Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa an toàn giao ...

Tài liệu Skkn sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa an toàn giao thông

.PDF
16
114
53

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG BÀI NGOẠI KHÓA : AN TOÀN GIAO THÔNG Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thềm thế kỷ XXI. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao... Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song song với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như một xu thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà chương trình SGK GDCD các lớp bậc THCS đã được sửa đổi, người giáo viên dạy phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử dụng ngày càng nhiều. Qua nhiều năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, và qua những đợt tập huấn thay sách vào dịp hè, bản thân tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi cuốn được các em, để giờ giảng trôi qua nhẹ nhàng mà đem lại nhiều hiệu quả thì cần phải có và biết sử dụng một cách thành thạo, các phương tiện và các thiết bị dạy học trong các giờ giảng... Với tất cả các suy nghĩ đó, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin có một vài trao đổi về bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG - Chương trình GDCD lớp 9. 2. Khái quát tình hình nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề PTDH là đối tượng nghiên cứu của lý luận về PPDH và các tài liệu bồi dưỡng GV GDCD. Đặc biệt, nội dung PTDH được đề cập nhiều trong chương trình tìm hiểu SGK mới. Trong đó phải kể đến: Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, SGK môn GDCD bậc THCS 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu các PTDH, cấu trúc của bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG và các thiết bị có thể áp dụng vào bài học để chuẩn bị tư liệu, PTDH cho quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận của PTDH. Nghiên cứu nội dung bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG, tìm hiểu các PTDH được ứng dụng vào bài học để sử dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng đưa quá nhiều PTDH vào bài giảng mà không đem lại kết quả cao. 4. Cấu trúc của đề tài Ngoài mục lục và tư liệu tham khảo, Đề tài được chia làm 03 phần: Phần đặt vấn đề Nội dung Kết luận - kiến nghị Phần hai NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ TBDH. 1. Thế nào là phương tiện và TBDH. - Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học. - Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyền tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. 2. Chức năng của phương tiện dạy học. Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau đây: - Chức năng kiến tạo tri thức: + Nếu HS chưa biết nội dug thông tin chứa trong phương tiện dạy học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho HS. Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình trạng giao thông , sẽ cho HS hình dung ra thực trạng giao thông hiện nay trên thế giới và Việt Nam. + Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HS hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức. VD: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về: AN TOÀN GIAO THÔNG. + Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạng hình ảnh hay mô hình. - Chức năng rèn luyện kĩ năng: + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công cụ, ví dụ như từ điển, máy vi tính... + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hình Video sẽ giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng sa hình ngã tư đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống giao thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giao thông cho HS. + Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh... - Chức năng rèn luyện thái độ cho HS Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách quan , các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học...được chuyển tải trên các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. - Chức năng kích thích hứng thú học tập Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một số lĩnh vực khoa học công nghệ về giao thông... - Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập. Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình..có phát ra những lệnh thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác...là những phương tiện dạy học có khả năng thực hiện chức năng này. - Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò. Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt đông của thầy hoặc trò: Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bản trong có bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể... 3. Phương tiện dạy học đặc thù bộ môn, các phương tiện dạy học mới a. Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD - Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình. - Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong. - Phiếu học tập - Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính - Câu chuyện, tình huống, số liệu.. - Đạo cụ đơn giản để đóng vai. - Các đồ vật như: hoa quả, máy móc .. .... b. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD - Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc.. - Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay.. - Máy tính, phần mềm Violet, IQB Leo, Internet... 4. Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học theo yêu cầu đổi mới PPDH môn GDCD 4.1. Yêu cầu Để phương tiện dạy học thực sự trở thành công cụ đắc lực đổi mới PPDH môn GDCD, giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau: - Sử dụng phương tiện dạy học cần thích ứng linh hoạt với nội dung bài học. Phương tiện dạy học nói chung có khả năng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của PPDH. Mối PPDH không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng một số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều PPDH khác nhau. (ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho phương pháp thảo luận và dùng cho vấn đáp..). Vì vậy cần khai thác khả năng thích ứng linh hoạt này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học. - Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học. Vì mỗi phương tiện dạy học đều có chỗ mạnh và chỗ yếu khác nhau. Do đó, cần biết lấy chỗ mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế chỗ yếu của phương tiện dạy học khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học, góp phần đạt được các mục đích đề ra trong từng bài học. - Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho PPDH. - Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục đối với HS. Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu này. Ví dụ: + Khi GV vẽ sơ đồ đánh giá về giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu trên hàng hoá là gạo thì cũng phải bố trí sơ đồ khoa học; kẻ chữ viết ngay ngắn, rõ ràng và sử dụng phấn màu phù hợp. + Trước khi HS viết kết quả thảo luận nhóm lên khổ giấy rộng, GV cần nhắm nhở và hướng dẫn các em viết chữ ngay ngắn, các nhóm cùng viết theo một chiều giấy dọc hoặc ngang... - Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làm việc. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập hoặc trong giao lưu. Ví dụ: Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình quảng cáo một số mặt hàng có tác dụng kích thích HS tìm hiểu và biết được mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. 4.2. Hướng dẫn sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THCS hiện nay còn nhiều thiếu thốn. Để phục vụ chương tình sách giáo khoa đổi mới Bộ giáo dục và đào tạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp cho các trường và cấp phát thiết bị dạy học cho các bộ môn. Nhưng chắc chắn rằng, nguồn cung cấp từ Bộ không thể đáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho các bộ môn. Mặt khác, không phải cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu quả dạy học cao, mà điều quan trọng là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để phương tiện dạy học. Do đó, mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học dù là những phương tiện phục vụ dạy học rất đơn giản và ít tốn tiền.. - Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tình huống có thật, câu chuyện, các đoạn phim trên truyền hình hoặc của các cơ quan văn hoá... - Các phương tiện dạy học GV có thể tự tạo gồm: sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình đơn giản, phiếu học tập, .. - Chất liệu để tự tạo phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng, phong phú. Nó có thể là: + Giấy các loại, các khổ + Bản trong, bút dạ + Các vật liệu tre, gỗ, nứa; thép, đồ nhựa, vải, phấn màu, băng dính 2 mặt... Bên cạnh việc sưu tầm, tự tạo các phương tiện dạy học của từng GV, tổ bộ môn nên họp, động viên và phân công mỗi GV sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học cho 1 - 2 bài trong 1 năm để dùng chung trong tổ. Dần dần phương tiện dạy học của tổ sẽ phong phú và đầy đủ hơn. - GV có thể động viên,, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạo phương tiện dạy học như: + Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống..theo từng chủ đề. + Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, bảng biểu.. + Các dụng cụ để đóng vai đơn giản 4.3. Sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn GDCD a. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia) Đa phương tiện là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh động qua hệ thống computer, trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống. Học tập với đa phương tiện theo nghĩa rộng cũng là sử dụng kết hợp những phương tiện truyền thông như sách, bảng, máy chiếu, phim, .. b. Tác dụng của việc sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn GDCD Đa phương tiện có tác dụng tạo ra nhiều khả năng mới trong lĩnh vực dạy học môn GDCD: + Có tác dụng như một “ nguồn” dẫn tải kiến thức mới chứ không chỉ để minh hoạ lời trình bày của GV + Giúp cho giờ dạy học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; phương pháp giảng dạy của GV hiệu quả hơn. + Phát huy cao tính tích cực học tập của HS, HS có trách nhiệm hơn với học tập. + Phát triển được các năng lực tìm kiếm, tổ chức và so sánh, phân tích thông tin của HS + Việc học tập được mở rộng ra ngoài phạm vi phòng học, môn học, trường học. Tóm lại, PTDH bộ môn GDCD rất phong phú và đa dạng, có cả những PTDH truyền thống và PTDH hiện đại. Xu hướng hiện nay, người GV sử dụng nhiều PTDH hiện đại hơn như máy chiếu, đầu video, băng hình...Việc sử dụng các PTDH đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là đối với chương trình SGK mới lớp 9. Trong đó có bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG II. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀO BÀI NGOẠI KHÓA: AN TOÀN GIAO THÔNG. 1. Vài nét về tiếp cận nội dung bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG. Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội đời sống của người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nếu chỉ cách đây vài năm việc mua được một chiếc xe máy đối với nhiều gia đình chỉ là giấc mơ nhưng hiện nay việc đó trở thành quá đơn giản. Có thể nói “Nhà nhà có xe máy, người người có xe máy”. Trong khi đó thì cơ sở hạ tấng giao thông vẫn chưa theo kịp mật độ gia tăng của phương tiện giao thông. Bên cạnh đó ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông chưa cao dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc. Do đó vấn đề ATGT ngày nay trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đảm bảo ATGT không là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn dân. Để giảm thiểu tai nạn giao thông thì công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức tham gia giao thông là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với đối tượng học sinh lớp 9 khi mà tính tự chủ của các em chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế trong khi các em bắt đầu tiếp cận với các phưong tiện cơ giới. Chính vì vậy việc giúp các em hiểu biết và có ý thức khi tham gia giao thông là trách nhiệm chung của gia đình – nhà trường – xã hôi. Trong nhà trường thì môn học lồng ghép an toàn giao thông đáng kể nhất là môn GDCD. Tuy nhiên lồng ghép như thế nào để đạt hiệu quả cao là chuyện không phải dễ. Qua nhiều năm giảng dạy tôi rút ra được kinh nghiệm là muốn các em tích cực tìm hiểu ATGT thì phải có hình thức giảng dạy sao cho thu hút, tạo được hứng thú cao đối với học sinh để các em từ tư thế bắt buộc phải học chuyển sang tư thế tích cực tham gia học tâp thì hiệu quả với như mong đợi. Cùng với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại như máy chiếu, internet thì công việc đó không còn quá khó khăn nữa. Đối với bài ngoại khóa AN TOÀN GIAO THÔNG thì chúng ta có rất nhiều hình thức tổ chức khác nhau như đi thực tế, mời cán bộ giao thông về tọa đàm... Tuy nhiên các hình thức đó ít nhiều có hạn chế và khó chủ động. Nên hình thức sử dụng phưong tiện, nhân lực trong nhà trường ưu việt hơn hẳn và tính hiệu quả cũng rất cao. Chính vì vậy qua sáng kiến này tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của mình trong giảng dạy bài AN TOÀN GIAO THÔNG. Qua hình thức sử dụng PTDH là máy chiếu đa phương tiện. 2. Chuẩn bị các PTDH cho bài giảng: Để chẩn bị tốt cho bài dạy ngoại khóa AN TOÀN GIAO THÔNG thì tư liệu phục vụ cho giảng dạy là vô cùng quan trọng. Những tư liệu cần thiết là:  Tranh ảnh, đoạn phim về tình hình tai nạn giao thông.  Tranh ảnh về vi phạm luật giao thông.  Tranh ảnh, sơ đồ, biển báo giao thông.  Luật giao thông đường bộ.  Các số liệu về tình hình giao thông.  Các tình huống giao thông.  ...... Các tư liệu này có thể sưu tầm qua sách báo, tạp chí ... đặc biệt là mạng internet. Chỉ cần lên trang tìm kiếm Google.com.vn gõ từ khóa “AN TOÀN GIAO THÔNG” thì sẽ có vô số tư liệu hữu ích khác nhau cho ta lựa chọn Khi đã có tư liệu rồi thì việc sử dụng tư liệu đó có chọn lọc dưới sự hỗ trợ của máy chiếu đa phương tiện một cách hợp lí là mấu chốt quyết định thành công của bài dạy. Sau đây tôi xin mạnh dạn trình bày hai hình thức cơ bản. 3. Sử dụng TBDH vào bài giảng: Tùy theo quy mô tổ chức tiết ngoại khóa AN TOÀN GIAO THÔNG cho một lớp hay cho cả khối mà ta có những hình thức khác nhau. 3.1 /Tổ chức tiết ngoại khóa AN TOÀN GIAO THÔNG cho một lớp: Ở hình thức này tôi tiến hành soạn giảng như bình thường với đầy đủ các bước lên lớp bằng giáo án điện tử như minh họa trong đĩa CD và phần giáo án cuối sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nhiên khi soạn giảng bằng giáo án điện tử cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc giáo dục. 3.2/ Tổ chức tiết ngoại khóa AN TOÀN GIAO THÔNG cho một khối: Ở hình thức này do số lượng học sinh tham gia đông do đó tôi tổ chức dưới dạng một hội thi vui để học. Để thực hiện tốt tôi chuẩn bị các bước cụ thể như sau:  Lập kế hoạch trình tổ bộ môn, BGH xét duyệt.  Nhờ các tổ chức, đoàn thể như: BGH, Tổ chuyên môn, Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm tham gia ban tổ chức, đề xuất, phân công giám khảo, MC, kĩ thuật viên...  Chuẩn bị tài liệu cho các lớp tham khảo trước ( để đạt được hiệu quả cao thì tôi không cho các lớp chọn người tham gia mà sẽ gọi thành viên bất kỳ của lớp đó).  Lên kịch bản hội thi lấy ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp.  Chuẩn bị tư liệu, hệ thống câu hỏi, tình huống, soạn thành bộ chương trình thi qua phần mềm Microsoft Office PowerPoint .  Tiến hành hội thi vào buổi cuối tuần ( sau 2 tiết học chính). Chương trình hội thi cụ thể tôi đính kèm trong đĩa CD và phần giáo án cuối sáng kiến kinh nghiệm này. Phần ba KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ XHH giáo dục, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để hướng đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì lẽ đó việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH bộ môn GDCD nói riêng dã và đang diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Là một GV giảng dạy môn GDCD THCS, dù tuổi nghề còn non trẻ nhưng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng PTDH. Có một điều mà tôi cảm nhận được - qua các giờ giảng một cách sâu sắc là, giờ dạy nào GV sử dụng nhiều PTDH thì giờ học đó trở nên sinh động, lôi cuốn các em và khối lượng tri thức được truyền thụ nhiều hơn, HS hứng thu nhiều hơn những giờ GV ít sử dụng PTDH...Điều này được minh họa qua bảng tổng kết dưới đây: Kết quả học tập Lớp Mức độ áp dụng đề tài Không khí học tập 9A6 Ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng công nghệ thông tin Không ứng dụng công nghệ thông tin Không ứng dụng công nghệ thông tin Không ứng dụng Sôi nổi, hăng hái phát biểu Sôi nổi, hăng hái phát biểu Ít sôi nổi, lớp học trầm Ít sôi nổi, lớp học trầm Sôi nổi, hăng hái 9A5 9A4 9A3 9A2 Giỏi Khá (%) (%) 88,9 8,3 TB (%) 2.8 Yếu (%) 0 Kém (%) 0 61,5 31,6 6,9 0 0 6,9 0 40 0 0 7,1 13,1 0 30,3 20,7 42,1 23,3 36,7 43 34,8 công nghệ thông tin phát biểu Việc sử dụng PTDH đặc thù của bộ môn không phải là quá khó. Vì có thể sử dụng nhiều nguồn tư liệu ở các môn KHXH khác, nhưng cũng không phải là dễ vì những PTDH của bộ môn được cấp phát còn quá ít ỏi. Cho nên đa số các PTDH là do GV tự sưu tầm, thiết kế. Vì vậy có thể nói PTDH có bao nhiêu, được sử dụng như thế nào phần lớn do chính người GV quyết định. Đã đến lúc, người giáo viên cần thay đổi thói quen chỉ cần phần và giáo án là có thể lên lớp bất cừ lúc nào.., bên cạnh phấn và giáo án là hai thiết bị truyền thống không thể thiếu trong giảng dạy, hãy mang thêm những PTDH khác, đó là sơ đồ, tranh ảnh, câu chuyện tình huống, video, bài hát... Đa số các trường THCS trên địa bàn huyện Chơn Thành hiện nay, đội ngũ GV GDCD hầu hết là những GV trẻ, có nhiều khả năng trong việc tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng PTDH. Vì vậy có thể hoàn toàn tin tưởng rằng việc triển khai phong trào sử dụng PTDH bộ môn GDCD là hoàn toàn khả thi và chắn chắn phong trào này sẽ được nhiều thầy cô hưởng ứng. Và trong thực tế tại trường THCS Minh Hưng nơi tôi công tác đã tiến hành chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ yếu vào 2 nội dung chính: - Hướng dẫn cách thức tìm kiếm tư liệu trên Internet cho các bộ môn, xây dựng tư liệu dạy học điện tử để giáo viên các bộ môn có thể tham khảo, trao đổi tư liệu, kinh nghiêm với nhau. Ở đây BGH đã mạnh dạn đầu tư một máy tính có kết nối đường truyền ADSL và có khả năng lưu trữ cao để các giáo viên sử dụng chung. Bên cạnh đó BGH cũng trú trọng xây dựng một trang Web riêng để tiện lợi hơn trong công tác. Nếu không có gì thay đổi thì trong tháng 3 năm nay trang Web chính thức đi vào hoạt động với địa chỉ: http//:THCSMinh Hưng.edu.vn - Tổ chức các buổi hướng dẫn soạn giảng bằng chương trình Microsoft Office PowerPoint và Violet với hình thức “Cây nhà,lá vườn” người biết chỉ người không biết, người biết nhiều chỉ người biết ít. Và cùng tham dự các tiết giảng dạy bằng giáo án điện tử để trau dồi kinh nghiệm. Bản than tôi thấy đây là một mô hình rất hiệu quả, tính khả thi là rất cao, thiết nghĩ BGH các trường đều có thể cân đối chi tiêu để đầu tư cho chương trình ứng dụng công nghệ thông tin như tại nơi tôi công tác và chắc chắn rằng hiệu quả mang lại sẽ không nhỏ. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin có một vài đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục, nhằm nâng cao việc sử dụng PTDH vào giảng dạy như sau: Một là đối với Phòng GD&ĐT tăng cường đề xuất với Bộ GD thiết kế nhiều hơn nữa các PTDH cho bộ môn GDCD ( bao gồm: sơ đồ, tranh ảnh, số liệu, Video minh họa...) Hai là đề xuất với BGH các trường phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác và tự làm đồ dùng dạy học, có theo dõi, tổng kết và trao giải.. Treân ñaâây laø toaøn boä kinh nghieäm cuûa toâi trong quaù trình vaän duïng Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học trong bài ngoại khóa : AN TOÀN GIAO THÔNG. Tuy nhieân do laø moät giaùo vieân khoâng chuyeân veà tin hoïc trình ñoä vaø naêng löïc coøn haïn cheá neân khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Toâi raát mong ñöôïc söï ñoùng goùp yù kieán cuûa Hoäi ñoàng xeùt duyeät nhaèm giuùp ñeà taøi cuûa toâi hoaøn chænh hôn. Toâi xin chaân thaønh caùm ôn quyù thaày coâ trong toå Văn – Giáo Dục Công Dân, ban giaùm hieäu tröôøng THCS Minh Höng, laõnh ñaïo phoøng GD - ÑT huyeän Chôn Thaønh, ñaõ taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ, ñoùng goùp nhöõng yù kieán quyù baùu giuùp toâi hoaøn thaønh ñeà taøi naøy. Xin traân troïng caùm ôn hoäi ñoàng xeùt duyeät ñaõ boû thôøi gian xem xeùt ñeà naøy naøy vaø ñoùng goùp cho toâi nhöõng yù kieán quyù baùu! Minh Hưng, ngày25 tháng 12 năm 2008 NGƯỜI VIẾT Đoàn Thị Hiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất