Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn sử dụng trò chơi địa lí để giáo dục học sinh lớp 10 thpt bảo vệ môi trường ...

Tài liệu Skkn sử dụng trò chơi địa lí để giáo dục học sinh lớp 10 thpt bảo vệ môi trường và tài nguyên

.DOC
24
1436
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI Mã số:……………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ ĐỂ GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP 10 THPT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Người thực hiện:Phạm Văn Lâm Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy học bộ môn: Địa Lí Năm học:2012-2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.THÔNG NHÂN 1. Họ và tên: PHẠM VĂN LÂM TIN CHUNG VỀ CÁ 1 2. Ngày tháng năm sinh: 07/06/1980 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ:Trường thpt Điểu Cải, Ấp Đồn Điền 3, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0908551000 (CQ)/ 0613639043 6. E-mail:[email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ địa lí 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu cải II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân địa lí - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo:Địa lí kinh tế- xã hội III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy địa lí trung học phổ thông - Số năm kinh nghiệm:10 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy tốt một số bài địa lí 12 ban cơ bản. - Thành lập câu lạc bộ địa lí ở trường THPT để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, giáo dục môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường trung học phổ thông. Ở nước ta, việc giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông được thực hiện theo phương thức tích hợp vào các môn học. Môn học địa lí là môn học có nhiều khã năng giáo dục môi trường cho học sinh trong quá trình dạy học Để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường qua môn địa lí, thật sự là không khó. Nhưng để cuốn hút và tạo hứng thú đối với các em về vấn đề này thì thật sự không đơn giản. Vì vậy để hình thành ở học sinh lớp 10 THPT sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, ứng xử thông minh với môi trường, tôi mạnh dạn chọn chuyên đề “ Sử dụng trò chơi địa lí để giáo dục học sinh lớp 10 THPT bảo vệ môi trường và tài nguyên”. Mục đích của chuyên đề này nhằm tạo hứng thú cho các em học tập môn địa lí nói chung. Nhằm trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng, thái độ, hành động bảo vệ môi trường nói riêng. Thông qua những trò chơi địa lí tích hợp trong những tiết dạy địa li lớp 10. Hay trong những buổi hoạt động ngoại khóa, giúp cho các em có những nhận thức đúng đắn về môi trường và tài nguyên. Từ đó tạo cho các em có ý thức, thái độ tích cực đối với môi trường và tài nguyên. Trang bị cho các em các kĩ năng thực hành và kết quả cuối cùng là các em có trách nhiệm về môi trường và tài nguyên và biết hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh đối với môi trường. Trước những thực trạng môi trường hiện nay đang bị ô nhiểm nặng, nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Tôi thiết nghĩ thông qua những trò choi địa lí nhằm mục đích giáo dục các em bảo vệ môi trường và tài nguyên là vô cùng cấp thiết đối học sinh lớp 10 THPT. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lí luận - Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948, tại cuộc họp liên hiệp quốc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại pari thuật ngữ “ GDMT ” được sử dụng. Tiếp sau đó, có rất nhiều cố gắng để định nghĩa thuật ngữ này. - IUCN, 1970 đã định nghĩa giáo dục môi trường là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kỷ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hóa và thế giới vật chất bao quanh. Giáo dục môi trường đồng thời cũng thực 3 hiện quyết định đưa ra bộ qui tắc ứng xử với những vấn đề liên quan đến đặc tính môi trường. - Chương trình IEEP (chương trình giáo dục môi trường quốc tế ) ra đời tại một hội thảo Belyrade năm 1975. Hội thảo đưa ra bản tuyên bố liên chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trường. Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát giáo dục môi trường. Một tập hợp các mục tiêu ngắn gọn, bao quát giáo dục môi trường được đưa ra có thể tóm tắt như sau: a/ Nâng cao nhận thức và quan tâm đến mối quan hệ tương tác về kinh tế, xã hội, chính trị, sinh thái giữa nông thôn và thành thị. b/ Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức những giá trị, quan niệm, trách nhiệm và các kĩ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường. c/ Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ chức, cũng như toàn xã hội. - Ở Việt Nam: * Năm 1962, Bác Hồ đã khai sinh “ Tết trồng cây ”. Cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ. * Từ năm 1995. Dự án giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam (VIE 95/041) của bộ giáo dục – đào tạo do UNDP tài trợ đã nhằm vào các mục tiêu cơ bản: + Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia GDMT tại Việt Nam. + Tăng cường năng lực của Bộ giáo dục – đào tạo trong việc truyền đạt những nội dung và phương pháp giáo dục môi trường và các chương trình đào tạo giáo viên. + Xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường cụ thể để thực hiện ở cấp tiểu học và trung học. Các mục tiêu trên được thực hiện ở mức chỉ tiêu và cụ thể hơn trong thực tiễn thộng qua dự án VIE 98/018. Và hiện nay giáo dục môi trường chủ yếu lồng ghép vào ba môn học: Địa lí, sinh học, giáo dục công dân. Tuy nhiên, GDMT trong môn địa lí ở trường phổ thông cần được tiến hành theo hai định hướng cơ bản: + Được thực hiện bằng cách khai thác những tri thức môi trường hiện có trong sách giáo khoa địa lí. + Cách thức dạy học GDMT có hiệu quả là tổ chức các hoạt động cho học sinh. Và theo bản thân tôi, với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy. Tôi thấy định hướng. Tổ chức những hoạt động để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thì hiệu quả sẽ cao hơn.Vì thông qua hoạt động các em sẽ khắc sâu kiến thức. và sẽ tạo ra cho các em: 4 - Nhận thức đúng đắn về môi trường. - Ý thức, thái độ thân thiện với môi trường. - Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường. Và trong các hoạt động được tổ chức cho học sinh . Thì tôi thấy trò chơi địa lí là một hình thức cuốn hút được nhiều học sinh tham gia. Và thông qua những trò chơi , các em có ý thức trách nhiệm sâu sắc với môi trường, có được những hành động thích hợp bảo vệ môi trường. - Trò chơi địa lí có thể lồng ghép trong từng tiết dạy trên lớp hoạc tổ chức trong những buổi hoạt động ngoại khóa. - Nội dung trò chơi địa lí giúp các em hiểu, ý thức, hành động đúng về môi trường. - Trò chơi mang đầy đủ tính chất của một trò chơi, có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm tổ. Thông qua mỗi trò chơi nhằm giáo dục các em những khía cạnh riêng về môi trường và tài nguyên.Vì vậy “ Tổ chức trò chơi địa lí để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và tài nguyên ”là một hoạt động thiết thực trong quá trình giảng dạy ở trường thpt.Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp này để giáo dục học sinh lớp 10 THPT có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên. 2.NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Trò chơi địa lí là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nậng cao hiểu biết về kiến thức địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em. Ngoài ra, tạo cho các em tinh thần hứng thú học tập, niềm tinh và tình cảm của các em được nâng cao. Môn địa lí trở nên sinh động, gần gủi, thiết thực hơn đối với các em. Và thông qua nội dung các trò chơi nhằm giáo dục các em về các vấn đề môi trường và tài nguyên mà hiện nay được toàn nhân loại quan tâm. Và từ đó các em có ý thức, hành động bảo vệ môi trường xung quanh các em. Trò chơi địa lí có hai khía cạnh quan trọng: - Nội dung trò chơi là nội dung địa lí có liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường. - Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi : Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm tổ. Trò chơi địa lí có thể lồng ghép trong từng tiết dạy trên lớp để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và tài nguyên. Hay tổ chức trong những buổi hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú cho các em trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Và từ đó các em hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường thông qua nội dung của từng trò chơi. 5 A.Nội dung trò chơi lồng ghép trong từng tiết dạy chương trình lớp 10 thpt Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tt) (Tiết 10 ppct) 2/ Quá trình bóc mòn: Tên trò chơi: Đi về đâu ( thời gian 10 phút ). Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh hiểu được du canh và du cư là hoạt động nông nghiệp ở trình độ kỷ thuật thấp từ đó làm cho tài nguyên rừng trên thế giới bị suy giảm làm tài nguyên đất bị xói mòn dẫn đến nghèo đói. Chuẩn bị: - GV phô tô tờ rơi số 1 đủ cho các em học sinh trong lớp. - HS sưu tầm một số hình ảnh về nạn phá rừng, xói mòn đất, hiện tượng đói nghèo trên thế giới. Hệ thống việc làm: - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau cùng trao đổi và vạch các mũi tên nối các ô ở tờ rơi số 1 theo một trình tự nối tiếp hợp lý. - Chọn một số tờ rơi đã hoàn thành ( khoãng 3 tờ rơi ) dán lên bảng và tổ chức cho học sinh cả lớp phối hợp cùng thầy giáo xác định các hướng tiếp nối, sửa chữa các dấu nối chưa hợp lý, hoàn thiện một tờ rơi có mũi tên nối hợp lý. Các em vừa theo dõi, trao đổi ý kiến, vừa sửa chữa trên tờ rơi của cá nhân. - Chọn một số tranh các em sưu tầm cho tất cả lớp xem và thảo luận: có thể xem xói mòn đất là nguyên nhân chủ yếu nhất thể hiện tác động trực tiếp của du canh và du mục dẫn đến nghèo đói. 6 DU CANH Tăng cường rửa trôi DU MỤC Xói mòn đất Thiếu thức ăn gia xúc Phá rừng út Năng suất gỗ giảm sút Chăn nuôi động vật giảm Thiếu củi đun Thiếu phân chuồng Khô hạn Giảm độ phì nhiêu Năng suất thấp và không ổn định NGHÈO ĐÓI Nội dung tờ rơi số 1 7 Nội dung tờ rơi đã hoàn thành: DU CANH Tăng cường rửa trôi Phá rừng Xói mòn đất DU MỤC Thiếu thức ăn gia xúc Năng suất gỗ giảm sút Chăn nuôi động vật giảm Thiếu củi đun Thiếu phân chuồng Khô hạn Giảm độ phì nhiêu Năng suất thấp và không ổn định NGHÈO ĐÓI 8 Bài 28: Địa lí ngành trọt (tiết 31ppct) III. Ngành trồng rừng: Tên trò chơi: Người gác rừng (thời gian 9 phút) Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh hiểu được việc bảo vệ rừng, nếu chỉ có cán bộ kiểm lâm chưa đủ, mà còn có sự tham gia tích cực của toàn xã hội, ở cảnhận thức lẫn hành động. Từ đó xác định cho mình trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ rừng. Hệ thống việc làm: Chuẩn bị 100 cái kẹo, trong đó 20 cái có giấy bọc màu đỏ; 20 cái xanh; 20 cái trắng; 20 cái tím; 20 cái vàng. - Các phù hiệu mang tên: Cán bộ kiểm lâm, thợ săn, người khai thác gỗ, người buôn gỗ, dân bản xứ, dân kinh tế mới, thầy lang ( dùng tờ giấy A4, trên đó có thể ghi các tên trên, 1 tờ, ghi 1 tên. Học sinh có thể đeo vào sau lưng áo). - Học sinh trong lớp nhận các vai: + Cán bộ kiểm lâm 3 người. + Thợ săn 2 người. + Người khai thác gỗ lậu 2 người. + Người buôn lậu gỗ 2 người. + Dân bản xứ 2 người. + Dân kinh tế mới 2 người. + Thầy lang 1 người. - Trò chơi với các vai: + Trên bàn trước lớp xếp một đống kẹo (các kẹo có giấy bọc màu đỏ tượng trưng cho cây gỗ quý, màu xanh là động vật sống trong rừng, màu trắng là đất rừng, màu tím là dược liệu, màu vàng là lâm sản khác) + 3 người kiểm lâm có nhiệm vụ giữ đống kẹo không cho ai lấy. Những người đóng vai khác tìm mọi cách lấy kẹo càng nhiều càng tốt. Trò chơi diễn ra 3 phút rồi dừng lại. + Thảo luận toàn lớp:  Liệu những người kiểm lâm có thể giữ vẹn toàn bộ số kẹo (rừng) được không?  Để bảo vệ đống kẹo (rừng), những người kiểm lâm cần sự hỗ trợ của ai? Những người hỗ trợ cần phải làm những gì để giúp người kiểm lâm bảo vệ rừng (đống kẹo).  Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai? Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải ( tiết45ppct) Phần củng cố bài: Tên trò chơi: Đi tìm ẩn số (thời gian 5 phút) Mục đích của trò chơi: Giúp các em hiểu được ngành giao thông vận tải đường ô tô ngoài những lợi ích mang lại. Loại hình vận tải này còn ảnh hưởng xấu đến môi trường khí quyển trên trái đất. 9 Hệ thống việc làm: Chuẩn bị bản đồ đường ô tô việt nam, trên đó có các kí hiệu các tuyến đường ô tô ở việt Nam. - Thực hiện: Có hai đội tham gia chơi, mỗi đội có 5 học sinh + Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bản đồ treo lên, đồng thời một em trong mỗi đội sẽ cầm bút lông ghi vào những ô tròn những con số tên những tuyến đường. Mỗi em chỉ được phép ghi 1 lần trong 1 lượt đi. Sau 1 phút, trò chơi sẽ dừng. Đội nào ghi nhiều tuyến đường đúng, đội đó thắng cuộc. + Đội thắng cuộc trả lời câu hỏi: Ngành vận tải ô tô ngoài những tiện ích to lớn, ngành vận tải này mang lại những hậu quả gì cho môi trường tự nhiên. 10 Bản đồ lúc chưa hoàn thành 11 Bản đồ khi đã hoàn thành 12 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững (tiết49 ppct) Phần củng cố bài: Tên trò chơi: Ô chữ (thời gian 10 phút) Mục đích của trò chơi: Giúp các em hiểu được con người tác động tiêu cực vào môi trường nên hiện nay, trên thế giới xảy ra nhiều thiên tai ảnh hưởng hoạt động kinh tế và cuộc sống con người. Hệ thống việc làm: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm . *Bước 1:Chia lớp thành 4 nhóm *Bước 2: Cho mỗi nhóm thảo luận trong 5 phút và tìm từ thích hợp điền vào trong ô chữ .Sau cho phần cột dọc tô đen là từ THIÊN TAI Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Mỗi nhóm tìm hai từ khoá điền vào ô chữ trong thời gian 5 phút *Nhóm 1: Câu 1:Vùng núi có địa hình cao nhất nước ta ? Câu 2: Mùa khô kéo dài ở Tây Nguyên gây ……….làm khó khăn cho canh tác nông nghiệp. *Nhóm 2: Câu 3: Hiện tượng thời tiết gì, làm cho cây trồng trong nông nghiệp bị rụng lá? Câu 4: Tên của khu rừng cấm có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ. *Nhóm 3: Câu 5: Những thành phố lớn, trung tâm công nghiệp nước ta thường tập trung ở đâu? 13 Câu 6 : Gió mùa Đông Bắc gây thiên tai gì cho khu vực Tây Bắc nước ta? *Nhóm 4: Câu 7 : Tên khu vực nào nước ta, thiên tai động đất ít xảy ra nhất? Câu 8 : Núi Bà Đen thuộc tỉnh nào của Đông Nam Bộ? *Bước 3: Cho học sinh thảo luận để tìm ra từ chính xác . *Bước 4: Cho nhóm trưởng lên điền từ vào ô trống trên giấy rô ki, giáo viên đã vẽ trước. - Sau khi các nhóm điền xong, giáo viên chuẩn kiến thức. Phiếu học tập phản hồi : Câu 1: Câu 2: S Ư Ơ N G C Á Câu 5: M T Câu 7: T Â U T Đ R Y Ố I Ồ É N N T H Â Ạ Y N B H Ă C Á N I Ê N T A I Câu 3: N Câu 4: G B Ằ N G H Ạ I Câu 6: M B Ộ N H Câu 8: HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ TRONG GIỜ HỌC CHÍNH KHÓA 14 B. Nội dung trò chơi tổ chức trong những buổi hoạt động ngoại khóa Trò chơi địa lí trong hoạt động ngoại khóa là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy sự nhanh trí, sáng tạo, tính tự lập và tinh thần tập thể.Ngoài ra tạo cho các em có ý thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoại khóa môn địa lí. Ví dụ 1 Trò chơi: Tôi ở đâu - Mỗi thành viên trong câu lạc bộ có một miếng giấy trắng một mặt (bằng 1/8 khổ A4) và tự nghi trên đó 1 loại tài nguyên vd: than đá, quặng sắt, thủy triều, sức gió, dầu mỏ, rừng,…. - Chọn ra 3 thành viên bất kì của 4 nhóm câu lạc bộ. Mỗi em mang sau lưng một bảng giấy có ghi rõ “Tài nguyên phục hồi”, “Tài nguyên không phục hồi”. “Tài nguyên vô tận”. 15 - Học sinh 4 nhóm câu lạc bộ đứng thành vòng khép kín giữa sân trường, quay mặt theo chiều kim đồng hồ và liên tục chuyển nhanh mảnh giấy của mình cho người bên cạnh (luân chuyển theo vòng). - Giáo viên phát hiệu lệnh, mỗi học sinh ngay lập tức nhìn ngay mảnh giấy cầm trong tay của mình và chạy 1 trong 3 vị trí ở 3 góc sân (Chỗ có em mang mảnh giấy “Tài nguyên phục hồi”.”Tài nguyên không phục hồi” hay em mang mảnh giấy”Tài nguyên vô tận”.Ví dụ em cầm mảnh giấy có ghi “dầu mỏ” thì chạy về góc có em mang bảng hiệu “Tài nguyên không phục hồi”. - Em học sinh ở góc tiến hành kiểm tra các mảnh giấy ( xướng to tài nguyên ghi ở giấy cho mọi người cùng nghe ). Ai đứng không đúng vị trí thì mời ra ngoài. - Tổng kết trò chơi: Những thành viên của câu lạc bộ đứng đúng ví trị được ban tổ chức tặng một món quà là một cái móc khóa còn những thành viên đứng sai thì không có. Ví dụ 2 Trò chơi Cung- Cầu - Vật liệu: Kẹo, đại diện cho cây gỗ cả cộng đồng. Nguồn tài nguyên này sẽ được bổ sung sau mỗi hiệp chơi. - Mỗi học sinh được tự do lấy từ nguồn thực phẩm của cả đội, nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: + Sau khi chơi xong phải ăn hết những gì mình lấy được. + Khai thác tài nguyên đúng vị trí của nhóm mình. + Mỗi người phải lấy ít nhất một cái kẹo trong mỗi hiệp để sống sót. + Sau mỗi hiệp lượng thực phẩm sẽ được bổ sung bằng một nửa lượng hiện còn. - Giáo viên chuẩn bị cho mỗi đội 60 cái kẹo vào một góc riêng, thông báo cho mỗi đội biết vị trí tài sản của đội mình, cử người giám sát toàn bộ tránh hiện tượng lấy nhầm vào tài sản của nhóm khác và bổ sung kẹo sau mỗi hiệp. - Tuyên bố trò chơi bắt đầu, các em tự do khai thác tài nguyên của nhóm mình, ghi lại kết quả đã lấy, xem còn lại bao nhiêu. - Sau hai đến ba hiệp, dừng lại xem xét để loại những học sinh không sống sót được và tái sinh tài nguyên cho các nhóm theo đúng luật chơi. 16 - Các câu hỏi đặt ra: Điều gì xảy ra trong mỗi đội? Đội nào tất cả các thành viên đều sống sót? Học sinh nào lấy được nhiều kẹo nhất? Đội nào nghĩ rằng mình đủ kẹo ăn suốt đời? Trong những đội đó mỗi hiệp lấy bao nhiêu? - Câu hỏi thảo luận chung: + Lợi và bất lợi của việc khai thác tài nguyên dần dần (theo cách bền vững)? (Lợi:Kéo dài mãi mãi; bất lợi: Phải điều khiển cách sử dụng tài nguyên). + Lợi và bất lợi của việc khai thác tài nguyên triệt để một lần? (Không bền vững)( Lợi: Kiếm được một lúc nhiểu tiền; bất lợi: hủy hoại cơ bản tài nguyên). Ví dụ 3 Trò chơi Thế hệ - Cắt 14 mẩu giấy trong đó ghi: 2 mẩu thế hệ một, 4 mẩu thế hệ hai, 8 mẩu thế hệ ba. - Đặt 14 mẩu trên vào hộp, yêu cầu mỗi nhóm cử 2 học sinh tham gia trò chơi, học sinh còn lại quan sát và nhận xét. - Gọi 14 học sinh lên bắt xăm, yêu cầu giữ bí mật nội dung xăm. - Gọi 2 em thế hệ một lên nhận bao nilon và đến bao bắp to trước mặt đại diện cho lượng than đá trên toàn cầu, khai thác bao nhiêu tùy thích. Sau đó đến 4 em thế hệ hai, rồi đến thế hệ ba tiếp tục lấy. - Khi cả 3 thế hệ đã lấy xong, thảo luận cùng cả đội xem điều gì sẽ xảy ra với tổng lượng than đá trên thế giới? Thế hệ tiếp sau còn lại bao nhiêu? Có còn gì cho thế hệ thứ tư? Những em tham gia trò chơi có nghĩ đến con cháu của mình không hay chỉ cố gắng lấy càng nhiều càng tốt? Điều xảy ra trong trò chơi này có thể xảy ra trong thế giới thật không? Ví dụ 4 Trò chơi Tôi tên gì? - Một nhóm học sinh (khoảng 10- 12 em) đứng thành vòng tròn. Giữa vòng tròn có 1 học sinh. Sau lưng em này mang một mảnh giấy ghi tên một dạng địa 17 hình/cảnh quan/con sông… Tất cả những người xung quanh đọc được tên này, nhưng em đó không biết tên đó. - Để biết được mình mang tên gì, em học sinh đó phải tự đặt ra các câu hỏi về đặc điểm của dạng địa hình hay cảnh quan/con sông mà mình mang tên và hỏi các bạn xung quanh có đúng như vậy không? Các câu hỏi phải được nêu ra cẩn thận để biết được đặc điểm và nhận ra “mình là ai”. Những em khác chỉ được trả lời “đúng”, “không đúng”, “có thể”. Mỗi em tham gia chơi chỉ đặt 5-10 câu hỏi tùy thuộc vào trình độ lớp. Những lần chơi sau, có thể yêu cầu hạn chế lại số lượng câu hỏi để học sinh phải động não nhiều hơn. Ví dụ: Người mang tên là “Đới cảnh quan gió mùa” thì đặt câu hỏi là: + Đới của tôi có lượng mưa lớn và tập trung vào mùa hè có phải không? (mọi người trả lời: đúng). + Đới của tôi có thủy chế đều đặn và lượng mưa lớn có phải không? (mọi người trả lời: sai). + Đới của tôi có gió lạnh về mùa đông có phải không? (mọi người trả lời: đúng). - Hay người mang tên “Anpơ”(Một dải núi trẻ ở Tây và Trung Âu) thì có thể đặt các câu hỏi là: + Tôi là dải núi đồ sộ nhất trong hệ thống Anpơ có đúng không? (mọi người trả lời: đúng). + Tôi uốn thành vòng cung dài trên 1.200 km có phải không? (mọi người trả lời: đúng). + Vậy, tên tôi có phải là “Anpơ” không? (mọi người trả lời: đúng). Ví dụ 5 Trò chơi Phá rừng - Mục tiêu: Học sinh thấy được một cách trực quan diện tích rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp do sự khai thác quá mức của con người. 18 - Vật liệu: Mỗi học sinh có 1 tờ báo cũ. - Địa điểm: Sân trường - Hoạt động: + Học sinh để các tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó đứng vào trên tờ báo đó (mỗi học sinh chỉ đứng trên 1 tờ giấy báo). + Tất cả ra ngoài và chạy vòng quanh (theo cùng 1 chiều) quanh địa điểm có giấy báo – theo nhịp tay của giáo viên. + Khi giáo viên ra hiệu thì tất cả nhanh chóng nhảy vào vị trí có giấy báo (một tờ giấy báo chỉ được phép chứa một người). + Sau đó ra ngoài chạy tiếp, giáo viên cất đi một số tờ giấy báo và vỗ tay cho tất cả nhảy vào lại. Lúc này sẽ có một số người không có chỗ đứng, phải đứng ra ngoài vòng. + Các lần tiếp theo giáo viên cũng lấy đi một số tờ giấy báo và hoạt động diễn ra tương tự, có rất nhiều người bị loại ra khỏi vòng. Giải thích: + Các tờ giấy báo bị mất dần tượng trưng cho hình ảnh của việc đất rừng bị khai thác, xâm lấn, chiếm đoạt. + Những người bị loại ra khỏi vòng chơi tượng trưng cho cây cối bị chặt, đốn. HÌNH ẢNH HỌC SINH THAM GIA TRÒ CHƠI ĐỊA LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 19 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Sử dụng trò chơi địa lí để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và tài nguyên trong quá trình dạy học bộ môn địa lí được nhiều học sinh tham gia tích cực và tạo cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn địa lí ở trường THPT. - Trong mỗi trò chơi địa lí nhằm rút ra cho các em có những nhận thức và hành động đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương. Đồng thời mỗi học sinh là những tuyên truyền viên về môi trường cho địa phương các em đang sinh sống. - Những tiết học lồng ghép trò chơi địa lí để giáo dục các em bảo vệ môi trường và tài nguyên giúp các em phát huy tính tự giác trong học tập, tạo điều kiện cho 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan