Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học pháp luật chương trình ...

Tài liệu Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học pháp luật chương trình giáo dục công dân 12

.DOC
52
439
79

Mô tả:

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học Pháp luật chương trình Giáo dục công dân 12. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học xã hội 3. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Kim Anh Nữ Ngày tháng năm sinh: 16/05/1980 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục chính trị Chức vụ, đơn vị công tác: Chủ tịch công đoàn, trường THPT Kinh Môn II Điện thoại: 01665856214 4. Đồng tác giả ( Không có) 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (Không có) 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Kinh Môn II; Xã Hiệp Sơn, Huyện Kinh Môn , Tỉnh Hải Dương; Điện Thoại 03203826755 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh có lực học từ trung bình trở lên. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014 HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học về pháp luật của chương trình GDCD lớp 12 là biện pháp mà bất kỳ giáo viên nào dạy môn GDCD cũng đang trăn trở. Với phạm vi đề tài nhỏ này, tôi đã: Cung cấp được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học về giáo dục pháp luật của chương trình GDCD lớp 12. Đưa ra được ba biện pháp giáo dục cơ bản để tạo hứng thú cho học sinh trong chương trình GDCD lớp 12: Sử dụng biện pháp nêu tình huống và phân tích tình huống nhằm thu hút các em trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và suy nghĩ để có những cách giải quyết tình huống hay nhất, được các bạn chú ý nhất; Bên cạnh đó, sáng kiến còn đưa ra được cách sử dụng hệ thống câu hỏi mở giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh để các em có thể đưa ra nhiều cách trả lời khác nhau với những suy nghĩ riêng của các em, từ đó giáo viên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em rồi định hướng cho các em cách thực hiện pháp luật và sử dụng pháp luật có hiệu quả; Ngoài ra, sáng kiến cũng đã nêu được biện pháp rất hiệu quả để tạo hứng thú cho học sinh đó là sử dụng các đồ dùng trực quan như tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu…. sinh động giúp các em thấy được thực tế cuộc sống đã và đang diễn ra như thế nào để rồi các em tự rút ra những kinh nghiệm sống cho bản thân thông qua những kênh hình, kênh chữ mà giáo viên đã cung cấp. Đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến bằng định tính, định lượng, kiểm tra được độ tin cậy và nêu ra được những hướng phát triển của sáng kiến. 2 PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.2. Thế nào là giáo dục pháp luật? Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. 1.1.3. Khái quát cơ sở lí luận hứng thú học tập môn GDCD của học sinh - Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về hứng thú nhưng đa số các tác giả đều thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. - Tùy vào từng góc độ và khía cạnh khác nhau, hứng thú được phân chia thành nhiều loại khác nhau. - Hứng thú học tập môn GDCD là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kỹ năng của môn học GDCD, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân. 3 Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu học tập của học sinh nói riêng và các nhà khoa học nói chung. Nó là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Nếu không có hứng thú thì hoạt động khó đạt được kết quả cao. Hiện nay, có nhiều người cho rằng môn GDCD chỉ là môn học phụ. Ủng hộ cho quan niệm này, nhiều người còn cho rằng môn GDCD đơn thuần chỉ là môn học chính trị thuần túy hay chỉ là môn bổ trợ thêm kiến thức. Bởi vậy, việc tạo ra hứng thú trong giảng dạy và học tập ở giáo viên và học sinh đã không được chú trọng nhiều trong những năm qua.Thực trạng này đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả học tập của học sinh. Do đó, cần tập trung nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của môn GDCD. Tuy nhiên, hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD chỉ dừng lại ở mức độ hứng thú thụ động, hời hợt bên ngoài và không bền vững, điều đó cũng một phần là do đặc thù của môn học vốn là môn có kiến thức khô khan và trừu tượng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Ở trường THPT môn GDCD là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạo đức trước đây. Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các môn của các cấp học cao hơn; trong đó, chương trình lớp 12 lại là chương trình trọng tâm về kiến thức pháp luật, giáo dục cho các em những kiến thức pháp luật cơ bản nhất khi các em đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, làm thế nào để người học hứng thú học bộ môn là một vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Trong những năm giảng dạy môn GDCD tại trường THPT tôi nhận thấy rằng nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong mỗi bài học, tiết học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn GDCD phải biết lựa chọn kiến thức, 4 phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường thì đội ngũ thầy cô giáo cũng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của tổ bộ môn: cung cấp tài liệu, góp ý cho việc vận dụng phương pháp cụ thể vào bài dạy cụ thể... đã giúp cho quá trình giáo dục pháp luật vào dạy học trong bộ môn ngày càng có hiệu quả. Việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng giúp cho tổ, nhóm chuyên môn có thời gian đầu tư tích cực vào phương pháp giảng dạy. Sự đầu tư, thảo luận thường xuyên đã tạo điều kiện cho việc dạy và học có hiệu quả tốt nhất. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ bộ môn thì Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện rất nhiều. Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban giám hiệu về các mặt đã giúp cho giáo viên và học sinh có điều kiện tốt nhất để đổi mới phương pháp dạy học trong đó có bộ môn Giáo dục công dân. Bên cạnh những mặt thuận lợi, trong quá trình giáo dục pháp luật cũng còn gặp một số khó khăn nhất định. Để vận dụng có hiệu quả các phương pháp vào quá trình giáo dục pháp luật trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 yêu cầu người dạy và người học phải sưu tầm được nguồn tài liệu. Nội dung chương trình rất rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc các kiến thức pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh. Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do không đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài. Song, nội dung rất rộng của môn học cũng ảnh hưởng đến việc dành thời gian để thu thập tài liệu và cập nhật thông tin hàng ngày. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học. Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này. Mặt khác, do môn Giáo dục công dân không phải là môn thi tốt nghiệp hay đại học nên tâm lí học sinh ít quan tâm sâu sắc như những môn học khác. Chính vì học sinh có thái độ thờ ơ với môn học nên giáo 5 viên gặp trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằng phương pháp này thì đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hết mình trong giờ dạy, đây cũng là khó khăn chung cho bộ môn. Những câu chuyện pháp luật, những nội dung pháp luật, điều luật cũng cần phải được cập nhật thường xuyên chính là phương tiện dạy học. Để phương tiện dạy học này góp phần đắc lực cho việc đổi mới phương pháp thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp. Ở đây nguồn cung cấp tiện lợi nhất là tài liệu tham khảo trong nhà trường. Nhưng thực tế nguồn tài liệu này ở trường còn thiếu thốn và đây cũng là một khó khăn cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân. Đã vậy, thời lượng dành cho môn học quá khiêm tốn (1tiết/tuần). Trong khi những kiến thức khoa học, những thuật ngữ, những khái niệm, quan điểm rất cần nhiều thời gian để đưa vào bộ óc gần như "trống rỗng" của các em. Tìm ra phương pháp dạy dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh là nhiệm vụ đặt ra đối với những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân . 1.3. Lí do chọn sáng kiến Giáo dục Pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh Trung học phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga-ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po ... tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy .... Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích 6 cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến bộ nêu trên mà học sinh các quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển. Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Theo thống kê tội phạm học vừa qua cho thấy cả nước có khoảng 2.617 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý. Địa bàn Hà Nội có tới khoảng 30% trẻ em nghiện ngập, theo bạn bè hút thuốc lá, uống bia rược từ khi mới lên 10- 11 tuổi. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý trong đó có 695 học sinh phổ thông và 307 sinh viên. 70-80% số học sinh phạm pháp là những học sinh chậm tiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình. Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. Đối với môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Đặc biệt, đây còn là môn học giáo dục cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật, để các em hình thành ý thức pháp luật và hành vi pháp luật, luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn sáng kiến " Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học Pháp luật chương trình GDCD 12" nhằm đề xuất một số biện pháp để giáo dục Pháp luật cho các em một cách hiệu quả nhất. 7 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CÓ HIỆU QUẢ . 2.1. Sử dụng các tình huống pháp luật. Đối với phương pháp sử dụng tình huống, các tình huống được sử dụng một cách sáng tạo hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm tôi phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo từ phía học trò bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.Chẳng hạn, trước khi dạy bài 6 - Công dân với các quyền tự do cơ bản - tôi chia lớp thành 5 nhóm nhỏ với các yêu cầu ứng với mỗi đơn vị kiến thức của bài học. Nhóm 1: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ? Nhóm 2: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm? Nhóm 3: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ? Nhóm 4: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ? Nhóm 5: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ? Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, internet, thậm chí cũng có thể lấy ví dụ là những tình huống mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học. 8 Với phương pháp này tôi đã dạy thử nghiệm ở ba lớp đó là lớp 12D,12E và lớp 12I, kết quả thu được rất khả quan. Nhìn chung cả ba lớp đều chuẩn bị bài rất tốt. Đặc biệt ở lớp 12 E những tình huống các em đưa ra không phải do hư cấu mà đây là những tình huống hoàn toàn có thật, được các em chọn lọc từ các báo đăng. Tên của các nhân vật trong tình huống được các em thay bằng tên của các bạn trong nhóm. Điều này chứng tỏ các em đã chuẩn bị bài rất nghiêm túc, tinh thần tích cực trong học tập. Hơn nữa, thể hiện sự lém lỉnh, vui nhộn phù hợp với tính cách của học trò, tạo sự tò mò, sự chú ý, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho cả lớp. Tôi chỉ xin đơn cử một vài tình huống: Nhóm 2 đã đưa ra được tình huống sau: Uyên và Dũng cưới nhau đã 2 năm. Nhưng Dũng vốn là người hay nhậu nhẹt. Nay tuy đã có con nhưng Dũng hầu như không làm gì để phụ vợ nuôi con mà vẫn thói nào tật ấy, say xỉn tối ngày. Đã thế, rượu vào là Dũng chửi vợ, chửi rất thậm tệ, có khi Dũng còn đánh đập vợ và đuổi vợ ra khỏi nhà. Nhiều lần Dũng còn đe dọa giết vợ - “mụ vợ đáng ghét không đưa tiền cho ông đi giải khuây”. Như vậy, Dũng đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của vợ mình. Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ và tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong Bộ luật hình sự nước ta.Quyền này có nghĩa là: Công dân có quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm mà không ai được xâm phạm tới. - Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác… 9 - Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người. - Không ai,dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội,vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật. Nhóm 4 đưa ra tình huống mang tính thời sự hơn, bằng cách sưu tầm trên báo lao động số 199 ngày 5 tháng 9 năm 2007 về: sự việc Ông Giám đốc công ty cổ phần S. Group đã vi phạm bí mật thư tín và xâm phạm đời tư của nhân viên. Sau khi chị H xin nghỉ phép thì ông đã truy cập trái phép vào email của chị và tự ý gửi thư cho các địa chỉ mà chị đã lưu trong email. Như vậy ở tình huống trên, Giám đốc Công ty S.Group là người lãnh đạo, quản lí công ty mà chị H đang làm. Ông không có thẩm quyền được kiểm soát thư tín của nhân viên. Ngược lại, ông đã tự ý truy cập vào email của chị H mà không được sự đồng ý của chị H. Điều này cũng có nghĩa là giám đốc công ty này đã xâm phạm đến bí mật riêng tư của nhân viên. Hành vi này của giám đốc công ty đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Hành vi đó trái với quy định của pháp luật.Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của cá nhân trong xã hội. Vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Qua đó, học sinh không 10 những tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động, sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. Cũng có những bài học tôi lại chuẩn bị tình huống cho sẵn để các em phân tích tình huống đó và có những nhận xét cá nhân, chẳng hạn: Đối với bài 2-Thực hiện pháp luật: Tôi đã vận dụng tình huống pháp luật vào mục 2 -Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Nội dung tình huống pháp luật: Chu Văn Đức (sinh năm 1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (Sinh năm 1962) trú tại 241/108 Nguyễn Trãi, phường Tân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội làm nghề bán phở. Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồng Đức - Phương nuôi một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình sinh năm 1983). Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới và hành hạ rất dã man. Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức Phương thể hiện ở việc: Dùng muôi múc phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn... Do không chịu được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đức - Phương với công an. Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợ chồng Đức - Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đi học và trả lương. Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34%. Sáng 21/1/2008, Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã mở phiên toà sơ thẩm, xét xử vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật. 11 * Cách tiến hành: Giáo viên phôtô và phát tình huống pháp luật cho cả lớp làm tài liệu tham khảo. Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra: 1. Phân tích hành vi trái pháp luật của vợ chồng Đức - Phương? 2. Hành động của vợ chồng Đức - Phương có vi phạm pháp luật không? Hành động đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý? 3. Vợ chồng Đức - Phương chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào? Học sinh: Trả lời lần lượt từng nội dung câu hỏi. Giáo viên: Tổng hợp, nhận xét và bổ sung những nội dung còn thiếu. Học sinh: - Rút ra những dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (khái niệm và ý nghĩa). Hay trong bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo viên đưa câu chuyện pháp luật "Mẹ ăn thịt con" đăng trên báo Tuổi trẻ (Thứ 5 ngày 25/9/2008) vào giảng dạy ở mục 1b: Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái) Học sinh: Đọc câu chuyện pháp luật và thảo luận theo nhóm với nội dung: 1. Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn Thị Hảo của bà Nguyễn Thị Mỳ? 2. Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào? Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến. Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung Kết luận: Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái). Học sinh: Bày tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cái của bày Mỳ nói riêng và những gia đình khác mà các em biết trong cuộc sống. Việc đưa các tình huống vào dạy học là rất cần thiết và phù hợp mang lại hiệu quả cao. Học sinh học theo cách lồng ghép các tình huống pháp luật vào 12 từng mục, từng bài sẽ cảm thấy hứng thú và tăng tính liên hệ thực tiễn. Hầu hết học sinh ở các lớp đã cảm thấy hứng thú và thích học bộ môn vì nó giảm đi tính khô khan. Những tình huống pháp luật có thật đã tạo cơ hội cho các em nắm bắt thực tế vào nội dung bài học dễ dàng hơn rất nhiều. Đa số học sinh chịu khó tìm tòi tình huống pháp luật làm tư liệu, phân loại theo nội dung bài học và nắm kiến thức vững vàng hơn. Các em có cơ hội trao đổi với nhau về nội dung các tình huống pháp luật do giáo viên cung cấp hoặc mình tự tìm được. Thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm, các em đã đưa ra những thắc mắc, câu hỏi với giáo viên hoặc bạn bè mình. Các em đã mở rộng tầm nhận thức là tự học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những tình huống thực tế đó. Như vậy tình huống pháp luật đã phát huy tác dụng, góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các em. 2.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi mở. 2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa giáo viên với học sinh. Chẳng hạn, khi học đến bài 8 - Pháp luật với sự phát triển của công dân, giáo viên đặt câu hỏi: ? Hiện nay, Nhà nước ta có những chính sách hỗ trợ nào đối với những học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập như: học sinh nghèo, học sinh là con thương binh, bệnh binh, học sinh là người khuyết tật, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn? Học sinh trả lời: Học tập là quyền cơ bản của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Đất nước ta còn nghèo, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy, còn rất nhiều học sinh gặp nhiều trở ngại trong học tập. Nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều được tiếp cận với những cơ hội học tập như nhau. 13 Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp." Cụ thể hóa quy định trên, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ những học sinh nghèo gặp khó khăn, nhằm bảo đảm cho mọi học sinh đều được học tập. Đó là : - Chính sách cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh là người tàn tật, học sinh là người dân tộc thiểu số. - Chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó trong học tập. - Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội cấp học bổng và trợ cấp cho người học. - Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách. - Chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập. - Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng đối với học sinh ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội, con thương binh, con bệnh binh. 14 - Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia. Các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả trên thực tế, giảm bớt khó khăn cho nhiều gia đình học sinh, tạo điều kiện để các em được hưởng sự bình đẳng về cơ hội học tập, động viên khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng học tập. ? Hiện nay, Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích, bồi dưỡng những học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập? Trả lời: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” Nhà nước ta luôn luôn có chính sách ưu đãi, khuyến khích bồi dưỡng nhân tài. Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng”.Hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều chính sách để khuyến khích bồi dưỡng các học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập: - Nhà nước thành lập các trường chuyên, trường năng khiếu, ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, ngân sách cho các trường năng khiếu; khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập các trường chuyên, năng khiếu, có chính sách ưu đãi đối với trường chuyên, năng khiếu do các tổ chức, cá nhân thành lập; - Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu; người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân trong xã hội cấp học bổng cho người học có thành tích tốt. - Nhà nước quy định chế độ ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối với học sinh có năng khiếu, có thành tích học tập xuất sắc 15 - Nhà nước tạo mọi điều kiện để người có tài được phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc. Hoặc khi học đến bài 9 - Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, tôi lại đặt câu hỏi: ? Em hãy cho biết, hiện nay Nhà nước ta có những chính sách gì để bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân? Học sinh trả lời: Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền quan trọng trong nhóm quyền được phát triển của công dân. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn quan tâm đến bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Điều 39, Hiến pháp 1992 quy định về trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ sức khỏe của nhân dân như sau: “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với y tế nhân dân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số. Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khoẻ của nhân dân.” Nhằm cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền được hưởng các chế độ chăm sóc y tế, quyền được khám bệnh, chữa bệnh của công dân đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc khám, chữa bệnh cho công dân. Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các chính sách sau: 16 - Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. - Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh. - Nhà nước có chính sách ưu tiên về chăm sóc sức khỏe đối với một số đối tượng đặc thù như: miễn phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, các ưu đãi chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, người khuyết tật; người có công với cách mạng… ? Tại sao pháp luật lại quan tâm đến việc kiềm chế gia tăng dân số? Việc quy định mô hình gia đình ít con nhằm mục đích gì? Trả lời: Hiện nay, vấn đề bùng nổ dân số trên thế giới đã trở thành vấn đề toàn cầu và là sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là ở những nước nghèo, đang phát triển. Ở nước ta có tốc độ tăng dân số nhanh và quy mô dân số lớn. Dân số tăng nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Trước đây, do chính sách dân số nước ta tập trung chủ yếu vào việc giảm tỉ lệ tăng dân số nên chưa thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng dân số. Hiện nay, nước ta cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải tập trung giải quyết một cách đồng bộ vấn đề dân số. 17 Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong các nguyên nhân dẫn đến nạn đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội. Nội dung cơ bản của pháp luật về dân số ở nước ta là nhằm mục đích giảm tỉ lệ tăng dân số, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bền vững. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình được xây dựng bền vững là tiền đề xây dựng đất nước bền vững. Việc quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm mục đích tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tới mức tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện góp phần phát triển bền vững đất nước. Để học sinh trả lời được các câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị tài liệu trước cho bài mới, như vậy cũng kích thích được sự tò mò, tính tự giác, chủ động của học sinh. 18 2.2.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Để có những câu hỏi hay, đòi hỏi học sinh phải tư duy, nghiên cứu kỹ kiến thức bài học, vận dụng vào các tình huống trong thực tiễn sau đó đưa ra câu hỏi đối với giáo viên hoặc đối với các bạn trong lớp. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã tập hợp được một số câu hỏi mà học sinh đã đưa ra. Ví dụ: Trong quá trình dạy bài 8- Pháp luật với sự phát triển của công dân, học sinh đã hỏi: ? A là một thanh niên nông thôn 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp THPT, do không có điều kiện thi đại học, A quyết định ở lại và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Được biết Ủy ban nhân dân xã có chính sách cho vay vốn để làm giàu, A đã rất phấn khởi. Xin hỏi các chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng cơ bản của mỗi quốc gia, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội của quốc gia đó. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với mỗi công dân và toàn xã hội. Tăng trưởng kinh tế chỉ ổn định khi xã hội, cuộc sống và việc làm của mỗi người dân nói chung ổn định. Giải quyết việc làm tốt sẽ góp phần ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, xác định đúng đắn chủ trương, đường lối với các chính sách, biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Điều đó thể hiện ở sự thay đổi về nhận thức, quan niệm và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, phát triển thị trường sức lao động, mở rộng quyền làm việc, quyền tự do lao động trong xã hội. Người lao động được đặt vào vị trí trung tâm, được chủ động, tự do tìm kiếm, tạo việc làm cho 19 mình và cho người khác trong tất cả các thành phần kinh tế. Đi đôi với chính sách giải quyết việc làm trong nước, Đảng và Nhà nước ta còn chủ trương xuất khẩu lao động và coi đây là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người dân, làm giàu cho đất nước. Hoặc khi dạy đến bài 9 - Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, tôi để cho các tổ, nhóm tự hỏi nhau và giải đáp cho nhau về kiến thức bài học, giáo viên chỉ định hướng và cung cấp thêm một số thông tin về các điều, khoản, mục trong các bộ Luật, các em đã đặt ra câu hỏi là: ? Tại sao phải bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia? Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh gồm những nội dung gì? Các nhóm trả lời: Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Kế thừa truyền thống của cha ông, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất phát từ tình hình hiện nay, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau; trong đó nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Hiện nay, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là chỉ rõ những nguy cơ và thách thức đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Đây là nhiệm vụ rất to lớn và nặng nề của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc không chỉ đặt ra khi có chiến tranh hay bạo loạn mà là nhiệm vụ thường xuyên. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan