Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Skkn-Sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Skkn-Sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1

.PDF
21
3525
128

Mô tả:

Sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 1 ĐĂT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tiếng Việt là một môn học chiếm nhiều thời gian trong chương trình học của bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, coi trọng đồng thời cả 4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết trong dạy học Tiếng Việt. Con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính. Học tốt môn Tiếng Việt thì đó sẽ là phương tiện giúp các em học tốt các môn học khác. Học xong chương trình lớp 1 các em phải đọc thông viết thạo. Song thực tế hiện nay còn có một bộ phận học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn mắc rất nhiều lỗi khi phát âm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh phát âm sai và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó là những câu hỏi thiết thực cần sớm có lời giải đáp, và cũng là mối quan tâm của các nhà làm công tác giáo dục và những ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong các nhà trường công việc giảng dạy và công việc giáo dục phần lớn dựa vào sách. Sách là người thày thứ hai đối với học sinh. Thông qua việc đọc sách HS mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, cuộc sống, con người văn hoá, phong tục tập quán … Đọc các tác phẩm văn học HS được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, năng lực thẩm mỹ, trau rồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ…Vì vậy việc đọc đối với HS mang ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó không thể thiếu với các hoạt động trong nhà trường. 1. Xuất phát từ vị trí của môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học và thông qua việc dạy HS đọc, phát âm môn Tiếng Việt. Nó còn là con đường để dẫn chúng ta vào thế giới bao la vô tận của tri thức khoa học và của con người. Nếu không am hiểu và vận dụng đúng thì HS sẽ không 2 bao giờ nhìn thấy ánh sáng hào quang của thế giới tri thức đó. Đọc và phát âm chuẩn giúp các em không hiểu sai, không hiểu lệch lạc vấn đề. Cho nên việc phát âm của HS Tiểu học thực sự quan trọng, nhất là đối với HS lớp 1. 2. Xuất phát từ tầm quan trọng của kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của HS Tiểu học. Mặc dù mới bước chân vào nhà trường Tiểu học nhưng các em đã phải lĩnh hội rất nhiều tri thức, nhất là nghe đọc để viết, mà bậc Tiểu hoc nói chung và lớp 1 nói riêng là một nền tảng để sau này các em tiếp bước trên con đường tri thức. Trong nhà trường , giáo viên đánh giá kết quả học tập của HS cũng phải thông qua năng lực nói, đọc, phát âm. Hoạt động nghe, nói , đọc ,viết không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học, khôngthể thiếu được trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nếu học sinh chỉ biết đọc, không biết viết hay chỉ biết viết không biết đọc thì hoạt động giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy nên việc đọc đúng và phát âm chuẩn dẫn đến nghe hiểu và viết được ở Tiểu học là hết sức quan trọng, nhất là quá trình đọc đúng và phát âm chuẩn của giáo viên cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến các em vì cô là tấm gương để HS soi mình vào đó. Mặt khác, người nói và người viết có diễn đạt được đúng ý mình hay không; người nghe, người đọc có hiểu được chính xác, đầy đủ nội dung cần thông báo hay không là phụ thuộc vào mức độ thuần thục của 4 hoạt động: nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy mà giao tiếp người nói phát âm sai nhiều sẽ làm cho người nghe giảm sự chú ý, hiệu quả của giao tiếp sẽ kém. Đối với giờ học tiếng Việt đặc biệt là giờ học vầnvà tập đọc nếu HS phát âm sai nhiều sẽ dẫn đến chất lượng giờ học không đạt yêu cầu. Bởi vậy nhiệm vụ của người GV Tiểu học là phải cung cấp cho HS các quy tắc và 3 rèn luyện để các em có kỹ năng nói và thói quen phát âm đúng. Đối với HS Tiểu học các em có phát âm chuẩn thì mới nói đúng, mới hay khi viết, mới chuẩn chính tả và mới có thể tiến tới đọc diễn cảm. III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trong xã hội hiện đại như ngày nay, khi mà nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và nền giáo dục nước nhà phát triển như vũ bão, tiến tới hội nhập với thế giới con người phải giao tiếp nhiều, giao tiếp rộng thì việc phát âm chuẩn lại càng trtở nên bức thiết. Một người phát âm chuẩn, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm cũng chính là biểu hiện của con người có ý thức, có hiểu biết, có văn hoá. Thực tế hiện nay trong giao tiếp xã hội hay ở chính trong các hội nghị; các buổi thuyết trình của các nhà chính trị khi mà các đại biểu phát biểu ý kiến chúng ta nghe thấy rất buồn cười vì những phát âm sai: Ví dụ: - Đã đến giờ nàm (làm) việc. - Tôi xin lói (nói) với các đồng chí Hay có HS lên tới trung học rồi còn nói: - Xin phép cô cho em đi mua vợ. (vở) - ……… Đây là kết quả của giảng dạy và giáo dục trong nhà trường Tiểu học. Ngay tại thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện Lý Nhân và ở trường tôi hiện nay thì tình trạng phát âm sai còn phổ biến. Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương HS ở đây phần lớn sai ở các âm phụ âm đầu l/n; d/r/gi; s/x; ch/ tr. Ngoài ra các em còn phát âm sai, lẫn lộn giữa các thanh hỏi - nặng, ngã - hỏi, ngã - nặng ; các vần ưu – iu, ươu – iêu,… 4 Yêu cầu tối thiểu của 1 HS đã hoàn thành bậc Tiểu học là phải đọc thông viết thạo. Nhưng đọc thông viết thạo không có nghĩa là chỉ cần đọc được, viết được mà phải đạt được những yêu cầu tối thiểu của Tiếng Việt đó là: - Phát âm chuẩn - Không nói ngọng hay đọc sai, lẫn phụ âm đầu. Nếu HS đã đạt được những yêu cầu trên thì hoạt động viết của các em rất dễ dàng. Có đọc đúng thì mới viết đúng. Có phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu mình nói gì và không gây cười ở những cuộc họp hay những lúc cần nghiêm túc. Vì vậy đọc đúng và phát âm chuẩn ở bậc Tiểu học nhất là lớp 1 là một điều quan trọng bậc nhất khi các em đến trường. Một người đọc đúng, đọc hay dễ thu hút, lôi cuốn người nghe, làm cho họ chú ý hơn đến điều mà mình đang đọc, tránh tình trạng tâm lý tẻ nhat . Một người đọc không đúng, phát âm không chuẩn sẽ không thu hút được người nghe mà nhiều khi gây sự khó chịu, nực cười cho mọi người. Qua quá trình giảng dạy trong trường Tiểu học, tôi đã hiểu được phần nào thực tế giảng dạy ở nhà trường. Nhiều khi giáo viên dạy các em đọc trong các giờ học vần, tập đọc, có em còn đọc sai, đọc chưa chuẩn, GV vẫn phải tiếp tục giảng bài mới không sửa sai cho các em để cho kịp thời gian của tiết học. Thực tế với khả năng của HS lớp 1, nhiều em thông minh, nhanh hiểu, tiếp thu bài tốt nhưng vẫn còn một số em học kém, tiếp thu chậm. Các em lại học ở lớp 1 nên việc giảng dạy của giáo viên cũng gặp ít nhiều khó khăn. Bởi vì nếu cứ giành nhiều thời gian cho các em học kém thì các em khá sẽ cảm thấy nhàm chán…Vì vậy trong một lớp không thể có tất cả các em đều học tốt, phát âm chuẩn được. Điều này đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều là làm sao để giảm tỷ lệ HS đọc sai, phát âm không chuẩn tới mức độ tối thiểu. 5 Bởi vậy tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục thực trạng trên. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. - Để có một phương pháp cụ thể và hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực phát âm của HS tôi tiến hành nghiên cứu: I/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HỌC SINH PHÁT ÂM SAI - Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy phần âm và phần vần tôi thấy tình hình đọc của các em HS lớp mình ở mức trung bình, tình trạng phát âm sai còn khá phổ biến, đa số giữa các em còn nhầm lẫn giữa các cặp phụ âm : l - n; s - x; tr - ch; gi – r - d. Một số các em còn phát âm sai ở vần, thanh, tiếng. Cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phát âm của HS lớp 1A do tôi chủ nhiệm và lớp 1B lần một qua hai bài tập đọc (Bài 37 và 42 – Sách Tiếng Việt lớp 1 tập 1) Bài 1 : Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say. Thay cho gió trời Giữa trời oi ả. Bài 2 : Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. Cho thấy kết quả như sau: Lớp Sĩ số Lỗi 6 Vần, thanh, n- l ch - tr s-x gi - r - d tiếng 1A 25 8 = 323% 6 = 24% 6 = 24% 4 = 16% 3 = 12% 1B 27 8 = 29,6% 7 = 25,9% 4 = 14,8% 5 = 18,5 % 3 = 11,1% * Nhận xét: Qua khảo sát 2 bài tập đọc trên đây tôi nhận thấy HS phát âm chuẩn chưa nhiều. Lỗi mà HS mắc phải là các cặp phụ âm n - l ở các tiếng như: Cặp n - l: “ nó ” đọc thành “ ló” “ nai ” đọc thành “ lai ” Cặp s - x: “ say ” đọc thành “ xay ” Cặp tr - ch: “ trưa ”đọc thành “ chưa ” “ trời ” đọc thành “ chời ” “ chạy ” đọc thành “ trạy ” Cặp gi - r - d: “ gió ” đọc thành “ dó ” “ ru ”đọc thành “ du ” Vần, thanh, tiếng: 7 “ ngủ ” đọc thành “ ngụ ” “ đã ” đọc thành “ đá ” “ hươu ” đọc thành “ hiêu ” “ cừu ” đọc thành “ cìu ” Để đảm bảo độ chính xác và để kiểm tra xem tình trạng phát âm sai có ảnh hưởng gì đến việc viết chính tả hay không, tôi đã tiến hành kiểm tra viết chính tả nghe đọc qua các bài và tôi nhận thấy đa phần HS khi đọc cũng như trong khi viết còn nhầm lẫn giữa các cặp âm: l - n; tr - ch; s - x; gi – r – d. Cụ thể tôi đã kiểm tra hai bài chính tả: Bài 1: Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa Bài 2: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời bướm bay lượn từng đàn. * Nhận xét: Qua hai bài chính tả nghe đọc tôi nhận thấy phần lớn các em phát âm sai thì dẫn đến viết sai. Tuy nhiên có một số em phát âm sai nhưng viết lại đúng hoặc viết sai nhưng phát âm lại đúng (nguyên nhân này chỉ có thể do các em trong khi GVđọc các em chưa chí ý lắng nghe.) Sau khi khảo sát tình hình về năng lực phát âm của HS tôi đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 8 II/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG PHÁT ÂM SAI 1/ Do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Như chúng ta đã biết, tâm lý HS Tiểu học là lứa tuổi rất hay bắt chước việc làm, lời nói của người lớn. Các em còn nhỏ nên chưa phân biệt được đúng, sai. Mà địa phương tôi dạy nhân dân thường nói ( phát âm) sai nhiều ở các cặp âm: l - n ; tr ch ; s - x; gi – r – d do thói quen thường phát âm nhẹ, không cong lưỡi…; về vần thường sai: vần ưu thành iu; ươu thành iêu cho dễ nói như rượu thành riệu. Ngay từ khi còn nhỏ các em được nghe bà, mẹ hát ru được người thân dạy nói. Lớn lên các em tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh, mọi người phát âm sai các em sẽ bắt chước học theo, dẫn đến trở thành các thói quen trong giao tiếp. Sự quan tâm của gia đình đến việc học hành của con cái còn ít hoặc là không quan tâm, phó mặc cho nhà trường. Cha mẹ các em do bận công việc, lo làm ăn không thường xuyên kiển tra con em mình học tập như thế nào nên lực học các em chỉ đạt TB, năng lực phát âm chưa cao mặc dù một số em nhận thức rất tốt. 2/ Về phía giáo viên - Bản thân GV là người địa phương nên có thể GV còn phát âm chưa chuẩn. Mà chúng ta đã biết lứa tuổi HS Mầm non, Tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước, tin yêu thày cô giáo. Các em luôn coi thày cô giáo là tấm gương sáng mẫu mực trong mọi hành vi cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ. Các em bắt chước và làm theo. Chính vì vậy, muốn cho HS phát âm chính xác thì yêu cầu GV dạy từ Mầm non cũng phải phát âm chuẩn ( không chỉ trong giờ dạy mà trong cả giao tiếp hằng ngày). - Khi HS phát âm sai bản thân GV không xây dựng ý thức, thói quen cho HS tự sửa sai cho nhau. Mặt khác trong các tiết học vần và tập đọc được phân bố tương đối nhiều và thời gian dành cho 1 tiết học là 35 đến 40 phút, đôi khi GV còn mải 9 truyền thụ kiến thức, nội dung bài mới, mải lo kết thúc tiết học đúng thời gian quy định nên bỏ qua việc luyện đọc, luyện phát âm cho HS hoặc có luyện nhưng qua loa chưa triệt để. - Ngoài những giờ tập đọc học vần GV chưa chú trọng rèn cách phát âm cho HS trong các tiết học khác. Ví dụ: Trong tiết toán, khi cho HS đọc đề bài toán thì yêu cầu HS cũng phải phát âm đúng, có phát âm đúng từ ngữ thì mới hiểu nội dung bài toán. 3/ Về phía học sinh - Ở lớp: bản thân HS trong giờ học Tiếng Việt hay trong các giờ học khác không tập trung nghe cô giáo đọc mẫu phát âm mẫu những tiếng hay nhầm lẫn, những tiếng khó. Tư tưởng của các em bị phân tán nên các em không xác định được cách phát âm của các cặp phụ âm : l - n ; tr - ch; s - x; gi – r – d. Đồng thời đọc sai cả những vần, tiếng khác như: ưu thành iu; ươu thành iêu. nhầm cả dấu thanh, chẳng hạn: “ những ” đọc thành “ nhứng”, “ vở ” đọc thành “ vợ”. - Ở nhà: Các em chưa chú ý luyện đọc, trong giao tiếp với người thân khi phát âm sai cũng không chú ý sửa, hoặc biết người lớn và bản thân phát am sai cũng không sửa mà cứ nói theo thế cho dễ nói. Như vậy bản thân các em không có ý thức hoặc thiếu ý thức sửa sai khi phát âm. Các em còn coi nhẹ việc phát âm mà không biết tầm quan trọng của nó. Ngoài ra còn một vài em nói ngọng từ nhỏ phát âm không rõ ở một số âm đầu và vần. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS phát âm sai. Là một GV trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 1 tôi nhận thấy việc sửa chữa và uốn nắn để nâng cao năng lực phát âm cho HS là một điều kiện hết sức quan trọng và 10 cấp thiết đối với những người làm công tác GD. Muốn hình thành được thói quen luyện phát âm ở HS Tiểu học, giúp các em phát âm chuẩn thì GV phải có chương trình, kế hoạch cụ thể để uốn nắn sửa chữa cho các em. Hiểu được tâm lý HS đây lầ lứa tuổi để uốn nắn, dễ hình thành thói quen, tiếp thu nhanh, nếu khắc phục được các nguyên nhân trên đây thì các em sẽ phát huy tốt hơn, chuẩn xác hơn. Bởi vậy trong thời gian qua, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm tháo gỡ từng bước giúp HS nâng cao dần năng lực phát âm tạo điều kiện để các em học lên các lớp trên tốt hơn. III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác xẫ hội hoá giáo dục. - Đến gặp và trao đổi trực tiếp với đ/c phát thanh viên của xã, đề nghị đ/c đó rất thông cảm và cố gắng chú ý khi đọc tin tức, văn bản trên loa phóng thanh thì phát âm cho chuẩn mực. - Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm được tầm quan trọng và cách tiến hành phối hợp với nhà trường trong việc dạy dỗ con em mình nói chung, đặc biệt trong việc rèn cho các em có kĩ năng, thói quen phát âm chuẩn. - Gặp gỡ các phụ huynh có con em phát âm chưa chuẩn. Trao đổi về tình hình học tập ở lớp của em đó. Đề nghị phụ huynh phối kết hợp rèn khả năng phát âm cho các em bằng cách: + Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc học tập của con em. + Trong giao tiếp hằng ngày, khi thấy các em phát âm sai thì cần uốn nắn sửa chữa ngay. 11 + Các bậc phụ huynh khi giao tiếp với trẻ nhỏ cần chú ý nói (phát âm) chuẩn mực để làm gương cho các em. Tránh tình trạng người lớn phát âm tự do làm cho các em bắt chước theo sẽ tạo thành thói quen xấu. 2/ Đối với giáo viên: Muốn HS phát âm đúng, nâng cao năng lực phát âm điều quan trọng trước tiên là GV phải nắm chắc phương pháp bộ môn, cụ thể là nắm được tiến trình, phương pháp dạy tập đọc, học vần. Một yếu tố không kém phần quan trọng là GV cần phải phát âm chuẩn xác trong tất cả các giờ học, trong mọi lúc giao tiếp để học sinh bắt chước và làm theo. GV phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, mọi cử chỉ, hành động của GV đều phải mẫu mực. Tuyệt đối GV không được phát âm sai. - GV luôn luôn phải có ý thức, thói quen sửa lỗi phát âm cho HS trong tất cả các môn học cũng như trong giao tiếp giữa cô và trò. Đặc biệt cần chú ý đến các tiết tập đọc và học vần - hai môn học được đọc và phát âm nhiều. Khi thấy HS phát âm sai GV phải hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì giúp các em phát âm đúng, đọc đúng. Khi HS có sự tiến bộ cần khen ngợi ,động viên kịp thời , khuyến khích các em cầu tiến. - Để sửa lỗi cho HS ở các cặp phụ âm: l - n; tr - ch; s - x; gi – r – d. GV cần hướng dẫn các em cách phát âm những phụ âm mà các em hay nhầm lẫn . Bước đầu tiên GV đưa ra một số tiếng: + Tiếng có phụ âm đầu là s – x : như xa – sa + Tiếng có phụ âm đầu là n – l : như nói – lói; lòng - nòng + Tiếng có phụ âm đầu là ch – tr : như châu – trâu + Tiếng có phụ âm đầu là gi – r - d : như giận – rận – dận 12 Sau đó GV phát âm mẫu từng tiếng. Tiếp theo đó GV dùng lý thuyết giảng giải cho HS cách phát âm, cho HS phát âm thử từng phụ âm, khi được rồi mới ghép các phụ âm đó vào tiếng. Chẳng hạn: + Âm n: là âm tắc vang nên khi phát âm đầu lưỡi thẳng. + Âm l: là phụ âm sát vang nên khi phát âm đầu lưỡi cong, vòm miệng trên hơi thoát ra ngoài. Tương tự như trên, GV cũng hướng dẫn cách đọc, phân biệt các cặp ch – tr; gi – r – d cùng với cá vần, tiếng khó để HS đọc đúng, chính xác. Hay những em không phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã như “ ngã ”đọc thành “ ngá” ; “ hỏi ”đọc thành “hõi”…, GV cần trực tiếp hướng dẫn, sửa cho từng em và yêu cầu em đó đọc nhiều lần. 3/ Đối với HS - Trước hết GV cần cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc phát âm đúng. Có thể đưa ra một số chuyện gây cười do phát âm sai như: Thưa cô cho em về lấy vợ ( vở)… để các em thấy tác hại của việc phát âm sai. - GV cần tạo hứng thú học tập cho các em không chỉ trong giờ tập đọc, học vần mà cả trong các giờ học khác hướng sự chú ý của các em vào việc nghe cô hướng dẫn cách phát âm. Ngoài việc hướng dẫn trong giờ, trước lớp…, GV cũng cần phải giúp cho các em hiểu nghĩa của từ để giúp cho việc phát âm đúng. Có đọc đúng thì mới viết đúng. - Đối với những HS nói ngọng từ nhỏ, khi phát âm không phân biệt được một số âm đầu hoặc dấu thanh hỏi, sắc, ngã, nặng; sai vần như: “ anh” đọc là “ ăn” “ ngã” đọc là “ ngá” 13 “ hiểu ” đọc là “ hiệu” “ sẻ” đọc là “ sẽ” GV cần có sự quan tâm đặc biệt, chú ý gần gũi uốn nắn, động viên các em. Cần dành nhiều thời gian hơn các em khác để sửa sai cho các em, giúp các em phát âm đúng, phân biệt được dấu thanh. Có như vậy khi viết mới đúng, với các em này phải đọc nhiều lần sau đó mới cho viết. Giao từ khó, tiếng khó để các em về nhà luyện và có hình thức kiểm tra. Đặc biệt cần có sự phối kết hợp với gia đình để tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó cùng với gia đình có biện pháp giúp các em tiến bộ (nếu cần có thể nhờ bác sỹ tư vấn thêm nếu các em đó ngọng bệnh lý ) GV cần chú ý hết sức nhiệt tình, kiên trì không nôn nóng, vội vã giúp HS chuyển biến dần. Chẳng hạn trong gìơ học vần, tập đọc GV gọi những HS phát âm yếu, ngọng nhiều hơn. Thường xuyên kiểm tra, động viên kịp thời khi các em có tiến bộ, như thế sẽ tạo cho các em hứng thú trong học tập, có ý thức và thói quen trong việc sửa lỗi phát âm. Lấy gương những HS tiến bộ để khuyến khích các em khác noi theo. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực của HS. Trong qúa trình sửa lỗi cho HS điều tối kị nhất là GV không được nhại lại khi HS phát âm sai, cũng không nên trách mắng hay có hình thức kỷ luật phạt HS làm cho các em thấy mặc cảm hay tự ti các em không sửa được lỗi hoặc không muốn sửa lỗi. Cho những HS hay phát âm sai, phát âm yếu ngồi cạnh những HS phát âm chuẩn và giao nhiệm vụ cho những em này kèm cặp giúp đỡ bạn, giúp bạn sửa lỗi, uốn nắn kịp thời. 14 Ngoài thời gian giúp đỡ các em trên lớp, GV cần đưa ra một số từ, câu khó về nhà các em tự luyện. GV có thể đọc mẫu, hướng dẫn tỷ mỷ về cách đọc phát âm thế nào cho đúng, kiểm tra các em có tiến bộ không vào đầu giờ học buổi sau. Ví dụ: GV đưa ra một số từ sau: - leo núi, lăn lông lốc - trái chín - say sưa, xào xạc - gió rung rinh cành lá - nhanh nhẹn Với biện pháp trên các em có thể nhớ lâu hơn và tình trạng đọc vẹt không thể xảy ra. - GV có thể đưa ra một số từ giống nhau nhưng khác nghĩa như “ châu ” và “ trâu ” + trâu : con trâu + châu : châu Á hay “ no ” và “ lo ” + lo: lo lắng + no: ăn no - Giải nghĩa những từ giống nhau nhưng khác nghĩa cho các em biết và đưa ra một số từ khác cho các em suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình về cách hiểu từ và giải thích ý nghĩa của từ. Thường xuyên kiểm tra kết quả của các em và tiếp xúc gần gũi với các em để hiểu các em nhiều hơn. - GV cần có kế hoạch luyện phát âm từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và có tốc độ tăng dần như: Trước tiên luyện cho các em phát âm đúng các âm, 15 vần sau đó tiến tới luyện tiếng, từ và tiếp theo luyện đến câu, đoạn, bài; từ đọc đúng đến đọc hay, đọc diễn cảm. * Tóm lại: Các phương pháp trên cần phải áp dụng một cách liên tục, dần dần và khoa học thì mới có hiệu quả. Sau khi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu tình hình và thực trạng phát âm sai của HS, tìm ra một số nguyên nhân và biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực phát âm cho HS và đã áp dụng vào lớp 1A do tôi trực tiếp giảng dạy. IV / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN: Để xem xét kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng phát âm của lớp tôi lần 2. Và khảo sát chất lượng tại lớp 1B (lớp không được áp dụng các biện pháp trên và do GV cao tuổi dạy) Tôi cho HS 2 lớp đọc bài: Bài 73 - TV lớp 1 tập 1 Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng Bài 77 – TV lớp 1 tập 1 Những đàn chim ngói Mặc áo màu nâu Đeo cườm ở cổ Chân đất hồng hồng Như nung qua lửa Số liệu thống kê như sau: 16 Lỗi Lớp Sĩ số Vần, thanh, n- l ch - tr s-x gi - r - d tiếng 1A 25 2 = 8% 2 = 8% 1 = 4% 2 = 8% 0 = 0% 1B 27 7 = 25,9% 5 = 18,5% 2 = 7,4% 3 = 11,1 % 2 = 7,4% * Nhận xét: Qua khảo sát lần 2 cho thấy lớp 1B không áp dụng các biện pháp trên của tôi thì chất lượng phát âm hầu như vẫn như cũ, sự tiến bộ là không đáng kể. Còn lớp 1A của tôi chất lượng phát âm có sự tiến bộ rõ rệt. Số HS phát âm đúng tăng lên. Nhìn vào kết quả đạt đựơc tôi rất phấn khởi và tự tin vào những biện pháp mà mình đã đưa ra. Điều đáng mừng là một số HS trước kia đọc yếu mắc nhiều lỗi (có em măc tới 2 đến 3 lỗi phát âm) bây giờ được sự hỗ trợ, giúp đỡ, uốn nắn cách phát âm theo các biện pháp mà tôi đã đưa ra có tiến bộ rõ rệt. Những cặp phụ âm mà trước đây các em hay nhầm lẫn trong cách phát âm: n - l ; ch – tr ; gi - r – d, bây giờ các em đã phát âm tương đối chuẩn. Khi phát âm cũng ít sai hơn, nếu sai chỉ cần cô giáo nhắc là em phát âm lại thì HS đó tự sửa được ngay. Từ đó HS viết chính tả cũng ít sai và chuẩn xác hơn. Tỷ lệ HS phát âm sai giảm đi đáng kể, nhất là cặp phụ âm n - l từ chỗ có 8 em mắc lỗi trong lần khảo sát thứ nhất thì lần khảo sát thứ 2 chỉ còn 2 em. Số HS phát âm sai ở các cặp ch - tr; gi- r – d; s – x cũng giảm đi rõ rệt. Số HS phát âm sai 17 về vần, thanh điệu cũng giảm đi trong khi đó thời gian áp dụng các biện pháp trên chưa lâu. Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy số HS sai lỗi phát âm giảm dần đáng kể. Điều này cho thấy các em đã nhận ra được cái sai của mình và sửa sai được. Nhưng đây mới là kết qủa bước đầu. Muốn chấm dứt và hạn chế tối đa tình trạng này đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài để rèn luyện cho các em. Tôi nhận thấy trong thời gian vừa qua mình chưa thể sửa hết lỗi phát âm cho HS, nhưng những biện pháp mà tôi đưa ra là những biện pháp khá hữu hiệu và tích cực, có tác dụng trực tiếp, thiết thực đối với HS. C/ KẾT LUẬN Qua quá trình giảng dạy và thời gian trực tiếp sửa lỗi phát âm cho HS, tôi thấy việc sửa lỗi cho HS nói chung và HS lớp 1 nói riêng là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Bởi vì HS biết đọc đúng, viết đúng là biểu hiện của sự hoàn thiện góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn sửa lỗi phát âm và nâng cao năng lực phát âm cuả HS trước tiên người GV phải nhận thức vai trò nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc phát triển nhân cách toàn diện của con người nói chung. - Muốn nâng cao nănglực phát âm cho HS thì điều quan trọng trước tiên là người GV phải tự hoàn thiện mình để trở thành người mẫu mực, là tấm gương sáng trong cách phát âm, nói năng trước HS để các em noi theo. Người GV phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động và phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Đặc biệt là phải tích luỹ được vốn kiến thức phong phú về tiếng mẹ đẻ thường xuyên nâng cao kỹ năng đọc và phát âm cho bản thân. 18 Trong qua trình sửa lỗi phát âm cho HS đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của người thày. Làm thế nào để HS thấy việc rèn luyện cách phát âm là điều cần thiết, có lợi cho các em, đồng thời nâng cao trình độ văn hoá cho xã hội. Luyện cách phát âm cho HS Tiểu học người GV phải nắm được đặc điểm tâm lý của các em, có biện pháp khen, chê kịp thời, khéo léo. - Khuyến khích các em ham đọc sách, báo, truyện bổ ích để nâng cao năng lực tự đọc, năng lực tư duy, sự hiểu biết về các mặt trong cuộc sống. Đồng thời qua các hình thức này giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. - GV cần kết hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội để dành sự quan tâm đến HS nhiều hơn. Việc rèn phát âm cho HS phải ở mọi lúc, mọi nơi và liên tục. Theo tôi trên đây là những bài học cần thiết đối với những GV muốn sửa lỗi phát âm cho HS. Tuy nhiên việc áp dụng những biện pháp này vào từng lớp cụ thể đòi hỏi phải có sự khéo léo, linh hoạt, kiên trì của cả thày và trò. Đây là một vấn đề khó thực hiện song vẫn làm được nếu có sự kiên trì, có sự tìm tòi công phu các biện pháp nhằm tháo gỡ. Việc sửa lỗi phát âm cho HS có đạt kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào khả năng, lòng nhiệt tình của mỗi GV. Phải xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề thì chất lượng giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn phụ thuộc vào bản thân HS có ý thức tự rèn luyện, sửa sai hay không. Tóm lại, thành công trong việc nâng cao năng lực phát âm cho HS phụ thuộc vào cả thày và trò. D/ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI Trong khoảng thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực phát âm cho HS tôi thấy rằng năng lực phát âm của HS đã đạt được mức khá. Đó 19 là kết quả đáng mừng. Tuy nhiên mức độ này chưa ổn định, ít nhiều vẫn có sự dao động. Bởi vì vẫn còn một số em lơ là trong việc phát âm, chưa hình thành cho mình ý thức, thói quen tự rèn luyện cách phát âm đúng, chính xác. Bên cạnh đó còn có những lý do chủ quan và khách quan khác phần nào tác động đến các em. Chẳng hạn khi đọc bài do không chú ý các em phát âm sai; trong khi đọc đề toán HS phát âm sai mà GV không sửa để tránh mất thời gian của tiết học; trong khi giao tiếp với mọi người nhất là cha mẹ, những người thân trong gia đình không chú ý sửa sai cho các em. Trong lúc trò chuyện, vui chơi cùng bạn bè các em hay nói tự do, chưa có ý thức, thói quen phát âm chuẩn và tự sửa sai cho nhau. Điều quan trọng là việc rèn luyện phát âm cho HS là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người GV phải kiên trì, tỉ mỉ giúp đỡ, uốn nắn kịp thời nhất là đối với HS yếu kém, phát âm ngọng từ nhỏ. Có như vậy mới thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi hiếu động của HS Tiểu học. E/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. Để góp phần nâng cao năng lực phát âm cho HS nói riêng cũng như hiệu quả học tập nói chung tôi có một số đề xuất sau: - Mỗi GV khi thi tuyển vào trường sư phạm thì cần có thêm một phần thi điều kiện nữa là thi đọc ( đọc đúng, phát âm chuẩn, không ngọng…) - Mỗi GV cần tự học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và cần phải tâm huyết với nghề. - Các cấp các ngành tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như tinh thần thời gian cho GV Tiểu học tiếp tục học nâng cao ( cao đẳng, đại học) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan