Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn thực hiện bài ôn tập - sơ kết – tổng kết trong môn lịch sử...

Tài liệu Skkn thực hiện bài ôn tập - sơ kết – tổng kết trong môn lịch sử

.DOC
12
237
97

Mô tả:

TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH THỰC HIỆN BÀI ÔN TẬP - SƠ KẾT – TỔNG KẾT TRONG MÔN LỊCH SỬ I. Lý do chọn đề tài: Dạy học môn lịch sử ở nhà trường phổ thông và Trung Tâm GDTX nói chung có nhiều hình thức cơ bản đó là hình thức lên lớp và hình thức ngoài lớp (còn gọi là ngoại khóa : tổ chức xem phim tư liệu, tham quan bảo tàng , di tích lịch sử, nghe nhân chứng lịch sử nói chuyện…) Tuy nhiên hình thức lên lớp là hình thức thống lĩnh thời gian bắt buộc mà giáo viên phải thực hiện xuyên suốt chương trình quy định của Bộ giáo dục của mỗi lớp học và mỗi cấp học. Theo phân phối chương trình môn lịch sử Trung học phổ thông được vận dụng vào hệ giáo dục thường xuyên gồm có các loại bài sau: Lớp mười: có 2 loại bài đó là bài cung cấp kiến thức mới và bài ôn tập. Có 2 bài ôn tập là: ôn tập lịch sử thế giới cổ- trung đại và ôn tập lịch sử thế giới cận đại. Lớp mười một: cũng có 2 loại bài đó là bài cung cấp kiến thức mới và bài ôn tập- sơ kết. Có 2 bài ôn tập là: ôn tập lịch sử thế giới cận đại và lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945) và bài sơ kết lịch sử Việt nam (1958-1918). Lớp mười hai: cũng có 2 loại bài đó là bài cung cấp kiến thức mới và bài tổng kết. Có 2 bài tổng kết đó là tổng kết lịch sử thế giới hiện đại(1945-2000) và tổng kết lịch sử Việt nam (1919-2000). Thoạt nhìn, thì mỗi bài học hệ giáo dục thường xuyên được bố trí từ 1-2 tiết dạy (chỉ ở một vài bài cung cấp kiến thức mới). Còn bài ôn tập, sơ kết, tổng kết thì 100% số bài chỉ bố trí mỗi bài một tiết trên lớp. Từ cách bố trí thời lượng cho bài ôn tập, sơ kết, tổng kết như vậy rất dễ tạo tâm lý chủ quan cho giáo viên là đánh dồng tính chất, yêu cầu của bài ôn tập, sơ kết, tổng kết ngang hàng hoặc thấp hơn các bài cung cấp kiến thức mới. Theo chúng tôi thì không phải thế bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong môn lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng và rất đặc thù trong chương trình cần phải thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất . Vì vậy chúng tôi cần phải nghiên cứu tài liệu hướng dẫn và đề ra kế hoạch, giải pháp tối ưu nhất với mong mỏi đạt được những kết quả nhất định trong giảng dạy loại bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Để có một tiết dạy học đạt được kết quả tốt như mong muốn đòi hỏi người giáo viên phải có chuẩn bị hết sức công phu. Sự chuẩn bị đó được thể hiện bằng một giáo án của một bài dạy. Ngoài việc nghiên cứu đối tượng nhằm xác định nội dung và phương pháp truyền thụ thế nào cho thích hợp, người học lĩnh hội lượng tri thức cơ bản, cần thiết theo yêu cầu của chương trình của mỗi bài lịch sử. Người dạy cần phải tính toán làm sao để khối lượng kiến thức một giai đoạn lịch sử được hệ thống 1 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH lại, được khái quát cho học sinh nhận thức được trong một khoảng thời gian hạn hẹp trên lớp. Vậy để thực hiện một số bài ôn tập, sơ kết, tổng kết chắc hẳn sẽ khó khăn hơn nhiều so với các bài cung cấp kiến thức mới mà giáo viên và học sinh gặp phải.Nhưng phần chủ đạo là phần việc của giáo viên: Dạy học lịch sử để làm gì? (mục đích),dạy học cái gì? (nội dung), dạy học như thế nào? (phương pháp). Đó là yêu cầu chung của tất cả các bài lịch sử. Còn bài ôn tập, sơ kết, tổng kết,giữa mỗi loại bài ôn tập, sơ kết, tổng kết có điều gì giống nhau, khác nhau? - Giống nhau ở chỗ: + Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết đều có nhiệm vụ chính là thực hiện tối đa khả năng tổng hợp, củng cố kiến thức và khái quát hóa trong quá trình học tập của học sinh. + Đều dược thực hiện khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một quá trình hay các vấn đề lịch sử theo chương trình đào tạo quy định. + Đều có nhiệm vụ củng cố kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Cung cấp cho học sinh bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc quá trình lịch sử trong một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nhất định. - Còn khác nhau như thế nào? +Trước hết là từ ngữ được sử dụng bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. “ổn” là học lại hay nhắc lại những điều đã học, đã trải qua.”Sơ kết” nhìn lại để đánh giá một phần việc đã làm. “Tổng kết” tóm lại, đánh giá tòan cục công việc đã làm. Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu khoa học giáo dục nào phân loại bài ôn tập, sơ kết, tổng kết riêng ra. Trong tài liệu: “phương pháp dạy học lịch sử” do Phạm Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên) xuất bản năm 2000. Có phân loại các bài học lịch sử như sau: + Bài cung cấp kiến thức mới- bài ôn tập, sơ kết, tổng kết +Bài kiểm tra kiến thức và bài học tổng hợp. Như vậy bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong môn lịch sử được xếp thành một loại bài học chứ không có phân chia ra . Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của toàn bộ chương trình. Nhiệm vụ của loại bài này là củng cố kiến thức(nhớ và hiểu địa danh,nhân vật lịch sử, niên đại của các quá trình lịch sử, các sự kiện lịch sử quan trọng) Rèn luyện kỹ năng khái quát , tổng hợp các sự kiện lịch sử. Ngoài ra còn cung cấp cho học viên bức tranh toàn diện về các hiện tượng, qua trình lịch sử đã học. Đồng thời hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học. Khi thực hiện loại bài này, công việc phải đồ sộ hơn các bài thông thường khác.Vì nó phải khái quát được bức tranh cả một qúa trình lịch sử. Nhiệm vụ của loại bài học này sẽ quy định phương pháp tổ chức dạy học. Giáo viên chỉ hướng 2 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH cho học viên những điều đã học , uốn nắn những nhận thức sai lệch, bổ sung , khái quát lại và rút ra những kết luận về quy luật lịch sử. II. Thực trạng của môn lịch sử hiện nay 1. Thuận lợi: Ngành giáo dục thường xuyên thực hiện 7 môn học văn hóa bắt buộc, trong đó có môn lịch sử.Trong các kỳ thi PTTH đều có tổ chức thi môn lịch sử. Do đó dù tâm lý học viên có dao động thế nào thì củng phải cố gắng học môn lịch sử. Dư luận xã hội rất quan tâm đến chất lượngđào tạo củng như đề caovị trí của môn lịch sử trong đời sống xã hội.(Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao giác ngộ chính trị, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa..) - Bộ giáo dục đã ban hành chương trình giảm tải. Viêc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dung dạy học, công nghệ thông tin hỗ trợ khá đầy đủ. Học viên đa số có quan tâm đến việc học nói chung và học môn lịch sử nói riêng. 2. khó khăn: Nhiều người dự giờ môn lịch sử bậc THPTthường nhận định “ giờ dạy khô khan, giáo viên dùng phương pháp giảng dạy không truyền cảm, không sinh động..)nhưng có ai biết rằng chính nội dung nó đã quyết định phương pháp . Kiến thức bài học lịch sử ở bậc THPT quá nhiều trong khi mỗi bài chỉ bố trí từ 1-3 tiết học. Ở ngành giáo dục thường xuyên còn giảm thời lượng xuống từ 3 tiết còn 2 tiết Còn về cấu trúc chương trình môn lịch sử. Ông Nguyễn Anh Dũng( phó viện trưởng viện khoa học giáo dục Việt Nam) cho biết:Lâu nay việc xây dựng chương trình- SGK môn lịch sử được tiến hành theo vòng tròn đồng tâm …Học sinh tiểu học và trung học cơ sở đều được học về lịch sử dựng nước và giữ nước . Nhưng học sinh tiểu học dược dạy theo hình thức câu chuyện , bài học ngắn , đơn giản kèm theo tranh ảnh sinh động . Học sinh THCS củng học lại từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến nay. Nhưng lượng kiến thức nhiều hơn , chi tiết hơn . Giáo viên không thể thực hiện giờ dạy bằng mẫu chuyện kể được Chưa nói đến học sinh THCS còn học phần lịch sử thế giới mới mẻ và xa lạ.Lên cấp THPT học sinh cũng học lại lịch sử Việt Nam và thế giới như ở THCSnhưng yêu cầu ở học sinh cao hơn đó là phải nhận thức được bản chất của bài học lịch sử , rút ra được bài học , quy luật lịch sử . - Bởi vậy tiết dạy đã khô khan , lên bậc THPT càng khô khan hơn. Ông Nguyễn Anh Dũng cũng đã thừa nhận rằng: nội dung chương trình lịch sử giảng dạy trong nhà trường hiện nay chưa được tinh lọc, cách viết SGK chưa sinh động vẫn nặng về tư liệu, sự kiện. Nhiều hiện tượng lịch sử được trình bày quá chi tiết.Sự cứng nhắc , khô khan trong cách trình bày cộng với những hình ảnh minh họa, bản đồ chưa được tuyển chọn chuẩn xác ..làm cho giáo viên khó thể 3 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH thực hiện những bài giảng truyền cảm nên không cuốn hút học sinh , khiến các em chán, thậm chí ghét môn lịch sử… Kiến thức lịch sử của từng bài đã học, học sinh không nắm , không tự giác ôn tập ở nhà sau mỗi giai đoạn lịch sử . Nên giáo viên khó có thể tiến hành các phương pháp thích hợp cho loại bài ôn tập, sơ, tổng kết. Học viên hệ giáo dục thường xuyên vốn đã hụt hẩn kiến thức càng có tư tưởng bất mãn, thiếu tự tin, chưa tích cực chủ động xây dựng tìm hiểu bài học. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở hệ giáo dục thường xuyên củng là một quá trình lâu dài vì đối tượng học viên giáo dục thường xuyên chưa bắt kịp yêu cầu mới . Trên đây là thực trạng môn lịch sử ở bậc THPT của hệ giáo dục thường xuyên: thuận lợi không nhiều những khó khăn thì không kể hết, nhất là sự thụ động của học sinh. Tuy nhiên dù có những mặt hạn chế, học viên hệ giáo dục thường xuyên củng có một nguyện vọng tha thiết là muốn đến trường, tức muốn học tập. Mà đã muốn học tập thì giáo viên cần phải tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó, trong đó có môn lịch sử. 3) Số liệu thống kê: - Kết quả điểm môn lịch sử đạt trung bình trở lên qua các kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông : * 2005: 81% 2006: 90,2% 2007: 35% * 2008: 10,4% 2009: 31% 2010: 38% -Qua số liệu từ các kỳ thi năm 2005- 2010, cho thấy kết quả học tập môn lịch sử không ổn định. Có sự chênh lệch tỉ lệ đạt điểm trung bình trở lên quá lớn giữa các năm và theo chiều hướng giảm. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÀI ÔN TẬP –SƠ KẾT-TỔNG KẾTTRONG MÔN LỊCH SỬ. 1. Nội dung chương trình lịch sử hệ giáo dục thường xuyên bâc THPT. a. Phần lịch sử thế giới: - Lớp 10: Học từ thời nguyên thủy đến thời trung đại. Hết khóa trình này, chương trình học có bài: Ôn tập lịch sử thế giới cổ - trung đại. Sau đó những bài học về các cuộc cách mạng tư sản , quá trình hoàn thành cách cuộc tư sản, phát triển chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.Bên cạnh sự phát triển chủ nghĩa Tư Bản là sự phát triển phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Vai trò của C.Mác,Ăngghen đối với phong trào công nhân quốc tế (Quốc tế I và quốc tế II) và vai trò của Lênin trong phong trào công nhân Nga. Cuối cùng kết thúc chương trình lịch sử thế giới lớp 10 là bài : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại. 4 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH - Lớp 11: Tiếp tục thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại: tìm hiểu tình hình các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh( TK XIX – đầu TK XX) trong đó có Nhật Bản. Cuộc duy tân Minh Trị 1868, đưa nước Nhật lên hàng các đế quốc trong hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa. Còn các nước khác ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh trở thành những thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc vào các nước đế quốc. Kết thúc khóa trình này , một lần nữa chương trình lại có thêm bài: ôn tập lịch sử thế giới cận đại. Nhưng lần ôn tập này có nội dung đầy đủ hơn, thời gian từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên năm 1566(cách mạng Hà lan)cho đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914-1918). Chương trình lịch sử thế giới được tiếp tục từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười Nga 1917, sự ra đời nhà nước vô sản đầu tiên và những thành tựu bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình hình phát triển của các nước tư bản chủ yếu( các nước đế quốc)giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Ảnh hưởng cách mạng tháng mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc cũng có những chuyển biến mới ở Trung Quốc , Ấn Độ, Đông Nam Á Sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai:1939-1945. Kết thúc khóa trình lịch sử này bằng bài: ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945). - Lớp 12: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới có nhiều biến đổi: từ một nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã phát triển thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Liên Xô và Mĩ là 2 siêu cường đứng đầu hai hệ thống các nước TBCN và XHCN. Thế giới hình thành trật tự hai cực Xô-Mĩ(hai cực Ianta) đối đầu nhau gây ra cuộc “chiến tranh lạnh” và chi phối tình hình chính trị thế giới . Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển . Nửa sau thế kỷ xx cuộc cách mạng khoa học – công nghệ với những thành tựu vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Kết thúc khóa trình này là bài: tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000). b. Phần lịch sử Việt Nam: - Lớp 10: Học từ thời nguyên thủy đến tiều đại phong kiến nhà Nguyễn. Một quá trình lịch sử từ cội nguồn đến dựng nước và giữ nước suốt hàng nghìn năm. Nhưng trong chương trình giảng dạy không bố trí thời gian ôn tập. - Lớp 11: 5 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH Học từ cuộc xâm lược của thực dân Pháp và chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến khi Pháp đặt cách thống trị và tiến hành khai thác bóc lột thuộc địa năm 1918. Giai đoạn lịch sử này mới có bài: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918). - Lớp 12: Sau phần lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000). Chương trình dành ra 30 tiết để học lịch sử Việt Nam từ 1919-2000. Đó là quá trình vận động giải phóng dân tộc. Đảng cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ giải phóng dân tộc tiến hành cách mạng thang 8/1945 thành công , khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa(2/9/1945). Quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (19451975) thắng lợi. Quá trình xây dựng CNXH trong cả nước(1976-2000). Cuối quá trình này là bài: Tổng kết lịch sử Việt Nam (1919-2000). Như vậy toàn bộ chương trình lịch sử THPT từ lớp 10 đến lớp 12 có 7 bài: ôn tậpsơ kết - tổng kết quá trình lịch sử. (Trong đó phần lịch sử Việt Nam chỉ có 2 bài). 2. Phương pháp dạy học lịch sử: loại bài ôn tập- sơ kết – tổng kết. a. Chuẩn bị cho tiết học: - Giáo viên phải yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà trước ngày thực hiện tiết dạy ít nhất một tuần, giáo viên phải cung cấp cho học sinh câu hỏi gợi mở để học sinh tự ôn tập ở nhà. - Giáo viên lựa chọn đúng nội dung , khối lượng kiến thức lịch sử cần ôn tập, đảm bảo tính hệ thống và dẫn dắt học sinh từ dễ đến khó(từ tái hiện đến phát hiện hiện tượng, quy luật lịch sử). - Giáo viên cần lựa chọn kiến thức sao cho cân đối phù hợp với thời gian 1 tiết dạy trên lớp để xác định nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục về nội dung và tổ chức tiến hành. b. Các bước tiến hành trong bài ôn tập,sơ kết, tổng kết như sau: - Mở đầu bài học giáo viên có thể nêu 1 số ý ngắn gọn về nhiện vụ cơ bản của bài học. Sau đó tổ chức trao đổi những vấn đề theo kế hoạch đã định. Đó là những câu hỏi giúp cho học sinh tập trung khai thác nội dung kiến thức cần nhớ. Khái quát được các sự kiện, quá trình lịch sử đã học, nhằm hiểu sâu sắc hơn kiến thức đã có, nâng cao nhận thức về khái niệm các quy luật cơ bản, vận dụng kiến thức và hoạt động thực tiễn. - Khi đặt câu hỏi, giáo viên yêu cầu một học sinh trả lời, song tất cả các em khác phải chuẩn bị ý kiến để nhận xét bổ xung. Sau khi kết thúc từng câu hỏi giáo viên bổ sung ý kiến cuối cùng.Sau đó dẫn dắt sang câu hỏi khác. - Kết thúc bài học giáo viên cần nêu những kết luận chung có tính khái quát theo đề tài: giai đoạn hay sang thời kỳ lịch sử (Trong quá trình tiến hành bài dạy, giáo viên có thể cho điểm động viên những học sinh phát biểu đạt yêu cầu của giáo 6 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH viên đề ra. Nhất là phát hiện phân tích những quy luật lịch sử, bản chất của sự kiện lịch sử). * Lưu ý : Trong quá trình đặt câu hỏi , giáo viên cũng cần dùng đến đồ dung dạy học phụ trợ như: bảng thống kê, sơ đồ, lược đồ..(làm cơ sở để học sinh nhận xét , so sánh, đánh giá sự kiện , hiện tượng, quá trình lịch sử ..) c. Vận dụng vào bài dạy cụ thể trong chương trình lịch sử THPT bài tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) Chuẩn bị của giáo viên : - Hệ thống các câu hỏi : 1/ Lịch sử thế giới hiện đại từ: 1945-2000 được phân kỳ như thế nào? ( Câu hỏi phụ sau khi học sinh trả lời: Tại sao có sự phân kỳ như thế ?) 2/ Qua các bài lịch sử thế giới đã học từ: 1945-2000 gồm có những nội dung cơ bản nào? ( Học sinh nêu những nét lớn : - Xác lập trật tự 2 cực Ianta do Liên Xô, Mỹ đững đầu mỗi cực .- Mỹ vươn lên trở thành nước tưu bản giàu mạnh nhất . Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ,- Nửa sau thế kỷ xx cách mạng khoa học - công nghệ đem lại những thành tựu phi thường . - Chiến tranh lạnh do đối đầu Xô- Mỹ…) 3/Giai đoạn từ 1945-1991 có những vấn đề gì nổi bật? 4/ Vì sao gọi là chiến tranh lạnh? 5/ Chiến tranh lạnh kết thúc trong hoàn cảnh nào? 6/Tại sao phong trào giải phóng diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa? Kết quả thế nào? 7/ Thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ có ý nghĩa gì đối với nhân loại? 8/ Giai đoạn 1991-2000 có những vấn đề gì cần quan tâm? 9/ Sau khi trật tự hai cực Ianta tan rã, xu thế phát triển trật tự thế giới mới thế nào? 10/ Tại sao các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển? Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm? 11/ Tại sao xu thế toàn cầu hóa là thời cơ và củng là thách thức của các dân tộc? 12/ Tình hình bất ổn trên thế giới hiện nay là những vấn đề gì? - Đại loại những câu hỏi như vậy để học sinh tự ôn trước ở nhà. - Ngoài ra giáo viên còn chuẩn bị đồ dung dạy học như: bản đồ thế giới, tranh ảnh về xu thế toàn cầu hóa, các cuộc xung đột vũ trang, môi trường suy thoái, những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ. - Tùy theo loại đồ dung dạy học cần đưa vào trong tiết dạy, giáo viên còn phải có câu hỏi thích hợp cho từng nội dung gắn với đồ dung dạy học cho từng phần của bài học. 7 TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH - Cuối cùng là chuẩn bị kế hoạch thực hiện trên lớp (đó là giáo án) gồm có các phần như sau: A. Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức : - Củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến thế giới thứ hai đến năm 2000. tranh - Nhận rõ mốc phân kỳ hai giai đoạn trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 và nắm được những nội dung chủ yếu trong mỗi giai đoạn. 2) Kỹ năng: - Rèn luyện về vận dụng phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát các sự kiện, các vấn đề quan trọng diễn ra trên thế giới 3) Về thái độ: Học viên nhận thức được: Mặc dù có những khác nhau về nội dung , tính chất nhưng cả 2 giai đoạn đều nổi bật và bao trùm cả tính chất gay gắt đối với các quốc gia dân tộc trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu: hòa bình ổn định, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, và hợp tác cùng phát triển. Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới và ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới( nhất là sau chiến tranh lạnh) nước ta ngày càng hội nhập thế giới, tham quan vào các tổ chức quốc tế và khu vực B. Đồ dung dạy học - Bản đồ thế giới - Tranh ảnh tài liệu C. Tiến trình tổ chức giảng dạy: 1) Ổn định lớp. 2) Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau TK XX? - Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? 3) Giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới thứ hai két thúc đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử thế giới hiện đại. Lịch sử thế giới đã diễn ra từ 1945-2000, chúng ta đã học chi tiết từ bài 1 đến bài 10. Hôm nay chúng ta hệ thống lại, tổng kết quá trình này gồm những nội dung chủ yếu nào và xu thế phát triển của thế giới trong thời gian tới . Hoạt động của GV- HS 8 Kiến thức cơ bản TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH (Phần I: GV có thể chia lớp thành 6 Nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu tóm tắt khái quát 1 nội dung). GV: LSTG hiện đại (1945-2000) được phân kỳ như thế nào? HS: chiến tranh lạnh 1945-1991, sau chiến tranh lạnh 1991-2000) GV: LSTG (1945-2000) gồm có I/ Những nội dung chủ yếu của LSTG từ sau 1945. 1/ Trật tự thế giới mới được xác lập , đó là trật tự thế giới hai cực Ianta. hế giới chia thành 2 phe TBCN và những nội dung nào? XHCN do Mỹ và Liên Xô đứng đầu, HS: (trả lời 6 mục trong SGK) mỗi phe chi phối chính trị và quan hệ GV: Nội dung thứ nhất là (SGK). quốc tế. Tại sao gọi là trật tự thế giới hai cực Ianta? HS: (Nhắc lại những quyết định của hội nghị Ianta 2/1945 ở Liên Xô) GV: Sử dụng bản đồ hành chính thế giới: - Từ một nước XHCN đầu tiên sau CM tháng 10 Nga đến sau 1945 các nước XHCN lượng phát triển như thế nào? ( gọi HS chỉ trên bản đồ) GV: Tại sao phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ? HS: Ảnh hưởng của cách mạng tháng 2/ CNXH đã vượt qua khỏi phạm vị một nước, trở thành một hệ thống thế giới. - Từ một nước XHCN L/Xô sau 1945 hàng loạt các nước Đông Âu thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. Thắng lợi CM Việt Nam(1945), Trung Quốc 1949 CuBa(1959). Hình thành một hệ thống các nước XHCN, trở thành một lực hùng hậu về chính trị, quân sự, kinh tế, và những thành tựu KHKT. 3/ Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ la tinh. - Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt 10 Nga. Sự ủng hộ phong trào giải chủng tộc đã bị sụp đổ. Hơn 100 quốc phóng dân tộc của phe XHCN và giành độc lập. nhân dân yêu chuộng hòa bình, - Các quốc gia sau khi giành độc lập càng gia tiến bộ trên thế giới… có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới GV: Biểu hiện của sự chuyển biến của 4/ Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những biến hệ thống đế quốc chủ nghĩa? 9 chuyển quan trọng. TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH HS: Dựa vào SGK trả lời - Mỹ vươn lên thành đế quốc giàu mạnh nhất, thực hiện chiến lược toàn cầu hóa nhằm thống trị thế giới. - Có sự tự điều chỉnh kịp thời làm cho kinh tế phát triểnhình thành các trung ` tâm kinh tế lớn. - Tác động của cách mạng KH-KT, các nước Tư Bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, tiêu biểu như EU. GV: Tại sao Xô-Mỹ chi phối chính trị và quan hệ quốc tế. Nhưng quan hệ quốc tế lại được mở rộng và đa dạng? HS: Dựa vào SGK trả lời 5/ Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. - Dù trong tình trạng đối đầu Xô-Mỹ (chiến tranh lạnh). - Tuy nhiên phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại, hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Cuối cùng chiến tranh lạnh cũng chấm dứt. Nhưng nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ còn tiếp diễn. GV: Tác động của CM.KH-CN đến thế giới thế nào? - Giải quyết về năng lượng, công cụ sản xuất vật liệu … - Mặt trái của CM.KH_CN là gì? HS: Dựa vào SGK trả lời 6/ Cách mạng khoa học- công nghệ đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy. Khoa học trở thành lực lượng chưa từng thấy. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên CM . KH- CN cùng đặt ra nhiều vấn đề cho các dân tộc giải quyết, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường. Cân bằng quá trình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. GV: Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991). Lịch sử thế giới có sự chuyển biến thế nào? Chúng ta vào mục II của bài. 10 II/ Xu thế phát triển thế giới sau chiến tranh lạnh: 1/ Tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh lấy kinh tế làm trọng điểm. TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH GV: Nêu các xu thế phát triển của 2/ Quan hệ giữa các nước lớn theo chiều thế giới hiện nay? hướng đối thoại, thỏa hiệp tránh xung đột trực tiếp. Nhằm tạo ra môi trường quốc tế HS: Dựa vào SGK trả lời thuận lợi, để xác lập một ưu thế trong trật tự thế giới mới. 3/ Hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo, nhưng nhiều khu vực vẫn còn diễn ra xung đột vũ trang, nguy cơ khủng bố. 4/ Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mẽ. Là xu thế phát triển khách quan. Nhưng đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức trong sự vươn lên của đất nước. - Củng cố: nội dung của LSTG hiện đại 1945-2000 có vấn đề gì nổi bật? - Dặn dò: làm câu hỏi và bài tập cuối trang 74 SGK và chuẩn bị xem trước bài 12 - Trong quá trình tiến hành hoạt động dạy – học trên lớp, tùy theo đối tượng học viên mà có thể điều chỉnh nội dung ghi bảng ( tóm lượt ngắn gọn hơn) để hoàn thành bài học đúng 45 phút. - Trên đây là những biện pháp chủ yếu để thực hiện một bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong hệ giáo dục thường xuyên. Tụ trung nhất chính là công việc chuẩn bị chu đáo của thầy và trò. Thầy và trò cùng nghiên cứu trước tài liệu, thống nhất với nhau những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm . Để cuối cùng có một nhận thức nhất quántrong quá trình trao đổi , thảo luận chung trên lớp. - Đó là biện pháp thực hiện bài ôn tập, sơ kết, tổng kết trong môn lịch sử bậc THPT của ngành GDTX mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN : - Bài ôn tập sơ kết tổng kết có ý nghĩa quan trọng như đã nói trên. Nên việc tập trung đầu tư cho bài dạy loại này rất cần thiết và rất có hiệu quả.Giúp cho học viên hệ thống được kiến thức của cả quá trình lịch sử ở mỗi lớp học và cả cấp học.Việc đầu tư dạy bài ôn tập, sơ kết, tổng kết được tiến hành từ đầu cấp ( tức lớp 10). Cho đến kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT năm 2011 mới có kết quả như sau: 100% học viên đạt điểm môn lịch sử trung bình trở lên, trong đó trên 90% đạt điểm 6,5 trở lên. V. 11 BÀI HỌC KINH NGHIỆM: TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH Tuy rằng mỗi bài học sơ kết , tổng kết , ôn tập trong chương trình lịch sử bổ túc THPT chỉ bố trí 1 tiết học trên lớp. Để cho học viên nắm bắt được khái quát quá trình lịch sử và cả chương trình của mỗi lớp, toàn cấp học. Nhất thiết giáo viên và học viên phải dành một khoảng thời gian nhất định để ôn tập theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên đã chuẩn bị trước. Chắc không ai có thể phủ nhận rằng: “ Việc vì muốn có hiệu quả tốt thì phải có sự đánh đổi , sự chuyên cần, đầu tư thời gian và công sức, trí tuệ vào công việc đó. VI. KẾT LUẬN: Qua giảng dạy bộ môn lịch sử trong những năm qua. Chúng tôi thiết nghĩ rằng: không nên nhầm lẫn giữa bài sơ kết, tổng kết, ôn tập với một bài cung cấp kiến thức bình thường khác. Người xưa có câu “ văn ôn, võ luyện”. Vậy muốn thực hiện bài sơ kết, tổng kết, ôn tập giữa thầy và trò đều phải có một quá trình “ôn”. Thầy chỉ cho trò ôn cái gì, ôn phần nào, bài nào… Chỉ có như vậy thì bài sơ kết, tổng kết, ôn tập mới đạt được hiệu quả như mong muốn. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO     “Phương pháp dạy học lịch sử” Chủ biên : Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị “Tạp chí giáo dục và thời đai” Số ngày : 19/8/2010 “Giới thiệu giáo án lịch sử 12” Chủ biên : Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Xuân Trường “Sách giáo viên lịch sử 12”. Tổng chủ biên : Phan Ngọc Liên   Nhơn Trạch, ngày 10 tháng 11 năm 2011 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Văn Chính 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất