Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bả...

Tài liệu Skkn sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường thpt lý nhân tông.

.PDF
37
460
107

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông. Tác giả: Nguyễn Thị Thơ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm hóa học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác : Trường THPT Lý Nhân Tông Nam Định, tháng 3 năm 2016 1 1.Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn Hóa học. Áp dụng cho đối tượng học sinh khối 12 trường THPT Lý Nhân Tông. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 6 tháng 9 năm 2015 đến ngày 20 tháng 11 năm 2015 4. Tác giả: - Họ và tên: NGUYỄN THỊ THƠ - Năm sinh: 1990 - Nơi thường trú: Yên Phú – Ý Yên – Nam Định - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hóa học. - Chức vụ công tác: Giáo viên Hóa học - Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông. - Điện thoại: Của cá nhân- của trường: 035033503127 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông - Địa chỉ: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định. - Điện thoại: 0350.350.127 2 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 1. Sơ lược về Hóa học Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là nghành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi còn là “ Khoa học trung tâm” vì đó là cầu nối các nghành khoa học tự nhiên khác như vật lí học, địa chất học và sinh học. Ví như chỉ từ một số loại “ đá xây dựng” tương đối ít từ 80 -> 100 trong 118 nguyên tố được biết đến. Nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang đến hàng triệu hợp chất khác nhau, những hợp chất mà tạo ra các loại vật chất khác nhau như: nước, mô sinh vật, tế bào...làm phong phú cho đời sống sinh hoạt của chúng ta. Do đó để khuyến khích quá trình học tập môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng, nghiên cứu nghành giáo dục đã tạo những thuận lợi cho người học: - Tất cả các cơ sở giáo dục đều được đầu tư về trang thiết bị đầy đủ, có phòng chuyên môn riêng. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và “học đi đôi với hành” - Đội ngũ giáo viên được đầu tư có bài bản, có hệ thống và luôn khuyến khích nâng cao trình độ học tập. - Môn Hóa học là môn học quan trọng trong các khối thi (khối A, B) nên luôn được sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh. Tuy nhiên Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi khả năng tư duy logic, sáng tạo, sự cần cù, siêng năng và quan trọng là sự va chạm thực tế. Với các nước phát triển thì đây là điều tất yếu nhưng với các nước chậm phát triển, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị còn thiếu thốn nên học sinh không có cơ hội thực hành, kiểm chứng lí thuyết và sáng tạo cái mới. Hơn nữa Hóa học cũng là một môn học khó, nên với những thay đổi về hình thức thi tuyển như hiện nay thì phần lớn học sinh đã có sự định hướng cho phù hợp với năng lực của mình ngay từ đầu, nên không lựa chọn môn Hóa dẫn đến các em không có sự tập trung trong các giờ học này. 2. Quá trình giảng dạy môn hóa học. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục đã có những biện pháp và hình thức chỉ đạo các Sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ giáo viên thông qua các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, tự thiết kế đồ dùng học tập, các lớp tập huấn chuyên môn, giúp các thầy cô nâng cao nghiệp vụ. 3 - Các trường được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, có phòng học chuyên môn riêng. - Nhìn chung các em học sinh đã có ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Khó khăn: - Các em học sinh chỉ được tiếp cận với môn Hóa học từ năm học lớp 8, nhưng đến năm lớp 9 do các em đều phải chú trọng, dành nhiều thời gian cho những môn thi chuyến cấp. Nên thời gian học tập ít, dẫn đến khi học THPT bắt đầu với Hóa học 10 nhiều em cảm thấy bị mất “gốc”, càng học càng khó, làm cho môn Hóa học trở thành môn đáng sợ trong suốt quá trình học. - Kĩ năng tiến hành thực hành của học sinh còn chưa tốt. 3. Quá trình giảng dạy tại trường THPT Lý Nhân Tông: Nhà trường đã bước sang tuổi thứ 5 từ khi thành lập, được xây dựng trên một vùng đất thuần nông, học sinh đa số ở xa, và chất lượng đầu vào chưa ổn định. Về cơ sở vật chất nhà trường đã có: đầy đủ phòng học, phòng chuyên môn cho từng môn học, trang thiết bị được đầu tư mua sắm mới, sử dụng có hiệu quả, đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình với 43 thầy cô giáo đều được đào tạo bài bản, chính quy trình độ từ đại học trở lên giảng dạy và phụ trách 18 lớp học, riêng với bộ môn Hóa học do 4 thầy cô đảm nhiệm, với 2 thầy cô là thạc sĩ nghiên cứu và 2 thầy cô đều là cử nhân với tấm bằng giỏi trên tay, nên các thầy cô luôn mang trong mình sự tâm huyết, tấm lòng yêu nghề, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cho đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng như trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Về phía học sinh, tuy số lượng học sinh chưa nhiều, chất lượng đầu vào chưa cao, chưa ổn định, và đa số các em đều ở xa trường nhưng phần lớn các em đã xác định được mục tiêu học tập, tham gia đầy đủ và có hiệu quả những hoạt động của Nhà trường và của Sở giáo dục phát động. Đó là niềm động viên, an ủi giúp các thầy, cô có niềm tin, có động lực xây dựng những hoạt động giáo dục hay và hiệu quả. 4. Thực tế giảng dạy chương cacbohidrat ở trường THPT Lý Nhân Tông: - Do chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp và nên số lượng học sinh có nguyện vọng thi vào các trường đại học, cao đẳng chưa cao, khối 12 có 220 học sinh được chia vào 6 lớp nhưng chỉ có 25% các em chọn môn Hóa làm môn thi tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Số các em này không tập trung mà phân bố riêng trong các lớp, có những lớp các em chỉ học để thi tốt nghiệp hoặc không có học sinh nào chọn, nên quá trình giảng dạy gặp nhiều khó khăn ngay từ công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên cho đến việc lựa chọn những phương pháp và cách thức truyền đạt gây hứng thú, để không chỉ những em lựa chọn được khắc sâu và nâng cao kiến thức thì những em khác cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản. 4 - Sau khi giảng dạy, tiến hành kiểm tra đánh giá chương 1: Este – Lipit hoá học 12 và tiến hành giảng dạy bài đầu tiên chương Cacbohidrat với lớp 12A4 là lớp mà tất cả các em đều chọn môn Lịch sử và Địa lý làm môn thi và xét tuyển. Tôi nhận thấy tuy mới bước vào năm học, đa số các em đã có ý thức học tập nhưng vẫn còn có những em chưa chịu khó, còn tư tưởng mải chơi, chủ quan và thờ ơ đặc biệt các em không lựa chọn môn Hóa. Điều này rất nguy hiểm với bản thân các em và chính các thầy cô giáo. Bởi nếu có tư tưởng này, các em sẽ chỉ chú trọng vào những môn thi, còn những môn không thi thì không học, mà điểm tổng kết trên lớp quyết định 50% khả năng đỗ tốt nghiệp của các em, còn với các thầy cô giáo sẽ không hoàn thành nhiệm vụ năm học. - Phương pháp dạy học của nhóm hóa học chúng tôi luôn có sự thay đổi, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại, sử dụng tối đa thực hành thí nghiệm, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều học sinh dẫn đến chất lượng học sinh chung ở môn Hóa học chưa cao. - Trong quá trình giảng dạy chương cacbihidrat những năm trước tôi nhận thấy, các em chủ yếu chỉ nghe giảng trên lớp và về nhà làm bài tập qua loa, chiếu lệ nên hầu như các em không nhớ kiến thức, không có sự xâu chuỗi kiến thức. Ví dụ như từ cấu tạo của glucozơ, tuy biết cấu tạo gồm nhóm chức -CHO và nhóm chức – OH nhưng nhiều học sinh không nêu được cụ thể tính chất của glucozơ phụ thuộc vào thành phần nào, hoặc từ phần điều chế glucozơ các em cũng không suy ra được tính chất hóa học của tinh bột... Và một thực tế đáng buồn là hầu hết học sinh THPT không thích học môn Hóa học, đây là điều mà tôi luôn trăn trở, luôn mong muốn làm thế nào để các em có cái nhìn khác về môn môn mình dạy, bởi Hóa học là môn học không khó, dễ lấy điểm và có thể bổ trợ cho nhiều môn học khác. Đây là phổ điểm môn Hóa học, Vật Lý và Sinh học qua kì thi quốc gia năm 2015 5 Vậy phải tìm phương pháp dạy học nào đề lôi cuốn được đông đảo các em học sinh tham gia, rút ngắn thời gian học tập nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc nắm bắt tri thức đồng thời chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh.  Từ điều kiện hoàn cảnh như vậy tôi nảy sinh sáng kiến : “Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông”. Tôi hy vọng rằng sáng siến kinh nghiệm này của tôi góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học, Từ đó góp phần nhỏ bé của mình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng của tỉnh Nam Định nói chung . II. 1. Mô tả giải pháp: Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: - Giáo viên dạy phần này thường tiến hành như sau: giáo viên thuyết trình, diễn giải và đọc cho học sinh chép hoặc làm thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát và rút ra kết luận. - Bản thân tôi cũng tiến hành giáo dục theo phương pháp này. - Học sinh : Nghe giáo viên giảng, đọc, ghi chép và học thuộc + Ưu điểm của giải pháp này là: Nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao, giáo viên không phải tốn nhiều thời gian cho việc soạn bài và chuẩn bị bài. Học sinh không phải chuẩn bị bài nhiều, dễ học thuộc, dễ theo dõi, dễ áp dụng 6 + Nhược điểm của giải pháp này là: Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Và do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức học sinh không có sự sáng tạo: trên lớp thầy cô dạy những gì, về nhà học thuộc và đi thi lại chép nguyên phần học thuộc do thầy cô đã dạy, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Như vậy việc cải tiến phương pháp dạy học này là rất cần thiết . 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Vấn đề cần giải quyết: Với học sinh khối 12, ngay khi bắt đầu vào năm học mới các em đã có sự định hướng nghề nghiệp, lựa chọn hướng đi riêng cho mình, có những em chỉ thi tốt nghiệp, nên làm thế nào để bài giảng phong phú lôi cuốn các em tham gia, làm cho quá trình tiếp thu kiến thức không nhàm chán, và thông qua môn học vẫn định hướng phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ, kĩ năng giải quyết vấn đề để không chỉ những em thi đại học khối A,B mới tập trung nghiên cứu mà cả với những em khác vẫn nắm được bài một cách nhanh nhất, dễ dàng và hiệu quả nhất. 2.2. Chỉ ra tính mới: Xêmina là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung. Nên với phương pháp dạy học này đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, ở đó giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý 7 kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. 2.3. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của phương pháp là rất chú trọng đến khả năng tự giác học tập, kỹ năng giao tiếp, làm chủ đám đông, làm chủ vấn đề, kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề t hực tiễn, coi trọng rèn luyện . Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống. Yêu cầu của phương pháp cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. 2.4. Cách thức thực hiện và các điều kiện để áp dụng giải pháp. + Cách thức thực hiện: giáo viên sưu tầm tài liệu, giới thiệu phương pháp học tập cho học sinh, giao nhiệm vụ trước, và đóng vai trò người cố vấn học tập trong suôt quá trình học tập. Học sinh chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp, tiến hành thảo luận và trình bày nội dung học tập trước lớp. + Các bước cụ thể tiến hành giải pháp: - Bước 1: Chuẩn bị ( chuẩn bị trước ở nhà): Giáo viên giới thiệu để học sinh hiểu thế nào là học tập theo phương pháp xemina (Xêmina : là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kiến thức thuộc chương cacbohidrat, tìm tài liệu xoay quanh kiên thức.  Ví dụ: Một số câu hỏi và phiếu học tập khác dùng cho bài glucozơ saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Câu hỏi tự luận Ví dụ :Bài glucozơ : Phiếu học tập số 1 - Glucozơ thuộc loại cacbohidrat nào? - Glucozơ có ở những đâu trong tự nhiên? ở nước ta và trên thế giới vùng nào trồng nho nổi tiếng? - Tính chất vật lí của glucozơ ? 8 - Hàm lượng đường trong máu ở mức cho phép là bao nhiêu? Vượt qua ngưỡng đó có nguy cơ mắc bệnh gì? Phiếu học tập số 2 - Bằng thực nghiệm nêu phương pháp chứng minh cấu tạo dạng mạch thẳng của glucozơ - Glucozơ có những tính chất hóa học nào? - Nêu qui trình nấu rượu ở địa phương? Huyện ta có những vùng nào nấu rượu nổi tiếng? Uống rượu thế nào là tốt, thế nào là có hại Bài saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ: Câu 1 : Tại sao hạt gạo nếp to hơn hạt gạo tẻ ? Giải thích : Do trong gạo tẻ được cấu tạo bởi amilozo, amilozo có cấu tạo mạch không nhánh còn hạt gạo nếp được cấu tạo bởi amilopectin, amilopectin có cấu tạo mạch có nhánh. Nên hạt gạo nếp to hơn hạt gạo tẻ, và có cấu tạo rỗng nên thổi cơm nếp thì cần ít nước hơn nấu cơm tẻ. Câu 2 : Tại sao chẻ củi dọc đỡ tốn sức hơn chặt củi ngang thân cây ? Giải thích : Do xenlulozơ được cấu tạo thành các bó sợi xếp song song nên khi chẻ củi các bó sợi sẽ dễ tách ra hơn. Và chẻ củi ướt rễ hơn củi khô Câu 3 : Tại sao ăn vỏ bánh mì lại ngọt hơn ruột bánh ? Vì sao ăn cháy ngọt hơn ăn cơm ? Giải thích: Trong quá trình nướng bánh, dưới tác dụng của nhiệt quá trình thủy phân tinh bột thành glucozơ hoàn toàn hơn trong vỏ bánh. Nên ăn vỏ bánh ngọt hơn ruột bánh. Tương tự với cách giải thích ăn cháy ngọt hơn ăn cơm. + Một số phiếu học tập đã sử dụng Phiếu học tập số 1 Dựa vào kiến thức đã học và nghiên cứu thông tin trên mạng tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của tinh bột, xenlulozơ, sự phân bố nguồn sản phẩm chứa tinh bột, xenlulozơ trong điều kiện tự nhiên của nước ta. Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ Trạng thái tự nhiên Sự phân bố chính nguồn sasccrozo, tinh bột, xenlulozơ trong đk tự nhiên của nước ta. Giải thích: Tại sao hạt gạo nếp to hơn hạt gạo tẻ, tại sao khi nấu cơm nếp thì cần ít nước hơn nấu cơm tẻ? Phiếu học tập số 2 So sánh sự giống và khác nhau về cấu trúc phân tử của saccacarozo, tinh bột và xenlulozơ 9 Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ Thuộc loại cacbohidrat Cấu tạo từ monosaccarit Cấu trúc phân tử Giải thích: Tại sao chẻ củi dọc đỡ mất sức hơn chặt củi ngang? Nên chẻ củi lúc còn tươi hay khi đã phơi khô? Phiếu học tập số 3: Tính chất vật lý của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ Tính chất vật lý Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ Dạng tồn tại Độ tan Phiếu học tập 4: Dùng sơ đồ tư duy tổng hợp các kiến thức liên quan của bài học chương 2 ( theo sơ đồ cành cây ) Giải đáp thắc mắc của học sinh trong khâu chuẩn bị Học sinh: về nhà đọc sách giáo khoa và tìm đọc những kiến thức có liên quan đến bài học - Bước 2: Thảo luận ( trên lớp – 2 tiết) Giáo viên: - Tổ chức học sinh kê bàn ghế theo từng nhóm 4 bàn hoặc theo hình chữ U, chia thành 2 đội để thi đua. - Tìm các chủ đề phù hợp với nội dung bài giảng, có nguồn tư liệu đầy đủ. Và chuẩn bị đầy đủ hóa chất thực hành cho từng nhóm, cung cấp hướng dẫn dưới dạng phiếu học tập cho học sinh. - Lắng nghe và bổ sung hoặc sửa chữa các chỗ thiếu sót của người học Học sinh: yêu cầu tất cả học sinh đều phải chuẩn bị trước ở nhà và tham gia thảo luận. - Trong quá trình thảo luận: phải biết lựa chọn, những tài liệu quan trọng nhất, gần nhất và chính xác nhất với nội dung chủ đề - Lập giàn ý sơ bộ cho toàn bộ đề tài. (giàn ý phải mang tính logic, đầy đủ) - Đọc thật kỹ các tài liệu đã chọn , rút ra kết luận và diễn đạt lại theo ý mình. - Sau khi có giàn ý (mục lục) và đọc kỹ tài liệu xong --> nếu thấy vẫn chưa đủ ý viết bài thì phải tiếp tục tìm tài liệu (lần này không tìm tài liệu chung chung mà tìm tài liệu cụ thể cho từng mục trong phần giàn ý mà chưa đủ ý. - Bằt đầu viết bài theo giàn ý lập sẵn và trình bày trên khổ giấy A0 mà giáo viên đã phát. - Bước 3: Trình bày (2 tiết) Giáo viên: Soạn bài và chuẩn bị bài giảng trên Powerpoint. Khi học sinh trình bày xong từng phần thì yêu cầu những học sinh khác theo dõi phản biện, và rút ra kết luận về nội dung tính chất cần nắm vững, sau đó giáo viên bổ sung, và trình chiếu đáp án cho học sinh đối chiếu. Học sinh: - Sau khi đã lập xong dàn ý, sẽ lên trình bày lần lượt các nội dung 10 - Những học sinh khác ngồi dưới quan sát, nhận xét và ghi chép những vấn đề còn thắc mắc để chất vấn. - Bước 4: Kiểm tra, đánh giá Giáo viên: Sau khi các nhóm trình bày xong và tổng kết bài học. Giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra ngay trên lớp bằng hình thức tổ chức một trò chơi ô chữ đánh giá ngay khả năng nắm bài của học sinh có trao những phần quà nhỏ cho những em trả lời đúng và đội giành thắng cuộc sẽ nhận được một phần quà đặc biệt từ phía giáo viên để động viên các em, sau đó tiến hành kiểm tra 15’ ở tiết học sau để đánh giá toàn diện học sinh. Học sinh: Tham gia nhiệt tình, có ý thức cao các hoạt động mà giáo viên đề ra. Ví dụ như: Hình thức chơi: Sau mỗi từ hàng ngang sẽ hiện lên một chữ cái của từ chìa khóa. Nhóm nào tìm được từ chìa khóa trước khi 4 hàng ngang được mở ra thì nhóm đó sẽ dành phần thắng chung cuộc và nhận được phần quà đặc biệt. Số chữ Nội dung câu hỏi cái 8 Khí có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây? Chất dùng để giải thích nguyên nhân làm cho hạt gạo nếp to hơn hạt 11 gạo tẻ và tại sao nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn nấu cơm tẻ? 6 Phản ứng tạo thành rượu etylic và khí cacbonic từ glucozơ gọi là gì? 8 Glucozơ có nhiều trong tự nhiên và trong ….? 9 Tên gọi khác của saccarit? 8 Tính chất chung của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ? Một bài hát gắn liền với tuổi thơ các em của nhạc sĩ Phạm Tuyên nói 16 về cánh đồng quê Bắc Bộ? ( cho học sinh nghe một đoạn lời bài hát để học sinh đoán) Tên một loại gạo giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho người lớn và trẻ 6 nhỏ? Chiếu 2 hình ảnh để học sinh tham gia dưới dạng đuổi hình bắt chữ: 16 hình ảnh một người ngồi trước cầm bát màu vàng ăn cơm, bên cạnh là một người đứng cầm quạt để quạt phục vụ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E N C A C B O N I C A M I L O P E C T I N L Ê N M E N M Á U N G Ư Ờ I C H Ấ T Đ Ư Ờ N G T M G G H Đ Ạ Ồ Ủ I O I Y G L M P I Ấ Á H Ữ T T Â A N B I Ể N V À N G Ă N B Á T V À N G 11 Từ chìa khóa là : “Tiểu đường”. Từ đó tôi sẽ liên hệ tình trạng gia tăng về số lượng và chất lượng bệnh tiểu đường, béo phì trẻ em ở nước ta: Bệnh tiểu đường là do thiếu insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin làm tăng đường huyết và tiểu đường. Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là kháng insulin , glucozơ cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động, sau khi ăn glucozơ sẽ được hấp thu bởi các tế bào ở thành ruột, sau đó vận chuyển trong máu đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên glucozơ sẽ không thể vào trong tế bào một mình được nó phải nhờ đến insulin. Nếu không có insulin , tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucozơ, như vậy làm cho hàm lượng glucozơ trong máu tăng lên. Làm cho glucozơ bị thải ra ngoài cùng với nước tiểu. Bệnh tiểu đường là một loại bệnh rất nguy hiểm, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì , bệnh tim, cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể vì nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm hay thức ăn nhanh chứa nhiều cabohidrat đã qua tinh chế, cơ thể bạn sẽ bị thiếu crom mà một trong những chức năng chính của nó là điều hòa lượng đường trong máu. Đặc biệt với trẻ em tình trạng thừa cân béo phì đang phát triển nghiêm trọng gây ra chính là sự cong vẹo cột sống, mặc cảm, tự ti trong giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, những mầm xanh tương lai của đất nước. * Điều kiện áp dụng giải pháp này là: + Về con người: được sự ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động giáo dục của các em học sinh khối 12, sự giúp đỡ đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của Ban giám hiệu, đồng nghiệp giúp cho tiết học thành công rực rỡ. + Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Sử dụng phòng đa năng với đầy đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu và dụng cụ học tập từ phòng thí nghiệm nhà trường. Quá trình tôi nghiên cứu đưa ra giải pháp như sau: - Kết quả khảo nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm: ( Bộ công cụ nghiên cứu ) + Bảng số liệu. Bảng 1. Bảng thống kê kết quả nắm bắt kiến thức thông qua trò chơi ô chữ với lớp 12A3 học theo phương pháp mới và lớp 12A2 học theo phương pháp truyền thống. STT 1 2 3 4 Mức độ Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm kém Lớp 12A2 SL % 3 33,33 4 44,44 2 22,22 0 0 12 Lớp 12A3 SL 4 5 1 0 % 44,44 55,56 11,11 0 60 50 40 12A2 30 12A3 20 Column1 10 0 Điểm giỏi điểm khá Điểm TB Điểm yếu Như vậy thông qua quá trình dạy, học và kiểm tra đánh giá: Với 2 lớp 12 trong đó 12A2 có 36 học sinh thì chỉ có 18 em có nguyện vọng học môn Hóa để thi đại học và xét tốt nghiệp, còn với 12A3 cũng chỉ có 20/ 37 học sinh lựa chọn môn Hóa thì với số lượng học sinh là tương đương nhau nhưng học với 2 phương pháp thì cho kết quả nhận thức khác nhau. Lớp 12A3 được học theo phương pháp dạy học mới, chủ yếu do hoạt động từ phía học sinh cho kết quả cao hơn, khả năng nắm bài chắc hơn. Bảng 2. Bảng mô tả kết quả kiểm tra viết của 2 lớp 12A2, 12A3 sau khi học xong chương cacbohidat STT Mức độ 1 Lớp 12A2 Lớp 12A3 SL % SL % Điểm giỏi 13 36,11 20 54,05 2 Điểm khá 12 33,33 11 29,73 3 Điểm TB 10 27,28 6 16,22 4 Điểm kém 1 0,03 0 0 Như vậy: Với phương pháp mới này, không chỉ giúp ích cho những em học tập nghiên cứu sâu môn Hóa mà còn giúp các em khác dễ học, dễ hiểu, dễ theo dõi. Vì quá trình các em nghiên cứu là một lần học, nghe bạn trình bày là lần học thứ hai và trong quá trính phản biện chính là quá trình biến kiến thức sách vở thành của mình. 2.5. Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới và mang lại lợi ích thiết thực. Phương pháp này có tính áp dụng cao vào thực tế và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Bởi không chỉ với giáo viên: hạn chế việc phải thuyết trình, bài giảng đơn điệu, một chiều, học sinh còn tiết kiệm được thời gian học ở nhà, có thể thuộc bài ngay trên lớp. Và quan trọng trong quá trình thuyết trình trước các bạn và trước thầy, cô sẽ rèn các kĩ năng mềm cho học sinh: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý, kĩ năng làm chủ 13 Làm cho hoạt động dạy học diễn ra nhịp nhàng 2 chiều, không đơn điệu, tẻ nhạt, không có tình trạng học sinh ngủ gật trong giờ. 2.6. Mở rộng khả năng áp dụng: Phương pháp này không mới, thường được áp dụng cho sinh viên các trường đại học cụ thể trong các môn lí luận chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi áp dụng với học sinh trường THPT Lý Nhân Tông thì tôi nhận thấy không phải chỉ có thể áp dụng với một chương, một khối hay một lớp mà còn có thể mở rộng với nhiều môn học, nhiều khối khác nhau, học sinh sẽ không phải ngủ gật, hay làm việc riêng trong giờ. Nhưng phải chú ý đến thời gian, nếu áp dụng vào những bài học quá dài sẽ gây nhàm chán, đơn điệu và phải phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. III. Hiệu quả của sáng kiến đem lại: 3.1. Hiệu quả về kinh tế: Tuy không tính được chính xác bằng tiền nhưng chắc chắn giá trị kinh tế mà phương pháp đem lại là không nhỏ. Bởi khả năng thu hút hầu hết sự tham gia học tập của các em học sinh, trong quá trình học các em vưà lĩnh hội được kiến thức một cách chính xác, khoa học nhất vừa rèn kĩ năng bổ ích phục vụ cho cuộc sống sau này mà không trường lớp cụ thể nào sẽ dạy. Với các em ôn thi đại học sẽ rút ngắn thời gian học tập hơn, nhớ bài lâu hơn, giảm chi phí học tập hơn. 3.2. Hiệu quả về mặt xã hội: Mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có phương pháp dạy học nào là chìa khoá vạn năng. Nhưng không phải vì thế mà giáo viên chúng ta trở nên thụ động, yêu cầu làm gì thì làm như thế. Bản thân chúng ta phải nhận thấy vai trò của mình trong quá trình hướng dẫn, cố vấn các em nắm được tri thức, phát triển được kĩ năng, bởi Nhà trường chính là môi trường giáo dục tri thức, nhân cách, đạo đức con người tốt nhất. Do đó giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học nào để phát triển toàn diện cho học sinh? Đó là băn khoăn, trăn trở của tất cả chúng ta, nên chúng ta những người thầy,người cô phải giám nghĩ, giám làm. Với phương pháp dạy học này, tôi thấy đã đạt được đa số những yêu cầu trên. Bởi khi học tập hay nghiên cứu một vấn đề nào đó, nếu chúng ta được nói ra, được thảo luận được phản biện, thì nguồn kiến thức đó được lưu lại rất lâu, đó là sự kết hợp của tư duy logic và tư duy hình ảnh. Như vậy hiệu quả kiến thức là rất to lớn. Và không chỉ hiệu quả về mặt nhận thức mà hiệu quả xã hội cũng rất to lớn, thông qua quá trình tự thuyết trình bài học các em phải biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, phải có phong cách trình bày lôi cuốn, kĩ năng giao tiếp, khả năng làm chủ đám đông, hình thành và phát triển kĩ năng mềm cho học sinh 14 Nên việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam đoan sang kiến này là do chính tôi suy nghĩ và biên soạn thực nghiệm. Tôi xin chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý và pháp luật của nhà nước về lời cam đoan này! CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ Trường THPT Lý Nhân Tông xác nhận đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tác giả Nguyễn Thị Thơ thuộc lĩnh vực Hóa học HIỆU TRƯỞNG 15 Nguyễn Thị Thơ CÁC PHỤ LỤC 1. Giáo án chương Cacbohidrat. Ví dụ: giáo án chi tiết bài Glucozơ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ Chủ đề 1: GLUCOZƠ 1. Mục tiêu  Kiến thức:  Nêu được khái niệm cacbohidrat, công thức phân tử, công thức cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ  Nêu được tính chất, ứng dụng và điều chế glucozơ, biêt ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ, nguồn phân bố chủ yếu trên bản đồ địa lí Việt Nam.  Làm được bài tập.  Nêu được tác dụng của glucozơ, tinh bột trong y học, có biện pháp tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng  Kĩ năng  Tư duy, so sánh, giải quyết vấn đề.  Kĩ năng học tập, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm.  Kĩ năng khoa học: quan sát, tìm kiếm các mối quan hệ, tinh toán.  Thái độ:  Giáo dục đức tính cẩn thận khi làm việc với hóa chất, tiến hành thí nghiệm  Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.  Định hướng các năng lực cần hình thành  Năng lực giao tiếp  Năng lực giải quyết vấn đề  Năng lực hợp tác  Năng lực làm việc độc lập  Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học  Năng lực tính toán hóa học  Năng lực thực hành hóa học  Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 2.  Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Phương pháp dạy học  Phát hiện giải quyết vấn đề  Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan  Phương pháp hợp tác nhóm  Phương pháp dạy học theo xemina. 16 3. Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong chuyên đề, học sinh cần một số kiến thức về:  Sinh học: Tác dụng của glucozơ trong ứng dụng sản xuất thuốc, các loại nước tăng lực, tìm hiểu về bệnh tiểu đường.  Địa lý: Sự phân bố nguồn trồng nho ngon chủ yếu trong cả nước .  Tin học: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, cách sử dụng phần mềm Microsoft Office  Vật lí : Tính tan, tính chất vật lí của glucozơ  Công nghệ: Phương pháp nấu rượu ngon, đảm bảo chất lượng.  Giáo dục công dân: giáo dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, không chỉ môi trường nước mà cả đất, không khí nữa.  Như vậy học sinh được rèn năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trương thông qua học tập Hóa học. I. Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt. Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Câu hỏi / - Nêu khái niệm - bài tập cacbohidrat, định tính CTCT Thông hiểu Giải Vận dụng - Vận Vận dụng cao - dụng CTPT, thích được tính dụng các kiến các kiến thức đã của chất hóa học thức đã học để học áp dụng vào glucozơ,frucyozơ, tính của glucozơ và biết cách bảo vệ quá chất vật lí, tính chất frucyozơ từ đặc sức hóa Vận học, ứng dụng, điểm cấu tạo khỏe trình nấu bản rượu, có nên sử thân và gia đình. dụng men Trung điều chế. Hiểu Biết Quốc để nấu Nêu trạng thái được nguyên được ứng dụng rượu siêu nhanh, tự nhiên của glucozơ, nhân tìm ra cấu của glucozơ vào siêu rẻ và siêu lợi frutozơ, sự phân bố của tạo hóa học từ cuôc sống nhuận không? chủ yêu nguồn nguyên thực nghiệm? - Tư vấn liệu này trên cả nước giúp thực đơn - Viết các phương trình phản ứng điều chế và tính chất của glucozơ dưới dạng CTCT và CTPT. Rút ra 17 của những người bị tiểu đường Loại câu hỏi / bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao tập cách tính nhanh Giải thích vì sao có phương nhiều pháp khác nhung người ta lại sử dụng glucozơ để tráng ruột phích - Giải thích cách nhận biết bệnh tiểu đường bằng mắt thường ( đi vệ sinh xong thấy có bâu), kiến những lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường... . Bài tập - Tính toán các - Tính Tính toán các - định bài toán đơn giản theo toán lượng các phương trình phản toán theo công công thức, theo hợp ứng hóa học. - bài bài toán theo phương thức, Tính hiệu suất phương của phản ứng lên men. - các trình hóa hóa học. Tính khối lượng học, các độ, tìm công thức phân hóa học. Giải 18 khó, liên trình quan đến nhiều liên chất, nhiều giai suất phản ứng, bạc sinh ra hoặc nồng tập Kiểm chứng tính chất - theo các bài toán hỗn quan đến hiệu đoạn phản ứng. định tử glucozơ. Bài Giải được - Giải luật Loại câu hỏi / bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao tập thực hành của glucozơ thích các tiến thích thí nghiệm. trình và kết quả hiện tượng liên thí nghiệm quan đến thực một số tiễn, trong thí nghiệm tráng bạc yêu cầu ống nghiệm được phải rửa thật sạch trước khi tiến hành. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA THEO CẤP ĐỘ MÔ TẢ 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Mức độ nhận biết - Câu hỏi định tính 1: Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là: A. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m. B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn (H2 O)m. C. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl. D. Hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật. 2: Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. 3: Các chất glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit CH3CHO, metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng: A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6 H12O6 D. HCHO 4: Đồng phân của glucozơ là A. Saccarozơ B. Mantozo C. Xenlulozơ D. Fructozơ 5: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín. C. Còn có tên gọi là đường nho. D. Có 0,1% trong máu người. Định lượng 19 Câu 6: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam. Câu 7: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5 Bài tập thực hành thí nghiệm Câu 8: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là A. 3 B. 5 C. 1 D. 4 Câu 9. Để nhận biết 3 dung dịch: glucozơ , ancol etylic , saccarozơ đưng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: B. dung dịch iot A. Cu(OH)2 Mức độ thông hiểu - C. dd AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2/OH-, to Câu hỏi định tính Câu 10. Cho sơ đồ chuyển đổi sau (E, Q, X, Y, Z là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên biểu thị một phản ứng hoá học). Công thức của E, Q, X, Y, Z phù hợp với sơ đồ sau là : Q C2H5OH E CO2 A. B. C. D. Câu 11. X Y Z E Q C12H22O11 C6H12O6 (C6H10 O5)n C6H12O6 (C6H10 O5)n C6H12O6 X Y Z CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa CH3CHO CH3COOH CH3 COOC2 H5 CH3CHO CH3COONH4 CH3COOH A, B, C đều sai. Trong các thí nghiệm sau đây, hãy cho biết thí nghiệm nào chứng tỏ glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng? A. Tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam B. Tác dụng với anhiđritaxit được este có chứa 5 gốc axit C. Khử hoàn toàn thu được hexan D. Tác dụng với CH3OH/ xt HCl thu được sản phẩm có CTPT là C7H14O6 Định lượng Câu 12.Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat (X), thu được 5,28g CO 2 và 1,98g H2O. Biết rằng, tỉ lệ khối lượng H và O trong X là 0,125:1. Công thức phân tử của X là A. C6H12 O6. B. C12 H24O12. C. C12H22O11. 20 D. (C6 H10O5)n .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan