c. Thực hiện dự án 7 Nguyễn Thị Trần Thụy - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn. - Nhóm trưởng chỉ định công việc cho mỗi thành viên. * Nhóm 1: Tìm hiểu bệnh cúm gà H5N1. - Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi mắc bệnh, tác hại của bệnh đối với cộng đồng, biện pháp phòng tránh. - Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút) - Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình. - Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt. - Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vỡ kịch. * Nhóm 2: Tìm hiểu bệnh HIV/AIDS - Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi mắc bệnh, tác hại của bệnh đối với cộng đồng, biện pháp phòng tránh. - Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút) - Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình. - Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt. - Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vỡ kịch. * Nhóm 3 : Tìm hiểu bệnh tiêu chảy - Xác định nguyên nhân gây bệnh( tên vi sinh vật gây bệnh, cấu tạo của chúng), các con đường lây nhiễm, các triệu chứng khi mắc bệnh, tác hại của bệnh đối với cộng đồng, biện pháp phòng tránh. - Xây dựng kịch bản trong cốt truyện có liệt kê các nội dung có liên quan đến bệnh (thời gian vỡ kịch là 5-10 phút) - Nộp kịch bản cho giáo viên duyệt một tuần trước khi thuyết trình. - Phân vai các bạn tập theo kịch bản giáo viên đã duyệt. - Xây dựng phần PowerPoint trình chiếu cho các bạn những nội dung chính và những câu hỏi đặt ra cho các bạn sau khi xem xong vỡ kịch. 2. Công việc của giáo viên: - Lên kế hoạch. 8 Nguyễn Thị Trần Thụy - Phân nhóm, giao nhiệm vụ. - Hỗ trợ, góp ý các nhóm trong quá trình thực hiện dự án. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo. Giáo viên nhận xét – đánh giá. a. Ý kiến đánh giá - Sử dụng bảng thu thập dữ kiện để xây dựng một bảng đánh giá không chính thức trước khi học sinh thuyết trình bằng PowerPoint. - Giáo viên có thể đánh giá học sinh về độ chính xác của thông tin, sử dụng hiệu quả các ví dụ, dữ kiện và kết luận - Đánh giá bài thuyết trình sử dụng một qui chuẩn đánh giá cho dự án. b. Các hoạt động bổ sung - Giáo viên có thể khuyến khích học sinh các nhóm chia sẻ thông tin thu thập của nhóm mình với các nhóm khác hoặc bạn bè của mình . Học sinh có thể đánh giá các bài thuyết trình và tạo ra những thông tin phản hồi. Giáo viên cần khuyến khích học sinh cập nhật thông tin hằng ngày để sâu sát hơn với bạn bè. c. Kế hoạch hỗ trợ - Giáo viên chú ý khi phân nhóm phải đảm bảo học sinh cần được trợ giúp sẽ cùng nhóm với học sinh có năng lực, có khả năng hoạt động độc lập. - Giáo viên cung cấp cho học sinh địa chỉ mail, số điện thoại di động, số điện thoại bàn để học sinh liên hệ giải đáp thắc mắc khi cần thiết. E. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập QUI CHUẨN ĐÁNH GIÁ: theo thang điểm (hoặc đánh giá theo mức độ A, B, C...) Đánh giá các Yêu cầu Thang điểm nhóm khác 1 2 3 Điểm TB các nhóm Đánh giá TỔNG của ĐIỂM GV 1. Học sinh sử dụng nguồn công nghệ thông tin một cách hiệu quả. 3 Nghiên cứu hoàn thiện và xử lí được vấn đề 2. Nội dung kịch bản hay, có ý nghĩa phân 4 9 Nguyễn Thị Trần Thụy vai phù hợp. 3. Nội dung câu hỏi đặt ra phù hợp với yêu cầu bài giảng và nội dung 2 vỡ kịch 4. Thiết kế powerpoint đẹp rõ ràng IV. 1 CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1. Tiểu phẩm tìm hiểu bệnh cúm gà H5N1 Vừa xong tiết học thể dục A rủ B A: Đi uống nước đi. Tao khát cháy cả cổ rồi B: Hay tụi mình ra quán KFC vửa ăn vừa uống luôn ha. Tao thèm gà rán quá. A: Thôi mày, tao chưa muốn chết. B: sao vậy? A: mày không coi tivi hả? Dạo này dịch cúm gia cầm lại bùng phát rồi. Tao nghe nói có con virus mới H7N9 gì đó còn ghê hơn H5N1 nữa đó. B: Hi hi chuyện ở bên Trung Quốc chừng nào mới tới nước mình. mày lo xa quá. A: Mày đúng là thiếu hiểu biết, Mày có biết virus H5N1 lây qua đường nào không? B: Thì nó gây bệnh trên gia cầm, các loài động vật rồi từ các loài này lây sang người, Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín. Nên tụi mình ăn gà đã nấu chín không sao đâu. Thấy tao thuộc bài chưa. A: Ừa, quá thuộc nhưng tao nghe nói H7N9 còn độc hơn không biết nó có lây từ người sang người không nữa. Mà mày cũng biết mấy con chim di trú từ nơi này sang nơi khác sẽ màng virus phát tán khắp nơi. Lúc đó trở thành đại dịch lúc nào không hay đó. Lúc đó C vừa ho vừa đi tới. C: Tụi mày đi đâu cho tao đi với. Tao cũng khát nước nữa. A: Định đi uống nước rồi ăn gà mà sợ cúm gà. He he, mà nhìn mày tao nghi mày bị cúm gà rồi quá. C: bậy mày, tao chỉ ho thôi đâu có sốt, khó thở hay đau cơ gì đâu. A: Thì tao chọc mày chơi vây mà. tụi mình đi đi 10 Nguyễn Thị Trần Thụy Câu hỏi: - Trong tiểu phẩm vừa rồi vì sao 2 bạn A và B không dám ăn gà? - H5N1 lây lan qua mấy con đường? - Vì sao H5N1 có nguy cơ chở thành đại dịch trên toàn thế giới? - Người nhiễm virus cúm có những triệu chứng gì? Chiếu một đoạn Powwer point mô tả cấu tạo và con đường lây nhiễm. - Chúng ta cần phòng tránh H5N1 như thế nào? 2. Tiểu phẩm tìm hiểu bệnh HIV/AIDS Cảnh 1: A1 : vừa đi vừa đọc sách A2 : Ê, đang xem cái gì đấy ? Tao coi với A1 : Hết hồn , à đây là quyển nghiên cứu tính cách con trai qua nhóm máu. Đúng ghê luôn. A2 : Máy đọc cái này làm gì? xem nào xem nào ! nhóm máu A thì ....nhóm máu B thì .....hay đấy A1 :của tao lại chả đây A2 :chả biết bọn con trai lớp mình nhóm máu gì nhỉ ? thằng thu dê chắc nhóm máu D zồi A1 :con này hâm quá làm gì có nhóm máu D mày mất căn bản môn sinh à? A2 : Tao giỡn mà . À mà không biết cái thằng hùng ái lớp mình nhóm máu gì nhỉ A1 : trông nó ẻo lả thế chắc nhóm máu B zồi ! A3 đá bóng bay vào lớp "Óai đứa nào đá đấy" A3: quả bóng đâu rồi có ai thấy quả bóng của tao không ?? A1: bóng nào cơ?? chả thấy bóng nào cả mà mày đá đấy à? A3: đâu rồi đưa đây nhanh lên để tao còn đi đá bóng đây A2: không đưa đấy làm gì nhau A2 nói với A1 : thằng này thô lô bi ôi thế chắc là nhóm B zồi A1: thì hỏi nó luôn đê A1 nói với A3 : mày nhóm máu gì đấy nói đi rồi bọn tao trả cho A3 : bọn mày lắm chuyện thế đưa đây bọn nó đang chờ A2 : kệ chứ không nói không trả đâu A3 :nhón máu Cờ nhóm máu Hờ nhóm máu Lờ được chưa .Rách việc quá không biết đâu 11 Nguyễn Thị Trần Thụy A1 :thôi hỏi thật đấy,quạn trong lém,nói đi.năn nỉ mà... A3 :ko biết thật,thôi đưa đây A1 :ơ lần trước hình như máy đi hiến máu mà,thế đã nhận được kết quả chưa? A3 : thư à,vừa mới lấy đấy chưa đọc,để trong cặp đó vào mà lấy. Thôi đưa đây bọn nó đang gọi kia kìa. A2 :Nè, làm j nóng thế Cảnh 2: A1 và A2 chạy vào tìm tờ giấy kết quả. A2 : xem nào..xem nào...hóa ra là nhóm máu B à. quyển kia đâu rồi. Đây nhóm máu B là những người độc lập, sống có mục tiêu, lý tưởng.Cái này ko đúng,thằng này thì mục tiêu với chả lý tưởng gì..xem nào người nhóm máu B hơi tự cao tự đại,đôi khi làm người khác khó chịu. Cái này đúng đấy thèng này thô lỗ bỏ xừ ý. ..ơ con này mày làm sao thế mặt cứ ngơ ra thế? A1: hát..hát..i..vêeeee... A2: HIV gì cơ? sao lại HIV? A1: thằng A3 nó bị HIV. A2: đâu xem nào....sao lại thế...sao nó lại bị nhiễm HIV??? A1: mày hỏi tao thì sao tao biết được... A2: nhưng mà sao lại thế được.....HIV lây qua những đường nào nhỉ? đường nào? + quan hệ tình dục à?...ko thằng này ko có gan + qua đường máu...hay là do lần trước nó đi hiến máu,hay là thế hả mày? A1: làm gì có chuyện đó, bây giờ hiến máu an toàn lắm ,người ta toàn dung dụng cụ 1 lần thôi, mà nếu có bị nhiễm HIV thì phải 3-6 tháng sau mới biết được chứ.. A2: thế thì tại sao? Hay là nó….tiêm chích ma tuý? A1: làm sao thế được,trrông nó béo tốt thế kia cơ mà. A2: đầy người tiêm chích mà vẫn béo tốt như thường thế thì tại sao?...tại sao hả mày? A1: yên để tao nghĩ..mày cứ nhặng xị hết cả lên… A2: Tụi mình học chung lớp với nó làm sao để không bị lây bây giờ mày? A1: mày cứ bình tĩnh để tao nghĩ đã. Câu hỏi: - Trong tiểu phẩm vừa rồi. Vì sao hai bạn A1 và A2 lại lo lắng như vậy? - Qua tiểu phẩm vừa rổi. Các bạn hãy cho mình biết HIV lây nhiễm qua mấy con đường? - Sau khi nghi mình bị nhiễm HIV thì xét nghiệm máu ngay lập tức kết quả có chính xác không? 12 Nguyễn Thị Trần Thụy - Chiếu một đoạn Powwerpoin. Hãy cho biết người nhiễm HIV có ngững triệu chứng gì? - Nếu các bạn là 2 bạn A1 và A2 các bạn sẽ làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm và xử lí tình huống này như thế nào? Cảnh 3: A3 đá bóng xong chạy vào. A3: Nào giả chỗ đây, định cắm rễ ở đây à? A1: màynói đi A2: thôi mày nói đi. A1: nàymày đã biết gì chưa? A3: biết gì? thôi đi ra nhanh lên. A2: mày đã đọc cái thư báo chưa? A3: thư báo à…chưa.thế làm sao? Đưa đây xem nào? A2: mày có biết HIV là gì ko? A3:sao tự nhiên lại HIV gì ở đây? Xem nào HIV hình như là virus gây bệnh AIDS..mà AIDS là chết..chết là..hết. đúng ko? Thôi đưa đây. A2:sao mày nói đơn giản thế? A3: thì đơn giản thế thôi phức tạp làm gì. nào đưa đây. A1:tao báocho mày 1 tin buồn..mày phải bình tĩnh nhé! A3:tin buồn gì? thằng nào con nào lại làm sao à? Sao lại phải bình tĩnh..kể đi xem nào.. A1: mày phải bình tĩnh đấy..mày bị nhiễm HIV rồi. A3:cái gì HIV á,tao bị nhiễm á…điêu ko tin, đưa đây xem nào. A1: mày ơi nó bị làm sao ùi,tao sợ quá. A2:hay nó sốc quá..tao đã bảo đừng nói rồi A1:hay gọi 115 hả mày A3:haha..nhìn lại đi mấy bà đọc kĩ đi HIV âm tính. A2:thì âm tính chả là nhiễm còn gì A3:2 kon ếch này âm tính là ko bị nhiễm HIV,sao mà dốt thế A1: hú hồn,làm tớ sợ chết khiếp A2: may là ko sao..nhưng mà tôi nói nói cho ông biết chứ AIDS ko phải chết đâu nhé A3: ko thế thì la` gì? V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Ngoài những ưu điểm ở trên, xây dựng tiểu phẩm trong dạy học sinh học cũng có một số nhược điểm như tốn nhiều thời gian chuẩn bị cho một tiết dạy. Giáo viên 13 Nguyễn Thị Trần Thụy cần có kiến thức tổng quát về nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau để tư vấn cho học sinh. - Trong tiết dạy cần lưu ý: Tiểu phẩm cần được xây dựng theo thời gian qui định rõ ràng, nội dung cần ngắn gọn, cô đọng. Kèm theo tiểu phẩm cần có hệ thống câu hỏi giúp học sinh gợi nhớ lại các kiến thức đã học hoặc dùng kiến thức đă học giải thích các tình huống trong tiểu phẩm. VI. KẾT LUẬN - Xây dựng tiểu phẩm trong dạy học sinh học có thể giúp tạo cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, giúp phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn . - Do đó, trong phạm vi đề tài này, tôi thiết nghĩ phương pháp này cũng có thể áp dụng cho nhiều bài trong chương trình sinh học THPT giúp học sinh học tập chủ động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng được yêu cầu về con người, về tri thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bắt kịp xu thế đổi mới phương pháp giáo dục; hình thành và phát triển những giá trị nhân cách tích cực; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hoạt động sáng tạo. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa 10 nâng cao. 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng. NXB Giáo Dục. Năm 2007. 3. Lý luận dạy học sinh học. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành. NXB Giáo Dục. Năm 1996. 4. Kĩ thuật dạy học sinh học. Trần Bá Hoành. NXB Giáo Dục. Năm 1996. 5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học 10. Ngô Văn Hưng (chủ biên). NXB Giáo Dục Việt Nam. Năm 2010 6. Nguyễn Đình Nhâm, Bài giảng Lý luận dạy học. 7. Sách giáo khoa 10 nâng cao. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Trần Thụy 14 Nguyễn Thị Trần Thụy SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Ngô Quyền CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 2 tháng 3 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012- 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Trần Thụy. Đơn vị (Tổ):Sinh + Công nghệ Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ....................................................  √ 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 15 Nguyễn Thị Trần Thụy 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan