Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn sử dụng văn bản thơ liên quan để hỗ trợ đọc hiểu, kiểm tra đánh giá trong d...

Tài liệu Skkn sử dụng văn bản thơ liên quan để hỗ trợ đọc hiểu, kiểm tra đánh giá trong dạy học ngữ văn thpt

.DOC
43
409
120

Mô tả:

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT ------------------Mã số:………………. SẢN PHẨM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG VĂN BẢN THƠ LIÊN QUAN ĐỂ HỖ TRỢ ĐỌC HIỂU, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT Thực hiện : NGUYỄN HIẾU Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác     Có đính kèm :  Mô hình Phần mềm Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2015-2016 Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : NGUYỄN HIẾU 2. Ngày tháng năm sinh : 08- 03 - 1968 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất , Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại : 3867623 (CQ), 01223745614 (DĐ) 6. Fax: Không E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất . II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1989 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn . III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm : 26 - Các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 9 theo chuẩn KTKN (năm 2011) +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập II (năm 2012) . +Một số mô hình tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT góp phần thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ( năm 2013). +Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 11 theo chuẩn KTKN - Tập I (năm 2014) . +Một vài mô hình giới thiệu gương sáng trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (năm 2015). Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIÊÊM SỬ DỤNG VĂN BẢN THƠ LIÊN QUAN ĐỂ HỖ TRỢ ĐỌC HIỂU, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông luôn luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Môn Ngữ văn chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân và phát triển dân trí nước nhà. Tuy nhiên, thực tế dạy học, chất lượng của bộ môn, chất lượng thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Không ít giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng khi đối diện với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề, kiểm tra đánh giá. Văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Học sinh không những hiểu mà còn cảm được văn chương, nhất là những văn bản nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ Văn THPT. Ngoài ra, học sinh còn biết vận dụng những kiến thức đã học để xử lí các tình huống thực tế đời sống vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Để làm được điều này, đòi hỏi khả năng nhiều mặt của người dạy trong việc giúp người học khám phá thế giới văn học bao la, rộng lớn; nhận diện được tất cả các văn bản trong đời sống. Đứng trước chủ trương của Bộ Giáo Dục –Đào tạo là đổi mới cách ra đề môn Ngữ văn trong những năm gần đây, giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Không còn cách gọi Giảng văn mà là đọc văn. Không còn dạy đọc-chép, học thuộc lòng, học vẹt mà không hiểu gì cả. Thay vào đó là cách dạy đọc hiểu mọi văn bản và tất cả phong cách ngôn ngữ văn bản. Học sinh khi nắm được phương pháp làm bài đọc hiểu, sẽ tiếp cận và xử lí tất cả văn bản trong cũng như ngoài chương trình. Trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ hiểu văn bản, tôi đã sử dụng những bài thơ viết về lịch sử văn học, về tác gia, về những chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn có trong chương trình Ngữ văn THPT… nhằm làm mềm hoá, đa dạng hoá cái nhìn về văn bản đọc hiểu. Đồng thời, tôi cũng vận dụng những bài thơ đó để làm ngữ liệu trong đề kiểm tra. Từ lí do trên, tôi xin chọn đề tài “Sử dụng văn bản thơ liên quan để hỗ trợ đọc hiểu, kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình như niềm say mê và cũng là một thử thách, hướng tìm tòi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân, hi vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. II/- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luânâ Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015-2016 của Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo: tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Đó là yêu cầu chung mang tính định hướng vừa tổng quát vừa cụ thể về nhiệm vụ giáo dục trung học trong năm học. Môn Ngữ văn không nằm ngoài chủ trương đó. Nghĩa là, cùng với các bộ môn khác, môn Văn tiếp tục đổi mới về phương pháp giảng dạy, nhất là dạy văn theo chủ đề; dạy văn tích hợp kiến thức liên môn, vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn; dạy Văn theo hướng đánh giá năng lực học sinh...Trong đó, Đọc hiểu văn bản trở thành khâu đột phá, quan trọng trong quá trình cảm thụ văn chương; - Như vậy, dạy văn hiện nay cần coi trọng việc dạy đọc hiểu. Ông Trần Đình Sử trong bài viết Đọc hiểu văn- Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện đại, Báo văn nghệ số 31 đã khẳng định đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy cách đọc để học sinh tự đọc lấy thì việc học văn mới thực sự có kết quả, phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra và thấy mình lớn lên”. Trong bài "Coi trọng sự cảm thụ của học sinh trong giảng dạy văn học" (Tạp chí nghiên cứu giáo dục tháng 11 năm 1980) tác giả Nguyễn Duy Bình đã khẳng định "Nhiệm vụ then chốt trước hết của giáo viên đối với học sinh là giúp các em biết đọc tác phẩm ... rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích tác phẩm văn học để sau này suốt cuộc đời có thể tự mình biết đọc ... vì vậy việc làm có phần sáng tạo. Người đọc cùng sáng tạo trên cơ sở vốn sống của mình ". Còn PGS-TS Đỗ Ngọc Thống phát biểu rằng: Với ba phần lớn: văn học, tiếng Việt và làm văn, nhiệm vụ trực tiếp của môn học này là hình thành ở người học hai năng lực thiết yếu: Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Năng lực đầu giúp học sinh biết tiếp nhận, thưởng thức và đánh giá sản phẩm của người khác và năng lực sau biết tạo ra sản phẩm (nói và viết) của chính mình. Cả tiếp nhận lẫn tạo lập đều cần dựa trên những cơ sở khoa học... Nghĩa là, cách dạy giảng văn những năm trước đây không còn phù hợp với sự đổi mới của giáo dục. Giáo viên lên lớp không chỉ dừng lại ở khâu truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh nắm được kĩ năng đọc, cách đọc văn bản, để rồi sau này, khi tiếp xúc với bất kì văn bản nào, các em cũng biết vận dụng phương pháp đọc đã được trang bị để xử lí, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản. Học sinh từ chỗ bị động, học một cách máy móc, chỉ biếp văn bản trong sách giáo khoa, còn ngoài ra sẽ lúng túng khi tiếp cận văn bản mới, thì giờ đây, khi đã có kĩ năng đọc hiểu, các em sẽ phát hiện ra và thấy mình lớn lên về trí tuệ và tâm hồn, có khả năng lĩnh hội và tạo lập bất cứ văn bản nào trong cuộc sống. - Đọc hiểu văn bản nói chung, nhất là văn bản thơ có nhiều đặc trưng riêng. Trong bài Mấy ý nghĩa về thơ, nhà thơ- nhà phê bình văn học Nguyễn Đình Thi có viết: Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM những chặng, những trung gian, những cột cây số. Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. Như vậy, sử dụng văn bản thơ để hỗ trợ đọc hiểu văn bản trong bộ môn Ngữ văn sẽ có tác dụng tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Các em sẽ được đọc và hiểu văn bản ở một tầng bậc mới, thay vì đọc hiểu trực tiếp văn bản thì các em sẽ dựa vào một văn bản thơ thông qua thơ hoá để hiểu văn bản theo yêu cầu. Chính Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm sẽ có sức lay động, rung cảm học sinh, giúp các em hiểu văn bản một cách sâu sắc. 2. Cơ sở thực tiễn a.Thuận lợi - Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học nhiều văn bản thơ, từ ca dao, truyện thơ ...thuộc văn học dân gian đến thơ trung đại, thơ cận hiện đại. Ngoài ra, các em cũng tiếp cận những vấn đề mang tính lí luận và phương pháp như Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;Văn bản văn học; Nội dung và hình thức văn bản văn học (Khối 10); Một số thể loại văn học: Thơ, truyện(Khối 11); Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Mấy ý nghĩ về thơ;Luật thơ;Giá trị văn học và tiếp nhận văn học(Khối 12)...Nghĩa là, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản từ văn bản thơ, lí luận văn học về thơ, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là thể loại thơ đến cách thức đọc hiểu văn bản thơ. Vì thế, khi đọc hiểu một văn bản thơ, dù văn bản đó nằm ngoài chưa trình, các em đã biết hoặc tiếp xúc lần đầu, thì vẫn không bỡ ngỡ. Đặc biệt, văn bản thơ đó có những nội dung gắn liền với những văn bản đang học trong chương trình thì tạo điều kiện giúp các em hiểu và cảm thụ sâu hơn, phát huy được tính độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và tạo lập văn bản. - Trong tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ GD-ĐT ( tháng 6 năm 2014), phần bài tập trang 133 có dùng ngữ liệu dạng thơ hoá để ra đề. Cụ thể: Đọc và trả lời những câu hỏi sau: Dịu dàng là thế Tấm ơi Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao? Phận nghèo hôm sớm dãi dầu Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan. Người ngoan ở với người gian Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng Tin em, em cướp mất chồng Đành làm quả thị thơm cùng nước non... (Trích Lời của Tấm – Ánh Tuyết ) 1. Những chi tiết nào sau đây nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám? Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. Bố mất sớm, ở với dì ghẻ, làm lụng vất vả từ sáng đến tối không hết việc. B. Được Bụt giúp đỡ. C. Hóa thành cô gái thảo hiền sống cùng bà lão tốt bụng. D. Bụt cho đàn chim sẻ xuống giúp Tấm. 2. Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hóa bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào? 3. Sự hóa kiếp của Tấm và sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại ... A. Truyện cổ tích về loài vật. B. Truyện cổ tích sinh hoạt. C. Truyện cổ tích thần kì. 4. Ông Bụt trong truyện cổ tích là kiểu nhân vật chức năng. Vai trò của ông là giúp những ước mơ, khát vọng của nhân vật chính diện trở thành hiện thực. Trong truyện Tấm Cám, đó là: A. Khát vọng giàu sang B. Khát vọng về chính nghĩa và lẽ công bằng. C. Khát vọng hạnh phúc. D. Khát vọng yêu thương. 5. “Tin em, em cướp mất chồng” Nhân vật “em” mà lời thơ nhắc đến là nhân vật nào trong truyện? 6. Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám. 7. Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám là:..... (Viết không quá 5 câu để cụ thể hóa giá trị tư tưởng ấy). Cách ra đề trên đã có hướng đổi mới tích cực, có thể làm đề mẫu để tập huấn cho giáo viên khi biên soạn đề đọc hiểu. Người biên soạn không lấy ngữ liệu từ truyện Tấm Cám ( như thường thấy trong cách ra đề bình thường) mà dùng ngữ liệu trích từ bài thơ Lời của Tấm của tác giả Ánh Tuyết để làm cơ sở cho việc đọc hiểu văn bản. Như vậy, học sinh muốn làm được đề này phải hiểu được truyện Tấm Cám ( chương trình Ngữ Văn 10), từ đó có cách hiểu bài thơ để trả lới 7 câu hỏi trên. Đề mẫu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tìm ngữ liệu để ra đề đọc hiểu, một mặt vừa gắn với nội dung chương trình đã học, một mặt thể hiện sự mới mẻ, kích thích tư duy học sinh trong quá trình làm bài. - Ngay trong phần Luyện tập sách giáo khoa Ngữ văn 10 HKI trang 43 bài số 3 cũng có yêu cầu Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu-Trọng Thuỷ và nêu lên sức sống lâu bền của truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ. Điều đó chứng tỏ yêu cầu thơ hoá đã được đưa vào chương trình Ngữ văn nhằm giúp học sinh mở rộng kiến thức, phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình đọc hiểu văn bản. b. Khó khăn Việc sử dụng văn bản thơ có nội dung liên quan để hỗ trợ đọc hiểu, ra đề kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay vẫn còn mới mẻ, chưa được thực hiện rộng rãi. Về phía giáo viên, đa số chủ yếu tập trung đọc hiểu văn bản trong hoặc ngoài chương trình, đi thẳng vào văn bản, chứ không đi qua hình thức gián tiếp là lấy một Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM văn bản thơ viết về những vấn đề liên quan đến ngữ liệu có trong chương trình để triển khai việc đọc hiểu. Trên thực tế, ngữ liệu văn bản thơ có nội dung liên quan không nhiều. Nếu có thì rất ít bài thơ có nội dung, nghệ thuật phù hợp với trình độ học sinh ( ví dụ như 100 bài thơ Chân dung nhà thơ của Xuân Sách). Vì thế, giáo viên ít vận dụng văn bản thơ có nội dung liên quan trong quá trình đọc hiểu và kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Về phía học sinh, khi tiếp cận hình thức văn bản thơ có nội dung liên quan trong đọc hiểu văn bản và làm bài tập, các em phải hiểu cùng một lúc hai văn bản: văn bản đang học trong chương trình và văn bản thơ có nội dung liên quan. Trong khi đó, việc đọc hiểu văn bản trong chương trình cho thấu đáo đã là việc khó vì các em phải nhận biết, thông hiểu, vận dụng trả lời rất nhiều dạng câu hỏi mà theo đề xuất của PGS-TS Đỗ Ngọc Thống là các loại: Câu hỏi về thể loại; Câu hỏi hướng vào yếu tố ngoài văn bản;Câu hỏi về vai trò người tiếp nhận;Câu hỏi hướng vào yếu tố văn bản...thì đọc hiểu những bài dạng thơ có nội dung liên quan lại nâng thêm một tầm hiểu biết cao hơn. Đó là một trong những thách thức lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn, không phải vì khó khăn mà chúng ta chùn bước hoặc không dám tìm hiểu khám phá, nhất là một khi trong tài liệu tập huấn về đổi mới giảng dạy Ngữ văn THPT của Bộ GD-ĐT đã đề cập, mở đường cho hướng tiếp cận mới này thì việc vận dụng thơ có nội dung liên quan lại cần đặt ra và thực hiện tiếp tục. 3/-Phạm vi thực hiện đề tài Chương trình Ngữ văn THPT đề cập rất nhiều loại văn bản, gắn liền với 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Phân môn nào muốn tiếp cận cũng đầu bắt đầu từ đọc hiểu. Việc sử dụng văn bản thơ có nội dung liên quan cũng sẽ được thực hiện để hiểu các văn bản thuộc 3 phân môn trên.Với điều kiện và khả năng có hạn, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu trong diện hẹp sử dụng văn bản thơ có nội dung liên quan để hỗ trợ đọc hiểu một số văn bản tiêu biểu thuộc chương trình ngữ văn THPT, tập trung chủ yếu phần đọc văn và bài tập Đọc hiểu văn bản. III/-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1/- Một số khái niệm của đề tài - Theo Trần Đình Sử “đọc hiểu văn bản trước hết là đọc hiểu văn bản ngôn từ, đọc hiểu thông báo và đọc hiểu ý nghĩa. Việc đọc hiểu ý nghĩa không chỉ dựa vào các liên hệ bên trong văn bản văn học, mà còn dựa vào ngữ cảnh khi tác phẩm được viết ra hoặc dựa vào ngữ cảnh khi người đọc đọc tác phẩm... Có ít nhất bốn cách tiếp cận đọc hiểu văn bản. Một là đọc thông, đọc hiểu văn bản ngôn từ. Hai là đọc hiểu thông báo của văn bản. Ba là đọc hiểu ý nghĩa. Bốn là đọc tổng hợp, phát hiện ý nghĩa của văn bản”.( Nguồn https://trandinhsu.wordpress.com/) Như vậy, đọc hiểu văn bản là khâu đầu tiên, khâu quan trọng nhất trong giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường. Theo chương trình Ngữ văn hiện nay, nội dung đọc hiểu đã được mở rộng, không những tập trung ở văn bản nghệ thuật ( thơ, truyện, kịch, kí…) mà còn đọc hiểu văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận, văn bản khoa học, văn bản Tiếng Việt, văn bản làm văn. Yêu cầu của đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông là Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM phải lấy văn bản làm trung tâm. Chỉ ý nghĩa có căn cứ trong văn bản mới có giá trị. Cần phải coi trọng ngữ cảnh, coi trọng tổ chức nội bộ của văn bản.Đọc hiểu phải dựa vào cấu trúc ngôn ngữ, không được thoát li ngôn ngữ. -Về khái niệm Thơ và văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT : + Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. +Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT là những văn bản thơ được hình thành nhờ lấy cảm hứng từ những văn bản có trong sách giáo khoa. Phần văn bản này do các nhà thơ, tác giả sáng tác. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1/- Sử dụng Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình hỗ trợ đọc hiểu phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa ngữ văn THPT 2.1.1/ Trong giờ Đọc văn, phần Tiểu dẫn giống như khúc dạo đầu của một bản nhạc, mở đường cho giáo viên bước vào bản nhạc chính là phần Văn bản. Phần Tiểu dẫn là cơ sở khoa học để lí giải những vấn đề liên quan đến Văn bản. Tuy nó có nội dung gắn với các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, sự nghiệp sáng tác, thể loại, phong cách nghệ thuật nhưng lại là chỗ dựa vững chắc để hiểu về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn bản. Phần tiểu dẫn thường được giới thiệu ngắn gọn, dưới dạng phương thức biểu đạt thuyết minh. Tri thức đọc hiểu phần này được các nhà biên soạn sách giáo khoa viết thành những đoạn văn xuôi ngắn gọn, cô đọng. Khi tìm hiểu phần này, nếu chủ quan, chúng ta sẽ hướng dẫn học sinh một cách qua loa, sơ sài; nhưng nếu sa đà, tìm hiểu quá kĩ thì lại mất thời gian, ảnh hưởng đến phần đọc hiểu văn bản. Nguyên nhân tình trạng này là do phần Tiểu dẫn cung cấp thông tin cụ thể nên giáo viên thường lướt qua, chỉ cho học sinh đọc, chứ không cần hiểu. 2.1.2/ Các bước sử dụng Văn bản thơ có nội dung liên quan để hỗ trợ đọc hiểu phần Tiểu dẫn a. Trước hết là thao tác Đọc: Nếu phần tiểu dẫn dài, trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước ở nhà, xác định những ý chính, tìm bố cục, tóm tắt thành những luận điểm. Khi lên lớp, giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, cho học sinh phát biểu cá nhân, trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản. Giáo viên sơ kết những ý học sinh đã trình bày, chỉnh lí, bổ sung. Nếu phần tiểu dẫn ngắn, giáo viên cho học sinh đọc một lần, sau đó học sinh trình bày những ý chính. b.Đọc hiểu phần cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả: để làm mềm phần tiểu sử, con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả đã được giới thiệu trong Tiểu dẫn, tạo hứng thú cho học sinh ngay từ lúc vào bài, giáo viên có thể trích dẫn một số đoạn thơ, bài thơ liên quan. Sau đó, giáo viên sử dụng thao tác so sánh giữa từ ngữ, ý thơ được sử dụng trong bài thơ với những chi tiết quan trọng trong cuộc đời tác giả để thấy được nét giống nhau và nét độc đáo giữa hai văn bản. Từ đó, định hướng cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, con người nhà thơ. Đọc hiểu phần Tiểu dẫn bài thơ Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Ngữ văn 10, tập I, tr 126), giáo viên có thể sử dụng bài thơ Lời thơ-lời sấm của Nguyễn Vũ Tiềm để hỗ trợ, bổ sung tri thức đọc hiểu tiểu sử, con người và thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm: Biển xanh thành nương dâu Thơ báo trước việc đời năm thế kỷ Thiên chức nhà thơ với cõi trần đến thế Hành tinh này còn có ở nơi đâu? Mặc thế cuộc vần xoay Đối nhân bằng nhân bản Con người ấy với thiên nhiên bầu bạn Đời bon chen sao kham nổi hiền tài. Lời sấm truyền khó thấy một câu sai Duy một việc ông tính lầm dễ thấy: Thân áo vải, đầu trần thanh thản vậy Lại đóng gông trong mũ áo triều đình! Câu thơ Biển xanh thành nương dâu có ý nghĩa ẩn dụ về thực trạng trên đường xuống dốc của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI mà nhà thơ đang sống. Thơ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ báo trước, là Lời sấm truyền dự đoán về xã hội hiện tại và tương lai rất chính xác. Về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua các từ ngữ nhân bản, thiên nhiên bầu bạn,thanh thản trong bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng về vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ. Đó là con người không những có học vấn uyên thâm mà còn là người có chí khí, chọn lối sống nhàn, không mưu cầu danh lợi. Khi dạy phần Tiểu dẫn bài thơ TỰ TÌNH(II) (SGK, ngữ văn 11, Tập I, tr 18), nhằm giúp học sinh hiểu thêm về tác giả Hồ Xuân Hương, có thể chọn bài thơ sau: "Kính chào chị Hồ Xuân Hương Ôi một tài thơ cỡ khác thường "Xiên ngang mặt đất" câu thơ nhọn "Dê cỏn buồn sừng" chữ hóc xương Không chịu cam tâm làm phận gái Chế giễu nam nhi cả một phường "Bà chúa thơ Nôm" ai sánh kịp Ra ngoài lề lối của văn chương" (Hồ Xuân Hương - Tế Hanh) Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh giữa nội dung phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa với bài thơ của Tế Hanh, phát hiện ra nét giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản. Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật để cảm tác về con người và sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ. Đó là một tài thơ cỡ khác thường, một "Bà chúa thơ Nôm", cũng giống như nhận định bà là một hiện tượng rất độc đáo ( theo SGK). Bài thơ còn giúp học sinh nhận biết những câu thơ, ý thơ có trong 3 bài thơ của Hồ Xuân Hương: "Xiên ngang mặt đất";"Dê cỏn buồn sừng";Chế giễu nam nhi... Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Đọc hiểu phần sự nghiệp sáng tác: Trong phần Tiểu dẫn, sau khi giới thiệu tác giả, SGK còn giới thiệu tác phẩm chính của họ bằng hình thức liệt kê, sắp xếp theo trật tự thời gian. Thông thường học sinh chỉ nhớ tên một tác phẩm đang học chính thức hoặc đọc thêm, còn tên tác phẩm khác thì lại quên. Để tạo điều kiện cho các em nhớ lâu, giáo viên có thể dùng văn bản thơ có nội dung liên quan đến sự nghiệp sáng tác của tác giả để xâu chuỗi tên một số tác phẩm chính của nhà văn, nhà thơ trong một bài thơ ngắn. Không ngoại trừ trường hợp ngoài việc nhận biết tên tác phẩm, người tạo nên bài thơ đó còn ẩn ý gửi gắm tư tưởng, tình cảm- ý nghĩa ngầm của bài thơ. Tuỳ theo yêu cầu đọc hiểu Tiểu dẫn, giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện tên tác phẩm hoặc tìm ý nghĩa qua tên tác phẩm đó. Tôi xin chọn 2 trường hợp sau để minh chứng: + Phần tiểu dẫn bài Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài) ( Ngữ văn 12, Tập 2, tr 4) có giới thiệu: Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí( truyện, 1941),O chuột ( tập truyện, 1942)...Miền Tây ( tiểu thuyết, 1967)...Trong bài thơ Tô Hoài của Xuân Sách, tác giả viết: Dế mèn lưu lạc mười năm Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai Miền tây sen đã tàn phai Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang. Khi dùng bài thơ để hỗ trợ hiểu về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, học sinh sẽ nhớ kĩ hơn. Vì tác giả đã lồng ghép một số tác phẩm chính của Tô Hoài bằng thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc dễ nhớ, dễ thuộc. Một bài thơ 4 câu đã ghép được 6 tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ còn thú vị ở từ sen ở câu thứ 3 vì gợi nhớ tên thật của Tô Hoài là Nguyễn Sen. Để hiểu được bài thơ, học sinh phải tập trung vào phần Tiểu dẫn, đọc kĩ, rồi so sánh đối chiếu nhằm phát hiện, chỉ ra tên tác phẩm. + Phần tiểu dẫn bài Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) ( Ngữ văn 12, Tập 2, tr 69) có giới thiệu: Tác phẩm chính: Cửa sông( tiểu thuyết, 1967),Những vùng trời khác nhau( tập truyện ngắn, 1970),Dấu chân người lính ( tiểu thuyết, 1972), Miền cháy ( tiểu thuyết, 1977), Cỏ lau(1989)...Trong bài thơ Nguyễn Minh Châu của Xuân Sách, tác giả viết: Cửa sông cất tiếng chào đời Rồi đi ra những vùng trời khác nhau Dấu chân người lính in mau Qua miền cháy với cỏ lau bời bời Đọc lời ai điếu một thời Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu? Giống như bài thơ Tô Hoài, khi viết về Nguyễn Minh Châu, nhà thơ Xuân Sách đã ghép tên 6 tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trong một bài thơ lục bát. Trước khi cho học sinh tiếp cận bài thơ này, giáo viên hướng dẫn các em đọc kĩ phần Tiểu dẫn, tập trung phần giới thiệu tác phẩm. Sau đó, giáo viên viết bài thơ của Xuân Sách trên tờ giấy khổ lớn ( hoặc trình chiếu ppt), công bố trước học sinh và đề nghị nhận biết tên tác phẩm có trong bài thơ. Học sinh sẽ dùng thao tác so sánh, đối chiếu để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Giờ học sẽ trở nên sinh động, bất ngờ ngay từ lúc mới vào bài. Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.2/- Sử dụng Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình hỗ trợ đọc hiểu phần Tác giả văn học 2.2.1/ Đối với những tác giả lớn, SGK Ngữ văn THPT không trình bày nhập chung phần TIỂU DẪN với VĂN BẢN trong một bài, mà tách riêng thành hai phần TÁC GIẢ-TÁC PHẨM với thời lượng giảng dạy nhiều hơn. Cụ thể: - Ngữ văn 10, HK2: +Tiết 59,60,61. Bài: Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi). Phần 1: tác giả. Phần 2: tác phẩm; +Tiết 81,82. Bài: Truyện Kiều ( Nguyễn Du). Phần 1: tác giả. Tiết 83: Trao duyên... - Ngữ văn 11, HK1: +Tiết 20,21,22. Bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu). Phần 1: tác giả. Phần 2: tác phẩm; +Tiết 50: Phần 1: tác giả Nam Cao. Tiết 52,53,54: Chí Phèo - Ngữ văn 12, HK1: +Tiết 4. Bài: Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh). Phần 1: tác giả. Tiết 7,8 Phần 2: tác phẩm; +Tiết 22. Bài: Việt Bắc ( Tố Hữu). Phần 1: tác giả. Tiết 25,26: tác phẩm... Vì thời lượng dành cho đọc hiểu tác giả khá rộng ( từ 1 đế 2 tiết) nên để hệ thống hoá kiến thức về tác giả, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật..., bên cạnh các phương pháp như dùng phiếu học tập, bản đồ tư duy, sử dụng bảng biểu..., giáo viên cũng có thể vận dụng Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình trên lớp, nhằm kích thích tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh. Ở đây, tôi xin giới thiệu cách đọc hiểu bài Tác giả Tố Hữu ( tiết 22, Ngữ văn 12 HK2) bằng hình thức này. 2.2.2/ Bài Tác giả Tố Hữu dạy trong 1 tiết với ba nội dung chính: Vài nét về tiểu sử-Đường cách mạng, đường thơ-Phong cách thơ Tố Hữu. Ở hai nội dung đầu, tôi lấy ngữ liệu từ những đoạn thơ trích trong những bài thơ tiêu biểu trong suốt chặng đường thơ của Tố Hữu để cho học sinh thực hiện 2 cấp độ tư duy là nhận biết và thông hiểu. - Đọc hiểu phần vài nét về tiểu sử: Cột bên trái trích dẫn những câu thơ, đoạn thơ, đặt tên là Thơ viết về Tiểu sử. Mục bên phải yêu cầu học sinh dựa vào SGK để ghi lại những dữ kiện như năm sinh (1), quê hương ( 2), các mốc thời gian quan trọng (3,4,5,6,7), năm mất (8): TT 1 2 Thơ viết về Tiểu sử Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi (Hy vọng - Từ ấy) Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi... ( Quê mẹ -Gió lộng) Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Tiểu sử tiêu biểu Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI 3 4 5 6 7 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tâm tư trong tù —Từ ấy) Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! [...] Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời (Huế tháng Tám —Từ ấy) Kháng chiến ba ngàn ngày Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như huân chường trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng ! (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên — Việt Bắc) Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh của những giấc mơ... Tôi bay giữa màu xanh giải phóng Tầng thấp, tầng cao, chiều dài, chiều rộng Ôi Việt Nam ! Yêu suốt một đời Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi (Vui thế hôm nay- Máu và hoa) Tạm biệt đời ta yêu quý nhất, Còn mấy dòng thơ, một nắm tro. Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất, Sống là cho. Chết cũng là cho. ( Tạm biệt-Tố Hữu) Học sinh đọc và tìm trong văn bản phần Tác giả trong SGK, so sánh với ngữ liệu giữa 8 trích đoạn thơ, nêu được các sự kiện chính mà thơ Tố Hữu gợi ra : (1) Tố Hữu sinh năm 1920, sau cách mạng thánh Mười Nga 3 năm ( 1917) ; (2) Xứ Huế là quê hương của nhà thơ. (3) Năm 1937, Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng cộng sản ; (4) Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên ; Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (5) Niềm vui chiến thắng Điện Biên Phủ ; (6) Tố Hữu làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế.(7) Niềm vui thống nhất đất nước năm 1975 của nhà thơ. (8)Năm mất: 2002. - Đọc hiểu phần Đường cách mạng, đường thơ: Cột bên trái trích dẫn những câu thơ, đoạn thơ, đặt tên là Đường cách mạng, đường thơ. Mục bên phải yêu cầu học sinh dựa vào SGK để nhận biết, ghi lại các tập thơ của Tố Hữu. Giáo viên lưu ý học sinh đọc kĩ từng đoạn thơ, tìm ra trong mỗi đoạn thơ một từ khoá có tên tập thơ: TT Đường cách mạng, đường thơ Các tập thơ 1 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim. 2 Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền'' 3 Sóng bồi thêm bãi, thuyền thêm bến Gió lộng đường khơi, rộng đất trời! 4 Thời đại lớn cho ta đôi cánh Không có gì hơn Độc lập Tự do! Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận Có Đảng ta đây, có Bác Hồ. 5 Không nỗi đau nào của riêng ai Của chung nhân loại chiến công này. Việt Nam ơi, máu và hoa ấy Có đủ mai sau, thắm những ngày? Còn khổ đau nào đau khổ hơn 6 Trái tim luôn sát muối oán hờn Còn đây một chút trong đêm lạnh Đầm ấm bên em một tiếng đờn. 7 Phải trái dại khôn đầu vẫn sáng Thủy chung đen bạc mắt chưa nhòa Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm Ta vẫn là ta ta với ta Học sinh xác định đúng các tập thơ đó là : (1) Từ ấy( 1937-1946); (2) Việt Bắc ( 1946-1954); (3) Gió lộng ( 1955-1961);(4)Ra trận(1962-1971); (5) Máu và hoa ( 1972-1977); (6) Một tiếng đờn ( 1992).(7) Ta với ta ( 1999). 2.3/- Sử dụng Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình hỗ trợ đọc hiểu phần Văn bản thuộc phân môn Đọc văn 2.3.1/ Tiếp theo phần Tiểu dẫn, phần Văn bản trong phân môn Đọc văn là phần quan trọng nhất. Theo yêu cầu đổi giảng dạy, ở phần Văn bản, giáo viên tập trung vận dụng đa dạng về phương pháp để hướng dẫn học sinh Đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Hướng đọc hiểu hiện nay là dạy học theo chủ đề, dạy học tích Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM hợp kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tiễn, dạy học theo phát triển năng lực học sinh v.v. Dù dạy bằng hình thức nào đi nữa thì bước đọc hiểu vẫn nắm vai trò chủ đạo, trong đó giáo viên là người hướng dẫn học sinh làm việc, học sinh thể hiện tính chủ động, tích cực sáng tạo trong giờ học. Sử dụng thơ hoá phần đọc hiểu văn bản trở thành một trong những cách thức hỗ trợ giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp nhận và tạo lập văn bản. 2.3.2/ Các dạng Văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản trong chương trình hỗ trợ đọc hiểu phần Văn bản - Phần Văn bản văn xuôi ( Truyện, kí, tuỳ bút…) Tác phẩm văn xuôi trong chương trình THPT rất đa dạng về thể loại. Văn học dân gian có truyện cổ dân gian (Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười…). Văn học trung đại có truyền kì, chí…Văn học hiện đại có truyện ngắn, tiểu tuyết, bút kí, tuỳ bút…Tuỳ theo đặc trưng mỗi thể loại mà giáo viên hướng dẫn học sinh có cách đọc hiểu văn bản khác nhau. So với tác phẩm trữ tình, tác phẩm văn xuôi có dung lượng dài hơn, khó nhớ hơn. Một điểm đổi mới cũng là yếu tố thuận lợi cho học sinh hiện nay là trong cách ra đề của Bộ GD-ĐT khi kiểm tra đánh giá năng lực lĩnh hội và tạo lập văn bản, đề ra đã cung cấp văn bản ( thơ và văn xuôi), tránh tình trạng học sinh nhớ máy móc, học vẹt. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình trạng đề ra không thể cấp văn bản như dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Khi ý kiến đó có tầm bao quát toàn bộ một tác phẩm trong chương trình thì không thể cấp cả một tác phẩm dài trong khi ra đề. Vì vậy, khi dạy phần đọc văn, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh đọc kĩ tác phẩm và phải ghi nhớ những dẫn chứng tiêu biểu để trích dẫn chính xác trong bài làm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng; bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống văn hoá, lịch sử, lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không một nghệ thuật nào tái hiện được”. Hiểu một cách ngắn gọn, đặc trưng của tác phẩm tự sự là có cốt truyện, nhân vật và lời kể . Vì vậy, việc đọc hiểu một tác phẩm tự sự chủ yếu tập trung vào đặc trưng đó. Học sinh phải nhận biết, thông hiểu ý nghĩa của cốt truyện; nhớ chính xác các sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật ( nhất là nhân vật chính); nắm được lời kể, giọng điệu riêng của mỗi tác giả. Thực tế hiện nay học sinh ít có thói quen đọc văn bản nói chung, đọc truyện nói riêng. Nếu đọc thì cũng đọc qua loa, chiếu lệ, đọc mà không hiểu hoặc hiểu sai, hiểu không đến nơi đến chốn. Khi làm bài nghị luận văn học, học sinh rơi vào tình trạng kể lể dài dòng, có khi không trung thành với văn bản gốc, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, khiến cho bài văn trở nên đơn điệu, nhàm chán, việc cảm nhận rơi vào sơ sài, thiếu rung cảm. Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ bước lĩnh hội văn bản tự sự thông qua đọc hiểu, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng thể loại. Đặc biệt, khi đọc hiểu nhân vật tự sự, việc đi vào khai thác những sự việc, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật rất quan trọng, bởi vì chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Làm thế nào để học sinh nhận biết, thông hiểu các chi tiết tiêu biểu của nhân vật tự sự, để Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM rồi vận dụng tạo lập văn bản cảm nhận về hình tượng nhân vật đó? Một trong những cách được sử dụng để giải quyết điều đó chính là sử dụng văn bản thơ có nội dung liên quan đến nhân vật tự sự. Trong thực tế, một số nhà thơ quen thuộc đã sáng tác những bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật dựa trên cái nền là tác phẩm tự sự. Khi tiến hành đọc hiểu văn bản tự sự, giáo viên có thể dùng những bài thơ này để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phát hiện những sự việc,chi tiết tiêu biểu. Vì khi sáng tác, các nhà thơ đã chọn lựa các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm tự sự để diễn đạt lại lần nữa bằng ngôn ngữ trữ tình. Tôi xin minh chứng điều này qua 3 tác phẩm tiêu biểu ở 3 khối như sau: - Khi dạy bài An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ ( Ngữ văn 10, HKI), tôi đã sử dụng văn bản thơ viết về truyền thuyết này để giúp học sinh nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết tiêu biểu. + Có thể mượn bài thơ sau: CHUYỆN TÌNH MỴ CHÂU Nghe truyện kể hai ngàn năm trước Quân Triệu Đà từ nước Tần sang Đánh chiếm Âu Lạc lân bang Thua trận liên tiếp phải sang cầu hòa Nhân cơ hội Triệu Đà lập kế Cho con trai ở rể làm tin Mỵ Châu trao cả trái tim Trọng Thủy yêu nước hay tìm tình yêu? An Dương Vương có nhiều cân nhắc Hay quá tin vững chắc nỏ thần? Mỵ Châu đâu có phân vân Trái tim yêu dấu không cần hoài nghi. Trọng Thủy bước chân đi vì nước Điều gì hơn Tổ quốc sinh thành Tình riêng chung có phân minh? Nỏ thần tráo lẫy, ngay tình lý gian! Nào áo gấm vua ban phía trước Nào tổ tiên, đất nước đằng sau Ai đem tất đổi Mỵ Châu? Cơn mê tình ái dễ đâu trả lời Một say đắm cuộc đời tan nát Hai đắm say xé toạc cơ đồ Lông ngỗng rải xuống mơ hồ Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Yêu một khắc phá cơ đồ nghìn năm An Dương Vương hờn căm trút giận Thù sau lưng lửa hận bừng bừng Thần Kim Quy nói thẳng thừng Nghĩa non bùng cháy, dửng dưng tình nhà Mỵ Châu đó tay cha hóa kiếp Máu đỏ loang sóng biếc cuộn trào Khi ba lần trái tim trao Minh châu lại hóa thân vào ngọc trai Câu chung thủy tương lai còn khắc Lửa tình yêu son sắc có nhòa? Trái tim, khối óc không hòa Tim sai một nhịp, óc lòa thiên thu. (Đinh Kim Chung) Giáo viên có thể đặt câu hỏi nhận biết để học sinh tìm hiểu: Đọc bài thơ trên, tìm hệ thống từ ngữ liên quan đến những sự việc tiêu biểu được tác giả kể trong truyền thuyết An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ . Từ đó, em hãy kể tóm tắt cốt truyện truyền thuyết này? Với câu hỏi trên, học sinh sẽ nhận biết hệ thống từ ngữ trong bài thơ như lập kế, cầu hoà,cho con ở rể (nói về Triệu Đà);Nỏ thần tráo lẫy( nói về Trọng Thuỷ);Yêu một khắc phá cơ đồ nghìn năm ( nói về Mỵ Châu);Nghĩa non bùng cháy, dửng dưng tình nhà (nói về An Dương Vương); Minh châu lại hóa thân vào ngọc trai ( nói về ngọc trai, giếng nước)…Từ đó, lấy văn bản trong SGK làm chuẩn, học sinh kết hợp với bài thơ để tiến tới bước thứ hai là thông hiểu cốt truyện và nội dung chính của truyền thuyết là: Bi kịch nước mất nhà tan-Bi kịch tình yêu tan vỡ- Hình ảnh Ngọc trai, giếng nước. + Cũng trong truyền thuyết này, khi tiến hành đọc hiểu chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tôi sử dụng trích đoạn bài thơ sau ( vì bài thơ tương đối dài) Mị CHÂU (Vương Trọng) (…) Lông ngỗng rơi, lông ngỗng rơi trắng lối Dứt áo ra như dứt thịt da mình Phút ly loạn, chàng ở đâu chẳng tới Trọng Thủy ơi, thiếp đã chạy xa thành! Nước mắt rơi xoay tròn cơn gió Lưng Cha cùng lưng ngựa đẫm mồ hôi Lông ngỗng hết, thiếp sẽ rời lưng ngựa Làm chiếc lông cuối cùng đợi chàng đấy, chàng ơi. Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ………………………………………….. Không phải lông ngỗng rơi mà đầu lăn xuồng đất Nằm cuối đường như dấu chấm câu Sao bị chém? Mị Châu không hề biết Máu tụ thành sỏi đỏ đất Hoan Châu. …….. Khi sáng tác bài thơ Mị Châu, nhà thơ Vương Trọng đã nhìn truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ bằng ngôn ngữ trữ tình.Trong ba đoạn thơ trên, chi tiết lông ngỗng được lặp lại nhiều lần, trở thành dụng ý nghệ thuật của nhà thơ hiện đại khi viết về nhân vật Mị Châu. Ông đã nói thay tâm trạng của nàng trong giây phút cùng vua cha bỏ trốn. Chi tiết này cũng được nhắc đến hai lần trong truyền thuyết. Lần thứ nhất thể hiện trong câu trả lời của Mị Châu khi sắp chia tay Trọng Thuỷ: Thiếp có áo lông ngỗng(…)đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu. Lần thứ hai thể hiện qua câu:Trọng Thuỷ nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Trên cơ sở sự giống nhau về chi tiết nghệ thuật giữa truyền thuyết và các đoạn thơ, giáo viên cho học sinh tiến hành đọc hiểu chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật Mị Châu. Có thể đặt ra các câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận trả lời: (1)Sau khi đọc truyện An Dương Vương,Mị Châu và Trọng Thuỷ và ba đoạn thơ trong bài Mị Châu của Vương Trọng, em hãy chỉ ra chi tiết nào giống nhau ? Chi tiết đó liên quan đến nhân vật nào?( câu hỏi nhận biết). (2) Nêu ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết vừa phát hiện? Có thể nói đó là chi tiết tiêu biểu trong truyện được không? Vì sao? ( câu hỏi thông hiểu). (3) Phát hiểu ngắn gọn suy nghĩ của em về thái độ, tình cảm của nhà thơ Vương Trọng dành cho nhân vật Mị Châu qua đoạn thơ? Thái độ, tình cảm đó có giống với thái độ, tình cảm của nhân dân dành cho nàng trong truyền thuyết không? Vì sao? ( câu hỏi vận dụng)… Như vậy, nếu biết cách vận dụng văn bản thơ có nội dung liên quan đến văn bản đang dạy đúng lúc, vừa phải như trường hợp trên, giáo viên sẽ giúp học sinh nhanh chóng nhận ra chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhờ có đoạn thơ định hướng, đồng thời sẽ cảm thụ, rung động trước vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật được gửi gắm trong truyền thuyết dân gian, cũng như tạo hứng thú, dễ nhớ khi tiếp cận văn bản. + Để thực hiện phần củng cố phần Đọc văn truyền thuyết này, tôi đã sử dụng một đoạn thơ quen thuộc của nhà thơ Tố Hữu trong bài Tâm sự, sáng tác tháng 2 năm 1967: Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu... Bốn câu thơ trên đã đức kết gần như trọn vẹn nội dung chính của truyện An Dương Vương,Mị Châu và Trọng Thuỷ mà học sinh vừa đọc hiểu xong. Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu... là bi kịch nước mất nhà tan. Trái tim lầm chỗ để trên đầu là bi kịch tình yêu tan vỡ. Từ đó, giáo viên đặt câu hỏi liên hệ thực tế để học sinh rút ra bài học Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM nhận thức và hành động của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về bài học tình yêu đôi lứa… - Để hỗ trợ Đọc văn bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, tôi đã sử dụng bài thơ sau: Cho ta về lại Cẩm Giàng Dọc miền thương nhớ ngỡ ngàng nắng rơi Bờ tre văng vẳng “chiều rồi” Sân ga thấp thoáng bóng người về đâu ? Lắt lay mấy ngọn đèn dầu Màn đêm đặc quánh, còi tàu vọng lên … Ta về gặp chị em Liên Hỡi cô hàng xén ngoan hiền năm nao ! Đêm hè ngồi đếm trời sao Kìa Con Vịt lội ào ào sông Ngân Chợ quê đêm lặng dần dần Mùi quê, mùi đất quen thân một thời … Ta về gặp tiếng à ơi Rạ rơm muôn kiếp thơm mùi rạ rơm. Phố xưa lồng lộng gió nồm Chiều sương bảng lảng vọng hồn người xưa … (Vọng chiều Thạch Lam- Lê Đức Đồng) Văn bản Hai đứa trẻ ( Ngữ văn 11, Tập I) khá dài ( 6 trang) đã được tác giả Lê Đức Đồng làm mềm hoá bằng hình thức một bài thơ ngắn gọn, trong đó có đầy đủ nội dung nói về tác giả và truyện ngắn. Bản thân Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người ( SGK, ngữ văn 11, tập I, Tr 94). Vì thế, thêm một bài thơ trữ tình Vọng chiều Thạch Lam như trên làm cho truyện Hai đứa trẻ có sức hấp dẫn đặc biệt. Chất thơ bàng bạc trong truyện lại một lần nữa được cảm nhận qua bài thơ. Nhờ có bài thơ, học sinh dễ nhớ những chi tiết giàu giá trị nghệ thuật trong truyện. Khi sử dụng bài thơ này, trước khi dạy bài Hai đứa trẻ,tôi dặn dò học sinh ở nhà đọc kĩ văn bản truyện, đồng thời cấp trước cho các em văn bản bài thơ để các em có điều kiện so sánh, đối chiếu. Khi lên lớp, tôi sử dụng phiếu học tập dưới hình thức bảng biểu để các em điền vào những ô trống, tìm ra những dẫn chứng trong truyện gắn liền với từ ngữ hình ảnh trong bài thơ. Từ đó, các em sẽ nhận biết các chi tiết nghệ thuật cần tập trung phân tích. Cụ thể như sau : Trích từ ngữ, câu thơ Bờ tre văng “chiều rồi” Nhận biết câu văn trong truyện Thông hiểu ý nghĩa nghệ thuật các câu văn đó vẳng Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ngọn đèn dầu Màn đêm đặc quánh, còi tàu vọng lên … Hỡi cô hàng xén ngoan hiền năm nao ! Đêm hè ngồi đếm trời sao Kìa Con Vịt lội ào ào sông Ngân -Mùi quê, mùi đất quen thân một thời … -Rạ rơm muôn kiếp thơm mùi rạ rơm. Những từ ngữ, câu thơ được trích ra trong bài thơ Vọng chiều Thạch Lam được sử dụng có khi xen kẽ, có khi cùng một lúc trong quá trình đọc hiểu Hai đứa trẻ. Sau khi làm việc theo nhóm, đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả, giáo viên cho nhóm còn lại góp ý bổ sung. Sau cùng, giáo viên chốt lại. Kết quả gợi ý như sau: Trích từ ngữ, câu thơ Bờ tre văng “chiều rồi” ngọn đèn dầu Nhận biết câu văn trong Thông hiểu ý nghĩa nghệ truyện thuật các câu văn đó vẳng -Dãy tre làng trước mặt đen Tạo chất thơ trong văn lại Thạch Lam, gợi bước chân - Chiều. Chiều rồi nhẹ nhàng của thời gian buổi chiều buồn đang dần chuyển về đêm ở phố huyện nghèo. Qua đó, nhà văn thể hiện sự cảm nhận tinh tế và sự gắn bó sâu nặng với quê hương, với ruộng đồng. -Đèn treo trong nhà bác phở -Đó là thứ ánh sáng Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong yếu ớt, le lói như những nhà ông Cửu và đèn dãy sáng kiếp người nghèo khổ nơi xanh trong hiệu khách... phố huyện. - Một khe sáng ở một vài cửa - Biểu trưng cho hàng. những kiếp người nhỏ bé - Quầng sáng thân mật sống leo lét, tàn lụi trong quanh ngọn đèn chị Tí. đêm tối mênh mông của xã - Một chấm lửa nhỏ trong hội cũ. bếp lửa bác Siêu. - Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Màn đêm đặc quánh,còi tàu vọng lên … - - Hỡi cô hàng xén ngoan hiền năm nao ! Đêm hè ngồi đếm trời sao Kìa Con Vịt lội ào ào sông Ngân -Mùi quê, mùi đất quen thân một thời … -Rạ rơm muôn kiếp thơm mùi rạ rơm. -Dấu hiệu đầu tiên: + Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc. + Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. -Khi tàu đến: + Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. + Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. -Khi tàu đi vào đêm tối: + Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. + Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. -Liên trông thấy động lòng thương ( mấy đứa trẻ con nhà nghèo) -Chị là người con gái lớn và đảm đang -An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông… -Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Hình ảnh con tàu: - Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện. - Đánh thức những kí ức tuổi thơ êm đềm về Hà Nội của hai đứa trẻ. - Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh. Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Dù sống trong cuộc sống tù đọng, leo lét, mòn mỏi nhưng con người vẫn thiết tha với cuộc sống nơi phố huyện. - Để hỗ trợ Đọc văn bài Vợ nhặt của Kim Lân ( Ngữ văn 12, tập II), tôi đã sử dụng bài thơ sau: “Muốn ăn cơm trắng với giò Lại đây mà đẩy xe bò với anh”. Câu hò thả giữa trời xanh Mà duyên mà nợ kết thành lứa đôi… Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất Năm học 2015- 2016
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan