Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường tiểu học hòa hưn...

Tài liệu Skkn tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường tiểu học hòa hưng

.DOC
18
172
75

Mô tả:

Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng A. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài.. Năm học 2010-2011 là năm thứ ba kể từ khi phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.. Liên đội Trường tiểu học Hòa Hưng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ GDĐT và Kế hoạch Liên ngành. Tất cả các Liên đội trong toàn Huyện nói chung cũng như Liện đội trường TH Hòa Hưng nói riêng, đã tiến hành tổ chức sinh hoạt, vui chơi thành công và phong phú, đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của Nhà trường và thành tích của Liên đội. Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi ở trường tiểu học Hòa Hưng”. Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn với dụng ý đưa ra một số ý kiến bổ sung, đóng góp cũng như đưa ra cấu trúc nội dung và phương pháp tổ chức vui chơi. Thông qua đề tài này sẽ giúp cho Tổng phụ trách làm tư liệu tham khảo cho mảng hoạt động ngoài giờ.Và tổ chức cho các em thiếu nhi trong nhà trường thực hiện trò chơi dân gian đạt kết quả tốt hơn, tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong sinh hoạt trò chơi dân gian với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Tạo môi trường thân thiện, làm cầu nối, thúc đẩy thực hiện tốt mục tiêu của trường Tiểu học Hòa Hưng đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 1,Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ từ 6 đến 11 tuổi (là học sinh của trường TH Hòa Hưng) 2. Khách thể nghiên cứu: -Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi, trên cơ sở nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em như: Các trò chơi nhỏ, các bài hát tập thể... Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Hòa Hưng. III. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi toàn trường, Dành cho học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 của trường tiểu học Hòa Hưng. IV. Phương pháp nghiên cứu: Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 1 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng 1. Nghiên cứu tài liệu: - Tìm hiểu hình thức, cấu trúc và nội dung hoạt động trong hệ thống ngân hàng trò chơi trên webside của Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu (Trường Đoàn Lý Tự Trọng). 2. Thăm dò thực tế : - Tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi các em. - Dùng phiếu điều tra thăm dò tình cảm, nguyện vọng và kỹ năng thực hiện trò chơi của các em trong năm học 2009-2010 (trước khi tổ chức bồi dưỡng kỹ năng vui chơi.) - Thăm dò,học tập các đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt vui chơi . 3. Giả thuyết khoa học: Nếu trong cuộc sống nói chung hay trong quá trình học tập, lao động nói riêng, mà không có những giây phút thư giãn, những giây phút vui chơi trải nghiệm sau thời gian lao động, học tập căng thẳng thì có thể con người sẽ trở nên mệt mỏi và kết quả lao động, học tập chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy việc Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong nhà trường là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Còn việc tổ chức vui chơi, thư giãn như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực thì đòi hỏi người điều khiển trò chơi cần có những kinh nghiệm, biết sáng tạo, nhanh nhạy, hoạt bát. B.NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Với tuổi thơ, vui chơi là học tập. Thông qua vui chơi , trí tuệ của các em được phát triển, hình thành khả năng phân tích , phán đoán và cảm nhận thế giới xung quanh. Trong khi vui chơi, các em được thả lỏng sự suy nghĩ, tìm tòi và tưởng tượng. Các em tham gia hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng tiềm ẩn . Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi trong nhà trường phổ thông có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm bồi dưỡng và phát triển tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người. Mục tiêu nói trên chính là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp và hiệu quả. mang tính giáo dục toàn diện. có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 2 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng Thông qua hoạt động vui chơi, thiếu nhi được củng cố tư tưởng, nhận thức, tích luỹ được những kinh nghiệm bổ ích, điều đó rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của các em. Đồng thời,cũng phát huy tốt trí tưởng tượng, sáng tạo, nhanh nhẹn và tháo vát. Giúp các em gần nhau hơn, yêu thương,thân thiện nhau hơn, đoàn kết giúp đở nhau trong học tập cùng tiến bộ. Đáp ứng nguyện vọng và ý chí theo tinh thần chỉ thị số: 40/2008/CT – BGDĐT [Về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 20082013]. Chỉ thị yêu cầu : “ Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo”. Chỉ thị đã đưa ra năm nội dung cơ bản. Trong đó nội dung thứ tư có đề cập đến vấn đề “ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.” Đồng thời, Kế hoạch liên ngành số: 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN cũng đã đưa ra sáu nội dung phối hợp cơ bản. Trong đó nội dung thứ ba có đề cập đến vấn đề Phát triển trò chơi dân gian trong nhà trường. Nội dung nêu rõ “ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các trường tổ chức và hướng dẫn cho học sinh các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi, trong các sinh hoạt Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh một cách hợp lý…” Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội nghị BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 3, khóa VIII thông qua ngày 25/07/2003 đã xác định mục tiêu như sau: “Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu,rèn luyện cho Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp đở thiếu nhi trong học tập, lao động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.” Trước đây, ở trường tôi đang công tác có một số anh chị phụ trách có quan niệm rằng : Tổ chức vui cho các em chỉ cần hát cho các em nghe một bài hát, tập cho các em một bài múa,bày cho các em chơi một trò chơi theo sách thể dục thế là xong . Quan niệm đó, chỉ phù hợp với thời điểm xã hội chưa phát triển. Còn ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi của con người nói chung và các em thiếu nhi nỏi riêng cần phải đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ xem người khác hoạt động mà mọi người cần phải được tổ chức và tham gia hoạt động. Đặc biệt các trò chơi trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác đang được các em thiếu nhi quan tâm . Nếu các em Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 3 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng được tham gia các trò chơi đó ở ngay tại Liên đội thì kết quả giáo dục toàn diện sẽ rất cao. II. Cơ sở thực tiển: 1 / Thực trạng và nguyên nhân: a). Về phía học sinh: - Năm học (2009-2010) vừa qua. Trường TH Hòa Hưng có: Tổng số học sinh là 275/142 nữ. Trong đó: Khối 1: 56/30nữ. Khối 2: 49/25 nữ Khối 3: 62/33nữ. Khối 4: 53/26 nữ. Khối 5: 55/28 nữ. Trường Tiểu học Hòa Hưng - Trong nhiều năm trở lại đây, thì hầu hết học sinh lẫn phụ huynh chỉ xem trọng việc học, ít quan tâm đến việc vui chơi giải trí của các em. Thật vậy, sự vui chơi mà thiếu đầu tư, thiếu sự tổ chức bài bản sẽ dẫn đến vui chơi tự phát, chưa kể Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 4 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng đến các trò chơi mang tính bạo lực,nguy hiễm đến tính mạng. Một số cửa hàng, căn tin,quán game gần trường lại tập trung bán những dụng cụ, đồ chơi nguy hiễm,độc hại mang tính bạo lực như: Súng bắn nước, Súng bắn đạn nhựa, gươm, đao, kiếm, dao găm…Các quán game Online thì toàn là các trò chơi Đột kích, Võ lâm truyền kỳ đánh đấm táo bạo… Vì vậy mà các trò chơi dân gian dường như đã dần dần bị lãng quên vào quá khứ. (Các em chơi những trò chơi nguy hiểm như: bắn súng nhựa và gươm, đao) b).Về phía giáo viên và Tổng phụ trách Đội. - Giáo viên thì chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là dạy học chính khóa, ít quan tâm đến việc vui chơi an toàn, thân thiện cho các em ngoài các giờ học chính khóa. - Tông phụ trách thì tập trung vào việc bồi dưỡng Ban Chỉ Huy Liên,Chi đội, Phụ trách sao và sao đỏ. Tuy có phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhưng việc tổ chức thực hiện trò chơi dân gian cho các em còn rất manh múng, chưa đồng loạt. Các em chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng sinh hoạt trò chơi dân gian. Do đó việc tổ chức trò chơi dân gian cho các em không được thực hiện xuyên suốt. - Kết quả điều tra hoạt động sinh hoạt vui chơi của các em học sinh trường tiểu học Hòa Hưng năm học 2009-2010: (Tính trên tổng số học sinh của trường); Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 5 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng Sở dĩ các loại hình vui chơi thân thiện không gia tăng rõ rệt mà các loại hình vui chơi không thân thiện có chiều hướng giảm rõ rệt là vì có sự quan tâm uốn nắn kịp thời của tổ chức Đội TNTP. Nhưng thiếu sự đầu tư hỗ trợ các loại hình vui chơi thân thiện nên không thấy gia tăng rõ rệt. 2 / Vị trí, vai trò của đề tài: - Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi là một hoạt động nhằm hướng các em tham gia hoạt động tập thể có tổ chức, có chủ đề, chủ điểm, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. III. Nội dung vấn đề: 1/ Vấn đề đặt ra:. - Năm học 2010-2011.Trường Tiểu học Hòa Hưng có 285/….nữ. Với số lượng học sinh như vậy, người Tổng phụ trách trong cùng một lúc không thể quán xuyến hết tất cả các lớp, không thể tổ chức cho lớp này mà bỏ lớp kia. Bởi các em có quyền được vui chơi và học tập như nhau, mà vấn đề đặt ra ở đây là “ Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian trong trường tiểu học Hòa Hưng” . Để thực hiện được điều này thì phải có một đội ngũ cán bộ Đội làm nòng cốt, thay mặt Tổng Phụ trách Đội thực hiện, và để có được lực lượng nòng cốt này thì phải có Câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi nhằm huấn luyện, bồi dưởng các em những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc tổ chức trò chơi dân gian. - Đồng thời, người Tổng phụ trách phải đầu tư tuyển chọn, nắm bắt đối tượng để tác động một cách tích cực đến các em tạo ra một đội ngũ kế thừa có đủ khả năng và bản lĩnh của một quản trò “tí hon”. Trang bị cho các em một số lượng lớn trò chơi trong kho tàng trò chơi dân gian của dân tộc và một số kỹ năng cơ bản nhất mà người quản trò “Tí hon” cần phải có. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 6 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng 2. Giải pháp chứng minh: Có 3 giải pháp mà người TPT cần giải quyết để đạt được mục tiêu.Đó là :  Lập kế hoạch tuyển chọn năng khiếu và thành lập câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi.  Xây dựng nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng khiếu.  Tiến hành triển khai, bồi dưỡng năng khiếu. 2.1/ Thời gian và các giai đoạn tiến hành thực hiện các giải pháp. A. Giai đoạn 1: (Từ 25/08/2010 – 05/09/2010) Lập kế hoạch tuyển chọn năng khiếu và thành lập câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi. Ngay từ đầu năm học Tổng Phụ Trách Đội phối hợp với giáo viên phụ trách các chi đội 4A,4B,5A,5B tiến hành tuyển chọn năng khiếu, lập danh sách tổng hợp và niêm yết lưu vào hồ sơ quản lý các đội chuyên của Liên Đội. Đồng thời thành lập ngay câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi của Liên Đội. - Tiêu chuẩn tuyển chọn: Mạnh dạn, vui vẽ, có khả năng diễn đạt, có năng khiếu ca hát, kể chuyện và học lực từ khá trở lên. - Chỉ tiêu tuyển chọn: chọn 10 em để phụ trách cho 10 lớp. - Dự kiến tuyển chọn: 20 em. - Kết quả : Tuyển chọn được 12 em . - Thành lập và bầu ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: Kết quả được 3 em; trong đó Chủ nhiệm là em Biện Thị Ngọc Trâm; Chi đội 5B; Phó chủ nhiệm là em Đặng Công Danh Chi đội 5A; Ủy viên thư ký là em Lê Thị Anh Thư Chi đội 5B. B. Giai đoạn 2: (Từ 06/09/2010 – 12/09/2010) Xây dựng nội dung, phương pháp bồi dưỡng năng khiếu. a) Sưu tầm trò chơi: +Tôi đã tiến hành sưu tầm trò chơi từ thư viện ngân hàng trò chơi trên Webside Tổng Đoàn sao Bắc Đẩu( trường đoàn Lý Tự Trọng) và cũng tự cải biên thêm một số trò chơi nhỏ dựa trên phương pháp cải biên của trường Đoàn Lý Tự Trọng và lưu vào hồ sơ lưu trữ trò chơi của Liên Đội nhằm làm cho số lượng trò chơi ngày càng phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn thể loại. + Có sổ ghi chép giống như sổ dự giờ của giáo viên để ghi chép lại những kinh nghiệm học hỏi được từ các chuyến giao lưu với các Liên đội bạn trong hoặc ngoài Huyện, để từ đó có thể bổ sung thêm những kinh nghiệm mới lạ, hấp dẫn hơn. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 7 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng +Hồ sơ lưu trữ trò chơi cũng được sắp xếp theo thứ tự từng thể loại và các tên gọi theo thứ tự ABC để tiện việc tra cứu khi tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu cho phụ trách thiếu nhi của Liên Đội. b) Lựa chọn trò chơi: Việc lựa chọn trò chơi để đưa vào tài liệu bồi dưỡng phụ trách thiếu nhi cũng tương đối phức tạp, phải căn cứ vào 5 yếu tố cơ bản sau đây.  Đặc thù: Đặc thù trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm-sinh-lý lứa tuổi (vì trò chơi dân gian thì vô cùng phú phong và đa dạng), có loại trò chơi dành cho thanh niên, có loại dành cho thiếu niên, có loại dành cho nhi đồng.  Thể loại: Có nhiều thể loại trò chơi như: Trò chơi vận động ( chỉ sử dụng cơ bắp, sử dụng dụng cụ…); Trò chơi tĩnh tại ( chỉ sử dụng trí tuệ, sự nhạy bén….); có loại trò chơi chỉ cần một số ít người tham gia nên phải chia thành nhiều nhóm nhỏ, chơi thành nhiều đợt. Ngược lại có loại trò chơi cần đến số lượng người tham gia đông mới thực hiện được trò chơi. Tuy nhiên trong một buổi sinh hoạt cũng nên xen kẽ các loại trò chơi vận động và tĩnh tại để tránh sự mệt mõi quá sức về thể chất (chẳng hạn như chơi trò chơi động quá lâu),hoặc nhàm chán về tinh thần (chẳng hạn như chơi trò chơi tĩnh quá dài)…  Thể chất và tuổi tác: Nếu trong nhóm các em mà sức khỏe không đồng đều thì không thể cho các em chơi những trò chơi động hoặc không thể cho lớp nhỏ chơi chung lớp lớn được. Hai yếu tố này phải được áp dụng cân bằng nếu không chênh lệch nhau quá sẽ phản tác dụng hoặc không công bằng.  Thời gian-thời tiết, địa điểm: * Thời gian, thời tiết: Đây là yếu tố mà người thiết kê phải biết chọn lựa đặc tính trò chơi thích hợp để quyết định cường độ chơi.Ví dụ: giữa trưa hè oi bức mà sử dụng trò chơi động quá lâu, hoặc một sáng mùa đông mà sử dụng trò chơi tĩnh tại…. * Địa điểm: Có thể sử dụng bất kỳ nơi nào nhưng phải thích nghi với đặc thù trò chơi ví dụ: Muốn tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp thì không thể tổ chức trong phòng hoặc trên sân trường mà phải tổ chức ở vườn cây rộng, sạch sẽ an toàn…tránh những lùm cây hoang dại nhiều cỏ rác đề phòng rắn rết cắn khi ẩn nấp hoặc tránh tổ chức trò chơi ném bóng gần nơi có cửa kiếng…  Tính an toàn, tuyệt đối: Tính an toàn là yếu tố then chốt có ảnh hưởng không ít đến sự thành bại của một buổi sinh hoạt tập thể. Xác suất rũi ro càng ít càng tốt. Tránh xảy ra xung đột, tranh cãi khi phân định thắng, thua, thứ hạng cao thấp. Đồng thời cũng Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 8 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng nên trang bị một túi cấp cứu đầy đủ dụng cụ y tế dự phòng những bất trắc, rũi ro ngoài ý muốn. c) Quy trình sinh hoạt trò chơi: bao gồm 6 bước cơ bản: 1. Ổn định: Bước này nhằm tập trung sự chú ý của các em. Có thể sử dụng dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng, hoặc sử dụng các yếu tố phản xạ để thu hút sự chú ý của các em. 2. Giới thiệu trò chơi. Lồng ghép ý nghĩa các câu chuyện vui, cổ tích, ngắn gọn và hấp dẫn để hướng các em vào trò chơi. 3. Hướng dẫn, giải thích cách chơi và luật chơi. Đây là bước căn bản trong quy trình thực hiện trò chơi. Tùy theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu. Giải thích luật chơi rõ ràng. 4. Chơi nháp. Tùy theo mức độ khó, dễ của trò chơi mà ta vận dụng bước này. Nếu trò chơi đơn giản mà cho chơi nháp thì sẽ gây nên sự nhàm chán. Còn nếu trò chơi tương đối phức tạp mà không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì các em không nắm được cách chơi. Việc thực hiện sẽ không thuận lợi như mong muốn. 5. Tiến hành chơi. Một số lưu ý khi tiến hành trò chơi: - Người quản trò nên cùng tham gia. - Phải luôn di động để nhìn được mọi người. - Phải luôn tạo sự chú ý của người chơi. - Khi bắt lỗi những bạn bị phạm qui phải khách quan, chính xác, dứt khoác, công bằng - Quan sát tinh tế các em (bạn) để phát hiện và điều chỉnh hết sức khéo léo, tế nhị kịp thời những hành vi sai trái trong quá trình chơi. - Mục đích của trò chơi là vui tươi, lành mạnh, có thưởng, có phạt, những em phạm quy sẽ phải làm trò cười. Đây là điều tế nhị, Tất nhiên khi tham gia thì phải tôn trọng luật chơi, nhưng chắc chắn sẽ có một vài em do tâm lý bất ổn hoặc ám thị, tự kỷ thì ngay lúc này đây người quản trò phải nhạy bén tùy tình thế nhất thời có thể linh động, xử lý tình huống công bằng, khách quan, không thiên vị, không dễ dãi, nhưng khéo léo,vị tha dẫn dắt các em tiếp tục trò chơi, đừng quá nguyên tắc, khô cứng mà làm mất không khí vui tươi. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 9 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng - Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi thấy dấu hiệu mệt mõi, chán nản hoặc khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng 6. Kết thúc- nhận xét: - Kết thúc trò chơi ( có thể thông qua kinh nghiệm quan sát hoặc kinh nghiệm chơi) để đảm bảo sức khỏe cho các em (bạn), tạo sự luyến tiếc mong muốn được chơi lần sau. Đừng để các em (bạn) nhàm chán, mệt mỏi và ngán chơi. - Công bố kết quả, động viên, khen thưởng và rút kinh nghiệm cho lần chơi sau. C. Giai đoạn 3: ( Từ 13/09/2010 – 13/03/2011) Tiến hành triển khai, bồi dưỡng năng khiếu. 1) Lên kế hoạch bồi dưỡng: Bồi dưỡng trái buổi cho các em vào các ngày 3,4,6 hàng tuần,. 2) Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng cho các em về lý thuyết. Cho các em ghi chép lý thuyết về nội dung các trò chơi đã được sưu tầm, cách lựa chọn trò chơi và quy trình một buổi sinh hoạt trò chơi (Trong một buổi bồi dưỡng lý thuyết) 3) Áp dụng, thực hành: Các em vận dụng những vấn đề đã lĩnh hội được áp dụng ngay vào giờ giải lao của các buổi hoc chính khóa. Mỗi em chịu trách nhiệm sinh hoạt một lớp( căn cứ theo danh sách phân công của ban chủ nhiệm câu lạc bộ đã phân công từ đầu năm, ngay sau khi câu lạc bộ được thành lập.) Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 10 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng (Các em thực hành vào các giờ giải lao) 2.2/ Yêu cầu, đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian. Khi sưu tầm 1 trò chơi dân gian hay cải biên hoặc tự thiết kế đều phải tuân thủ theo một số yêu cầu cơ bản về đặc điểm, cấu trúc chung của một trò chơi mang tính chất dân gian.  Yêu cầu chung: - Đảm bảo 4 không: + Không phức tạp về phương tiện và vật dụng chơi. + Không cầu kỳ, phức tạp về hình thức. + Không quá dài về nội dung. + Không sử dụng sức lực hoặc trí óc quá nhiều. - Đảm bảo 4 phải: + Phải phù hợp với điều kiện địa điểm, sân bãi, thời tiết-thời gian. + Phải đơn giản, nội dung gọn nhẹ,dễ hiểu, dí dởm. + Phải gây được cảm giác hứng thú, vui tươi, thoải mái. + Phải phù hợp với đặc điểm tâm-sinh-lý, thể lực và trí óc.  Đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian phải đảm bảo các yêu cầu sau đây. 1/ Mục tiêu: + Vận dung được trò chơi và luật chơi vào thực tế cuộc sống. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 11 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng + Phải đảm bảo khả năng định hướng phát triển về kỹ năng sống, có giá trị rèn luyện các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phản xạ tốt về ý thức cũng như cảm giác bên ngoài. + Mang tính giáo dục toàn diện. Biết trân trọng những di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thân thiện và đoàn kết. Giúp cho các em rút ra được ý nghĩa giáo dục thông qua trò chơi. 2/ Chuẩn bị: + Địa điểm- sân bãi + Thời gian- thời tiết + Dung cụ, số lượng người chơi 3/ Phương pháp Quản trò sẽ sử dụng thể loại : vận động hay tĩnh tại, thị phạm (làm mẫu) hay thuyết trình. 4/ Tiến trình chơi: Bao gồm 6 bước cơ bản (như đã nêu ở trang 7&8 quy trình trò chơi). 5/ Rút kinh nghiệm: Nêu những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại . 3. kết quả nghiên cứu: a) Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài:(Tính đến 10/03/2011) b) Bảng so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài: Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 12 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng C.KẾT LUẬN. 1) Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giải pháp. Tôi nhận thấy muốn tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong nhà trường thì bản thân một mình Tổng phụ trách không thể đảm đương nổi với một số lượng lớn học sinh trong cùng một lúc được, mà phải có một lực lượng nòng cốt thay mặt Tổng phụ trách làm công tác sinh hoạt trò chơi dân gian cho tất cả các bạn học sinh trong nhà trường. Vai trò của Tổng Phụ trách trong lúc này là cố vấn chỉ đạo, Biến các em thành những người quản trò “tí hon” thực thi sứ mệnh. Thật vậy, ngay từ khi thành lập câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi, tôi đã phải chú ý nhiều đến quá trình hoạt động của câu lạc bộ, Thường xuyên gần gũi, theo dõi, trao đổi giúp đỡ các em để các em phát huy được vai trò và trách nhiệm của người quản trò “nhỏ”. Hổ trợ phát huy những mặt mạnh, nhìn nhận những yếu kém tồn tại để từng bước khắc phục, để các em hoàn thành sứ mệnh được giao. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn trường, làm cho phong trào hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và hoạt động ngoài giờ lên lớp của Liên Đội tiểu học Hòa Hưng thật sự là một sân chơi bổ ích có tác dụng giáo dục cao. 2. Hướng nghiên cứu, áp dụng và phổ biến của giải pháp: - Qua vận dụng và kết quả đạt được, tôi nhận thấy:Chất lượng hoạt động của câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi đạt được hiệu quả rất cao.Vì vậy, giải pháp sẽ được tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho thiếu nhi toàn trường trong năm học sắp tới (2011-2012) và nếu có thể sẽ được vận dụng vào các Liên đội trong cùng khu vực, từng bước nâng cao chất lương giáo dục trong toàn khu vực xã nhà. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 13 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng - Giải pháp chỉ mang tính chủ quan của bản thân nên chắc chắn sẽ còn nhiều điều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục đào tạo Huyện Trảng Bàng, và các bạn đồng nghiệp xa, gần để giải pháp ngày càng được hoàn thiện hơn. 3. Kiến nghị: - Để tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia vui chơi an toàn, lành mạnh tôi đề nghị nhà trường, lãnh đạo địa phương quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, nhất là sân chơi của trường tiểu học Hòa Hưng chưa được đảm bảo an toàn, cần phải được lát xi-măng bằng phẳng, cao ráo hơn. Hòa Hưng, ngày 10 tháng 03 năm 2011 Người viết Hà Cao Thắng Tài liệu tham khảo  1. Búp măng xinh - NXB thanh niên 1995 Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 14 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng 2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi thiếu nhi - NXB thanh niên 1998 3. Người phụ trách thiếu nhi cần biết - NXB thanh niên 1997 4. Kỹ năng nghiệp vụ công tác đội - NXB thanh niên 1993 5. Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP hồ Chí Minh – NXB Giáo dục tháng 11 năm 2006 6. Các tạp chí giáo dục , Thế giới trong ta xuất bản năm 2005,2006 &2007 7. Báo măng non; Báo thiếu nhi dân tộc. 8. Webside Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu (Trường đoàn Lý Tự Trọng) MỤC LỤC A. Phần mở đầu .......................................................................................... trang 01 I. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................ II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................. III. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... IV. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................02 1/ Nghiên cứu tài liệu...................................................................................... Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 15 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng 2/ Thăm dò thực tế.......................................................................................... 3/ Giả thuyết khoa học.................................................................................... B. Nội dung ............................................................................................................ I/ Cơ sở lý luận ......................................................................................................... II/ Cơ sở thực tiển..................................................................................................... ...............................................................................................................................04 1/ Thực trạng và nguyên nhân...................................................................... . 2/ Vị trí và vai trò của đề tài.......................................................................05 III/ Nội dung vấn đề...........................................................................................06 1/ Vấn đề đặt ra............................................................................................ 2/ Giải pháp chứng minh................................................................................ ....................................................................................................................... 2.1/ Thời gian và các giai đoạn tiến hành giải pháp..................................... ..................................................................................................................... 2.2/ Yêu cầu, đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian........11 3/ Kết quả nghiên cứu.................................................................................12 C. Kết luận.........................................................................................................13 Ý kiến nhận xét đánh giá của Hội đồng khoa học Cấp trường: 1/ Đánh giá:........................................................................................................... . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 16 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. 2/ Xếp loại:............................................................................................................ Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệu trưởng Ý kiến nhận xét đánh giá của Hội Đồng Khoa học Cấp ngành: 1/ Đánh giá:............................................................................................................ . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 17 Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường TH Hòa Hưng . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. . ................................................................................................................................. 2/ Xếp loại:............................................................................................................ Chủ tịch Hội đồng khoa học Trưởng phòng Người thực hiện : Hà Cao Thắng Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất