Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tăng cường biện pháp quản lý sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả trong công tác...

Tài liệu Skkn tăng cường biện pháp quản lý sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả trong công tác đào tạo tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp đồng nai.

.DOC
6
1186
143

Mô tả:

Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai Tên sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP – HƯỚNG NGHIỆP ĐỒNG NAI A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong một đơn vị giáo dục, nhiệm vụ chính trị hàng đầu là hoàn thành tốt công tác giảng dạy và đào tạo, giáo dục học sinh về nghề nghiệp và góp phần giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đào tạo giảng dạy, đảm bảo cho bộ máy hoạt động và đáp ứng trang thiết bị cho người học với điều kiện tốt nhất cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng cơ sở vật chất đạt hiệu quả.. Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai là một đơn vị sự nghiệp có thu, từ năm 2003 đến nay thực hiện Nghị định 10/CP (nay là Nghị định 43/CP) tự chủ cân đối nguồn ngân sách. Do đó công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại trung tâm phải được đặt lên hàng đầu, cần có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả, đảm bảo quản lý tốt tài sản của nhà nước, giữ gìn bền đẹp sử dụng hết công năng và sử dụng lâu dài phục vụ tốt công tác đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tại trung tâm với thuận lợi là lãnh đạo luôn quan tâm sâu sát, chặt chẽ có thanh kiểm tra định kỳ, tuân thủ chủ trương tiết kiệm chống lãng phí bảo đảm lợi ích nhà nước và người lao động. Bên cạnh đó cũng còn khó khăn là đơn vị từng bước được xây dựng theo hệ thống từ trên xuống dưới, được chuyển đổi tên gọi và chức năng theo từng giai đoạn đến nay đã ổn định. Phải tự xây dựng bộ máy. Các bộ phận tham mưu và chuyên môn giúp lãnh đạo trung tâm thực hiện tốt qui chế và phải phù hợp với cơ chế thị trường. Mô hình xã hội hóa giáo dục đòi hỏi công tác quản lý cơ sở vật chất phải đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ chính sách. B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I. Cơ sở lý luận: Việc thực hiện các biện pháp quản lý sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả trong công tác đào tạo, đảm bảo quản lý tốt tài sản nhà nước đồng thời phục vụ tích cực trong công tác giảng dạy đào tạo. Thực tế tại trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư từ nhiều nguồn như nhà nước đầu tư xây, cấp từ nguồn ngân sách của tỉnh, nguồn đầu tư theo dự án THPT, THCS do Bộ Giáo dục đào tạo đầu tư, nguồn tự đầu tư xây dựng và mua sắm từ Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 1 Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai nguồn học phí thu từ người học tại trung tâm. Tài sản cơ sở vật chất phải quản lý chặt chẽ từ con điện trở trong môn học điện tử với giá trị nhỏ đến tài sản lớn như dãy phòng học 4 tầng lầu với giá trị nhiều tỷ đồng. Lãnh đạo trung tâm phải thực hiện nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ để dùng bền và đẹp, ít phải sữa chữa thay mới. tăng thời gian sử dụng, giảm thiểu chi phí tăng tính tiết kiệm và chống lãng phí. Do đó phải tăng cường các biện pháp quản lý sử dụng cơ sở vật chất để đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo tại trung tâm. II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 1. Quản lý phòng học: Trung tâm có 1 dãy phòng học 4 tầng, 3 dãy phòng học 3 tầng, 1 dãy phòng học 2 tầng với 32 phòng học gồm. a. Phòng thực hành tin học (7 phòng) với mỗi phòng được lặp đặt máy chiếu, ti vi 29’, hệ thống máy điều hòa và 1 máy Server 1 máy cho giáo viên, 40 máy tính màn hình LCD 19’ có kết nối internet 24/24 để phục vụ giảng dạy và học tập (một học sinh một máy). * 01 phòng chuyên dụng thực hành phần cứng với 1 Server, 25 bộ máy tính và đầy đủ các linh kiện, các mô hình dàn trãi hệ thống máy tính phục vụ cho học sinh thực hành cài đặt, lắp ráp máy tính. b. Phòng thực hành điện công nghiệp (4 phòng) với 40 bộ máy PLC kết hợp với điều khiển điện khí nén, 1 phòng thực tập trang bị điện với 193 thiết bị, mô hình động cơ, máy phát các loại, 1 phòng thực hành các môn điện tử được trang bị 15 mô hình dàn trãi Tivi, radio cassette, đầu CD và đầy đủ các linh kiện bán dẫn. 1 phòng thực tập quấn dây máy điện trang 16 Eto của Anh và các trang thiết bị khác. c. Phòng thực hành dạy nấu ăn (1 phòng) sức chứa 200 học sinh với hệ thống bếp gas âm (6 bộ) máy hút khí, bồn rửa, chén bát lò vi sóng, lò nướng các dụng cụ nấu ăn khác. d. Phòng học đa chức năng (5 phòng) sức chứa mỗi phòng 250 người, được trang bị âm thanh không dây, máy chiếu projector, tivi 42 inches. đ. Phòng học lý thuyết đơn thuần (14 phòng) được trang bị âm thanh đầy đủ. e. Thư viện: (1 phòng) diện tích 50m2 với gần 1000 đầu sách đầy đủ lĩnh vực đáp ứng nhu cầu tham khảo và nghiên cứu của học sinh. * Để đảm bảo chất lượng tài sản trang thiết bị trong phòng học, trung tâm phân công toàn thể CB.CNV mỗi người phụ trách một phòng (có kèm bảng lịch phân công kèm theo). Nhiệm vụ của người phụ trách phòng với thời gian trước và sau mội ca học từng phòng học từ số thứ tự trên bàn, hiện trạng bàn ghế, bảng đen Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 2 Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai nhà vệ sinh liên quan đến sự sạch đẹp vệ sinh của từng phòng học, số thứ tự được sơn trắng trên bàn phòng học tuyệt đối không có con nhện và mạng nhện. Mỗi ngày có 3 cán bộ làm công tác trực ban phối hợp kiểm tra giám sát phòng học, việc sử dụng đèn quạt để tiết kiệm điện năng. 2. Quản lý sử dụng điện nước: Mỗi ngày trung tâm có phân công 3 nhân viên làm nhiệm vụ trực ban ở 2 cơ sở (có mặt tại trung tâm 24/24) với nhiệm vụ quán xuyến công việc trung tâm trong đó có việc giám sát thực hiện việc sử dụng điện nước tiết kiệm hiệu quả. Để thực hiện việc sử dụng điện nước hiệu quả, từ nhiều năm nay trung tâm thực hiện đánh số thứ tự trên các công tắc đèn quạt để dể quản lý và sử dụng đúng mục đích hợp lý, ngày trời mát thì các phòng thực hành có gắn điều hòa chỉ sử dụng quạt và gió trời, ban ngày phòng học sử dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện, máy điều hòa thường xuyên được vệ sinh lau bụi để bảo đảm công suất thực. * Việc sử dụng nước máy đúng mục đích, không sử dụng để tưới cây, rửa xe ô tô. Hàng ngày trực ban phải canh đóng mở cầu dao bơm nước lên bồn đúng giờ để tránh tràn hồ lãng phí điện nước. 3. Quản lý vật liệu thực hành: Trung tâm thực hiện đào tạo trung cấp nghề ngành điện công nghiệp, theo chỉ tiêu ngân sách ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp. Trong quá trình đào tạo có sử dụng vật liệu thực hành là dây đồng thành phẩm trong môn quấn dây máy điện, tùy theo yêu cầu mà trung tâm cấp dây đồng mới hoặc sử dụng lại dây đồng cũ còn tái sử dụng được và được bàn giao giữa nhân viên quản lý phòng với giáo viên môn học và học sinh trước và sau mỗi buổi thực hành căn cứ theo định lượng vật liệu thực hành môn điện công nghiệp. Hàng năm sau kiểm kê tài sản cuối năm, vật liệu thực hành như dây đồng được kiểm tra phần nào còn tái sử dụng được thì lưu kho, số không còn tái sử dụng được thì được thanh lý bán phế liệu và tiền thu được nhập vào quỹ cơ quan. Số tiền thu được tuy không nhiều nhưng phản ánh sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả trong giảng dạy đào tạo tại trung tâm. 4. Quản lý trang thiết bị: Công tác quản lý trang thiết bị là công tác thường xuyên và được thực hiện đúng qui định, quản lý chặt chẽ theo chế độ kế toán, mỗi tài sản có lý lịch cụ thể, giao trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách trong quá trình sử dụng được bảo quản bảo trì thường xuyên. Ví dụ một máy vi tính mỗi bộ phân như CPU Ram, ổ cứng, maind board, bàn phím, con chuột… đều được dán mã số. Mỗi phòng máy có 2 cuốn sổ lý lịch quản lý tài sản giống nhau, giám đốc giữ một cuốn, cá nhân người phụ trách giữ một cuốn. Mỗi phòng máy thực hành đều có sổ nhật ký hàng ngày ghi nhận tình trạng máy trước và sau ca học nhằm quản lý chặt chẽ, qui trách nhiệm nếu mất phải bồi hoàn, nếu hư thì báo cơ quan sửa chữa kịp thời phục vụ giảng dạy. Hàng tháng bộ phận kế toán và thủ kho đối chiếu tài sản kho, cuối năm có thành lập hội đồng kiểm kê tài sản của trung tâm. Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 3 Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai Trung tâm phân công 1 nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi kiểm tra, quán xuyến các phòng học, bảo trì máy móc trong đó máy điều hòa nhiệt độ được bảo dưỡng 6 tháng 1 lần máy photocoppy được bảo dưỡng thường xuyên, các máy projector được cố định trên trần và sử dụng remotte điều khiển từ xa tránh vận chuyển nhiều ảnh hưởng chất lượng. 7 phòng máy vi tính hàng ngày các máy vi tính đều được tạp vụ lau chùi, hư hỏng được sửa chữa thay thế linh kiện kịp thời dảm bảo máy chạy thường xuyên. C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: I. Giải pháp tổ chức thực hiện quản lý sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả: Để sử dụng công năng hiệu quả cơ sở vật chất, đảm bảo máy móc hoạt động thường xuyên, ban thanh tra nội bộ của trung tâm thanh tra thường xuyên cũng như đột xuất việc quản lý bảo quản cơ sở vật chất của cá nhân phụ trách tham mưu lãnh đạo chấn chỉnh, biểu dương khen thưởng kịp thời. Việc giao quản lý tài sản cơ sở vật chất cho cá nhân chịu trách nhiệm gắn với việc xét thi đua khen thưởng từng tháng đã thúc đẩy từng cá nhân có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ được giao và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập tăng thêm ngoài lương căn bản hàng tháng và thưởng cuối năm. II. Kết quả đào tạo trong năm 2011: a. Các lớp được khai giảng trong năm 2011: - 130 lớp nghề phổ thông: 5.999hs - 4 lớp trung cấp nghề: 92hs - 1 lớp trung cấp liên thông lên đại học: 59hs - 1 lớp vi tính trình độ B: 30hs - 1 lớp BTVH lớp 10: 50hs Tổng cộng: 137 lớp 6.230hs b. Tổng kết bế giảng: - Cấp phiếu nhận xét kết quả cho 3.389hs học nghề phổ thông đợt 2 (2010 – 2011) đạt 95,46%. - Bế giảng 3 lớp đại học vừa làm vừa học của đại học Nông Lâm Tp.HCM có 102 sinh viên tốt nghiệp các ngành kế toán, quản trị kinh doanh. - Có 17/55 học sinh tốt nghiệp THPT (hệ thường xuyên) đạt 30,9% - Bế giảng 1 lớp trung cấp kế toán của đạo học Lạc Hồng có 29 học sinh tốt nghiệp trong đó có 6 học sinh loại khá. Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 4 Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai c. Các lớp đang học tập (tính đến ngày 20/4/2012) STT Ngành nghề Số lớp Số học sinh 1 Dạy nghề phổ thông đợt I năm học 2011 - 2012 54 2.449 2 Trung cấp kế toán 1 33 Trung cấp nghề ngành tin học (hệ 2 năm) 2 14 Trung cấp nghề ngành tin học (hệ 3 năm) 3 84 Trung cấp nghề ngành điện công nghiệp (hệ 2 năm) 2 31 Trung cấp nghề ngành điện công nghiệp (hệ 3 năm) 3 46 Bổ túc văn hóa cấp III lớp 10 1 50 Bổ túc văn hóa cấp III lớp 11 1 36 Bổ túc văn hóa cấp III lớp 12 1 38 6 Hệ liên thông trung cấp lên đại học 3 278 7 Hệ liên thông cao đẳng lên đại học 1 53 8 Đại học hệ vừa làm vừa học 4 322 9 Đại học bằng II 2 103 80 3.587 3 4 5 Tổng cộng Nổi bật là việc thực hiện qui chế văn hóa công sở gắn với việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trung tâm thường xuyên quán triệt cho toàn thể CB.CNV, giáo viên, học sinh tính tự giác, ý thức bảo vệ các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập sinh hoạt. Nhiều năm nay trung tâm được ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai công nhận là đơn vị có đời sống văn hóa tốt. Từ việc thực hiện quản lý cơ sở vật chất sử dụng tốt dùng bền, trung tâm đã tiết kiệm được nguồn kinh phí, căn cứ qui chế chi tiêu nội bộ trung tâm tiếp tục giải quyết thu nhập tăng thêm cho CB.CNV bằng 1 lần lương cơ bản hàng tháng. Trung tâm còn thực hiện chế độ miễn giảm học phí từ 30% đến 100% cho ban cán sự lớp, học sinh được hưởng chính sách với 85 lượt học sinh số tiền 30.358.000đ. Căn cứ kết quả học tập, trung tâm trao học bổng cho 56 lược học sinh đạt xuất sắc, giỏi, khá số tiền 30.658.000đ. Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi tổ chức cá nhân gắn với 1 địa chỉ nhân đạo” do Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động, hàng tháng trung tâm nhận đỡ đầu và trợ cấp suốt đời cho 45 đối tượng người già neo đơn, học sinh nhà nghèo học giỏi, nạn nhân chất độc da cam đioxin. Trong năm 2011 đã trợ cấp số Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 5 Trung tâm Kỹ thuâ ât Tổng hợp – Hướng nghiêpâ tỉnh Đồng Nai tiền 77.019.000đ. Tính từ tháng 11/2008 đến tháng 4/2012 (42 tháng) tổng cộng: 288.825.000đ. D. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Là đơn vị sự nghiệp có thu, chỉ được nhà nước đầu tư ban đầu về trang thiết bị đào tạo. Để trang thiết bị dùng bền đạt hiệu quả cao về công năng, trung tâm đã tự tìm tòi tìm ra giải pháp quản lý chặt chẽ, khoa học. Để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có sự đoàn kết nhất trí từ lãnh đạo chi bộ, chính quyền và toàn thể CB.CNV vì sự nghiệp chung của ngành giáo dục. Các nguồn thu từ hợp tác đào tạo đã góp phần tạo nguồn tích lũy cho trung tâm tái đầu tư trang thiết bị, việc duy tu sửa chữa ngay trang thiết bị khi bị sự cố nhỏ đã tiết kiệm, hạn chế lãng phí và sẽ được dùng bền lâu không ảnh hưởng đến việc đình trệ đào tạo giảng dạy. Với điều kiện ở trung tâm bản thân tôi thiết nghĩ những đơn vị giáo dục có qui mô tương ứng như trung tâm có thể sử dụng các giải pháp nêu trên trong công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trong đào tạo giảng dạy tại mỗi đơn vị. Đ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011 của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai ngày 20/12/2011. Số 400/BC.TTHN. 2. Quyết định số 511/QĐ.TTHN ngày 4/1/2012 của Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai về việc trích lập các quỹ năm 2011. 3. Lịch phân công chịu trách nhiệm quản lý các phòng học của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai ngày 01/11/2011. Biên Hòa, ngày 7 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Võ Văn Mích Người thực hiênâ : Võ Văn Mích Trang 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng