Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn h...

Tài liệu Skkn sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình ngữ văn thpt

.PDF
56
468
123

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC – HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT Tác giả: PHẠM THỊ QUỲNH Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông Nam Định, tháng 5 năm 2016 Sáng kiến : SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC – HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT (BAN CƠ BẢN) 1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT. 2.Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2014 - 2015; năm học 2015 - 2016. 3.Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh Năm sinh: 14/03/1983 Nơi thường trú: Nam Sơn - Yên Lợi - Ý Yên - Nam Định Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông Điện thoại: 0987221628 Địa chỉ email: [email protected]. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông Địa chỉ: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503. 963. 939 -1- MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1. Tác gia văn học trong nhà trường: 1.1.1.Tác gia văn học: Tác gia là người sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mang dấu ấn riêng của người cầm bút. Tác gia văn học khác tác giả văn học: Là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác gia văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học. Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học rất nhiều tác giả văn học bởi vì mỗi tác phẩm đều gắn liền với một tác giả cụ thể. Bên cạnh đó, các em sẽ được đi sâu vào tìm hiểu 6 tác gia lớn, đại diện cho từng giai đoạn của văn học Việt Nam, chia đều cho ở 3 khối lớp: - Khối lớp 10: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Du). - Khối lớp 11: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Đình Chiểu), văn học hiện đại (tác giả Nam Cao). - Khối lớp 12: Văn học hiện đại (Tác giả Hồ Chí Minh, tác giả Tố Hữu). 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học tác gia văn học: Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp tự học cho các em. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ đề ra nằm phát huy vai trò của người học đã khiến mỗi người giáo viên phải tự tìm tòi những phương pháp mới, vừa đáp ứng với nhu cầu đổi mới, vừa phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. -2- Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là điều không hề đơn giản bởi tính chất đặc thù bộ môn đó là: tính công cụ,tính nhân văn. Tính công cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho học sinh năng lực sử dụng Ngữ văn như một công cụ giao tiếp, bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe gồm năng lực chú ý, nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận… Nói gồm năng lực phát biểu trên lớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện thuyết minh vấn đề… Đọc bao gồm đọc văn học và đọc các loại văn khác. Viết bao gồm năng lực viết các văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết bản tóm tắt, văn bản thuyết minh… Các tính chất khác của môn ngữ văn: tính tổng hợp, tính thực tiễn, tính tri thức, tính thẩm mĩ, tính xã hội. Người giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài việc tìm ra phương pháp mới truyền đạt kiến thức cho học sinh còn phải tìm tòi nghiên cứu về nhu cầu thẩm mỹ, tâm sinh lý lứa tuổi và đặc biệt quan tâm tới hứng thú của người học.Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn phức tạp và công phu hơn rất nhiều so với các môn tự nhiên, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy tác gia văn học. Ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản, giáo viên cần giúp học sinh thấy được vai trò của từng tác gia trong nền văn học nước nhà, sức lan tỏa của quan điểm thẩm mỹ, quan điểm sáng tác của tác gia đó với các tác giả đương thời cũng như thế hệ sau…Đó là những nhiệm vụ mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nếu không khéo léo sẽ rơi vào tình trạng khô khan, cứng nhắc; dẫn đến học sinh chán nản, mệt mỏi.Vì vậy , tôi đã cố gắng tìm tòi một phương pháp mới để khắc phục việc học sinh ngại học môn văn, đó là sử dụng kỹ thuật dạy học Sơ đồ tư duy. 1.2. Sơ đồ tư duy: - Trong quá trình tìm tòi phương pháp đổi mới cách dạy và học, tôi nhận thấy việc sử dụng Sơ đồ tư duy vừa mới, vừa hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều trường THCS, THPT trong cả nước áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tôi thấy phương pháp dạy học này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bởi vì phương pháp này không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một phương pháp dạy học hiệu quả, khoa học, dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học. + Khái niệm: Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ tổ chức tư duyây l, đây phương pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay -3- phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Sơ đồ tư duy được khởi xướng từ Tony Buzan (chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của não bộ) từ những năm 70 của thế kỷ XX và nó đã trở thành một trong những phương pháp làm việc tích cực được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, lý thuyết này mới được biết đến trong vài năm trở lại đây, việc vận dụng nó còn chưa thực sự phổ biến, đồng thời các tài liệu nghiên cứu về phương pháp này cũng chưa phong phú cả về số lượng và chất lượng. Theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, bắt đầu năm 2010, dự án "Phát triển giáo dục THCS II" bắt đầu triển khai phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy đến các trường học và cơ sở đào tạo trong cả nước và từ đó đến nay, phương pháp này đã có tác dụng đáng kể trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tương tác của giáo viên – học sinh. + Cấu tạo: - Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề. - Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề. - Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính. - Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, Sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó. -4- Hình 1: Cấu tạo Sơ đồ tư duy + Các bước lập sơ đồ tư duy Bước 1 : Xác định từ khóa Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người học. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm. - Bước này chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp người học có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý. - Người học cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó. - Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà mình thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt - Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để người đọc dễ nhìn nhận vấn đề. Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) - Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in đậm nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. - Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm. -5- - Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn. Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, … - Ở bước này, chúng ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết. - Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho Mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn. - Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng. - Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể. - Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu. Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa Ở bước này, chúng ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn. Hình 2: Các bước vẽ Sơ đồ tư duy + Các quy tắc khi thực hiện sơ đồ tư duy : -6- - Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết - Không cần tẩy xóa, sửa chữa. - Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó. - Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài) + Những ưu điểm của Sơ đồ tư duy: a. Đối với nhà trường : Kỹ thuật dạy học này có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy,trên bảng,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu…hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. b. Đối với giáo viên : Giáo viên có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học: Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học bài mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học đều mang lại hiệu quả cao. c. Đối với học sinh : - Tăng sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm được kiến thức về tác giả văn học một cách tích cực, chủ động. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Việc học sinh trực tiếp vẽ Sơ đồ tư duy vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm kiến thức hội họa”do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc như khi lập các bảng biểu, sơ đồ. Vì thế các em không chỉ tự -7- mình nắm vững những kiến thức cơ bản về tác giả văn học mà còn khắc sâu những kiến thức thức đó. - Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh.Với ưu điểm luôn chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) ,do đó, các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình .Đây là điều kiện để các em thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của bản thân. - Tăng cường khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh. Bài đọc – hiểu về tác giả văn học đòi hỏi học sinh sau mỗi tiết học phải rút ra được những kiến thức khái quát nhất và sơ đồ tư duy đã đáp ứng được điều đó. 2. CƠ SỞ THỰC TIẾN: 2.1. Cơ sở vật chất trường THPT Lý Nhân Tông: - Trường THPT Lý Nhân Tông : tuy mới thành lập được hơn 4 năm (từ 8/2011 đến nay ) nhưng cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Trường có 18 lớp học với 2 dãy nhà ba tầng khang trang, có phòng của Ban giám hiệu, phòng của các tổ chức đoàn thể, phòng học bộ môn và đặc biệt là phòng đa chức năng được trang bị máy chiếu hiện đại, có kết nối Internet… Đội ngũ giáo viên nhà trường hầu hết còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn (100% có trình độ đại học, 8/49 đồng chí là thạc sỹ).Hầu hết đều là những thầy cô nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Tổ Văn – Sử - Địa – GDCD trường THPT Lý Nhân Tông: Tổ Văn – Sử - Địa – GDCD là tổ tổng hợp các môn xã hội, nhiều năm đạt danh hiệu là : Tập thể lao động xuất sắc. Nhóm Ngữ văn nằm trong tổ Văn – Sử - Địa – GDCD gồm có 6 đồng chí, hầu hết đều là những đồng chí trẻ có nhiệt huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, trong đó có 2/6 đồng chí là thạc sỹ. - Học sinh của nhà trường: Học sinh của nhà trường tuy điểm đầu vào bình quân trung còn thấp so với các trường trong huyện song ý thức học tập khá tốt. Trong đó, hầu hết các em học sinh đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại tình trạng học sinh nhận thức chậm, chưa có phương pháp học hiệu quả nên chất lượng qua các kỳ kiểm tra chưa cao. -8- 2.2. Tình hình dạy học tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn THPT Theo nhu yêu cầu mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung thì việc đổi mới dạy học tác giả văn học trong nhà trường phổ thông cũng phải tìm cách đổi mới. a. Thuận lợi Những bài về tác giả văn học đều cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Đây là những yếu tố chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm văn học cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Nếu nắm vững kiến thức về tác giả, học sinh sẽ hiểu đúng, hiểu sâu hơn về tác phẩm. b. Khó khăn: Theo phân phối chương trình Ngữ văn THPT, trong số 6 tác giả thì có 4 tác giả học sinh được học riêng 1 tiết (Nguyễn Trãi, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu), 2 tác giả còn lại (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu) học sinh phải học kết hợp với tác phẩm trong thời gian 90 phút. Điều này dẫn đến tình trạng: giáo viên xem nhẹ phần kiến thức tác giả để đi sâu vào kiến thức phần tác phẩm. Vì lý do thời gian, giáo viên chủ yếu giảng kiến thức cơ bản, ít quan tâm mở rộng, nâng cao kiến thức bài học dẫn đến tâm lý nhàm chán ở học sinh. 2.3. Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung và ở trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng: a.Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT chưa được quan tâm vì một số bộ phận giáo viên e ngại, nếu dùng phương pháp này sẽ ảnh hưởng không tốt tới đặc trưng của bộ môn. Học sinh chỉ nắm được những ý cơ bản của bài học mà thiếu đi năng lực cảm thụ văn chương. Nếu có giáo viên sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy bộ môn Văn thì họ tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng Sơ đồ tư duy vào khâu nào trong quá trình dạy học? Phương pháp thiết kế Sơ đồ tư duy ra sao? Hướng dẫn cách thức sử dụng cho học sinh như thế nào?... b. Tình hình sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Lý Nhân Tông: - Phần lớn giáo viên còn e dè khi sử dụng bởi vì để có một tiết giảng thành công khi sử dụng Sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh phải chuẩn bị khá công phu. -9- - Giáo viên Ngữ văn của nhà trường chưa được tập huấn về phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn nên chỉ có thể tham khảo các phần mềm vẽ Sơ đồ tư duy, cách sử dụng Sơ đồ tư duy… trên các trang mạng xã hội hay kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác. - Hiện nay, trong nhóm Ngữ văn có 2/6 đồng chí sử dụng phương pháp này nhưng chủ yếu áp dụng ở khâu ôn tập kiến thức cho học sinh, chưa mạnh dạn đưa vào giảng dạy bài mới. Từ điều kiện hoàn cảnh như trên, tôi nảy sinh sáng kiến sử dụng Sơ đồ tư duy giảng dạy về tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn THPT của cả 3 khối lớp : Ngữ văn 10, Ngữ văn 11, Ngữ văn 12. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 1. Giải pháp trước khi có sáng kiến - Lâu nay, trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng sơ đồ hóa... để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài văn học sử (bài khái quát, bài về tác gia văn học,…). Bản thân tôi, trước đây, khi dạy những bài về tác gia văn học cũng tiến hành theo phương pháp này. Đây là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên truyền đạt nội dung bài giảng cho học sinh qua 1 sơ đồ, học sinh ghi chép và học thuộc. + Ưu điểm của giải pháp này là: Cách làm này có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ ràng và logic. Tác gia Tác Sự nghiệp văn học Tiểu sử Gia Quê Cuộc đình hương đời Quan Giá trị Vị trí điểm thơ trong sáng văn vhdt tác tác - 10 - Hình 3: Sơ đồ hóa về một tác gia văn học + Nhược điểm của giải pháp này là: Cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em trong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học bài đọc – hiểu về tác gia văn học là rất cần thiết. Tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm này của tôi sẽ góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT nói chung và trong trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng ki ến: 2.1. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Lập bảng so sánh giữa phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa và phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy : Tiêu chí so Dạy học theo sơ đồ sánh hóa Stt Vai trò Sử dụng sơ đồ tư duy của Giáo viên giữ vai trò Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho truyền thụ tri thức, học sinh; định hướng, kiểm tra hoạt người dạy chứng minh chân lý động nhận thức; kết luận, chốt lại 1 của kiến thức trong kiến thức bài học. sách giáo khoa và của chính giáo viên. Vai 2 trò của Thụ động theo dõi, ghi Chủ động chiếm lĩnh kiến thức; tìm người học chép; ghi nhớ và bắt hiểu, nghiên cứu và giải quyết nhiệm chước kiến thức của vụ học tập. giáo viên. 3 Phương pháp Dạy học mang tính Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dạy học thông báo đồng loạt, bộc lộ và phát triển năng lực; tác yêu cầu cả lớp cùng động đến tình cảm, đem lại niềm vui, - 11 - thực hiện như nhau. hứng thú học tập cho học sinh. Hình thức, tổ Chủ yếu dạy học toàn Dạy học cá nhân, dạy học theo chức dạy học lớp, giáo viên đối diện nhóm… 4 với cả lớp. Phương dạy học tiện - Giáo viên : Sách giáo - Giáo viên : Ngoài sách giáo khoa, khoa, giáo sách giáo viên,bảng đen, phấn trắng, sách viên,bảng đen, phấn giáo viên còn phải sử dụng máy chiếu, các phần mềm vẽ Sơ đồ tư trắng. 5 - Học sinh : Sách giáo duy, phấn màu… khoa,vở ghi, bút… - Học sinh : Ngoài sách giáo khoa,vở ghi, bút, cần chuẩn bị thêm bút màu, giấy A0… Qua việc so sánh trên, có thể nhận thấy những ưu thế của phương pháp mới so với phương pháp cũ: - Giáo viên không thuyết giảng kiến thức mà chủ yếu truyền đạt cho học sinh kỹ năng để học sinh có thể xử lý những tình huống tương tự trong cuộc sống. - Học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng sáng tạo vào thực tế những gì mình học được . - Lớp học sẽ sôi nổi, cuốn hút hơn bởi giáo viên có thể vận dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau trong giờ học. 2.2. Các bước thực hiện của giải pháp : 2.2.1. “Làm quen” với Sơ đồ tư duy - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy : khái niệm, đặc điểm về cấu tạo, cách vẽ. - Giáo viên chọn những Sơ đồ tư duy có kết cấu đơn giản cho học sinh quan sát. Sau đó, cho các em dựa vào Sơ đồ tư duy để thuyết trình nội dung bài học được vẽ trong sơ đồ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tập vẽ: đưa ra chủ đề bằng từ khóa (hoặc hình ảnh) ở trung tâm màn hình (hoặc trên bảng đen). Cho học sinh thực hành vẽ Sơ đồ tư duy trên giấy hay trên bảng .Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý để các em suy nghĩ và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... - 12 - * Nguyên tắc : + Giáo viên nên chọn những bài các em đã học, có kiến thức đơn giản, dễ nhớ, dễ vẽ. + Giáo viên có thể linh hoạt cho học sinh vẽ theo nhóm vào giấy, vẽ cá nhân vào vở hoặc gọi 2-3 em lên bảng vẽ. + Lưu ý các em không dùng câu, đoạn quá dài, nên thể hiện các ý bằng những cụm từ ngắn gọn. - Sau khi các em vẽ xong sườn của Sơ đồ tư duy, giáo viên gợi ý cho các em vẽ chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ, gợi ý cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật mạng lưới các ý trong sơ đồ. * Nguyên tắc: + Giáo viên lưu ý học sinh khi vẽ Sơ đồ tư duy, các em nên kết hợp dùng màu sắc, đường nét, ... ngay trong quá trình vẽ để tiết kiệm thời gian. + Không nên dùng quá nhiều màu, không dùng những màu sắc quá sặc sỡ, không quá chú trọng vào đường nét, hình ảnh làm lãng phí thời gian. - Giáo viên thu một số Sơ đồ tư duy các em vừa vẽ. Cho học sinh quan sát, nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung. Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em hoàn thiện sơ đồ tư duy. * Nguyên tắc: + Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, vì vậy, giáo viên cần tôn trọng và phát huy sự sáng tạo của các em, bởi đây là “sản phẩm” của chính các em. Giáo viên chỉ chỉnh sửa cho các em chủ yếu về mặt kiến thức. Mặt khác, giáo viên cũng cần khuyến khích, biểu dương những Sơ đồ tư duy vẽ đảm bảo đầy đủ kiến thức trọng tâm, đẹp, có cách trình bày khoa học, cân đối, hài hòa về đường nét, màu sắc. + Nhắc các em sau mỗi bài học nên lưu các Sơ đồ tư duy lại để sau này tiện việc ôn tập, hệ thống kiến thức 2.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * Đối với giáo viên: - Giáo viên đọc trước và kỹ nội dung bài học, nắm bắt những ý cơ bản về tác giả văn học cần vẽ sơ đồ tư duy. - 13 - - Giáo viên nghiên cứu kĩ những tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn sử dụng Sơ đồ tư duy và phần mềm Mind Map để có những tri thức cơ bản về nó . - Giáo viên cần có thời gian tập vẽ, cả vẽ trên giấy và trên phần mềm trong máy vi tính (Nhớ là phải nghiên cứu kĩ cách sử dụng phần mềm để thực hiện thao tác cho nhanh nhẹn, thuần thục). Sau khi đã hiểu kĩ, nắm chắc về vai trò, công dụng của Sơ đồ tư duy, sử dụng thành thạo phần mềm, nắm vững phương pháp vẽ một Sơ đồ tư duy, thì việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học là việc dễ dàng. - Giáo viên cần chuẩn bị trước: phòng máy, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, ... và một số Sơ đồ tư duy đã vẽ sẵn trên trên máy, trên giấy A0, trên bảng phụ... * Đối với học sinh: - Học sinh đọc trước bài học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên . - Học sinh làm quen với một số Sơ đồ tư duy có sẵn, để các em bước đầu có cái nhìn khái quát về Sơ đồ tư duy (tiếp xúc, hiểu và “bắt chước” vẽ theo Sơ đồ tư duy có sẵn). Đây là bước chuẩn bị hết sức quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên bỏ qua bước này hoặc giới thiệu một cách rất sơ sài, qua loa. Vì thế, học sinh chưa hiểu biết cặn kẽ, cụ thể về nó, chưa nắm vững phương pháp tạo lập, chưa có kĩ năng vẽ Sơ đồ tư duy nên dẫn đến nhiều tiết dạy không thành công do các em mãi loay hoay với giấy bút mà không biết vẽ cái gì, vẽ như thế nào, bắt đầu từ đâu,... vì các em chưa hình dung được Sơ đồ tư duy của bài học trong đầu mình cũng như chưa biết cách thức, phương pháp vẽ. - Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: giấy vở, giấy A0, bút chì, hộp màu, tẩy,... 2.2.3. Các bước sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học 2.2.3.1. Sử dụng Sơ đồ tư duy kiểm tra bài cũ : - Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học. - Sau đó giáo viên yêu cầu các em vẽ Sơ đồ tư duy thông qua câu hỏi gợi ý. - Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ Sơ đồ tư duy theo yêu cầu. Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm. * Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ về tác gia Nguyễn Đình Chiểu: - 14 - - Giáo viên ghi lên bảng từ khóa trung tâm “Nguyễn Đình Chiểu”. - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng, dựa vào kiến thức đã học vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2… - Học sinh dưới lớp vẽ ra giấy. - Giáo viên kiểm tra bài của học sinh và chỉnh sửa, bổ sung. - Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về tác giả Nguyễn Đình Chiểu Hình 4: Sơ đồ tư duy về tác gia Nguyễn Đình Chiểu *Lưu ý: + Giáo viên có thể cho cả lớp cùng lập Sơ đồ tư duy trên giấy theo cách hoạt động cá nhân trong một thời gian nhất định để lôi cuốn tất cả học sinh vào việc ôn kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo lập Sơ đồ tư duy và thói quen tư duy cho các em. + Hết thời gian quy định, giáo viên chọn sơ đồ của một vài em (có thể vẽ xong trước, có thể cần lấy điểm,...), chấm, nhận xét và ghi điểm cho các em; biểu dương, khen ngợi những em vẽ tốt để khích lệ các em nhằm tạo không khí học tập sôi nổi. + Giáo viên chỉ cần dựa vào Sơ đồ tư duy chấm và ghi nhận điểm cho học sinh mà không cần phải yêu cầu gì thêm ở các em, vì ta đã chọn dạng đề khá đơn giản, nên những gì cần trả lời, các em đã thể hiện trong Sơ đồ tư duy, hơn nữa thời gian kiểm tra bài cũ có hạn. - 15 - 2.2.3.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy dạy học bài mới : Lâu nay, việc sử dụng Sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng Sơ đồ tư duy vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bài học lại vừa thay thế cho việc ghi bảng cô đọng kiến thức tiết dạy, bài dạy của giáo viên thì quả là việc làm còn hết sức mới mẻ. Sau đây là một số hình thức vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy bài mới xin được chia sẻ với các đồng nghiệp: a. Sử dụng Sơ đồ tư duy trên máy chiếu: * Các bước lên lớp: +Tìm từ khóa trung tâm : Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa trung tâm .Giáo viên trình chiếu từ khóa (hình ảnh trung tâm) lên máy chiếu . + Tìm từ khóa cấp 1,2,3…( Nhánh cấp 1, 2,3…) - Giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ khóa cấp 1 (thông thường là những nội dung khái quát nhất của bài học mà chúng ta vẫn gọi là luận điểm) - Giáo viên trình chiếu từ khóa cấp 1 trên máy chiếu. Một bài đọc – hiểu về tác giả văn học bao giờ cũng có từ 2 từ khóa cấp 1 trở lên.Ví dụ tác giả Nguyễn Du, tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Nam Cao chỉ có 2 từ khóa cấp 1 : cuộc đời, sự nghiệp văn học. - Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để học sinh tìm từ khóa cấp 2,3 (thực chất là những luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm) … Bao nhiêu từ khóa cấp 1 thì chia lớp ra thành bấy nhiêu nhóm, mỗi nhóm trình bày 1 từ khóa cấp 1. - Các nhóm cử đại diện trình bày . - Giáo viên điều chỉnh, bổ sung và trình chiếu trên máy. + Giáo viên chốt lại và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Giáo viên kết hợp với các hình ảnh minh họa, thuyết giảng để học sinh hiểu sâu hơn bài học . * Ưu điểm : + Phát huy được năng lực của học sinh : năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ. + Giáo viên khai thác được tối đa hiệu quả công nghệ thông tin trong bài giảng. - 16 - * Nhược điểm : + Đây là hình thức dạy học mà giáo viên tách rời bảng đen, phấn trắng. + Giáo viên và học sinh phải chuẩn khá công phu trước mỗi giờ học. * Ví dụ : Trong bài “Bình Ngô đại cáo”, phần I: tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi, giáo viên có thể tổ chức dạy học bài mới về tác giả như sau : - Tìm từ khóa trung tâm :Giáo viên giới thiệu bài học với nội dung chính là tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi.Sau đó, đưa hình ảnh trung tâm lên máy chiếu. - Tìm từ khóa cấp 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sách Ngữ văn 10, tập 2, nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi. Học sinh trả lời : cuộc đời, sự nghiệp thơ văn, kết luận. - 17 - - Tìm từ khóa cấp 2,3… phần cuộc đời. Sinh năm 1380, mất 1442 Gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học. Quê quán : Thường Tín, Hà Tây. Trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn:5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại,năm 1400 đỗ Thái học sinh- ra làm quan cho triều Hồ,năm 1407 : giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đi theo Lê Lợi. Sau khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn :góp phần to lớn vào chiến thắng quân Minh 1428, thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô; ông hăm hở tham gia xây dựng đất nước;ông không còn được tin dùng; năm 1439: xin về ở ẩn ở Côn Sơn; Năm 1440: Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước; năm 1442: vướng vào vụ án Lệ Chi Viên - tru di tam tộc; năm 1464:Lê Thánh Tông minh oan ; năm 1980: UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. - Tìm từ khóa cấp 2,3…phần sự nghiệp thơ văn. 1.Tác phẩm chính: - 18 - + Tác phẩm chữ Hán :Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. + Tác phẩm chữ Nôm : Quốc âm thi tập +Tác phẩm viết về địa lý : Dư địa chí 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất. - Vị trí : là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất trong văn học trung đại Việt Nam. - Tác phẩm chính luận tiêu biểu : + Quân trung từ mệnh tập :thư từ, giấy tờ giao thiệp với nhà Minh; thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước; nghệ thuật luận chiến bậc thầy; được đánh giá “có sức mạnh của mười vạn quân” ( Phan Huy Chú) + Bình Ngô đại cáo : thay mặt Lê Lợi viết cho toàn dân; đây là áng văn yêu nước, là tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo kẻ thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đây được coi là áng thiên cổ hùng văn. - Giá trị nội dung : Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. - Giá trị nghệ thuật :đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ xác định đối tượng, mục đích, bút pháp, kết cấu chạt chẽ, lập luận sắc bén. 3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc. - Vị trí : Nguyễn Trãi là nhà thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình. - Tác phẩm tiêu biểu : + Ức Trai thi tập. + Quốc âm thi tập. - Giá trị nội dung : + Nguyễn Trãi là người anh hùng vĩ đại của dân tộc : Lý tưởng của người anh hùng : hòa quyện yêu nước và thương dân Phẩm chất, ý chí người anh hùng :dáng ngay thẳng, cứng cỏi của cây trúc; vẻ thanh tao, trong trắng của cây mai; sức sống khỏe khoắn của cây tùng. + Nguyễn Trãi là con người trần thế : Đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội. Mơ ước về một xã hội thái bình, thịnh trị. - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan