Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn-sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học 8 vào bài tính chất ...

Tài liệu Skkn-sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học 8 vào bài tính chất - ứng dụng của hiđrô

.DOC
21
3064
100

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8 VÀO BÀI “TÍNH CHẤT -ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ” Tổ bộ môn: Mã: Khoa học tự nhiên 26252519 Người thực hiện: Nguyễn Quang Hào Điện thoại cơ quan: 02113.839.027 Email: [email protected] Vân Xuân- Tháng 01 năm 2015 0 MỤC LỤC TT 1 Nội dung Mục lục Trang 1 A. Đặt vấn đề 2 1. Lý do chọn đề tài 3 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 6 5. Phạm vi nghiên cứu 4 7 6. Phương pháp nghiên cứu 4 B. Giải quyết vấn đề 8 9 I. Cơ sở lý luận 5 5 1. Vai trò của thí nghi ệm nghi ên cứu trong chươ ng trình hóa học THC S 10 2. Phân loại thí nghiệm hóa học ở trường THCS và hóa học lớp 8 11 II. Thực trạng sử dụng nghiên cứu trong trường THCS và môn hóa học 8 6 1 12 1. Thuận lợi 6 13 2. Khó khăn 6 14 3. Số liệu thống kê 7 15 III. Giải pháp thực hiện. 7 16 1. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn hóa học 7 17 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 8 18 a. Giáo viên 8 19 b. Học sinh 9 20 3. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu ở một số bài trong chương trình hóa học THCS 9 21 a. Thí nghiệm nghiên cứu thứ nhất 9 22 b. Thí nghiệm nghiên cứu thứ hai 10 23 4. Nội dung thực hiện thí nghiệm nghiên cứu cụ thể với bài: Tính chất-Ứng dụng của hiđrô 13 24 a. Mục tiêu của bài học 13 25 b. Phương pháp 13 26 c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 13 27 d. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi dạy bài mới 13 28 a. Nghiên cứu phản ứng với oxi 13 29 b. Nghiên cứu phản ứng của Hiđrô với đồng (II) oxit 13 30 e. Kết quả thực hiện 17 C. Kết luận 13 31 1. Kết luận 18 32 2. Kiến nghị 19 33 Tài liệu tham khảo 20 2 A - ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khoa học tự nhiên luôn đề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hóa học thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. .Vì vậy, có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Theo quan điểm của triết học Mac-Lênin khẳng định “ Mọi lý thuyết chỉ là màu xám chỉ có cây đời mãi xanh tươi ”. Hóa học là rèn luyện kĩ năng thực hành, ngoài ra còn góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy xu hướng chung của việc đổi mới chương trình dạy - học bộ môn hóa học ở trong nước và Thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho thí nghiệm và nâng cao chất lượng. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu thường là giáo viên làm thí nghiệm hoặc hướng dẫn thí nghiệm cho học sinh làm, hướng dẫn cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra, dẫn dắt để học sinh phát hiện những kiến thức cần lĩnh hội. Tuy vậy, để sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có hiệu quả, còn phụ thuộc vào nội dung bài học, tính chất của vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp với các phương pháp dạy học khác như thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm chứng minh, học sinh quan sát đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mẫu vật...) đàm thoại... kết quả cho thấy số học sinh làm việc tích cực, chủ động nhiều hơn. Giáo viên có điều kiện để rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh. Đặc biệt là kỹ năng tư duy logic, phán đoán hiện tượng và giải thích các hiện tượng sâu sắc hơn. Qua đó hiệu quả giờ dạy cao, học sinh rất hứng thú khi học hoá học. Với những ưu điểm và hiệu quả đạt được khi sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong dạy học. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học 8 vào bài "Tính chất - ứng dụng của hiđrô" II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thấy được nhiều ưu điểm khi sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong dạy học Hóa học nói chung và hóa học lớp 8 nói riêng. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thấy được tầm quan trong của thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học THCS và hóa học 8. 3 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. Các thí nghiệm nghiên cứu trong chương trình hóa học 8 và bài “Tính chất hóa học của hiđrô” 2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường THCS. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các bài dạy có thí nghiệm ở môn hóa học THCS đặc biệt là bài “Tính chất - Ứng dụng của hiđrô” hóa học 8. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung: - Mục đích: Rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm - Cách tiến hành: Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Mục đích: So sánh kết quả học tập. 2. Địa điểm: Học sinh khối 8 trường THCS Vân Xuân-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc. 4 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như Ăng ghen đã viết: “... trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. 1. Vai trò của thí nghiệm có nghiên cứu trong hóa học ở trường THCS: Hệ thống thí nghiệm trong chương trình trung học phổ thông có vai trò quan trọng như sau: Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. Ngoài ra, thí nghiệm nghiên cứu còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò. 5 2. Phân loại thí nghiệm hóa học ở trường THCS và hóa học lớp 8:  Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên  Thí nghiệm của học sinh:  Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.  Thí nghiệm thực hành  Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội.  Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học... II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG THCS VÀ HÓA HỌC LỚP 8. 1. Thuận lợi: Trường ở địa bàn nông thôn vùng đông bằng, học sinh có truyền thống hiếu học, chăm chỉ nên đa số các em thông minh, chăm chỉ, thích học . Là giáo viên đã qua thực tế nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới, dạy học, sử dụng thiết bị thí nghiệm. Bên cạnh đó tôi được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và các đồng nghiệp tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn. 2. Khó khăn: - Học sinh: mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Học lực của học sinh ở các lớp cuối đa số là trung bình yếu, nên quá trình nhận thức của các em rất chậm. - Bộ thiết bị thí nghiệm môn hoá được trang bị từ lâu, đến nay một số dụng, hoá chất đã hư hỏng và đã hết. - Nhà trường chưa có phòng học bộ môn nên các giờ học có thí nghiệm nghiên cứu vẫn còn chưa tiến hành thường xuyên. 6 3. Số liệu thống kê: - Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8A, 8B trường THSC Vân Xuân-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc. - Kết quả nghiên cứu: Lớp 5- 10% 8A Giờ học có thí nghiệm 8B Giờ học nghiệm không có thí Ý thức tự giác 55-60% học sinh tự giác học Học sinh thụ động, hay nói học tập40-50% bài, tích cực làm thí nghiệm, chuyện riêng, rất ít giơ tay hoạt động nhóm có hiệu quả. phát biểu Tỉ lệ HS tham gia phát biểu III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn hóa học. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THCS trước tiên giáo viên phải nắm vững vai trò của thí nghiệm hóa học. Đối với bộ môn hóa học thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển giáo dục của quá trình dạy học. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn lí thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết. Thí nghiệm hóa học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giớ quan duy vật biện chứng và cũng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành cho học sinh những đức tính tốt: thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Sử dụng thí nghiệm được coi là phương pháp tích cực gây hứng thú, có hiệu quả nhất vì khi thí nghiệm học sinh được khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Trong các tiết dạy có sử dụng thí nghiệm thì không nhất thiết giáo viên phải tự tay làm, để từ đó tạo nên sự hứng thú cho HS. Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của giáo viên là ít tích cực hơn là những thí nghiệm được thực hiện theo hướng nghiên cứu từ phía HS. 7 -Mức 1: ( ít tích cực) GV hoặc 1 HS thực hiện thí nghiệm biểu diễn. HS quan sát thí nghiệm nhưng chỉ để chứng minh cho phản ứng đã xảy ra hoặc một tính chất một quy luật mà giáo viên đã nêu. - Mức 2:( tích cực) HS nghiên cứu thí nghiệm do GV hoặc một HS biểu diễn. + HS nắm được mục đích thí nghiệm + Quan sát mô tả hiên tượng + Giải thích hiện tượng - Mức 3: (rất tích cực). Nhóm HS làm trực tiếp làm thí nghiệm, nghiên cứ thí nghiệm. + HS nắm được mục đích thí nghiệm + HS làm thí nghiệm mô tả hiện tượng + Giải thích hiện tượng + Rút ra kết luận. Chính bởi vai trò quan trọng của thí nghiệm bên cạnh sự cần thiết phải đầu tư và cung cấp một số thiết bị thí nghiệm hiện đại thì việc nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm đơn giản để các em có thể tiến hành được trên lớp, hay ở nhà. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a. Giáo viên: Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm. Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước. Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng. Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra. Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.... 8 b. Học sinh: Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán hiện tượng của thí nghiệm nghiên cứu. 3. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong chương trình hóa học lớp 8. a. Thí nghiệm nghiên cứu thứ nhất: ( Thí nghiệm đối chứng) Loại thí nghiệm này học sinh được tự nghiên cứu và được kiểm định các kết luận vừa rút ra qua thí nghiệm đối chứng do giáo viên làm. GV hướng dẫn các nhóm học sinh từng làm thí nghiệm này. Yêu cầu: + HS nắm được mục đích thí nghiệm + HS làm thí nghiệm mô tả hiện tượng + Giải thích hiện tượng + Rút ra kết luận. Tiết 55 - Bài 36:NƯỚC (Tiết 2) a. Tác dụng với kim loại Dụng cụ : cốc thuỷ tinh 250ml , phễu thuỷ tinh , ống nghiệm Hoá chất : Quì tím , Na, Cu, nước, dung dịchphenolphtalêin Chọn kim loại điển hình là Natri - Học sinh sờ vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường -> nhúng quì tím vào nước  yêu cầu HS quan sát và nhận xét. Thí nghiệm 1: Cho mẩu Na (nhỏ bằng ½ hạt đậu xanh) vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein, đặt phễu đậy trên miệng cốc nước ->nhận xét. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng. 9 - Hiện tượng: mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn lăn nhanh trên mặt nước và tan dần. Đồng thời dung dịch xuất hiện màu đỏ. - Giải thích: Do Na tác dụng mạnh với nước tạo ra dung dịch NaOH. Dung dịch NaOH làm đổi màu phenolphtalein thành đỏ PTHH: 2Na(r) + 2H2O(l) � 2NaOH(dd) + H2 (k) GV đặt ra vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với nước hay không? GV thực hiện thí nghiệm đối chứng cho học sinh kiểm chứng lại kiến thức vừa rút ra. Thí nghiệm 2: Cho một mẩu Cu vào cốc nước 2 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein. GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1 - HS: không có hiện tượng gì xảy ra Vậy: Kim loại Cu không tác dụng với nước. Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiêt độ thường như: Na, K, Li, Ba, Ca... b. Tác dụng với một số oxit bazơ ( Tiến hành tương tự ) Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím Thí nghiệm 1: GV thực hiện thí nghiệm như SGK: Cho CaO vào bát sứ  cho một ít nước vào. Nhúng mẩu quỳ tím vào dung dịch nước vôi.  GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và rút ra PTHH : - Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh - Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Caxi hiđroxit, dung dịch này là bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh - PTHH: CaO(r) + H2O(l)  Ca(OH)2 (dd) Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng GV cho CuO (màu đen) vào bát sứ sau đó cho một ít nước vào. GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1 - Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra  Rút ra được: Không phải tất cả oxit bazơ đều tác dụng với nước. Kết luận: Nước hoá hợp với một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh như : Na2O, K2O, BaO, CaO, Li2O 10 b. Thí nghiệm nghiên cứu thứ hai: ( Thí nghiệm thay thế ) Thí nghiệm thay thế để học sinh quan sát dễ hơn, giảm được thời gian làm thí nghiệm cũng dùng để hướng dẫn học sinh ở nhà các thí nghiệm của các bài sau. Khi dạy bài : Không khí – Sự cháy ( Bài 28, Hóa học 8 ). Phần thí nghiệm xác định thành phần của không khí . Một số khó khăn gặp phải như khi GV muốn tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS, khi đốt photpho đỏ nếu khói P 2O5 bay ra nhiều dễ gây ô nhiễm, HS có thể bị ho, sặc. Khói P2O5 có màu trắng dễ gây mờ ống thủy tinh dẫn đến HS khó quan sát mức nước dâng lên đúng vạch. Bên cạnh đó nếu GV tiến hành thí nghiệm theo nhóm trong nhiều lớp qua nhiều năm dễ gây tốn kém photpho. Với những khó khăn trên trong những năm qua tôi đã có một sáng kiến, nhằm cải tiến thí nghiệm để đem lại hiêu quả thiết thực. Cụ thể . a. Dụng cụ thí nghiệm: - Cốc thủy tinh có chia vạch 6 phần bằng nhau. - Chậu thủy tinh cỡ bé. - Môi sắt có gắn sẵn nút cao su. b. Hóa chất: - Mẫu nến nhỏ. - Dung dịch nước vôi trong (thay cho nước) có nhỏ vài giọt phenolphtalein để dung dịch có màu hồng nhạt giúp HS dễ quan sát hơn. c. Tiến hành: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ (4 em một nhóm). GV hướng dẫn để HS tự làm thí nghiệm: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm. - Đặt ống thủy tinh vào trong chậu nước. - Cho nước vôi trong từ từ vào chậu và cốc sao cho đến vạch mức số 1 thì dừng lại. ? Trong ống thủy tinh còn lại mấy + Trong ống thủy tinh chỉ còn 5 phần phần bằng nhau ? bằng nhau. - Gắn mẫu nến nhỏ vào môi sắt ( có thể tận dụng các mẫu nến thừa và các sợi chỉ, sợi dù làm bấc). 11 - Châm lửa cho nến đỏ, đưa vào ống thủy tinh và đậy kín miệng bằng nút cao su. - Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng thủy tinh. trong ống thủy tinh 6 6 5 5 4 3 4 3 2 2 1 1 Nước vôi trong +phenolphtalein Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng + HS tiến hành thí nghiệm. trong ống thủy tinh. ? Nến có tiếp tục cháy và cháy mãi + Ngọn nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn không ? ? Mức nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? (khi nhiệt độ trong + Mực nước trong ống thủy tinh dâng ống thủy tinh bằng nhiệt độ bên lên đến vạch số 2 thì dừng lại. ngoài). ? Vì sao mức nước dâng lên và dâng + Mực nước dâng lên để chiếm chổ đến vạch số 2 thì dừng lại ? phần thể tích khí oxi mất đi do nến đốt ? Vậy oxi chiếm bao nhiêu phần về cháy ? thể tích không khí trong ống thủy + Oxi chiếm 1/5 về thể tích trong tinh? không khí. - Khí còn không duy trì sự cháy, sư sống, không làm đục nước vôi đó là khí nitơ ? Vậy khí nitơ chiếm bao nhiêu phần thể tích trong không khí ? + Nitơ chiếm 4/5 về thể tích (78%). 12 4. Nội dung thực hiện thí nghiệm nghiên cứu cụ thể với bài: Tính chất-Ứng dụng của hiđrô ( Phần tính chất hóa học của hiđrô . a. Mục tiêu của bài học: - Học sinh tìm hiểu được một số tính chất hoá học quan trọng của Hiđrô là: phản ứng hoá hợp của Hiđrô với oxi. Phản ứng của Hiđrô với oxit kim loại và ứng dụng của những phản ứng này trong thực tế. - Học sinh phân biệt được các khái niệm: Sự khử, sự oxi hoá. - Biết cách thử khí Hiđrô nguyên chất và làm thí nghiệm an toàn với Hiđrô. - Giải thích được các hiện tượng: Tại sao Hiđrô cháy trong oxi nhanh hơn khi cháy trong không khí? Trong trường hợp nào thì Hiđrô cháy êm ả, trường hợp nào thì nổ. b. Phương pháp Giáo viên kết hợp linh hoạt các : đàm thoại, thí nghiệm, nghiên cứu, học sinh thảo luận nhóm... giáo viên nêu vấn đề và học sinh là đối tượng chính để giải quyết vấn đề. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu ví dụ cụ thể về việc sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi giảng dạy phần 1: Tính chất hoá học của Hiđrô. c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Chuẩn bị thí nghiệm đốt Hiđrô không khí và trong oxi gồm bình kíp điều chế Hiđrô có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thuỷ tinh đựng nước và ống nghiệm để thử độ tinh khiết của Hiđrô. 2 cốc thuỷ tinh khô trong suốt, lọ đựng khí oxi, ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp nổ Hiđrô và oxi trộn theo tỷ lệ thể tích là 2: 1, phiếu học tập cho từng nhóm. Chuẩn bị thí nghiệm tác dụng của Hiđrô với đồng (II) oxit. Mỗi nhóm 2 ống nghiệm đựng đồng (II) oxit (để làm thí nghiệm và kiểm chứng), 1 đèn cồnm 1 bình kíp đơn giản điều chế Hiđrô, 1 đế sứ. d. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi dạy bài mới: * Nghiên cứu phản ứng với oxi: Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài học, khi giảng phần này tôi đã sử dụng thí nghiệm nghiên cứu để học sinh tự lập tìm tòi kiến thức mới vì các em được trực tiếp làm thí nghiệm nghiên cứu và độc lập nhận xét kết 13 quả nên các em sẽ nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên sự dẫn dắt của giáo viên để các em nghiên cứu đúng hướng cũng rất quan trọng. Khi dạy phần này tôi thực hiện các bước sau: Bước 1: Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh dự toán tính chất, tìm nghiên cứu. Dựa vào chương 3 đã được học một chất cụ thể là oxi, nó tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất. Vậy đơn chất Hiđrô có tác dụng với oxi không? Nếu Hiđrô cháy được trong oxi thì dự đoán sản phẩm là chất gì? Học sinh phân tích: thành phần của Hiđrô chỉ có nguyên tố Hiđrô, nếu kết hợp với nguyên tố oxi nó có thể sinh ra nước. Giáo viên đặt vấn đề: Làm thế nào để nhận ra nước có trong sản phẩm cháy? Học sinh tìm nhận biết đơn giản nhất. Bước 2: Giáo viên quy định về an toàn thí nghiệm trước khi cho học sinh nghiên cứu theo nhóm: - Tuyệt đối làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên. - Phải thử độ tinh khiết của Hiđrô trước khi đốt. - Nghiêm túc, trật tự ghi lại những hiện tượng quan sát được vào phiếu học tập - Không tự ý đổ hoá chất này vào hoá chất khác. - Khi làm thí nghiệm xong phải sắp xếp dụng cụ, hoá chất gọn gàng. Bước 3: Học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, giao cho các nhóm dụng cụ, hóa chất cần thiết và phát phiếu học tập. * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo trình tự sau: - Vặn khoá K của bình kíp để điều chế Hiđrô. - Thu khí Hiđrô vào ống nghiệm (bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí) sau đó đưa miệng ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn để thử độ tinh khiết của Hiđrô. Nêu dấu hiệu nhận biết độ tinh khiết của Hiđrô. - Đốt Hiđrô cháy trong không khí: nhận xét màu sắc ngọn lửa. 14 - Đưa ngọn lửa Hiđrô đang cháy vào bình đựng khí oxi. Quan sát hiện tượng và so sánh với hiện tượng khi đốt Hiđrô trong không khí. - Kiểm tra sản phẩm cháy: Đặt úp ngược 1 cốc thuỷ tinh khô lên phía trên ngọn lửa để hứng sản phẩm cháy. Quan sát hiện tượng trên thành cốc, nhận xét nhiệt độ trên cốc thuỷ tinh. - Thu dọn dụng cụ, hoá chất. - Cả nhóm thảo luận nhanh và cử 1 học sinh ghi kết quả vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm:............................. * Nhận xét hiện tượng khi đốt Hiđrô trong không khí và trong oxi 1 - Dấu hiệu nào nhận ra Hiđrô đã tinh khiết? 2 - Hiđrô có cháy trong không khí không? Màu sắc của ngọn lửa? 3 - So sánh hiện tượng Hiđrô cháy trong không khí với cháy trong oxi? Giải thích sự khác nhau đó. 4 - Nhận xét sản phẩm cháy: Thành cốc thuỷ tinh có hiện tượng gì? Chứng tỏ có chất gì tạo thành? 4 - Kết luận về sự cháy của Hiđrô trong không khí và trong oxi? 5 - Viết phương trình phản ứng xảy ra? Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm đọc báo cáo kết quả của 1 ý, các nhóm khác theo dõi so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét, rút ra kết luận. Giáo viên chỉnh lý, bổ sung thêm một vài kiến thức mà học sinh chưa phát hiện được. Sau đó chỉ ra những kiến thức cơ bản mà học sinh cần lĩnh hội và khắc sâu. Bước 5: Giáo viên khắc sâu kiến thức: Đặc vấn đề hỗn hợp nổ: Nếu trộn Hiđrô với khí oxi để đốt thì phản ứng sẽ xảy ra như thế nào? (Nhanh hơn). học sinh dự đoán hiện tượng? (Gây tiếng nổ, tiếng nổ mạnh, nhất khi trộn tỷ lệ thể tích giữa Hiđrô với oxi là 2: 1). Giáo viên làm thí nghiệm nghiên cứu: đốt hỗn hợp Hiđrô lẫn với oxi. Với thí nghiệm này gây tiếng nổ rất to nên nếu để học sinh làm thí nghiệm thì không an toàn. Học sinh nghiên cứu bằng cách dự đoán, quan sát hiện tượng, giải thích 15 hiện tượng và liên hệ thực tế các vụ nổ xảy ra trong các động cơ có sử dụng nhiên liệu như Hiđrô. * Nghiên cứu phản ứng của Hiđrô với đồng (II) oxit. Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề: - Ở nhiệt độ thường Hiđrô có phản ứng với đồng (II) oxit không? - Hiđrô phản ứng với đồng (II) oxit trong điều kiện nào? - Dự đoán sản phẩm của phản ứng - Khi làm thí nghiệm cần chú ý điều gì? Học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết, nghiên cứu. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: - Dẫn khí Hiđrô vào ống nghiệm đựng đồng (II) oxit, nhận xét. - Để nguyên ống dẫn khí Hiđrô trong ống đựng đồng (II) oxit từ từ đun nóng ống nghiệm 2 phút, quan sát và ghi lại hiện tượng. - Chú ý không được đun nóng ống nghiệm trước khi cho Hiđrô vào, sẽ gây hiện tượng nổ. - Để hỗn hợp chất rắn trong ống nghiệm ra đế sứ, nhận xét sự đổi mầu của hỗn hợp bằng cách so sánh với ống nghiệm đựng đồng (II) oxit ban đầu. Bước 3: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên theo dõi các nhóm và phát phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm:...................... - Hiđrô có phản ứng với đồng (II) oxit ở nhiệt độ thường không? - Nêu hiện tượng xảy ra khi dẫn khí Hiđrô vào CuO rồi đun nóng. - Giải thích các hiện tượng? - Viết PTHH biểu diễn phản ứng giữa CuO và H2? - Hiđrô còn tác dụng với những oxit nào khác? - Kết luận về tính chất hoá học của Hiđrô? Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm bổ sung thêm, giáo viên chỉnh lý. Bước 5: Kết luận và khắc sâu kiến thức. - Ở nhiệt độ thường Hiđrô không tác dụng với CuO. 16 - Khi dẫn khí Hiđrô và CuO nung nóng, ta thấy thành ống có hơi nước ngưng đọng và bột CuO màu đen chuyển dần thành bột đồng màu đỏ. - Phản ứng được biểu diễn bằng PT hoá học sau t CuO + H2 �� � H2O + Cu 0 - Ngoài ra H2 còn tác dụng với một số oxit kết luận khác như: PbO, HgO... - Kết luận: ở nhiệt độ thích hợp, khí Hiđrô không những hoá hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể hoá hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại, những phản ứng này đều toả nhiệt. - Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở cho phần sau: Trong phản ứng trên, chất nào đã chiếm nguyên tố oxi trong CuO, phần sau các em sẽ nghiên cứu đến vai trò của Hiđrô trong phản ứng đó. Với cách giảng dạy theo trên tôi thấy rằng học sinh rất hào hứng khi được học giờ hoá, các em đã có ý thức học tập tiến bộ hơn, say mê tìm tòi, phát hiện kiến thức trong giờ học và liên hệ thực tiễn nhiều hơn. e. Kết quả thực hiện: Trong những năm qua, việc sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong giờ học hoá là việc làm thường xuyên, đạt hiệu quả cao tại trường THCS Vân XuânVĩnh Tường. Kết quả cho thấy việc rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh được nhiều hơn, các kỹ năng thực hành, quan sát thí nghiệm, phân tích kết quả, giải thích hiện tượng, liên hệ thực tế, được làm thường xuyên làm cho học sinh có hứng thú trong giờ học. Số học sinh làm việc tích cực trong giờ học chiếm 100% . Đa số học sinh thuộc bài ngay tại lớp, có khả năng liên hệ thực tế tốt hơn. KẾT QUẢ KHẢO SÁT: Kết quả thu được khi áp dụng chuyên đề trong học kỳ I và đầu học kỳ II: Lớp 8A 8B Giờ học có phát huy vai trò thí nghiệm Tỉ lệ HS tham gia phát biểu Ý thức tự giác học tập 65-70% 35- 40% Trên 60% học sinh tự giác học bài, tích cực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm có hiệu quả. kết quả kiểm tra chất 62% học sinh đạt điểm trung bình trở lên lượng 17 Từ kết quả trên cho thấy lực học bộ môn hoá của học sinh tương đối đồng đều và vững chắc. Các em đã nắm vững kiến thức cơ bản, học tập một cách chủ động, hăng say, sáng tạo và tự giác. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kết hợp hài hoà nhiều dạy học và nhiều phương tiện dạy học. Trong đó sử dụng thí nghiệm nghiên cứu được coi là một thế mạnh trong giờ dạy hoá học. Hiệu quả giờ dạy đạt ở mức độ cao hơn, học sinh có hứng thú học tập bộ môn tốt hơn. C - KẾT LUẬN: 1. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy hoá học bằng thí nghiệm nghiên cứu của tôi trong những năm qua. Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm của mình còn rất nhỏ bé và mới chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp tại trường THCS Vân Xuân. Xong phần nào đó cũng có kết quả cao hơn so với trước kia khi chưa có phương tiện dạy học trong mỗi giờ học. Tạo cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn rèn luyện nhiều kỹ năng cho học sinh đồng thời thông qua bộ môn, học sinh hiểu thêm về những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học, giúp phần nào phát triển toàn diện cho học sinh. Với kết quả trên, tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm giảng dạy bộ môn của mình ở trường THCS, theo tôi chất lượng học tập của học sinh có cao hay không phụ thuộc nhiều vào việc giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không nên áp dụng tuyệt đối một phương pháp nào mà phải biết kết hợp linh hoạt tổng thể các kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, chọn ra cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Đặc biệt giáo viên phải là người có năng lực sư phạm, phải biết tổ chức học sinh kết hợp việc học và hành. Cuối cùng tôi xin rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng để bổ sung cho dạy học của tôi ngày càng đạt kết quả cao hơn trong những năm học tới của trường tôi nói riêng và của cụm và được áp dụng rộng rãi ở các trường học.Tôi xin chân thành cảm ơn! 18 2. Kiến nghị: a. Đối với nhà trường: - Tăng cường dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng. - Đầu tư trang thiết bị thông tin. - Khi có thiết bị mới, cần tập huấn cho giáo viên. Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên. b.Đối với giáo viên: - Tăng cường sử dụng thiết bị, thí nghiệm thường xuyên để học sinh “học đi đôi với hành”. - Tăng cường thí nghiệm ảo… đối với các thí nghiệm khó. Ngày 24 tháng 01 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Quang Hào 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan