Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm dạng tìm dữ kiện đúng –sai môn s...

Tài liệu Skkn thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm dạng tìm dữ kiện đúng –sai môn sinh học dành cho học sinh khối 12 trường thpt nguyễn du

.DOC
115
1487
146

Mô tả:

Chương 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Hiện nay, với sự đa dạng các hình thức ra đề trong kì thi Quốc gia. Trong đó, với sự xuất hiện dạng câu hỏi “Tìm số dữ kiê n đúng – sai” đã phần nào gây khó khăn ê cho thí sinh khi làm bài trắc nghiệm. Bởi khi thí sinh có sự nhầm lầm về một dữ kiện nào đó sẽ dẫn lựa chọn câu trả lời sai. Bản chất câu hỏi trắc nghiệm “Tìm số dữ kiện đúng - sai” trong một loạt dữ kiện của câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh không thể dùng phương pháp loại trừ, khi đó để lựa chọn được đáp án đúng thí sinh cần phải nắm chắc kiến thức về lý thuyết cũng như tính toán phải thật chính xác từng dữ kiện. Tuy nhiên, hiện nay số lượng câu hỏi dạng này còn hạn chế. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài này để xây dựng, sưu tầm những câu hỏi trắc nghiệm dạng “Tìm số dữ kiện đúng – sai”. Từ đó, có thể giúp học sinh tham khảo, củng cố, hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm. 1.2. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến giải pháp. Hiê n nay, với xu hướng ra đề với hình thức “Tìm câu dữ kiê ên đúng sai” xuất ê hiê ên khá nhiều trong đề thi Quốc gia trong những năm gần đây. Trong đề thi Đại học năm 2014: 8/50 câu chiếm 16%; Đề thi Quốc gia năm 2015: 11/50 câu chiếm 22% (2,2 điểm); Đề thi Quốc gia năm 2016: 17/50 câu chiếm 34%. Tuy nhiên, thí sinh gă êp rất nhiều khó khăn để có thể tâ ên dụng được số điểm này. Như vâ y, hành trang của học ê sinh là phải trang bị cho mình mô êt vốn kiến thức vững chắc, phương pháp giải bài tâ êp nhanh và chính xác. Đồng thời phải rèn luyê n cho riêng mình mô êt kĩ năng làm bài trắc ê nghiê êm hiê êu quả. Qua viê êc quan sát và tìm hiểu trên các thông tin trên internet, tôi nhâ n thấy có ê rất ít tài liê êu tham khảo viết riêng chuyên đề tổng hợp các câu hỏi trắc nghiê m dạng ê “Tìm số dữ kiê n đúng sai”. Như vâ êy, học sinh ít có cơ hô êi để tiếp xúc và rèn luyê n kĩ ê ê năng làm bài cho các câu hỏi trắc nghiê êm này. 1 1.3. Mục tiêu dự án Thiết kế bô ê câu hỏi trắc nghiê êm dạng “Tìm dữ kiê ên đúng –sai” môn sinh học dành cho học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Du. Cho học sinh tham khảo và rèn luyê n tại nhà. Từ đó, thu hút học sinh tham gia ê vào hoạt động học tập trên lớp và tự học tại nhà. Với bô ê câu hỏi trắc nghiê êm dạng “Tìm dữ kiê ên đúng – sai” giúp rèn luyện kĩ năng nghiên cứu tài liệu, kĩ năng làm trắc nghiệm và lối tư duy tích cực cho học sinh. Các lớp thực nghiệm có sử dụng bô ê câu hỏi trắc nghiê m dạng “tìm dữ kiê êm ê đúng – sai” sẽ có điểm trung bình của bài kiểm tra vượt trội hơn so với lớp đối chứng. 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp Các nhiệm vụ học tập có chủ đích sát với cuộc sống: “Những nhiệm vụ hoc tập đòi hỏi công việc mang tính trí tuệ cao và sát với cuộc sống sẽ giúp học sinh đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra thông thường, tạo cho học sinh động lực, chịu được những khó khăn và áp lực trong học tập. Do các nhiệm vụ học tập này luôn đặt ra những vấn đề lý thú đối với học sinh, ngay cả bên ngoài phạm vi học đường, học sinh sẽ có xu hướng quan tâm đến những câu hỏi mà họ đang nghiên cứu lẫn những câu trả lời mà họ nhận được.[4, tr.32] Dạng câu hỏi “Tìm số dữ kiện đúng – sai” có thể hệ thống kiến thức của một bài học hay một chương với nhiều dữ kiện đưa ra. Đó là một ưu điểm nổi bật ở dạng câu hỏi này, vì ta có thể sâu chuỗi những kiến thức liên quan với nhau. Trên cơ sở đó, học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức và có một sự định hướng bổ túc cho những kiến thức bị hỏng hoặc chưa hiểu kĩ. Dạng câu hỏi “Tìm số dữ kiện đúng – sai” có thể hệ thống kiến thức của một bài học hay một chương với nhiều dữ kiện đưa ra. Đó là một ưu điểm nổi bật ở dạng câu hỏi này, vì ta có thể sâu chuỗi những kiến thức liên quan với nhau. Trên cơ sở đó, học 2 sinh có thể hệ thống hóa kiến thức và có một sự định hướng bổ túc cho những kiến thức bị hỏng hoặc chưa hiểu kĩ. Với dạng câu hỏi này, thí sinh có thể sẽ rơi vào tâm lý chủ quan khi đọc lướt qua các dữ kiện hoặc đọc lướt qua yêu cầu câu hỏi là tìm số dữ kiện đúng hay không đúng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho thí sinh lựa chọn đáp án sai. Vì vậy, với hệ thống câu hỏi này, học sinh sẽ rèn luyện kĩ năng làm bài cẩn thận và chắc chắn hơn. Hiện nay, phương pháp giải bài tập Sinh học 12 cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, với những câu hỏi bài tập đưa ra một loạt các dữ kiện, thí sinh sẽ gặp khó khăn về mặc thời gian để hoàn thành bài thi. Trên cơ sở đó, tôi đã bổ sung phần “Hướng dẫn giải” với một số phương pháp nhanh để học sinh tham khảo và rèn luyện về tốc độ làm bài Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm phát huy tư duy tích cực của học sinh giúp học sinh có sự định hướng tiếp thu kiến thức, kĩ năng luyện tập. Qua đó, có thể nâng cao tính tự học của học sinh, giúp các em hứng thú và phát huy tính sáng tạo và chủ động trong quá trình học môn Sinh học. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích và tổng hợp lí thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát sư phạm. Phương pháp thống kê phân tích số liệu: Thu thập các số liệu, xử lý thống kê và đánh giá. Phương pháp đối chứng: So sánh kết quả của lớp thực nghiê m và lớp đối chứng. ê 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng Áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 12, các lớp cơ bản trường trung học phổ thông Nguyễn Du, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đề tài tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dạng “Tìm số dữ kiện đúng –sai” trong phạm vi chương trình Sinh học 12 ban cơ bản. 3 Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NÔÔI DUNG GIẢI PHÁP 2.1. Quá trình hình thành giải pháp - Ý tưởng đưa ra giải pháp được hình thành từ năm học 2013 – 2014 - Chúng tôi đã sưu tầm các câu hỏi trong đề thi Đại học – Cao đẳng trong những năm qua, trong đề thi Quốc gia môn sinh học trong năm 2014- 2015, đề thi Quốc gia môn sinh học trong năm 2015 – 2016. - Chúng tôi thiết kế bô ê câu hỏi trắc nghiê êm dạng “Tìm số dữ kiê n đúng sai” ê trong toàn bô ê chương trình Sinh học 12 cơ bản và sắp xếp theo mỗi phần theo thứ tự như trong Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản. - Xây dựng bô ê câu hỏi, đáp án và phần hướng dẫn giải cho học sinh tham khảo. Chúng tôi áp dụng trong giảng dạy vào đầu năm 2015 – 2016 trên hai lớp: Lớp thực nghiê êm 12A6 và lớp đối chứng 12A7; và tiếp tục áp dụng vào giảng dạy cho đầu năm học 2015 – 2016 với hai lớp: Lớp thực nghiệm 12A10 và lớp đối chứng 12A11 - Trong quá trình thực hiện giải pháp, chúng tôi luôn nhận được sự chấp thuận và ủng hộ từ Ban giám và toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường. Đối tượng HS để chúng tôi thực nghiệm sư phạm có mặt bằng về năng lực học tập tương đối đồng đều, các em đều cộng tác rất tích cực trong hoạt động dạy học cũng như trong khảo sát hiệu quả của giải pháp. 2.2. Nô Ôi dung giải pháp 2.2.1. Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm phát huy tư duy tích cực học sinh Bô ê câu hỏi gồm 120 câu, bao gồm: Phần V: Di truyền học (85 câu) Phần VI: Tiến hóa (20 câu) Phần VII: Sinh thái học (15 câu) Cải tiến: Bổ sung số câu hỏi cho phần Di truyền học 4 Phần V: Di truyền học Chương 1: cơ chế di truyền và biến dị Câu 1. Xét các phát biểu sau đây: (1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin (2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nucleotit là A, T, G, X (3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin (4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép (5) ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất (6) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất. Trong 6 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN có đặc điểm? (1). Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, ở pha S của kì trung gian (2). Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (3). Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn (4). Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 3/ → 5/. (5). Khi một phân tử ADN nhân đôi hai mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục (6). Khi nhân đôi, enzim ADN- polimeraza trượt theo chiều 3/ → 5/ Số phát biểu đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Một gen có số liên kết hiđro là 3120 và số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trên mỗi mạch đơn là 1199. Xét các nhận định sau: (1). Chiều dài của gen là 4008A0 (2). Số nuceotit A chiếm 30% (3). Số nucleotit A là 480 và G là 720 (4). Số chu kì xoắn của gen là 240 (5). Số gốc photphat là 2400 (6). Gen phiên mã 4 lần tạo ra 16 phân tử mARN Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 5 D. 4 Câu 4: Trong quá dịch mã, xét các phát biểu sau: (1) Quá trình dịch mã xảy ra trong nhân tế bào (2) Số lượt tARN bằng số bộ ba trên phân tử mARN trưởng thành (3) Quá trình dịch mã không có nguyên tắc bổ sung (4) Khi riboxom tiến vào một trong 3 bộ ba UAA, UAG, UGA thì quá trình dịch mã dừng lại (5) Quá trình dịch mã có thể có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã (6) Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có cả axit amin mở đầu Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Khi nói về bảng mã di truyền, cho các phát biểu sau: (1) Bảng mã di truyền có 64 bộ ba đều mã hóa cho axit amin. (2) Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin (3) Tính thoái hóa, nhiều bộ ba mã hóa cho một axit amin (4) Bộ ba AUG và bộ ba UGG chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin (5) Trong 64 bộ ba, có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin và đóng vai trò là bộ ba mở đầu (6) Ở sinh vật nhân sơ, AUG mã hóa cho axit amin focmin metionin Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Một phân tử mARN nhân tạo có 3 loại nucleotit: A : U : G với tỉ lệ tương ứng là 2 : 3 : 5 Xét các phát biểu sau: (1) Số bộ ba mã hóa cho axit amin là 24. (2) Số bộ ba không chứa G là 19. (3) Số bộ ba chứa ít nhất 1A là 19. (4) Số bộ ba chứa đủ 3 loại nucleotit trên là 6. 6 (5) Tỉ lệ bộ ba chứa đủ 3 loại nucleotit trên là 18%. (6) Tỉ lệ bộ ba chứa 2U là 18,9%. Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Trong mô hình Operon Lac, xét các phát biểu sau: (1) Thành phần của Operon Lac gồm: gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và cụm gen cấu trúc Z, Y, A. (2) Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ (3) Gen Z, Y, A có số lần nhân đôi và số lần phiên mã giống nhau (4) Khi môi trường có Lactozo hay không có Lactozo, gen điều hòa R vẫn hoạt động tổng hợp protein ức chế. (5) Khi môi trường có Lactozo, protein ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế quá trình phiên mã của cụm gen cấu trúc (6) Lactozo đóng vai trò là một chất cảm ứng. Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Khi nói về quá trình phiên mã, xét các phát biểu sau: (1) Các thành phần tham gia quá trình phiên mã: mARN; ARN polimeraza; các nucleotit tự do: A, U, G, X. (2) Quá trình phiên mã sử dụng mạch gốc của AND có chiều 3’ – 5’ và tổng hợp theo chiều 5’ – 3’ (3) Ở tế bào nhân thực, kết thúc quá trình phiên mã tạo nên phân tử tiền mARN là nguyên liệu tham gia vào quá trình dịch mã. (4) Ở tế bào nhân sơ, quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất (5) Nếu gen phiên mã 3 lần tạo nên 3 phân tử mARN. 7 (6) Quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, rARN. Trong đó, rARN có hàm lượng cao nhất và mARN có hàm lượng nhỏ nhất. Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Cho các biểu sau về đột biến gen: (1) Trong tự nhiên tần số đột biến của một gen bất kì thường rất thấp. (2) Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. (3) Mọi đột biến gen chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến. (4) Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ thể. (5) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã. (6) Trong quần thể lưỡng bội có 3 loại kiểu gen: AA, Aa, aa. Cơ thể mang kiểu gen aa được gọi là thể đột biến. Số phát biểu đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10 ((Đề thi Quốc gia 2015): Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? 8 (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 11 ( Đề thi Đại học 2014) Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12 (Đề thi Đại học 2014): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. 9 (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 13 (Đề thi Đại học 2014): Có bao nhiêu phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 14 (Đinh Văn Tiên): Cho các dạng đột biến sau: (1) Đột biến mất đoạn; (2) đột biến lặp đoạn, (3) đột biến đảo đoạn ngoài tâm động, (4) đột biến đảo đoạn quanh tâm động; (5) đột biến chuyển đoạn trên một NST, (6) đột biến chuyển đoạn tương hỗ. Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái NST? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15 : Cho biết một số hệ quả của dác dạng đột biến cấu trúc NST như sau: (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST (2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST (3) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết (4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến (6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử AND cấu trúc nên NST đó Trong các hệ quả nói trên thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả? A. 3 B. 4 C. 2 Câu 16: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Xét các phát biểu sau (1) Số lượng NST thể đột biến tam nhiễm là 30 (2) Số lượng NST thể đột biến tứ bộ là 40 (3) Số loại thể đột biến một nhiễm kép là 10 10 D. 5 (4) Số loại thể đột biến tứ nhiễm là 10 (5) Số loại thể đột biến tứ nhiễm và một nhiễm kép trong một tế bào là 360 (6) Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 22 (7) Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong một tế bào là 20 hoặc 22 hoặc 24. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen. (2). Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. (3). Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen. (4).Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp. (5). Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở NST thường và NST giới tính. (6) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (7) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. (8) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen AAaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, cho các phát biểu sau: 11 (1) Cây có kiểu gen Aaaa cho 3 loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh là: AA, Aa, aa. (2) F1 có 5 loại kiểu gen. (3) Tỉ lệ phân li kiểu hình là 35 đỏ : 1 vàng. (4) Tỉ lệ kiểu gen di hợp ở F1 là 90% (5) Tỉ lệ kiểu gen AAaa ở F1 là 44,44% (6) Tỉ lệ kiểu gen AAAa và Aaaa bằng nhau. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Cho các phát biểu sau về F1: (1) F1 có 15 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình (2) Tỉ lệ phân li kiểu hình là 105: 35 : 9 : 1 (3) Tỉ lệ kiểu hình quả vàng, chua là : 0,694% (4) Tỉ lệ kiểu gen AAaaBBbb là 12,5% (5) Số loại giao tử của kiểu gen AAaaBbbb là 4 (6) Tỉ lệ kiểu gen AAaaBBbb trong tổng số quả đỏ, ngọt là 17,14% Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường cho giao tử 3n. Cho rằng các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAAaa tự thụ phấn thì ở F1 (1) tỷ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ là 44%. (2) tỷ lệ kiểu hình lặn là 0,04%. 12 (3) tỷ lệ kiểu gen AAAAAa là 24%. (4) tỷ lệ kiểu gen AAaaaa là 4%. (5) tỷ lệ kiểu hình trội là 96%. (6) tỷ lệ kiểu gen AAAAAA là 0,04%. Số phát phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền Câu 21. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định hạt trơn trội hoàn toan so với d hạt nhăn, các gen phân li độc lập. Cho phép lai: AaBbDd x AaBbDd Xét các phát biểu sau ở F1: (1) Số tổ hợp kiểu gen là 16. (2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 1/16. (3) Số loại kiểu gen là 27. (4) Tỉ lệ kiểu hình cao, đỏ, nhăn là 9/64. (5) Tỉ lệ kiểu gen AABBDD trong tổng số kiểu gen quy định kiểu hình cao, đỏ, trơn là 1/27. (6) Tỉ lệ kiểu gen chứa 3 alen trội là 31,25%. Trong 6 phát biểu trên, số phát biểu đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 22: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định hạt trơn trội hoàn toan so với d hạt nhăn, các gen phân li độc lập. Cho phép lai: P: ♂AaBbDdEe x ♀AabbDdEE . Xét các phát biểu sau ở F1 : (1) Số loại kiểu gen là 36. (2) Số loại kiểu hình là 16. (3) Tỉ lệ kiểu gen không thuần chủng là 87,5%. 13 (4) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 4 cặp gen là 1/16. (5) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là 7/32. (6) Tỉ lệ kiểu gen mang 4 alen lặn là 5/16. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F 1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho các phát biểu sau : (1) Phép lai của (P) : AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb. (2) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : 3 : 3 : 1 : 1. (3) Tỉ lệ kiểu gen Aabb ở F1 là 1/8. (4) Tỉ lệ kiểu hình cao, đỏ thuần chủng trong tổng số kiểu hình cao, đỏ là 1/3. (5) Ở F1, cho các cây cao, đỏ tạp giao với các cây thấp, đỏ. Xác suất xuất hiện kiểu hình thấp, trắng là 1/128. Số phát biểu đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe? (1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256. (2) Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên. (3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16. (4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ 175/256. (5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên. 14 (6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256. Có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 25 (Đề thi CĐ – ĐH 2014): Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? (1) F2 có 9 loại kiểu gen. (2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn. (3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%. (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 26: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F 1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025. (2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa. 15 (3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F 2 là 0,05. (4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen. (5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả. (6) Tần số hoán vị gen 20%. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27: Các màu long chuột đen, nâu và trắng đều được quy định do sự tương tác của gen B và C. Các alen B và b tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ có alen trội C thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại tại lông. Trong phép lai giữa chuột có kiểu gen BbCc với chuột bbCc có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng? (1) màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu. (2) tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1: 1. (3) 3/4 số chuột ở đời con có lông đen. (4) 1/4 số chuột ở đời con có lông nâu. (5) 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng. (6) các alen C và B/b là ví dụ về đồng trội. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28:Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho (P) cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân thấp hoa đỏ, thu được đời con F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 18%. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Ở F1 gồm 7 loại kiểu gen. (2) Cây thân cao hoa đỏ ở P dị hợp về hai cặp gen. 16 (3) Có tối đa 10 loại kiểu gen về hai cặp gen trên. (4) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29 (Đề thi Quốc gia 2015): Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 30 (Đề thi Quốc gia 2015) Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên? (1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. (2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. (3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng. (4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 31. Ở loài thực vật, sự thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ: 17 Gen A Gen B Enzim A Enzim B Chất trắng 1 Chất trắng 2 Chất đỏ Gen a và b không có khả năng tạo chức năng trên, hai cặp gen nằn trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về hai cặp gen AaBb tự thụ phấn được F 1. Cho các phát biểu sau: (1) F1 có 3 loại kiểu hình. (2) F1 có 9 loại kiểu gen. (3) Tỉ lệ cây hoa đỏ chiếm 43,75%. (4) Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số hoa đỏ là 8/9. (5) Cho các cây hoa trắng ở F1 tạp giao, tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen aabb ở thế hệ tiếp theo là 9/49 (6) Chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F1 giao phấn với nhau. Xác suất xuất hiện hoa trắng có kiểu gen aabb ở F2 là 16/81 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân và thụ tinh đều bình thường. Phép lai P: (đơn,dài) x (kép,ngắn) => F1: 100% đơn,dài. Đem F1 tự thụ thu được F 2. Cho các nhận kết luận sau: (1) F1 có kiểu gen AB//ab chiếm tỉ lệ 32% (2) F2 gồm 16 tổ hợp giao tử bằng nhau. (3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66%A-B- : 9% A-bb : 9% aaB- : 16% aabb. 18 (4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 34%. (5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 40% cây kép, ngắn. Số kết luận đúng: A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 33: Alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng, alen D quy định quả vị ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vị chua. Quan sát một cơ thể dị hợp ba cặp gen (Aa, Bb, Dd) giảm phân hình thành giao tử thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số lượng như sau: ABD = 80; ABd = 80; AbD = 320; Abd = 320; aBD = 320; aBd = 320; abD = 80; abd = 80. Cho cơ thể dị hợp ba cặp gen trên tự thụ phấn. Cho các phát biểu sau: (1) Cặp gen Aa, Bb cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và dị hợp đồng, Dd nằm trên cặp NST khác. (2) Tần số hoán vị gen là 10%. (3) F1 có 30 loại kiểu gen. (4) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ, vị chua là 12,75%. (5) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,18% (6) F1 có 6 kiểu gen đồng hợp. Trong 6 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F 1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử 19 đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? (1) F2 có 10 loại kiểu gen. (2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn. (3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%. (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%. (5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84% A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 AB AB Dd Dd Câu 35 : Thực hiện một phép lai P ở ruồi giấm: ♀ ab × ♂ ab thu được F1, trong đó kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1? (1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. (2) Số loại kiểu gen đồng hợp là 8. (3) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%. (4) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%. Co bao nhieu phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36: Xét thí nghiệm sau ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 35 0C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 20 0C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 200C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên? (1). Tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình được di truyền theo quy luật phân li. (2). Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan