Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả h...

Tài liệu Skkn tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường thcs thị trấn

.DOC
38
425
58

Mô tả:

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng MỤC LỤC - Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:....................................... trang 2 - Tóm tắt ........................................................................................................... trang 3 - Giới thiệu........................................................................................................ trang 3 - Phương pháp................................................................................................... trang 4 + Khách thể nghiên cứu.................................................................................. trang 4 + Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... trang 4 + Qui trình nghiên cứu................................................................................... trang 5 + Đo lường..................................................................................................... trang 5 - Phân tích dữ liệu............................................................................................. trang 5 - Bàn luận.......................................................................................................... trang 7 - Kết luận và khuyến nghị................................................................................. trang 7 - Tài liệu tham khảo.......................................................................................... trang 8 - Phụ lục + Kế hoạch bài học......................................................................................... trang 8 + Đề và đáp án kiểm tra................................................................................. trang 22 + Bảng điểm................................................................................................... trang 24 GV: Phạm Thị Linh 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường THCS Thị Trấn Người nghiên cứu: PHẠM THỊ LINH Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Huyện Trảng Bàng Bước 1. Hiện trạng Hoạt động - Học tập môn GDCD 9 chưa đạt kết quả cao Nguyên nhân - Không suy nghĩ để liên hệ - Học vẹt - Có thái độ không tốt còn xem môn GDCD là môn phụ 2. Giải pháp thay - Chưa giải quyết được các tình huống đưa ra Từ việc xử lí tình huống trong các tiết học để nâng cao kết quả học thế 3. Vấn đề nghiên tập – học sinh nắm và hiểu nội dung bài hơn - Biết xác định hành vi cần nhận xét ở điểm nào cứu - Tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học môn giáo dục Dữ liệu có thể thu công dân có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 không? thập được - Có. Học sinh biết cách xử lí tình huống trong các tiết học sẽ nâng Giả thuyết nghiên cao kết quả học tập môn GDCD 9 cứu 4. Thiết kế Thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động với nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác Tác động Kiểm tra sau tác động GV: Phạm Thị Linh động Thực nghiệm O1 (93) Đối chứng (95) O2 X O3 O4 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 5. Đo lường - Sử dụng thang đo kiến thức - Thực hiện bài kiểm tra - Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương - Kiểm tra độ tin cậy và hệ số tương quan 6. Phân tích dữ liệu So sánh giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phép kiểm chứng T-Test độc lập, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn giữa hai nhóm thực 7. Kết quả nghiệm và đối chứng - Biết giải quyết tình huống theo yêu cầu để kết quả học cao hơn 1. TÓM TẮT: Hiện nay phương pháp dạy học môn giáo dục công dân đang được bàn luận như một vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Khác với các môn học khác, giáo dục công dân là một môn học trực tiếp trang bị cho học sinh một cách có hệ thống những tri thức về thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật… nhằm góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng hơn đối với học sinh THCS. Cách để rèn luyện nhân cách cho học sinh trong giảng dạy môn giáo dục công dân là phải thông qua việc thực hành của học sinh. Từ những tình huống học sinh có thể gặp phải trong cuộc sống, rồi biết cách nhận xét, xử lí cho phù hợp thì ta đã kiểm tra được hành vi của bản thân các em. Nếu tạo cho học sinh có được tính tự rèn luyện thì các em sẽ say mê, ham học đồng thời giúp các em GV: Phạm Thị Linh 3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức cho bản thân. Thế giới quan khoa học thông qua nội dung bài học và như vậy kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 9 trường THCS Thị Trấn. Lớp 95 là lớp đối chứng, lớp 93 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,78; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 8,29. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy P=0,04<0,05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học đã nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường THCS Thị Trấn. 2.GIỚI THIỆU: 2.1.Hiện trạng: Trong sách giáo khoa môn giáo dục công dân 9 ở THCS, các tình huống để học sinh xử lí vận dụng sau mỗi chủ đề của nội dung bài học có bài có nhưng có bài thì không. Mỗi tình huống để học sinh xử lí phải phù hợp lứa tuổi, phù hợp nội dung chủ đề, phù hợp bối cảnh ở địa phương… góp phần nâng cao chất lượng, học sinh có kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi là học sinh lớp 9. Trường THCS Thị Trấn nằm ở địa bàn đông dân cư, phức tạp nên cũng ảnh hưởng đến hành vi, cách ứng xử của học sinh. Môn giáo dục công dân bị xem là môn phụ, nên giáo viên dạy môn giáo dục công dân thường chỉ làm theo những gì có sẵn trong sách giáo khoa, không quan tâm đến chất lượng, hành vi, kĩ năng sống cho học sinh, từ đó không có sự đầu tư khi giảng dạy để truyền thụ cho học sinh. Học sinh có thái độ thờ ơ với bộ môn này, nên các em học chỉ để đối phó, học vẹt, lười suy nghĩ, chưa giải quyết chính xác các hành vi mình gặp phải trong cuộc sống. GV: Phạm Thị Linh 4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Mà đặc thù của việc dạy học môn GDCD là phải luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ giữa bài học với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, gia đình, tập thể và địa phương. Để có thể làm tốt điều đó thì phải cho học sinh giải quyết các tình huống có nội dung phù hợp với nội dung bài. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các tình huống đưa vào nội dung chủ đề của bài để học sinh xử lí mang tính thực tiễn hơn thay cho cách dạy theo hình thức lí thuyết suông. 2.2.Giải pháp thay thế: Đưa các tình huống để học sinh xử lí dựa trên nội dung lí thuyết bài đã học. Đảng ta đã chủ trương “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mac-Lenin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học” “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học của học sinh” Đồng thời chỉ thị số 30/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo cũng đã chỉ rõ “môn giáo dục công dân ở các trường THCS/THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh” Môn giáo dục công dân có đặc thù riêng là không chỉ kiểm tra kiến thức đã học, mà còn chú trọng đến kiểm tra thái độ, các kĩ năng nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng và thực hành kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh. Do đó, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân không chỉ sử dụng loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm như các môn học khác mà còn là những bài tập tình huống. Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT/ ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm có quy định: kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Nếu hạnh kiểm loại “Tốt” phải có thêm tiêu chuẩn là có GV: Phạm Thị Linh 5 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn giáo dục công dân. Gần đây không có nghiên cứu nào liên quan đến đề tài này, đây là đề tài bản thân tôi nghiên cứu từ thực tiễn ở đơn vị Thị Trấn. 2.3.Vấn đề nghiên cứu: Việc xử lí tình huống trong các tiết học môn giáo dục công dân có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 không? 2.4.Giả thuyết nghiên cứu: Tăng cường xử lí tình huống trong các tiết học sẽ nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn. 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn vì có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ tổng số học sinh, giới tính. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính của học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn Lớp Tổng số học sinh Nam 93 32 18 95 31 10 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động. Nữ 14 21 Về thành tích học tập, hai lớp tương đương nhau về học lực. 3.2. Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9 3 là nhóm thực nghiệm và lớp 95 là nhóm đối chứng. Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động và làm bài kiểm tra sau tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Trung bình cộng P GV: Phạm Thị Linh Thực nghiệm 7,25 Đối chứng 7,45 0,53 6 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng P=0,53>0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác Tác động Bài kiểm tra sau tác động Thực nghiệm(93) O1 X Đối chứng(95) O2 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. động O3 O4 3.3. Quy trình nghiên cứu: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Tiết / ngày dạy Tiết 19,20 Tên bài dạy Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Ngày 2/1/2014 Tiết 21,22 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Ngày 14/1/2014 Tiết 23,24 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Ngày 11/2/2014 Tiết 25 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân Ngày 25/2/2014 Tôi đã tăng cường đưa tình huống phù hợp với nội dung bài vào trong các tiết học để học sinh nhóm thực nghiệm tự xử lí, nhằm giúp học sinh làm quen, biết được những hành vi đưa ra cần nhận xét ở điểm nào, giải thích vì sao em nhận xét như vậy. Được minh chứng ở phụ lục 1 3.4.Đo lường: Sử dụng thang đo kiến thức. Sử dụng bài thi học kì I (được lãnh đạo nhà tường duyệt) làm bài kiểm tra trước tác động, thang điểm 10 và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức, sau khi học xong tiết 25 theo phân phối chương trình và theo thời điểm khi kết thúc cuộc nghiên cứu. Bài kiểm tra sau tác động gồm bốn câu hỏi, sáu ý trên thang điểm 10. GV: Phạm Thị Linh 7 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục 2). Kết quả của độ tin cậy thu được là rsb=0,9 0,7 có nghĩa là dữ liệu đáng tin cậy. Kèm theo bảng điểm tính chẵn, lẽ được minh chứng ở phụ lục 3 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: Học sinh làm kiểm tra trước tác động, được kết quả như sau: Bảng 4. Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Thực nghiệm 8,5 7,25 7,25 1,36 Đối chứng 8,5 8,0 7,45 1,19 Môt Trung vị Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn P 0,53 Từ kết quả trên, cho ta thấy P=0,53>0,05 có nghĩa là dữ liệu trước tác động không có nghĩa, chênh lệch có khả năng xảy ra do tác động ngẫu nhiên. Do trước tác động giá trị P không có nghĩa, nên tôi tiến hành tác động vào nhóm thực nghiệm, được kết quả như sau: Bảng 5. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Môt Trung vị Giá trị trung bình Giá trị chênh lệch Độ lệch chuẩn (SD) P Chênh lệch giá trị trung bình (SMD) GV: Phạm Thị Linh Thực nghiệm 10 9 8,87 1,62 1,43 Đối chứng 8 8 8,29 0,83 1,21 0,04 2,05 8 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Như trên ta đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động nhóm thực nghiệm là 8,87 (SD=1,43) và của nhóm đối chứng là 8,29 (SD=1,21). Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P=0,04<0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm (8,87 – giá trị chênh lệch là 1,62) cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng (8,29 – giá trị chênh lệch là 0,83). Giá trị chênh lệch 1,62  0,83 >0 là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= 8,87  8,29 1,21 =2,05 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=2,05 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tăng cường xử lí tình huống trong các tiết học đã nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm là rất lớn. Bảng 6. Hệ số tương quan (r) Thực nghiệm Đối chứng r 0,43 0,21 Kết quả độ tin cậy rsb=0,9 0,7, vậy đây là dữ liệu đáng tin cậy. Hệ số tương quan giữa bài kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm r = 0,43. Nếu ta so sánh với bảng tham chiếu Hopkins thì r =0,43 nằm trong khoảng từ 0,3 – 0,5, chúng ta kết luận mức tương quan của hai bài kiểm tra này là trung bình. Giả thuyết của đề tài “Tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn môn giáo dục công dân 9” đã được kiểm chứng và tác động của biện pháp trong đề tài nghiên cứu là có tác dụng và ứng dụng được vào thực tiễn. Bảng 7. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: GV: Phạm Thị Linh 9 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bàn luận: Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,87, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 8,29. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,58; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD=2,05. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là P=0,04<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. Từ kết quả tên cho ta thấy, việc tăng cường xử lí tình huống góp phần nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân. Học sinh biết suy luận, nhận xét các hành vi; giúp học sinh học đi đôi với hành, hiểu bài hơn, có thái độ và hành vi đúng đắn hơn trong việc rèn luyện bản thân, sống theo nội dung môn giáo dục công dân thì kết quả học sẽ tốt hơn cả về học lực và hạnh kiểm. Phạm vi áp dụng đề tài: với kết quả như trên, thì ta có thể áp dụng đề tài này với tất cả các khối lớp còn lại và ở bất cứ đơn vị trường THCS nào. 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: GV: Phạm Thị Linh 10 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 ở trường THCS Thị Trấn là một giải pháp góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên, tài và đức đi đôi với nhau, học sinh biết nhận xét hành vi của mọi người xung quanh. Để đạt hiệu quả tối đa, khi gặp bất cứ tình huống nào học sinh đều biết cách xử lí, ứng xử cho phù hợp và điều chỉnh hành vi của mình thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các tình huống sao cho phù hợp với nội dung bài, nội dung chủ đề, phù hợp từng đối tượng học sinh (học sinh thị trấn hay học sinh vùng sâu). Giáo viên phải hướng dẫn, phân tích, chỉ cho học sinh thấy các hành vi cần chú ý ở yếu tố nào để có cách ứng xử cho phù hợp. Mức độ ảnh hưởng do tác động là rất lớn, thì điều này cho thấy đề tài này có thể áp dụng ở phạm vi rộng. Cần lưu ý: tăng cường các tình huống trong tiết học để học sinh xử lí nhưng phải đảm bảo đủ trình tự của một tiết học theo như quy định. Do thời gian của một tiết lên lớp chỉ có 45 phút, nên ta không thể nào cho học sinh giải quyết nhiều tình huống trong một tiết học. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Thông tư 58/2011/TT – BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT - Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD bậc THCS. GV: Phạm Thị Linh 11 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC 1.KẾ HOẠCH BÀI HỌC: 1.1.Kế hoạch bài học bài 12 BÀI 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (TT) TIẾT 20 TUẦN 21 Ngày 7/1/14 1/ Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết: Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân - HS hiểu: Tác hại của việc kết hôn sớm 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình - HS thực hiện thành thạo: chấp hành đúng theo quy định pháp luật 1.3.Thái độ: -Thói quen: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình - Tính cách: Không tán thành việc kết hôn sớm 2/ Nội dung học tập: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân 3/ Chuẩn bị: GV: Luật hôn nhân gia đinh đối với dân tộc thiểu số 4/ Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: k.diện GV: Phạm Thị Linh 12 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 4.2.Kiểm Tra Miệng: - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs - GV: Hôn nhân là gì? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN? HS: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN hiện nay + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng + Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân VN với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ + Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình HS: n xét GV: n xét và cho điểm 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động gv và hs HĐ1: (1’) Giới thiệu bài: Nôi dung bài học Mục tiêu: Nắm khái quát nội dung bài GV: Theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào được kết hôn, trường hợp nào cấm kết hôn, điều kiện để kết hôn là gì? Thì ta tìm hiểu phần tiếp theo của bài HĐ2: (20’)Thảo luận về quyền và nghĩa vụ II.Nội dung bài học: của công dân trong hôn nhân, rèn KNS Mục tiêu: Biết những quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân GV: Chia nhóm thảo luận 1/ Để được kết hôn cần có điều kiện gì? 2/ Cấm kết hôn trong những trường hợp nào? GV: Phạm Thị Linh 13 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3/ Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về hôn nhân? 4/ Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ chồng? 3/ Quyền và nghĩa vụ của công dân HS: Thảo luận và trình bày trong hôn nhân: GVBS và KL theo nội dung bài a/ Quy định về tuổi kết hôn: GV: tại sao nam 20, nữ18? - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở HS: Trả lời cá nhân lên mới được kết hôn. GV phân tích thêm: quy định này là tối thiểu. Do - Do nam nữ tự nguyện quyết định yêu cầu KHHGĐ nhà nước khuyến khích nam - Đăng kí tại cơ quan nhà nước có 26, nữ 22 thẩm quyền GV: Nêu tình huống “Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em (bằng tuổi em) muốn bỏ học để đi lấy chồng”? b/ Cấm kết hôn: HS: Trả lời cá nhân - Người đang có vợ hoặc chồng; mất GV: KL và gdhs năng lực hành vi dân sự Liên hệ: các câu phê phán cuộc hôn nhân ở chế - Người cùng dòng máu trực hệ độ phong kiến: “lấy chồng từ thuở 13…; bài hát - Giữa người có họ trong phạm vi ba bà rằng bà rí; nữ thập tam, nam thập lục; chiều đời chiều cõng chồng…” không còn phù hợp cần - Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố phản đối chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, HS: đọc phần tư liệu tham khảo/42 bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng - Giữa những người cùng giới tính GV giải thích: trong cơ chế thị trường cần phê c/ Vợ chồng bình đẳng với nhau có phán quan điểm người chồng lo việc kiếm tiền, quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vợ lo việc gia đình. Giữa vợ chồng có quyền và mặt trong gia đình; phải tôn trọng nghề nghĩa vụ ngang nhau nghiệp, danh dự, nhân phẩm của nhau GV: Nêu tình huống “Anh H đã có vợ và hai GV: Phạm Thị Linh 14 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng con, nhưng gần đây anh H có quen một phụ nữ khác và chung sống như vợ chồng. Em hãy nêu suy nghĩ của em về anh H?” HS: Trả lời cá nhân GV: KL và gdhs HĐ3: (10’)Tìm hiểu trách nhiệm Mục tiêu: Biết kết hôn đúng quy định pháp luật GV: Chúng ta phải có thái độ như thế nào về hôn nhân? HS: Chúng ta phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân, không tán thành việc kết hôn sớm GVBS và gdhs: Tình yêu-hôn nhân-gia đình là tình cảm hết sức quan trọng đối với mỗi người. 4/ Tác hại của việc kết hôn sớm: Những quy định của pháp luật thể hiện nếp sống - Ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học có văn hóa trong gia đình; hiện nay các em còn của bản thân là hs THCS phải tập trung cho việc học, không - Không thực hiện tốt trách nhiệm của vi phạm pháp luật về hôn nhân (tảo hôn) người làm cha, làm mẹ trong gia đình GV: Nêu hậu quả của việc tảo hôn? HS: không có khả năng tự lo liệu cho cuộc sống gia đình, dang dỡ trong việc học, không có nghề nghiệp ổn định, sẽ không có hạnh phúc; làm phiền đến cha mẹ, ảnh hưởng mọi người sống xung quanh GV: Ở địa phương em có tình trạng tảo hôn không? Nêu ví dụ? Em sẽ làm gì? HS: Tự nêu GV giới thiệu: NĐ32/2002/NĐ-CP v/v áp dụng GV: Phạm Thị Linh 15 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng luật hôn nhân và gia đình đối với dân tộc thiểu số (SGV/72) 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1.Tổng kết: Làm BT 1,5,6,7/sgk BT 1: đồng ý d,đ,g,h,i,k BT5: - Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa không đúng vì hôn nhân tự nguyện là do nam nữ đến với nhau nhưng cha mẹ có thể góp ý và định hướng cho con để có cuộc hôn nhân hạnh phúc - Nếu anh Đức và chị Hoa cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân đó không hợp pháp. Vì pháp luật nghiêm cấm kết hôn trong phạm vi ba đời BT 6: - Việc làm của mẹ Bình là sai vì mẹ Bình vi phạm vào nguyên tắc của chế độ hôn nhân là tự nguyện - Không được pháp luật thừa nhận vì Bình chưa đủ tuổi để kết hôn - Bình nhờ vào hội phụ nữ, đoàn thanh niên can thiệp BT 7: Theo quy định giữa vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, tôn trọng nghề nghiệp của nhau. Việc làm của anh Phú là vi phạm, không tôn trọng nghề nghiệp của vợ BT 8: Không tán thành. Vì hành vi đó là vi phạm pháp luật, mọi người nên can thiệp để thể hiện giữa vợ chồng có sự tôn trọng nhau, không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh 5.2.Hướng dẫn học tập: - Bài tiết này: Học bài + Thực hiện đúng quy định của pháp luật về hôn nhân - Bài tiết sau: Chuẩn bị bài “quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế” + Đọc kĩ phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý 6. Phụ lục: (nếu có) GV: Phạm Thị Linh 16 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1.2.Kế hoạch bài học bài 13 BÀI 13 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ TIẾT 21 TUẦN 22 Ngày 14/1/14 1/ Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết: Thế nào là quyền tự do kinh doanh - HS hiểu: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh - HS thực hiện thành thạo: Biết phê phán những hành vi, việc làm vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân 1.3.Thái độ: - Thói quen: Biết kinh doanh đúng theo pháp luật - Tính cách: Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác 2/ Nội dung học tập: Quyền tự do kinh doanh 3/ Chuẩn bị: GV: bảng phụ 4/ Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: k.diện 4.2.Kiểm Tra Miệng: GV: Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Đăng kí kết hôn ở đâu? HS: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền GV: Phạm Thị Linh 17 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Cấm kết hôn: người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự; người cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính Vợ chồng bình đẳng với nhau có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; phải tôn trọng nghề nghiệp, danh dự, nhân phẩm của nhau GV: thu bài 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của gv và hs Giới thiệu bài: Giới thiệu Điều 57, 80 của HP Nội dung bài học 1992 Quy định quyền và nghĩa vụ gì của công dân? HS: trả lời GV: Để hiểu rõ vấn đề này ta học bài hôm nay I.Đặt vấn đề HĐ1:(10’) Tìm hiểu phần đặt vấn đề, rèn KNS Mục tiêu: Hiểu những quy định chung về kinh doanh HS: Đọc phần đặt vấn đề trong sgk GV: Chia nhóm thảo luận N1,2: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? Vi phạm về vấn đề gì? N3,4: Tại sao nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhiều đối với các mặt hàng? HS: Thảo luận và trình bày GVBS: - Vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả - Vì nhà nước ta khuyến khích phát triển sản GV: Phạm Thị Linh 18 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng xuất trong nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp); hạn chế đối với một số ngành, một số mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân (đánh thuế rất cao) GV: Chỉ ra các mặt hàng rởm: thuốc lá, ô tô, rượu là hàng xa xỉ; vàng mã lãng phí GV: Thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? II.Nội dung bài học: HS: Trả lời cá nhân GV: Hiểu được những quy định của nhà nước về kinh doanh và thuế HĐ2:(12’) Rút ra nội dung bài Mục tiêu: Biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh GV: Kinh doanh là gì? HS: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận GV: Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa mà em biết? HS: Sản xuất (bánh kẹo, lúa gạo, nuôi gà lợn, vải, quần áo, xe đạp…) dịch vụ (du lịch, vui chơi, thẫm mỹ, cắt tóc…) trao đổi bán lúa gạo, thịt cá, mua gạo, quần áo 1/ Quyền tự do kinh doanh: GV: Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh? - Quyền tự do kinh doanh là quyền của HS: Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng công dân được lựa chọn hình thức tổ ghi trong giấy phép; kinh doanh những mặt hàng chức kinh tế, ngành nghề và quy mô GV: Phạm Thị Linh 19 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhà nước cấm; buôn lậu, trốn thuế; sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp buôn bán hàng giả… luật và sự quản lí của nhà nước GV: Tự do kinh doanh là quyền của công dân nhưng phải theo quy định của pháp luật. Vậy 2/ Nội dung các quyền và nghĩa vụ quyền tự do kinh doanh là gì? công dân trong kinh doanh: HS: Tự rút ra nội dung bài - Được lựa chọn hình thức tổ chức GV: Ở nước ta hiện nay các thành phần kinh tế kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh rất phong phú và đa dạng (quốc doanh, tập thể, doanh tư bản tư nhân, cá thể, tư bản nhà nước, tự cung - Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh tự cấp) đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy - Nhà nước quản lí thông qua giấy phép kinh phép doanh - Không được kinh doanh những lĩnh GV: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong vực mà nhà nước cấm như: ma túy, kinh doanh? mại dâm, thuốc nổ, vũ khí… HS: Trả lời cá nhân GV: Kết luận theo nội dung GV: Vận động gia đình thực hiện tốt quy định về kinh doanh, không vi phạm khi kinh doanh GV: Nêu tình huống 1 “Trong đợt kiểm tra đột xuất, đội quản lí thị trường phát hiện ở quầy hang của bà Tần có tới 8 mặt hang không có trong danh mục những mặt hàng mà bà Tần được phép kinh doanh” Bà Tần có vi phạm pháp luật và bị xử lí không? Tình huống 2: Công ty bột ngọt vidan trong quá trình sản xuất đã đổ chất thải xuống dòng sông Thị Vải làm ô nhiễm dòng sông. Hãy cho biết ý kiến về vấn đề trên? GV: Phạm Thị Linh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất