Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân pháp...

Tài liệu Skkn sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân pháp .

.DOC
25
1854
57

Mô tả:

Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: - Họ và tên: Phạm Thị Thanh Vân - Ngày tháng năm sinh: 19 - 09 - 1980 - Giới tính: Nữ - Địa chỉ: Tổ 32, KP 2, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: 01689549300 - Chức vụ: Tổ trưởng tổ bộ môn Lịch sử - GDCD - Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy lịch sử - Số năm có kinh nghiệm: 9 ăm - Các chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Sáng kiến kinh nghiệm : “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” 2. Sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học các vấn đề văn hóa trong khóa trình lịch sử dân tộc”. 3. Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử thông qua bài tập nhận thức” 4. Sáng kiến kinh nghiệm: “Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông”. 5. Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông” DUYỆT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 1 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người, đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về bộ môn và phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (cả lý thuyết và thực hành). Trong dạy học lịch sử không phải chỉ có một phương pháp đơn nhất mà có cả một hệ thống phương pháp. Người giáo viên bên cạnh sử dụng phương pháp lời nói sinh động, sử dụng đồ dùng trực quan mềm dẻo, linh hoạt… thì việc đa dạng hoá các nguồn tài liệu, sử dụng các loại tài liệu tham khảo khác nhau để bổ sung vào bài học là không thể thiếu được. Qua sử dụng tài liệu, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những kỹ năng học tập, làm việc tương ứng, đặc biệt rèn luyện cho học sinh có phương pháp làm việc với tài liệu tham khảo, phát huy năng lực tự học. Điều này, đặc biệt quan trọng như đồng chí Phạm Văn Đồng trong bài viết “Phương pháp tự học và lòng ham muốn đó là cái quý nhất” (báo Nhân Dân số ra ngày 18/11/1994) đã nói: “ở trường học bất cứ là trường gì cũng chỉ có thể cung cấp cho con người khối lượng tri thức giới hạn. Trong khi đó, khả năng hiểu biết sự mong muốn của con người trong cả cuộc đời là vô cùng. Cần đào tạo con người mới vươn lên mãi mãi trong quá trình cuộc sống”. Mặt khác, tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Riêng bộ môn lịch sử phải xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, cấu trúc như thế Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 2 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nào để khắc phục được quan niệm chỉ chú trọng lịch sử chính trị quân sự, đấu tranh giai cấp coi nhẹ lịch sử văn hoá, lịch sử nghệ thuật…Sử dụng liệu tham khảo sẽ phần nào khắc phục được quan niệm trên. Trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” NXBGD, Hà Nội, năm 1978, Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt có viết: “Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận thức của con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn học tương ứng với các khoa học nhất định. Các môn học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết”.Tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu của dạy học liên môn. Phương pháp sử dụng liệu tham khảo được chú trọng sẽ cung cấp học sinh vốn hiểu biết về các lĩnh vực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các môn học. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói phải “phát huy tính tích cực của học sinh” và Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” ) đã khuyên người dạy là “tránh lối dạy nhồi sọ”. Trên thực tế, mặc dù có nhiều chuyển biến trong dạy và học nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đa số học sinh không hứng thú học tập lịch sử, học chỉ để “đối phó”. Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức lịch sử nhất là về kiến thức lịch sử dân tộc… Về phía giáo viên, mặc dù đã chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại lối dạy “thầy đọc, trò ghi”, “dạy chay”… Đây là hệ quả của nhiều tác nhân trong đó trước hết phải kể đến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp sử dụng liệu tham khảo. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 3 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong các loại tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử có vị trí, vai trò to lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Việc sử dụng tài liệu lịch sử giúp cho các em có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, về mặt lý luận, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, tìm hiểu về việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của “dựng nước và giữ nước”, trong đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là một trong những trang sử hào hùng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đây là giai đoạn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc. Trong quá trình ấy, Đảng ta đã đề ra được đường lối chiến lược đúng đắn lãnh đạo toàn dân đánh đuổi ngoại xâm giành thắng lợi. Do vậy, dạy học lịch sử giai đoạn này một mặt giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc nhưng mặt khác cũng củng cố niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ, vào sự nghiệp cách mạng nước ta. Để làm được điều này, nguồn tài liệu tham khảo, đặc biệt tài liệu văn kiện Đảng giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954”) (Sách giáo khoa lịch sử, lớp 12) làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 4 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp II. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm được trình bày trong bốn phần: Phần 1: Tính thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử và cách phân loại tài liệu lịch sử. Phần 2: Các trường hợp có thể sử dụng tài liệu lịch sử trong quá trình dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. Phần 3: Tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Phần 4: Hiệu quả thực hiện chuyên đề B. NỘI DUNG: 1. Tính thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử và cách phân loại tài liệu lịch sử Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông có ý nghĩa quan trọng. Tài liệu lịch sử góp phần nhất định khôi phục lại bức tranh quá khứ của xã hội loài người và dân tộc. Đây là những căn cứ khoa học, những bằng chứng chính xác, cụ thể, sinh động về lịch sử, là một nguồn kiến thức quan trọng đối với học sinh. Sử dụng tài liệu lịch sử còn giúp cho các em có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học. Tài liệu lịch sử là phương tiện cần thiết để học sinh hiểu rõ hơn nội dung sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 5 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong nghiên cứu và học tập có thể sử dụng nhiều loại tài liệu lịch sử khác nhau như tài liệu vật chất hay những di tích văn hóa vật chất của con người, tài liệu ngôn ngữ, tài liệu truyền miệng, tài liệu thành văn… 1 Nghiên cứu, phân loại các nguồn sử liệu là nhiệm vụ của các khoa học Sử liệu và Phương pháp luận sử học. Các nguồn sử liệu là cơ sở đầu tiên để các nhà sử học tìm hiểu, nghiên cứu quá khứ, nhưng đồng thời cũng được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông với tư cách là phương tiện dạy học giúp học sinh nhận thức lịch sử. Ở đây, tôi chỉ xin đề cập đến các loại tài liệu thành văn được sử dụng trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1946). Tài liệu lịch sử thành văn cũng gồm nhiều loại khác nhau, khi giúp học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1946), tôi thường chú ý khai thác các tài liệu sau đây: 1.1 Tài liệu lịch sử gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu liên quan trực tiếp đến các sự kiện, ra đời đồng thời hoặc gần như đồng thời xảy ra các sự kiện lịch sử. Loại tài liệu này dùng để dẫn chứng, minh họa cho sự kiện đang trình bày. Ví như khi giảng bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)” (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12), giáo viên cần sử dụng đoạn trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tích Hồ Chí Minh để làm cho học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân kháng chiến cũng như đường lối kháng chiến của Đảng. Tài liệu lịch sử gốc là loại tài liệu quý hiếm, vì chúng phản ánh chân xác những sự kiện đang xảy ra nhưng không có sẵn trong nhà trường để giáo viên và học sinh khai thác sử dụng. Hơn nữa, phần lớn tài liệu này 1 Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên: Nhập môn sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 6 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thường khó nhận thức đối với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải biết sưu tầm và lựa chọn cho phù hợp với trình độ của các em. 1.2. Các công trình nghiên cứu, chuyên khảo về lịch sử như “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”, “Tiếng sấm Điện Biên Phủ”… cũng cung cấp cho giáo viên và học sinh những nhận định, sự kiện, hiện tượng, số liệu… làm bài giảng thêm phong phú, sâu sắc, góp phần làm cho học sinh hiểu rõ hơn kiến thức cơ bản. 1.3. Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tài liệu, văn kiện của Đảng, nhà nước ta, các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác trình bày nhiều vấn đề quan trọng về chính trị, xã hội lúc bấy giờ, nhưng nhiều tác phẩm là những công trình sử học có giá trị. Những tác phẩm này là mẫu mực cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập lịch sử vì những sự kiện lịch sử được trình bày dưới ánh sáng của phương pháp nhận thức luận mác-xit và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Đặc biệt, các tác phẩm của chủ tịch Hồ chí Minh có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Cũng như tài liệu lịch sử gốc, loại tài liệu này không dễ nhận thức đối với học sinh, do vậy giáo viên cần biết lựa chọn để đưa vào bài giảng và hướng dẫn học sinh tham khảo phù hợp với trình độ của các em. 1.4. Các loại sách về tư liệu lịch sử: Hiện nay các loại sách về tư liệu lịch sử xuất bản ngày càng nhiều. Đây là những tư liệu lịch sử được lựa chọn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và biên soạn công phu, phù hợp với nội dung chương trình và thực tiễn dạy học ở phổ thông. Những tài liệu này rất cần thiết cho giáo viên vì chúng không chỉ cung cấp thêm những tư liệu Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 7 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lịch sử phong phú, bổ sung những thiếu hụt trong sách giáo khoa mà còn làm sáng tỏ hơn những kiến thức cơ bản của bài học. 2. Các trường hợp có thể sử dụng tài liệu lịch sử trong quá trình dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Tài liệu lịch sử được sử dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong bài nội khóa, ngoại khóa, nhưng chủ yếu là trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, dùng những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, đơn giản, giàu hình tượng trong các tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng đang học, nhằm tạo cho học sinh hình ảnh rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm, gây hứng thú học tập của các em. Thứ hai, dựa vào các tài liệu lịch sử để xây dựng một bài miêu tả, tường thuật lịch sử. Miêu tả, tường thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Do đó tường thuật, miêu tả lịch sử yêu cầu phải chính xác, khoa học, cần phải dựa vào những loại tài liệu đáng tin cậy. Thứ ba, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử để giải thích một sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất của nó, nhất là đối với những sự kiện, hiện tượng phức tạp, đồng thời gây hứng thú học tập. Thứ tư, dùng tài liệu lịch sử để làm cơ sở cho việc chứng minh một luận điểm khoa học, để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử. Như phần trên đã nói, các tác phẩm sử học của chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện khác trình bày các sự kiện, quá trình lịch sử trên cơ sở thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản nên có nhiều kết luận chính xác, mẫu mực. Giáo viên có thể trích dẫn những luận điểm trong các tài liệu lịch sử để Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 8 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chứng minh, giải thích làm sáng rõ thêm nội dung bài giảng, tăng thêm tính khoa học và tính thuyết phục. Thứ năm, hướng dẫn học sinh tự đọc các loại tài liệu lịch sử ở nhà là một trong những biện pháp cần được đẩy mạnh vì việc tự đọc tài liệu lịch sử vừa có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh vừa giúp các em bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Để việc tự đọc các tài liệu lịch sử ở nhà một cách có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Giáo viên cần giới thiệu tài liệu một cách cụ thể (như nêu tên sách, tác giả, năm xuất bản, có thể tìm đọc ở đâu…). Những tài liệu đó nhất thiết phải có nội dung liên quan trực tiếp tới kiến thức cơ bản của bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và dễ tìm. - Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc sách: Tra mục lục, lựa chọn những nội dung có liên quan đến bài học… - Hướng dẫn học sinh ghi chép theo các vấn đề sau: Nội dung cơ bản của tài liệu, giải thích các khái niệm, thuật ngữ, những luận điểm trình bảy trong tài liệu có liên quan tới nội dung của bài học, tác dụng và ý nghĩa của tài liệu.v.v… 3. Tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Có rất nhiều tài liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi xin được giới hạn ở một số tài liệu được sử dụng trong học tập lịch sử ở trường Trung học phổ thông trên hai lĩnh vực: tài liệu - sự kiện để tạo biểu tượng và khái quát, lý luận. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 9 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 3.1. Bối cảnh lịch sử - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Vì sao thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay sau khi nhân dân ta vừa dành được độc lập. Học sinh sẽ tìm hiểu vấn đề này khi học bài 17 và một phần bài 18 sách giáo khoa lịch sử 12. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nhiều tài liệu. Cách mạng thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 2. Nhưng thực dân Pháp được các nước thực dân, đế quốc đồng tình, giúp đỡ, trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Chúng gây hấn ở Nam Bộ, rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trong cả nước. Nhân dân ta đã nhân nhượng ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946…, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” 3. Do đó, “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”4. Như vậy, kẻ thù buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Chúng ta nhân nhượng, song không chịu khuất phục, không rời bỏ mục tiêu độc lập dân tộc của mình: “… dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng thành công”5. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, tr.16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.460 3 4 4 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.91-92 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 10 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!6 Các tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu Hồ Chí Minh giúp chúng ta tự giải đáp vấn đề mà những thế lực phản động, một vài người cho rằng, không cần kháng chiến, hy sinh đất đai nhiều vẫn giành được độc lập, Đảng cộng sản Việt Nam tỏ ra “hiếu chiến”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy nguồn gốc của chiến tranh là âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp; chúng ta không hiếu chiến, chúng ta muốn hòa bình nhưng phải chiến đấu mới giành được độc lập, hòa bình thực sự. 3.2. Diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nhiều tài liệu lịch sử đã đề cập đến các giai đoạn của cuộc kháng chiến, miêu tả, tường thuật một cách cụ thể, sinh động diễn biến chiến sự. Xin dẫn ra một vài ví dụ: 3.2.1 Về chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm kết thúc chiến tranh. Trước thái độ ngang ngược đó của thực dân Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ thị: “Mọi lực lượng của dân tộc ta phải được động viên vào việc chống mưu mô “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân 6 Theo bản bút tích lưu tại Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 11 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Pháp và sửa soạn đối phó những cuộc tấn công lớn của địch trong những tháng tới”7 Trong quyển “Việt Bắc anh hùng”, Hồ Chí Minh đã trình bày: “Âm mưu địch tấn công Việt Bắc là chúng muốn khủng bố nhân dân ta, tiêu diệt chủ lực của ta, phá tan cơ quan ta. Lực lượng của địch: Chúng động viên 15.000 binh sĩ tinh nhuệ nhất trong hải, lục, không quân của chúng vào cuộc tấn công này. Kế hoạch của địch: Chúng phóng một gọng kìm khổng lồ phía Nam, từ Hà Nội thọc thẳng đến Phú Thọ, lên Tuyên Quang, đến Chiêm Hóa. Một gọng kìm khổng lồ phía Bắc, từ Lạng Sơn rượt thẳng lên Cao Bằng, đến Bắc Cạn. Một mũi dù khổng lồ từ Hà Nội chọc thẳng vào vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn để chặt Việt Bắc ra làm hai miếng. Nhảy dù lung tung ở Chợ mới, Chợ Đồn, Chợ Chu, Đại Từ, Vũ Nhai và nhiều nơi khác. Một đại đội quân từ Bắc Giang, Bắc Ninh đánh tạt lên. Thế là bốn phía thắt chặt, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra. Thời gian của địch: Bọn quân phiệt thực dân định dùng cách đánh ồ ạt, chớp nhoáng, bất thình lình, dùng cách “sét đánh ngang tai”, làm cho ta hoang mang, hoảng hốt, làm cho ta trở tay không kịp. Chúng định trong một tháng thì đánh tan Việt Bắc. Rồi chúng khoan thai lập chính phủ bù nhìn”8 7 8 Văn kiện Đảng 1945-1954. Tập II, Quyển I, BNCLSĐTƯ, H., 1979, tr.121. Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 5, tr.341-342. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 12 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đoạn trích dẫn trên được sử dụng vào việc phân tích âm mưu của thực dân khi tổ chức đánh lên Việt Bắc, để tường thuật, theo bản đồ, kế hoạch của địch với quy mô to lớn và xảo quyệt. Nhưng kết quả chiến dịch của chúng ra sao? “Quân ta thắng lợi. Sông Lô đầy xác. Ngày 10-11-1947, bộ đội Pháp kéo xuống sông Gâm. Bên thủy thì do quan tư Kegaravat và Petit chỉ huy. Bên bộ thì do quan ba Bruneau lãnh đạo. Bộ đội Pháp đang nghênh ngang kéo đi đến ngã ba sông Lô thì bất thình lình bị đại bác, bazooka, súng máy, súng trường, lựu đạn ta bắn vào. Tiếng đạn lẫn tiếng reo làm vang trời chuyển đất. Kết quả trận phục kích này Pháp bị đắm hai thuyền, ba tàu bị hỏng, hơn 350 quan và lính bị chết đạn, chết cháy và chết trôi. Từ 2 giờ trưa đến 3 giờ sáng, lửa cháy vùn vụt, xác nổi lềnh bềnh hơn một cây số trên sông Lô. Đến nỗi nước sông thối mấy ngày không dùng được” 9. Đoạn trích dẫn trên ngắn gọn, súc tích, song tạo cho người đọc một biểu tượng cụ thể, có hình ảnh về chiến thắng của quân dân ta trong trận thắng sông Lô. Qua tài liệu này, chúng ta nhận thấy thái độ kiêu căng, chủ quan của quân địch; lòng dũng cảm và nghệ thuật quân sự của quân dân ta, biết dùng chiến thuật phục kích là chủ yếu, đánh vào một nhược điểm lớn của quân xâm lược là huy động cùng một lúc cả quân thủy và quân bộ dàn trải trên một vùng rộng lớn, núi non hiểm trở và không nắm vững địa hình, 9 Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 5, tr.350. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 13 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không rõ tình hình quân ta. Nhờ vào lòng dũng cảm chiến đấu, với nghệ thuật quân sự tài tình, quân dân ta đã thắng lớn, đánh bại hoàn toàn âm mưu chiến lược của địch. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc, giáo viên có thể liên hệ trích đoạn trong Văn kiện Đảng: “Cuộc phản công thắng lợi ở Việt Bắc và chiến tranh nổi mạnh ở miền Nam đã gây thêm tinh thần nỗ lực phấn khởi trong toàn dân, tăng thêm tin tưởng ở tiền đồ kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Nó chứng tỏ Việt Nam nước nhỏ, không có căn cứ địa chắc chắn, biên giới có thể bị bao vây, vũ khí kém, nhưng với sự đoàn kết và cố gắng của toàn dân, dưới chế độ dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của chính phủ Hồ Chí Minh và của Hội (tức là Đảng Cộng sản Đông Dương) vẫn có thể kháng chiến thắng lợi”10 Tài liệu này gợi ý cho người học tự giải quyết các vấn đề quan trọng, như “Ý nghĩa chiến lược của chiến thắng Việt Bắc là gì?”. Đây là lần đầu tiên sau ngày toàn quốc kháng chiến, quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công có quy mô lớn của địch, không chỉ bảo vệ được căn cứ kháng chiến quan trọng, làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến chống Pháp, “đặt cơ sở cho thắng lợi của toàn quốc kháng chiến và cũng có thể nói đặt cơ sở cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ đây về sau”11 3.2.2 Về chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Có rất nhiều tài liệu lịch sử về chiến dịch này, trong đó tài liệu Hồ Chí Minh cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về kết quả, nguyên nhân và ý nghĩa chiến thắng: 10 Văn kiện Đảng 1945-1954, tập II, Quyển I, BNCLSĐTƯ, H., 1979, tr.170. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và bài học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.125. 11 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 14 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “Kết quả của thắng lợi đó là ta đã: - Tiêu diệt và bắt sống được quân và lính tinh nhuệ của giặc, làm cho giặc rất hoang mang. - Thu được nhiều vũ khí Mỹ giúp cho giặc. - Khôi phục được năm tỉnh và nhiều nơi quan trọng. Nguyên nhân: - Nhân dân ta rất hăng hái giúp bộ đội. - Bộ đội ta rất dũng cảm và tiến bộ về mặt kỹ thuật. Chỉ huy ta rất kiên quyết. - Các nơi hưởng ứng đều và tích cực. - Chuẩn bị khá chu đáo. … Ý nghĩa quan trọng: - Lần này ta giành được quyền chủ động. - Ta học được nhiều kinh nghiệm…”12 Theo đó, ý nghĩa chiến lược của thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là gây cho thực dân Pháp thất bại nặng nhất trong chiến tranh xâm lược từ 1945 đến nay. “Quân dân ta giành được quyền chủ động, biên giới được khai thông, phá vỡ thế bị bao vây, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy cuộc kháng chiến đến thắng lợi…”. Chúng ta chú ý một chi tiết quan trọng: “Thu được nhiều vũ khí Mỹ giúp cho giặc”. Điều này chỉ rõ sự can thiệp ngày càng công khai, trắng trợn của Mỹ vào chiến trường Đông Dương, mà sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ nêu rõ. 12 Hồ Chí Minh: Tiếp các nhà báo báo, Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.616 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 15 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Thắng lợi Biên giới thu đông 1950 “làm cho toàn dân và toàn quân ta từ Nam chí Bắc vô cùng phấn khởi, tinh thần của quân và dân ta tăng lên một cách nhảy vọt. Mọi người qua thắng lợi đó đều thấy Đảng, Chính phủ, dân tộc mình, quân đội mình và chính mình đã lớn mạnh lên nhiều, rằng kháng chiến lâu dài không phải là vô hạn độ, triển vọng thắng lợi đã nhích lại gần chúng ta hơn trước nhiều, địch đã phải chịu thất bại chua cay và không thể huênh hoang như trước nữa”!13 3.2.3 Về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Có rất nhiều tài liệu lịch sử về vấn đề này giúp chúng ta hiểu rõ chủ trương của Đảng, động viên sự đóng góp to lớn của nhân dân vào chiến dịch; diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng. Những tài liệu này được sử dụng trong khi trình bày bài mới (giúp cho học sinh có những sự kiện chính xác, hấp dẫn, sinh động); trong hoạt động ngoại khóa, trình bày các “Mẫu chuyện về Điện Biên Phủ” vừa dí dỏm, vừa có tác dụng giáo dục tư tưởng, tự hào về chiến thắng “chấn động địa cầu” và lòng tin vào thắng lợi cuối cùng; và bài thơ “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ” nêu lên các giai đoạn của chiến dịch và kết quả đạt được. Chúng ta có thể dựa vào nhiều tài liệu lịch sử, nhất là tài liệu của Hồ Chí Minh để phân tích ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng của chiến thắng này. Trong nhiều bài viết, vào những thời gian khác nhau, như “Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt”, “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi”, trong bài “Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ”, những đoạn được trích dẫn có hệ thống trong quyển “Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh”14 13 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Yếu tố tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong cuốn Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr 600 14 Phan Ngọc Liên (chủ biên): Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh, tr.144-145. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 16 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Các tài liệu này chỉ rõ, chiến thắng Điện Biên Phủ đưa đến Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó khẳng định trong thời đại mới, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể đánh thắng chủ nghĩa thực dân, đế quốc để dành độc lập, tự do. Nó gây ra sự “bùng nổ dây chuyền” trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Không ít nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội phương Tây đã ví “Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng Vanmi của người da mầu” và khẳng định rằng: “Trên toàn thế giới, Waterloo trước đây không gây tiếng vang bằng, Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn của người phương Tây, báo trước sự sụp đổ của đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ hãy còn vang vọng”15 Chiến thắng Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”16 3.3 Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 15 Jules Roy: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp. Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 597 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH tiến lên giành thắng lợi mới, NXB Sự thật, 1970, tr 50 16 Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 17 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có ý nghĩa to lớn đối với trong nước và thế giới, bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hiểu rõ điều này mới nhận thức rõ tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến. Trong bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” (1960), Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Một lần nữa, chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kháng chiến, cứu nước thành công, giữ gìn thành quả cách mạng của mình”17 Trên cơ sở những kiến thức đã học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dựa vào các tài liệu lịch sử liên quan, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phát huy tính tích cực để rút ra được và ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những bài học lịch sử phù hợp yêu cầu, trình độ của các em. 4. Hiệu quả thực hiện chuyên đề Trước khi thực hiện ý tưởng này, tôi đã khá lúng túng mỗi khi phải sử dụng các loại tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử. Những năm gần đây, tôi luôn trăn trở với ý tưởng làm thế nào để sử dụng tài liệu lịch sử có hiệu quả nhất. Vì vậy, tôi đã quyết tâm 17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.11-12. Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 18 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xây dựng chuyên đề “Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954”) (Sách giáo khoa lịch sử, lớp 12) để tìm ra lời giải cho những trăn trở ấy. Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra và đánh giá các lớp, tôi nhận thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học đã làm cho hiệu quả của giờ học lịch sử tăng lên, tạo ra sự hứng thú cho học sinh, ngoài ra tài liệu lịch sử còn giúp cho các em tiếp thu nhanh và nắm vững bài học, hiểu rõ bản chất của từng vấn đề, từng sự kiện lịch sử. Thành công lớn nhất mà tôi nhận thấy khi áp dụng sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy chính là sự hứng thú, phấn khởi và chủ động học tập một cách tự giác của học sinh. Các em không còn cảm thấy tẻ nhạt trong giờ học lịch sử, ngược lại các em đã biết tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử nên đã nhớ sâu, nhớ lâu hơn những nét cơ bản của bài học. Đa số học sinh đã biết rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, qua sự kiện lịch sử biết phân tích sâu những điều cần chú ý, liên hệ đến những vấn đề có liên quan, làm cơ sở cho sự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và cuộc sống. Để xác định được hiệu quả của việc thực hiện chuyên đề một cách cụ thể hơn, tôi đã so sánh điểm kiểm tra năm học 2011 - 2012 với điểm kiểm tra năm học 2010 - 2011 của học sinh ở các lớp do tôi phụ trách giảng dạy. Kết quả cho thấy có sự chuyển biến tích cực khi áp dụng việc sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là kết quả khảo sát so sánh bài kiểm tra 15 phút học kì I của học sinh lớp 12A1, 12A3 trường THPT Vĩnh Cửu năm học 2011 - 2012 (có sử dụng tài liệu lịch sử trong quá trình dạy học cuộc kháng chiến chống thực Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 19 Chuyên đề: Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dân Pháp) và học sinh lớp 12A11, 12A13 năm học 2010-2011 (không sử dụng tài liệu lịch sử trong quá trình dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp): Năm học Bài kiểm Số HS tra 2010-2011 15 phút 2011-2012 15 phút kiểm tra 94 98 10 9 3 9 8 Điểm kiểm tra 7 6 5 4 3 2 1 0 7 10 18 12 14 13 6 11 18 22 15 16 6 1 7 / 3 1 / / Dựa vào bảng số liệu so sánh bài kiểm tra 15 phút học kì I trong 2 năm học, chúng ta thấy số học sinh trung bình, khá, giỏi của năm học 2011 – 2012 tăng hơn so với năm học trước. Ngược lại, số học học sinh yếu, kém đã giảm rõ rệt. Khi trao đổi với đồng nghiệp trong tổ bộ môn về việc sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp đã và đang công tác. Hầu hết giáo viên đều cho rằng khi sử dụng tài liệu lịch sử, cả người dạy và người học đều thấy tiết học nhẹ nhàng hơn, học sinh hứng thú hơn trong việc tham gia vào quá trình nhận thức, vì vậy các em dễ nhớ bài hơn so với cách học khô khan máy móc trước đây. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp, phải lựa chọn tài liệu lịch sử phù hợp, cụ thể, rõ nét thì mới thu được kết quả cao nhất. C. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Vĩnh Cửu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan