Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thpt ở ...

Tài liệu Skkn thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thpt ở bộ môn ngữ văn.

.PDF
15
1154
73

Mô tả:

Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn ĐỀ TÀI “Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở bộ môn Ngữ Văn.” I. Lời mở đầu: Mỗi năm một lần khi “gồng mình” để viết đề tài, chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm giữa bao nhiêu bộn bề công việc phải lo toan, đã có lúc tôi thấy muốn nghỉ ngơi và “bỏ cuộc” trong hành trình phấn đấu để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” hàng năm. Thế nhưng rất tình cờ, ngày 06/5/2012, trong một chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, tôi được xem một phóng sự nhỏ bàn về “Giáo dục kĩ năng sống – Hiệu quả sau 2 năm và những bất cập của nó”. Bất chợt, tôi nảy sinh ý định chọn ngay vấn đề này cho đề tài năm 2012 mà trước đó tôi đã tiến hành thể nghiệm. Từ thực tế đã được tham dự đợt tập huấn do Sở GD Đồng Nai tổ chức trong 2 ngày 06 và 07/11/2010 tại Biên Hòa và quá trình 2 năm áp dụng giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh THPT , tôi nhận thấy có nhiều vấn đề đáng quan tâm, trăn trở và bàn bạc. Nay trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi chỉ xin được trao đổi cùng đồng nghiệp: “Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ Văn”. II. Nội dung đề tài: 1. Cơ sở thực tế Trước yêu cầu mới của thời đại và xu hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước – xã hội, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước đi từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh để các em có thể thực hiện tốt hơn vai trò, khả năng làm việc, học tập, giao tiếp và nâng cao năng lực áp dụng kiến thức học được ở trường lớp vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động và tích cực, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong những năm gần đây, ngoài các chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường; Giáo dục phòng chống HIV/AIDS; Giáo dục phòng chống ma túy; Giáo dục dân số sức khỏe – sinh sản vị thành niên… Ngành Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh triển khai thêm việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tất cả các chương trình trên đã được Sở GD–ĐT Đồng Nai chúng ta triển khai đồng bộ thông qua các đợt tập huấn ngắn ngày cho các Phòng GD–ĐT và các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia. ---------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn 2. Thực trạng của vấn đề Thực tế khi tham gia chương trình tập huấn này, dù đã rất nhiệt tình nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, lên trình bày trước đồng nghiệp… nhưng tôi vẫn thấy tình hình chung nó như là những buổi “cưỡi ngựa xem hoa” vậy. Có nhiều đồng nghiệp hưởng ứng rất nhiệt tình, say mê nghiên cứu, góp ý, phối hợp soạn giáo án, thảo luận nhóm, bộc lộ những kĩ năng ứng xử sư phạm dí dỏm, hài hước, thông minh rất nhạy bén. Những câu chuyện “nghề nghiệp”, những “sự cố” ngoài ý muốn, những tình huống dở khóc dở cười, những cách ứng xử và hành vi của học sinh được một số đồng nghiệp hồi tưởng lại và chia sẻ thật thú vị. Cũng chính vì thế mà ta cảm thấy cái nghề giáo của mình thật không đơn giản và học trò của mình có lúc gây ra lắm phiền toái, rắc rối nhưng cũng dễ thương biết bao nhiêu. Rồi từ đó nhận thấy rằng, vai trò của người thầy trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cẩn thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận giáo viên đi tập huấn chỉ là “lấy lệ”, góp cho đủ mặt để điểm danh. Giờ giải lao xong tạm “rút lui” vì nhiều lí do khác nhau, để lại “hậu trường” việc ai người nấy lo. Có người còn đàm tiếu: “Ôi dào ! Ngành Giáo dục chỉ vẽ chuyện, mấy ông ngồi trên không có việc gì để làm nữa nên bày ra lắm trò”… Có thể đó là những lời thái quá, vô trách nhiệm của một số người nhưng không thể không làm người khác chạnh lòng. Đã vậy, khi về tới mỗi trường, mỗi tổ lại triển khai theo một cách. Trong đợt thanh tra toàn diện một số trường : THPT Tân Phú, THPT Định Quán, THPT Phú Ngọc, THPT Điểu Cải… tiện dịp tôi tìm hiểu biết được rằng: đa phần truyền tải hời hợt, phát tài liệu là xong hoặc phổ biến tranh thủ trong khoảng thời gian ngắn, “giảm tải” hết cỡ, không được tiến hành áp dụng thực tế cho một tiết dạy nào cụ thể. Về phía giáo viên đứng lớp, một số người chưa thấy hết ý nghĩa của nó, tỏ ra thờ ơ và lại nói rằng: “Việc đó ai chẳng đã làm mà phải tập huấn?”. Vô hình trung, một việc quan trọng , cần thiết lại bị xem nhẹ. Ngay từ đầu, việc triển khai thực hiện ở các trường và các giáo viên đã không có sự thống nhất và đồng bộ. Thực trạng qua 2 năm giảng dạy tích hợp, lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh vào trong bài học cũng còn nhiều bất cập. Bởi nó bao gồm vấn đề đạo đức, kĩ năng ứng xử nhưng phải tích hợp trong một thời gian rất ít nên tác động chưa nhiều. Có những lúc giáo viên thực hiện chiếu lệ hoặc chưa khéo léo, chưa nhanh nhạy, giáo điều, hình thức, dẫn đến tính thuyết phục không cao. 3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho HS: Kĩ năng sống là gì ? Theo tổ chức UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: học để biết (gồm các kĩ năng tư duy như: phê phán, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…); học làm người (gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…); học để làm (gồm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, ---------------------------------------------------------------------------------------------- 2 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn đảm nhận trách nhiệm…); học để chung sống (gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…) Như vậy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh và ngoài xã hội, khả năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Việc giáo dục kĩ năng sống góp phần giải quyết tình trạng học sinh thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết tìm kiếm sự giúp đỡ. Các bài học về kĩ năng sống thông qua việc học tập và rèn luyện, các em sẽ dần dần thấu hiểu, cảm nhận, biết ứng xử phù hợp. Điều này rất cần thiết và quan trọng. Có một số ý kiến cho rằng: Việc giảng dạy của nhà trường hiện nay vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Điều đó cũng không hoàn toàn sai. Bởi thật sự đối với học sinh THPT, việc các em đến trường, thời gian chủ yếu vẫn là học kiến thức văn hóa. Khoảng thời gian để các em vui chơi, giao tiếp và các hoạt động để được trải nghiệm thực tế không nhiều. Nhất là khi các em đang ở tuổi mới lớn, tâm sinh lí có những thay đổi, sự tự nhận thức còn non nớt, kĩ năng giao tiếp hạn chế, chưa kiểm soát hết được hành vi của mình trước những sự việc xảy ra trong cuộc sống thì việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là rất cần thiết. Hoạt động cắm trại 26/3 của Trường THPT Thanh Bình 4. Một số vấn đề trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT khi dạy – học Ngữ Văn Với bộ môn Ngữ Văn, giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh cũng đồng thời song song với sự đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. ---------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn Ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương, giáo viên còn rèn luyện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong một số hoạt động: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm kiếm thông tin, xử lí – bình luận tình huống thông qua các kĩ năng: động não, thấu cảm, tư duy sáng tạo, xử lí tình huống… Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD - ĐT, có 21 kĩ năng sống cơ bản và cần thiết rèn luyện cho học sinh. Bao gồm: Tự nhận thức; Xác định giá trị; Kiểm soát cảm xúc; Ứng phó với căng thẳng; Tìm kiếm sự hỗ trợ; Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Thể hiện sự cảm thông; Thương lượng; Giải quyết mâu thuẫn; Hợp tác; Tư duy phê phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề; Kiên định; Đảm nhận trách nhiệm; Đặt mục tiêu; Quản lí thời gian; Tìm kiếm, xử lí thông tin. Như vậy với tính chất và đặc trưng của môn học, môn Ngữ Văn có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhiều bài học, tác phẩm, giáo viên có thể lồng ghép tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách khéo léo, hiệu quả mà không làm nặng thêm bài giảng. Thông qua bài học, giúp học sinh nhận thức được thêm các giá trị trong cuộc sống, hình thành cách ứng xử có văn hóa hơn. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ Văn được tiếp cận theo hai phương diện: - Thứ nhất: Từ nội dung bài học Mỗi tác phẩm văn học sẽ đem đến cho các em một bài học về cuộc sống xung quanh mình trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Đó chính là quá trình nhận thức văn học. Ngoài ra văn học còn có chức năng và giá trị giáo dục; đem đến cho chúng ta những bài học quý giá về lẽ sống để từ đó các em rèn luyện bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Hình thành ở các em tư tưởng, thái độ, quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Văn học giáo dục con người bằng con đường từ tiếp xúc tới nhận thức thông qua những hình tượng sinh động, những hình ảnh chi tiết ấn tượng, nó gián tiếp đưa ra những bài học về cách sống và làm người. Như vậy văn học chính là một phương tiện để tạo nên ở con người những giá trị nhân bản. - Thứ hai: Từ phương pháp triển khai nội dung các bài học Các kĩ năng sống còn được thông qua phương pháp và kĩ thuật tích cực dựa trên sự tương tác giữa người học với nhau như: Thảo luận nhóm để rèn luyện cho học sinh kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định. Hoặc yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin và các nguồn tư liệu học tập, từ đó rèn kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. Giáo viên cũng có thể đặt ra tình huống có vấn đề nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng ứng phó hoặc giải quyết mâu thuẫn… Những năm gần đây, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò chủ thể của học sinh cùng với việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trở thành một yêu cầu bắt buộc và đa số giáo viên đã tiến hành khá thuần thục, nhẹ nhàng, tự nhiên. Tiết học Văn có sự lồng ghép các nội dung khác trong ---------------------------------------------------------------------------------------------- 4 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn đó có kĩ năng sống không làm cho giờ dạy trở nên nặng nề mà thực tế lại sinh động hơn. Học sinh tiếp thu bài nhanh chóng, giảm đi sự ức chế và khuôn mẫu của phương pháp truyền thống đọc – chép. Từ thực tế trường, lớp và đối tượng học sinh của mình mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp, kĩ thuật lồng ghép sao cho phù hợp và hiệu quả. Có thể bằng nhiều hình thức phong phú: Đặt câu hỏi tình huống, Thiết kế bài tập tư duy, Tổ chức trò chơi, Xây dựng hoạt cảnh, Thuyết trình, Đóng vai, Chủ động trình bày một vấn đề… Tóm lại, việc giảng dạy lồng ghép kĩ năng sống khi dạy học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng là điều phải làm và cần làm có hiệu quả bằng cách tiếp cận một cách phù hợp những nội dung, phương pháp dạy học tích cực nhằm làm cho các giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. Thuyết trình về kỹ năng sống của học sinh trường THPT Thanh Bình 5. Thiết kế thể nghiệm Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài giảng và kĩ thuật tích hợp giáo dục lồng ghép kĩ năng sống trong bộ môn Ngữ Văn của Khối 10 . Bài 1: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy Tiết 11-12 – Tuần 4 Các kĩ năng vận dụng, rèn luyện 1. Phân công HS: Nội dung được vận dụng tích hợp – Hoạt động cụ thể I. Tiểu dẫn: 1. Khái niệm truyền thuyết: Tìm hiểu về di tích thành Cổ Loa 2. Tóm tắt tác phẩm: ---------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn và sự thật lịch sử về việc An Dương Vương xây thành và chống ngoại xâm. => Rèn kĩ năng tự học, tìm kiếm thông tin. Cổng thành Cổ Loa II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nhân vật An Dương Vương: 2. Thảo luận mở rộng: a- ADV là người có công hay có tội? Việc Rùa Vàng giúp ADV xây thành có ý nghĩa gì? => Rèn kĩ năng nhận thức, tự đánh giá. GV uốn nắn, điều chỉnh, hỗ trợ. b- Việc ADV chém Mị Châu là đúng hay sai? Em có đồng tình không? Nếu ở cương vị ấy, em sẽ xử lí như thế nào? => Rèn kĩ năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với hoàn cảnh, giải quyết mâu thuẫn… => HS trình bày ý kiến. GV phân tích để HS hiểu thấu tình, đạt lí. 3.Chia HS làm 4 nhóm, thảo luận ---------------------------------------------------------------------------------------------- 6 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn 4 câu hỏi: Nhóm 1: Việc Mị Châu đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có 2 cách đánh giá: - Mị Châu chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ quốc gia - MịChâu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí. Ý kiến của em như thế nào? Nhóm 2: MịChâu nghĩ gì khi nàng quỳ gối, không phải để xin Vua cha tha chết mà khấn “chết biến thành châu ngọc”. Nhóm 3: Chi tiết “ngọc trai- giếng nước” thể hiện tình cảm gì của Nỏ thần nhân dân ta đối với Mị Châu? Nhóm 4: Theo em, trong các hành động của Trọng Thủy, hành động nào là nghĩa vụ, hành động nào là của một tên gián điệp? Trọng Thủy có yêu thương Mị Châu thực lòng không? * GV hướng dẫn HS: Khi đánh giá một vấn đề, cần phải đứng trên một lập trường quan điểm nào đấy 2. Nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy: để phán đoán đúng/sai. => Biết suy luận tư duy, chủ động,tự tin trình bày quan điểm. Có lập trường, bản lĩnh, biết cảm thông nhân ái Luyện kĩ năng giao tiếp, nói trước tập thể. Kĩ năng phối hợp làm việc nhóm, hỗ trợ, đóng góp ý kiến. 4.Rèn kĩ năng nhận thức, đánh giá vấn đề có tình, có lí Bài học về giải quyết vấn đề giửa tình nhà, nợ nước, giữa riêng và chung.Những vấn đề thuộc quốc gia dân tộc là những vấn đề hệ III. Tổng kết: trọng cần nghiêm minh phán xét, Bài học lịch sử từ việc mất nước của An cẩn trọng cân nhắc. Dương Vương ? 5. Tổ chức đóng hoạt cảnh: Giây ---------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn phút cuối cùng của hai cha con ADV và MC trên bờ biển =>Rèn kĩ năng sáng tạo, thiết kế, dàn dựng, phối hợp, đảm nhận IV. Luyện tập trách nhiệm để giờ học sôi nổi, hiệu quả tiếp nhận cao. Bài 2: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Tiết 56 -57 – Tuần 20 Các kĩ năng vận dụng, rèn luyện 1- Tìm kiếm, xử lí thông tin. Nội dung được vận dụng tích hợp – Hoạt động cụ thể I. Tiểu dẫn: – Học sinh tìm kiếm thông tin, hình ảnh và những chiến công, chiến tích của quân dân ta trong các cuộc thủy chiến đáng nhớ trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng. + Năm 938: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; 981: Lê Hoàn chống quân Tống. + 1288: Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông 2- Tự tin, đảm nhận trách nhiệm, Nguyên. thấu cảm. – Trình bày cảm nhận về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử qua những thông tin, hình ảnh đã xem. 3- Hoạt động động não 4- Động não – tư duy 5- Thảo luận nhóm Bãi cọc sông Bạch Đằng II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật “khách” trong tác phẩm là người như thế nào? – Học sinh đọc từ đầu đến “thuyền bơi một chiều” rồi trả lời câu hỏi trên. 2. Cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc ấy ? Giọng điệu ở đoạn văn bản này có gì đặc biệt ? – Học sinh đọc từ “Bát ngát sóng kình muôn dặm… luống còn lưu” ---------------------------------------------------------------------------------------------- 8 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn 3. Hồi tưởng lại chiến thắng trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão, nhân vật khách đã tái hiện lại bằng những hình ảnh ấn tượng nào ? Nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn bản này ? -Rènkĩ năng hợp tác đưa ý kiến- III. Tổng kết Tư duy. 4. Ý nghĩa chủ đề tư tưởng của bài phú ? Giá trị nghệ thuật ? 6- Hướng học sinh tự nhận thức, 5. Suy nghĩ của em về vai trò cảu các anh hùng giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và nước tự hào dân tộc . nhiệm vụ của thế hệ hôm nay ? Bài 3: Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) – Tiết 59 – Tuần 21 Các kĩ năng vận dụng, rèn Nội dung được vận dụng tích hợp – Hoạt động luyện cụ thể 1. Tìm kiếm, xử lí thông tin. I. Tác giả: 2. Giáo dục kĩ năng hợp tác, mạnh dạn trình bày trước tập –Thuyết minh về Nguyễn Trãi: + Cuộc đời,con người (Nhóm 1) thể + Sự nghiệp thơ văn (Nhóm 2) + Vụ án Lệ Chi Viên (Nhóm 3) 3. Hướng dẫn HS biết đánh giá, nhận xét về một con người, một danh nhân. 4. Rèn kĩ năng tư duy. Nêu vấn đề Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 5. GD HS kĩ năng tự nhận thức về chữ NHÂN- NGHĨA trong cuộc sống.Biết sống có nhân, có nghĩa, biết ứng phó linh hoạt trong cuộc sống. Từ đó, hiểu được quan niệm mới mẻ của Nguyễn Trãi.Và nhận thức được rằng: Kẻ nào gây ra điều bạo ngược, làm trái với chính nghĩa sẽ bị trừng trị. 6. Rèn kĩ năng hợp tác, góp ý kiến. GV khơi gợi, truyền cho HS lòng căm thù giặc, căm phẫn trước những tội ác dã man, tàn –Thông qua phần thuyết minh, hãy nhận xét, đánh giá về con người, cuộc đời Nguyễn Trãi. II. Giới thiệu tác phẩm: Trình bày hoàn cảnh sáng tác; giá trị ý nghĩa của tác phẩm “ĐCBN” ? III. Đọc hiểu văn bản: 1- Tư tưởng nhân nghĩa: Theo em hiểu nhân nghĩa là gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn bạo của kẻ thù. Từ đó, có nhận Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể thức đúng đắn về lòng yêu hiện như thế nào qua đoạn 1? nước. Nó có gì mới mẻ ? GV đưa tình huống: Nếu giả sử, đất nước giờ đây có giặc giã hoành hành như vậy, em sẽ làm 2- Tố cáo tội ác giặc: gì khi tuổi còn nhỏ? Nếu gọi “ĐCBN” là một bản cáo trạng về tội GV cho HS phát biểu , uốn nắn, ác của giặc Minh, em thấy có đúng không? Tội chỉ dẫn để không đi lạc vấn đề. ác ấy được phơi bày cụ thể như thế nào? Thủ Từ đó, thấy được việc Lê Lợi pháp nghệ thuật nào làm tăng hiệu quả diễn phất cờ khởi nghĩa là hành đạt? (HS làm việc theo nhóm) động hợp lòng dân, được lòng - Phân tích- Dẫn chứng người, đúng đạo nghĩa. 7. Qua bài giảng, Giáo dục HS tư tưởng: khó khăn không chùn bước, trở ngại không là gì khi ta có quyết tâm, đồng sức, đồng lòng. Phải biết ứng phó với hoàn cảnh, tùy cơ ứng biến, thiên biến vạn hóa. Đó là bài học lớn cho những người cầm quân và cả chúng ta. 8. HS thảo luận -hợp tác nhóm nhỏ.Tìm kiếm sự hỗ trợ GV phân tích để HS thấy được chính sách khoan hồng độ lượng của người Việt Nam. “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại”. Tư tưởng đó về sau, trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác Hồ có viết “…Tuy vậy, đối với người Pháp, đống bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo…” Từ đó GV tư tưởng sống cho HS. 9. HS tự ý thức: Có được hòa bình, độc lập, xã tắc vững bền không chỉ ở tài năng người cầm quân, sức mạnh của toàn dân mà còn nhờ công ơn tổ tiên, hồn thiêng sông núi. 3. Quá trình khởi nghĩa và thắng lợi của ta: - Buổi đầu: Giữa muôn vàn khó khăn thiếu thốn của buổi đầu“Lam chướng nghìn trùng”, Lê Lợi đã trù liệu ra sao? Yếu tố nào đem lại thắng lợi cho nghĩa quân Lam Sơn? - Quá trình phản công: *Tìm các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc góp phần tái hiện thành công toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Những yếu tố nào đã tạo nên những đoạn văn đầy chất sử thi hùng tráng đó?  Đọc đoạn văn: “Họ đã tham sống…………… cũng là chưa thấy xưa ---------------------------------------------------------------------------------------------- 10 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn GD HS ý thức trân trọng giữ nay” gìn những thành quả và giá trị tinh thần của cha ông. Nhớ ơn Em hiểu gì về tư tưởng, kế sách của Lê Lợitổ tiên.Luôn có ý thức sẵn sàng Nguyễn Trãi đối với địch ? chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 4. Lời tuyên bố: Nêu những bài học lịch sử trong phần tuyên cáo? Ý nghĩa của những bài học đó đối với chúng ta ngày nay? Bài 4: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) Tiết 65 – Tuần 22 Các kĩ năng vận dụng, rèn luyện Nội dung được vận dụng tích hợp – Hoạt động cụ thể 1. Khuyến khích HS tìm hiểu I. Tiểu dẫn: trước ở nhà các nội dung bên. Rèn 1. Tác giả: kĩ năng tự học, tìm kiếm thông tin. 2. Tác phẩm: Giúp HS trang bị một cách chủ - Việc thi cử học hành dưới thời Lê? động hơn những hiểu biết về lịch - Cách đối đãi với người hiền tài, đỗ đạt? sử- Giáo dục-Văn hóa thời Lê. - Em hiểu gì về Văn Miếu- Quốc Tử Giám? 2. Thảo luận mở rộng: => Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm Có phải ở mọi thời đại, mọi lúc, người hiền tài đều được trọng dụng? Vì sao? Cho ví dụ? -Giáo dục kĩ năng hợp tác, mạnh dạn trình bày trước tập thể 3. Liên hệ: Em có tham dự kì thi HSG nào chưa? Qua các kì thi đã tổ chức, sau khi có kết quả, nhà trường thường có những việc làm nào để động viên, khuyến khích HS? Cảm nhận của em trước những việc làm đó? Thái độ cần có của học sinh khi đã đạt HS giỏi? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám HS được tự do phát biểu ý kiến, mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn trước II. Đọc hiểu văn bản: tập thể, biết nêu quan điểm. 1. Đặt vấn đề: * Vai trò của người hiền tài: 5.Giáo dục kĩ năng tự nhận thức .Rèn kĩ năng hợp tác, góp ý kiến - Em hiểu thế nào là người hiền tài? về thái độ cần có của HS khi đạt - Vì sao họ được trọng dụng? danh hiệu HSG. Biết trân trọng tài - Cách đối đãi với người hiền tài của các bậc – đức, quý chuộng nhân cách. Thánh đế, minh Vương xưa? Nhà trường và các tổ chức xã hội ( SGK) ---------------------------------------------------------------------------------------------- 11 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn cần có những chính sách đầu tư cần thiết để sử dụng tài năng, tạo cơ hội cho họ cống hiến, đừng để uổng phí và thui chột tài năng. 6.Hãy nhắc lại câu nói của Bác Hồ về tài và đức: “ Có tài mà không có đức thì vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu nói ấy? Qua bài giảng, Giáo dục HS trong việc rèn luyện tài và đức. Tránh tư tưởng kiêu ngạo, tự cao, tự đắc, tự thỏa mãn. Phải không ngừng cố gắng rèn luyện cả tri thức lẫn phẩm chất để trở thành con người toàn diện. 2. Ý nghĩa của việc đề bia tiến sĩ: ( SGK) 3. Ý thức về sự tri ân, rèn luyện: III. Tổng kết: III. Hiệu quả của đề tài: Sau 2 năm triển khai và thực hiện thể nghiệm việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT, đặc biệt là ở bộ môn ngữ văn; Qua sơ kết, nhận xét và rút kinh nghiệm, chúng tôi đều có chung một quan điểm là: 1.Tạo được sự hứng thú cho học sinh trong những giờ học thông qua những câu hỏi liên hệ thực tế, tạo tình huống và một số phương pháp dạy học tích cực khác. Việc giáo dục kĩ năng sống không khiên cưỡng, xa lạc vấn đề hoặc biến thành kiểu “giảng đạo lý” khô khan mà luôn gắn với nội dung mỗi bài học một cách tự nhiên, hiệu quả và dễ chấp nhận. Học sinh chủ động tìm tòi kiến thức trong không khí sôi nổi, khắc sâu hơn bài học và tăng dần khả năng cảm nhận tác phẩm văn học. Học sinh quen dần với phương pháp học tập nhóm, biết phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Tích cực nêu quan điểm, bàn luận, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân, phát triển óc sáng tạo, nhanh nhạy hơn trong xử lý các tình huống có vấn đề. Đây là cơ sở thuận lợi giúp giáo viên phát hiện được đầy đủ hơn năng lực, tính cách của từng cá nhân học sinh để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực. ---------------------------------------------------------------------------------------------- 12 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn 2. Tuy nhiên, việc tích hợp rất cần sự khéo léo, vận dụng hợp lý, linh hoạt, không nên quá xem nặng nội dung lồng ghép khiến nội dung bài học mờ nhòa, khi đó hiệu quả bài học sẽ không đạt yêu cầu. Cần phải truyền đạt được kiến thức trọng tâm của bài giảng. Hãy xem việc “dạy văn là dạy người”, “văn học là nhân học” như một tiêu chí để giáo dục học sinh sống tốt đẹp hơn, ý thức hơn, có được kĩ năng giao tiếp ứng xử nhất định trong cuộc sống vốn rất nhiều phức tạp, thiên biến vạn hoá. 3. Kết quả khảo sát: a. Khảo sát trong Tổ (số người tham gia khảo sát: 10) Kết quả có không Nội dung câu hỏi Ghi chú 1. Thực hiện việc lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh 100 % 0 có mang lại hiệu quả không? 2. Có nên thực hiện thường xuyên trong các bài học 70 % 30 % không? 3. Đánh giá hiệu quả ở lớp mình áp dụng: Kết quả Học sinh nắm kiến thức tốt 75 % Học sinh tiếp thu ở mức độ trung bình 25 % Học sinh không nắm vững kiến thức 5% b. Khảo sát trong học sinh. Thực tế, qua khảo sát chất lượng trong hai năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012 về hiệu quả việc lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ. Kết quả được ghi nhận như sau: Năm học Lớp khảo sát Không áp Có áp dụng dụng lồng ghép … lồng ghép … 2010 - 2011 Tổng số học sinh Số học sinh đạt  5 Tỷ lệ % 45 34 75 % 45 21 47 % 10A2 45 39 87 % 10A9 45 38 84 % 10A3 10A5 2011 - 2012 Ghi chú IV. Đề xuất ý kiến: Dù dạy văn theo cách nào đi chăng nữa, người thầy cần nhất là phải giúp học sinh biết cách sống đẹp ở đời, tự tin, bản lĩnh, trí tuệ, minh thông … Ai đó đã nói rắng: “Từ trong nước chảy ra sẽ là nước, từ trong máu chảy ra sẽ là máu”. Người thầy phải biết xuất phát từ cái tâm của mình, chính cái tâm là ---------------------------------------------------------------------------------------------- 13 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn động lực góp phần làm cho tiết dạy thành công và hoàn thành niệm vụ thiêng liêng: kết nối trái tim với trái tim. Ta không thể nghĩ một cách hời hợt là: chỉ qua một hay hai tiết dạy văn mà có thể lống ghép được kĩ năng sống vào bài giảng một cách thành công hoặc thiển vận nghĩ rằng: Tất cả chỉ lả thể nghiệm rồi thôi. Hãy dạy sao cho mỗi ngày, mỗi tiết học thật sự có ích, chân thật, không sáo rỗng. Điều cốt yếu là vừa đảm bảo được chất văn , vùa giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh. Nó là phần bổ trợ sau cái tâm huyết, cảm xúc của người thầy. “ Kĩ năng sống miốn có được trước hết phải có kiến thức, được rèn luyện thành khả năng luôn có sẵn trong mình để ứng xử, chứ không phải gặp tình huống đó lại mang ra đọc”. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ phụ thuộc đơn thuần vào bài giảng. Học sinh phải được thể nghiệm, tiếp cận nhiều tình huống, mọi lúc, mọi nơi, mọi hành động khác nhau trong cuộc sống như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, Thể dục thể thao, hoạt động xã hội, lao động công ích, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tham quan dã ngoại… “Trường đời là trường đại học lớn nhất” của mỗi người. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất cần có sự chung tay của nhà trường – xã hội mới mong có kết quả cao, đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện về tri thức lẫn nhân cách lối sống. V. Lời kết: Viết đề tài trong những ngày cuối năm bận rộn, thông qua một số tài liệu tham khảo và đặc biệt là từ thực tế áp dụng trong giảng dạy trong 2 năm, bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, còn nhiều bất cập. Tuy nhiên với thời gian có hạn và với khuôn khổ bé nhỏ của chuyên đề này, tôi xin gửi chút tâm huyết của mình mong được cùng đồng nghiệp được góp tiếng nói chung, tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người. cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Kính mong sự góp ý, đánh giá chân tình của quý thầy cô giáo. Xin trân trọng cám ơn. Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Nguyễn Thị Hồng ---------------------------------------------------------------------------------------------- 14 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT ở bộ môn Ngữ văn Tài liệu tham khảo: - Chương trình THPT môn Ngữ văn – Bộ GD – ĐT năm 2002. - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Tập I, II) – NXBGD – năm 2002 - Tài liệu tập huấn Tư tưởng Hồ Chí Minh – năm 2010 - Tài liệu tập huấn về lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh của SGD Đồng Nai – năm 2010 ======================================= MỤC LỤC Trang - Lời mở đầu …………………………………………………………………….1 - Nội dung đề tài ………………………………………………………………...1 - Cơ sở thực tế …………………………………………………………………..1 - Thực trạng vấn đề ……………………………………………………………..2 - Ý nghĩa tầm quan trọng ……………………………………………………….2 - Một số vấn đề trong việ lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh ………………..3 - Thếit kế thể nghiệm ……………………………………………………………5 - Bài 1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ ……………….....5 - Bài 2. Phú sông Bạch Đằng ……………………………………………………8 - Bài 3. Đại cáo bình Ngô ………………………………………………………..9 - Bài 4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ……………………………………11 - Hiệu quả của đề tài …………………………………………………………....12 - Đề xuất ý kiến ………………………………………………………………....13 - Lời kết ………………………………………………………………………....14 - Tài liệu tham khảo …………………………………………………………….15 - Mục lục ………………………………………………………………………..15 ---------------------------------------------------------------------------------------------- 15 Thực hiện : Nguyễn Thị Hồng – THPT Thanh Bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan