Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành “tìm hiểu về cư ...

Tài liệu Skkn sử dụng phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành “tìm hiểu về cư dân ô-xtrây-li-a

.DOC
24
180
135

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP 3 BƯỚC VÀ 6 BƯỚC VÀO DẠY BÀI THỰC HÀNH "TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ Ô-XTRÂY-LI-A" Người thực hiện: Lê Thị Ninh Chức vụ: giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí THANH HÓA NĂM 2013 MỤC LỤC Trang Mục lục Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………3 3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...3 Nội dung 1. Cơ sở lí luận của đề tài …………………………………………………4 1.1. Khái niệm bài thực hành địa lí...........................................................4 1.2. Vai trò của bài thực hành địa lí……………………………………...4 1.3. Khái niệm phương pháp dạy thực hành……………………………..5 1.4. Các mô hình phương pháp dạy thực hành..........................................5 2. Thực trạng dạy và học bài thực hành địa lí lớp 11 ……......................8 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài..........................9 3.1. Phân loại bài thực hành trong chương trình địa lí lớp 11 ban cơ bản.9 3.2. Vận dụng mô hình phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành “Tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a”.....................................................9 4. Kết quả thực nghiệm (Hiệu quả của đề tài)……………………………..12 5. Kết luận, kiến nghị và khả năng áp dụng……………………………….14 Phụ lục Tài liệu tham khảo 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá chung, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sự yếu kém của khâu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, bài học lý thuyết và thực hành. Vì vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu gắn với thực tiễn, phát huy tính tích cực của người học theo hướng rèn luyện năng lực tự khám phá kiến thức, biến quá trình đào tạo ở nhà trường thành quá trình tự đào tạo. Những thập niên gần đây, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở tất cả các ngành học và cấp học. Trong bối cảnh đó công nghệ dạy học mới ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Đặc trưng nổi bật của công nghệ dạy học là sự định lượng hoá mục tiêu dạy học để việc dạy học trở thành đối tượng có thể quan sát, hệ thống hoá được, trong đó nội dung dạy học bắt đầu được tổ chức theo xu hướng vận dụng các phương pháp mới. Theo đó, ngành giáo dục Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và áp dụng công nghệ dạy học cũng như đổi mới Phương pháp dạy học, đồng thời chương trình và sách giáo khoa cũng thay đổi phù hợp với nhu cầu học tập đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển của đất nước. Hệ thống chương trình và sách giáo khoa có thêm nhiều nội dung mới theo hướng tăng mạnh kênh hình, giảm dần kênh chữ, tỉ trọng bài thực hành tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng khó khăn. Nhìn chung chương trình và sách giáo khoa Địa lí trước đây nặng về lý thuyết, các bài thực hành còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế, tính năng động, sáng tạo, làm việc khoa học của người học chưa được phát huy.Trong các dạng bài thực hành thì dạng bài viết báo cáo ít được chú trọng nhất (chủ yếu tập trung vào dạng bài vẽ biểu đồ để đáp ứng yêu cầu của các bài kiểm tra và thi tốt nghiệp). Từ năm 2006-2007, chương trình và sách giáo Địa lí lớp 11 được triển khai đại trà trên phạm vi toàn quốc. Vừa yêu cầu HS làm quen với nhiều dạng bài thực hành (trong đó có cả dạng bài viết báo cáo), vừa đòi hỏi GV phải ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Theo tinh thần đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của 3 trường THPT Thạch Thành I, tôi đã lựa chọn đề tài:“Sử dụng phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a, địa lí lớp 11 ban cơ bản” 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lí luận của việc dạy học bài thực hành địa lí - Phân tích thực trạng dạy và học bài thực hành địa lí lớp 11-ban cơ bản của giáo viên và học sinh. - Xác định được các mô hình phương pháp dạy bài thực hành viết báo cáo - Vận dụng mô hình phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành “Tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a” - Thiết kế và tổ chức thực nghiệm ở lớp 11 trường THPT Thạch Thành I để kiểm chứng hiệu quả bước đầu của đề tài nghiên cứu. - Đề xuất các kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả trong dạy học bài thực hành địa lí nói chung và dạng bài thực hành viết báo cáo nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học 4 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm bài thực hành địa lí Bài thực hành địa lí là loại bài giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí như kĩ năng làm việc với biểu đồ, kĩ năng khai thác kiến thức địa lí tàng trữ trong bản đồ, kĩ năng khảo sát các các hiện tượng địa lí ngoài thực địa, kĩ năng nghiên cứu làm việc với các tài liệu địa lí. 1.2. Vai trò của bài thực hành địa lí - Bài thực hành địa lí có vai trò to lớn trong việc hình thành, rèn luyện kĩ năng địa lí và kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh: Kĩ năng thực hành địa lí là yêu cầu không thể thiếu được của việc học môn địa lí bởi các kĩ năng là thước đo kết quả học tập của HS theo xu hướng học tập tích cực. Trước đây trong chương trình và SGK địa lí thường mới chỉ chú trọng đến các bài dạy lí thuyết, mà chưa chú ý đến các bài thực hành, nên tỉ lệ các bài thực hành thường quá thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ bài thực hành địa lí lớp 11 đã tăng lên đáng kể (tăng 7 bài so với chỉ có 1 bài ở SGK cũ) và có nhiều dạng thực hành khác nhau, trong đó có cả dạng viết báo cáo. Ngoài ra, trong thời gian đây, bài thực hành thường chiếm 30-40% tổng số điểm trong các đề thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Các bài thực hành địa lí 11, một mặt vừa cũng cố kĩ năng mà HS đã làm quen từ các lớp dưới, một mặt bước đầu cung cấp những kĩ năng mới cho HS. Những kĩ năng đó sẽ là tiền đề, cơ sở cho HS tiếp tục tìm hiểu những kĩ năng cao hơn khi lên lớp12.Vì vậy,các bài thực hành địa lí nói chung và bài thực hành viết báo cáo nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng. Các kĩ năng cần hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh đó là: + Kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí + Kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt. số liệu thống kê + Kĩ năng thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí + Kĩ năng vân dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, các sự vật địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, sinh thái, tư duy phê phán - Củng cố và vận dụng kiến thức: kiến thức của bài thực hành cùng với kiến thức lí thuyết đã được học từ trước đó sẽ giúp cho người học nắm chắc chắn, hoàn chỉnh và có hệ thống. Từ đó tạo ra trong suy nghĩ của các em sự hoàn thiện về kiến thức bài học 5 ( Theo Lí luận dạy học Địa lí- Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc- NXB ĐHSP-2006) 1.3. Khái niệm phương pháp dạy thực hành Phương pháp dạy thực hành nói chung và phương pháp dạy thực hành dạng báo cáo nói riêng là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát GV làm mẫu và thực hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc, từ đó hình thành các kĩ năng, kĩ xảo. Thêm vào đó phương pháp dạy học thực hành còn giúp HS cũng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy để có khả năng xử lí các tình huống thực tế trong cuộc sống. 1.4. Các mô hình phương pháp dạy thực hành địa lí 1.4.1 Mô hình phương pháp 3 bước Cấu trúc mô hình phương pháp 3 bước: Bước 1: Gây động cơ - Khơi dây sự chú ý - làm rõ kiến thức sơ bộ - Phát biểu mục tiêu, nhiệm vụ bài thực hành Bước 2: Trình bày lí thuyết về bài thực hành - Nội dung qui trình luyện tập - Phân nhóm, giao nhiệm vụ - Lưu ý về an toàn lao động ( Hình thức tổ chức lớp học: toàn lớp) Bước 3: Tổ chức luyện tập - Học sinh luyện tập theo qui trình hướng dẫn ở bước 2 - GV quan sát và giúp đỡ Nguồn: Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học. NXB Đại học sư phạm. Phương pháp này có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh phát huy các qui trình thao tác thực hành các biểu tượng và chuyển tải những tri thức thành kĩ năng thao tác thực hành. Chính vì vậy học sinh còn bị động vào những gì giáo viên truyền và phải làm theo. 6 1.4.2. Mô hình phương pháp 4 bước Cấu trúc mô hình phương pháp 4 bước THÔNG TIN LÀM MẪU LÀM LẠI TỰ LUYỆN TẬP Bước 1: Chuẩn bị - Chuẩn bị nguyên vật liệu và nơi làm việc - Tạo mối giao tiếp - Phát biểu mục tiêu và tạo nên tổng thể chung - Khơi dậy sự chú ý, làm rõ kiến thức sơ bộ Bước 2: Làm mẫu và giải thích - Làm mẫu và giải thích cái gì, như thế nào, tại sao - Đưa ra những điểm cơ bản - Lặp lại những bước công việc Bước 3: Làm lại và giải thích - Làm lại các công việc và giải thích làm cái gì, như thế nào, tại sao? - GV: + Đặt câu hỏi kiểm tra + Sửa lỗi, đem đến sự chắc chắn, tao động cơ học tập, khen ngợi, khiển trách và phê bình nếu Bước 4: Tự luyện tập - Tự thực hiện các công đoạn công việc - GV can thiệp bằng sự giúp đỡ nếu cần thiết - Kiểm tra kết quả, kiểm tra các tiêu chuẩn đánh giá - Hướng dẫn các kĩ năng tiếp theo Nguồn: Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học. NXB Đại học sư phạm. 1.4.3. Mô hình phương pháp 6 bước 7 Cấu trúc mô hình phương pháp 6 bước Bước 1 - Cái gì nên được làm? - Những câu hỏi hướng dẫn Bước 6 - Cái gì phải được làm tốt hơn ở lần sau? - Trao đổi với GV 1 Thông tin 6 Đánh giá 2 Kế hoạch 5 Kiểm tra Bước 5 - Nhiệm vụ được hoàn thành chính xác? - Phiếu kiểm tra Bước 2: - Người ta dự định trước như thế nào? - Lập kế hoạch làm việc 3 Quyết định 4 Thực hiện Bước 3: - Xác định con đường hoàn thành và phương tiện hỗ trợ - Trao đổi với GV Bước 4: - Hoàn tất chi tiết - Thực hiện nhiệm vụ Nguồn: Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học. NXB Đại học sư phạm. Ngoài mục đích hình thành kĩ năng, tổ chức dạy học thực hành theo mô hình phương pháp này còn phát triển ở học sinh năng lực hợp tác, tự thu nhận thông tin và khả năng lập kế hoạch. Mô hình phương pháp 6 bước được xây dựng trên cơ sở của lí thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập. Như vậy có thể thấy: mô hình phương pháp 6 bước đã mang lại một số ưu và nhược điểm: - Ưu điểm: GV không còn đóng vai là là trung tâm của quá trình dạy học. Từ đó tích cực hóa học sinh, rèn luyện cho học sinh tính độc lập sáng tạo 8 - Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và phải có đầy đủ phương tiện dạy học 2. Thực trạng dạy và học thực hành địa lí lớp 11 ban cơ bản * Ưu điểm: Thứ nhất, đa số giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích của bài thực hành trong việc hình thành cũng như rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh Thứ hai, phần lớn giáo viên đã xác định được qui trình tiến hành của một bài thực hành, các giáo viên đã bước đầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bài thực hành địa lí. Thứ ba, học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của bài thực hành địa lí vì thế mà các em cũng đã chủ động tích cực hơn trong các tiết thực hành * Hạn chế: Một quan niệm khá phổ biến xuất phát từ phương pháp dạy học truyền thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích củng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Với quan niệm đó, bài thực hành không đem lại kiến thức gì mới cho HS, cũng không làm cho HS thấy hứng thú. Khi dạy thực hành, GV thường coi nhẹ và xem nó như bài tập tự làm bình thường của HS, GV không cần chuẩn bị, nhiều GV dạy bài thực hành cũng giống như dạy lí thuyết. Bên cạnh đó, không ít GV chưa hiểu biết nội dung, yêu cầu của bài thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp dạy thường qua loa theo lối thuyết trình, GV làm việc nhiều, còn HS không chịu thao tác, ỷ lại cho Thầy. GV chưa tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tính tích cực chủ động. sáng tạo của mình. Về mặt nhận thức, đa số GV đều cho rằng chương trình và SGK địa lí 11 hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, một số dạng thực hành không cần thiết vì không có trong cấu trúc đề thi như dạng thực hành viết báo cáo. Dạy thực hành đòi hỏi đầu tư công sức và kĩ thuật nhiều trong khi điều kiện của một số trường ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Thực tế khi dạy các bài thực hành (kể cả dạng viết báo cáo), đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát huy tư duy, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động. * Nguyên nhân của thực trạng: - Nguyên nhân khách quan: + Ở các trường phổ thông hiện nay phương tiện dạy học địa lí vẫn còn thiếu, đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho các bài thực hành + Thời gian cho bài thực hành còn quá ít, chỉ có 1 tiết (45 phút) nên đã hạn chế kết quả hình thành và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh - Nguyên nhân chủ quan: + Một số GV vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức sẵn có mà không coi trọng việc rèn luyện kĩ năng cho HS 9 + Giáo viên chưa có sự thống nhất trong các phương pháp cũng như cách thức rèn luyện kĩ năng cho HS. Gv chưa tạo hết cơ hội để cho HS được thể hiện hết mình. + Nhiều HS quan niệm môn Địa lí là môn phụ, môn học thuộc nên quá trình học tập không coi trọng việc tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân trong các tiết thực hành. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện các giải pháp của đề tài 3.1. Phân loại dạng bài thực hành trong chương trình địa lí lớp 11 cơ bản Trong chương trình địa lí lớp 11 gồm 8 bài thực hành được xếp vào 3 dạng: 3.1.1. Dạng bài thực hành vẽ biểu đồ - Bài 7- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu - Bài 8- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga (Mục 1.Tìm hiểu sự thay đổi GDP) - Bài 9- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - Bài 10- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc - Bài 11- Tiết 4. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á 3.1.2 Dạng bài thực hành đọc bản đồ, biểu đồ - Bài 6- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì - Bài 8- Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga (Mục 2.Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga) 3.1.3 Dạng bài thực hành viết báo cáo - Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Bài 12- Tiết 2. Thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a 3.2 Vận dụng mô hình phương pháp 3 bước và 6 bước vào dạy bài thực hành “Tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a” 3.2.1. Mô hình phương pháp 3 bước Trong các mô hình phương pháp đã nêu, thì mô hình phương pháp 3 bước GV sẽ là người làm việc một cách tích cực để hướng dẫn cũng như hình thành cho HS những kĩ năng, hầu hết tất cả các công việc đều do GV thực hiện. Vì vậy, những yêu cầu của bài thực hành GV sẽ hướng dẫn một cách rất chi tiết và cụ thể. Trên cơ sở đó HS sẽ dễ dàng thực hiện và hoàn tất những yêu cầu còn lại của bài thực hành. - Bước 1 (gây động cơ): GV sẽ tiến hành khơi dậy sự chú ý của học sinh đồng thời làm rõ kiến thức sơ bộ của bài học. Trên cơ sở đó nêu lên những mục tiêu, nhiệm vụ của bài thực hành. 10 - Bước 2 (trình bày lí thuyết của bài thực hành): Đây là bước mà GV sẽ phải trình bày những kiến thức về bài thực hành để HS lĩnh hội. Hướng dẫn một cách cụ thể hay làm mẫu các bài tập. Sau đó tiến hành giao nhiệm vụ cho cả lớp. - Bước 3 (tổ chức luyện tập): HS sẽ tiến hành làm bài tập được giao dựa trên những gì giáo viên đã hướng dẫn ở bước 2. GV quan sát và giúp đỡ nếu cần Cụ Thế: Bước 1: (gây động cơ: 5 phút): GV dùng những kiến thức cũ về dân cư và xã hội để liên hệ, vào bài, phát triển mục tiêu, nhiệm vụ bài học  Vào bài: Để tìm hiểu rõ hơn đặc điểm xã hội của Ô-xtrây-li-a, đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa như chính người Ô-xtrây-li-a nhận định, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành làm bài thực hành: “Tìm hiểu về dân cư Ô-Xtrây-li-a”.  Nêu nhiệm vụ bài thực hành - GV: yêu cầu HS đọc nội dung bài thực hành - HS: Bài thực hành gồm 3 phần (HS đọc yêu cầu trong SGK) - GV: Cần giải quyết 3 nhiệm vụ trong bài thực hành Bước 2: Trình bày lí thuyết về bài thực hành (15 phút): GV hướng dẫn HS xác định các nguồn thông tin phục vụ cho việc viết báo cáo và đặt tên cho báo cáo. - GV gợi ý cho HS, các nguồn thông tin có thể sử dụng là: + Các nguồn thông tin như SGK + Thông tin do GV cung cấp + Thông tin do HS tiến hành sưu tầm trong sách, báo, trên mạng Internet và các nguồn thông tin khác… - Đặt tên cho báo cáo: GV hướng dẫn HS, việc đặt tên cho báo cáo cần dựa vào nguồn thông tin mà HS có được theo sơ đồ sau: Nguồn tài liệu, thông tin Xử lí để lập Tên báo cáo đề cương báo cáo - Sau khi xác định được tên báo cáo, GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài báo cáo: + Dân số và gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a + Dân số của Ô-xtrây-li-a gia tăng chủ yếu do nhập cư + Dân cư thưa thớt và phân bố rất không đồng đều + Ô-xtrây-li-a có nguồn dân cư và lao động chất lượng cao - GV: Sau khi hướng dẫn xong, GV yêu cầu HS dựa vào SGK và dàn ý đã cung cấp (phiếu học tập) trước đó viết báo cáo ngắn về dân cư Ô-xtrây-li-a Bước 3: Tổ chức luyện tập (15 phút): HS tiến hành viết báo cáo dựa trên những thông tin mà mình có và dàn bài GV cung cấp (phiếu học tập) Dàn ý viết báo cáo về dân cư Ô-xtrây-li-a 11 (Gồm 3 phần) 1. Mở bài: giới thiệu khái quát về dân cư Ô-xtrây-li-a 2. Thân bài: HS trình bày theo sườn - Dân số và gia tăng dân số - Dân số Ô-xtrây-li-a gia tăng chủ yếu do nhập cư, tôn giáo đa dạng - Dân cư thưa thớt và phân bố rất không đồng đều - Ô-xtrây-li-a có nguồn dân cư và lao động chất lượng cao HS nêu được số dân và tốc độ gia tăng dân số + Nguồn gốc dân cư? + Có bao nhiêu tôn giáo? + Mật độ dân số? + Dân cư tập trung đông đúc ở đâu và thưa thớt ở đâu? Vì sao? + Trình độ học vấn, tỉ lệ tốt nghiệp THPT và phổ cập giáo dục? + Chỉ số HDI? + Lao động có kĩ thuật? + Lực lượng khoa học và các công trình khoa học? 3. Kết luận: Tóm lược lại nội dung và nêu cảm nhận của bản thân - GV: Thu bài một số HS về chấm (nếu HS đã hoàn thành). Hoặc yêu cầu HS tiếp tục về nhà hoàn thành. 3.2.2 Mô hình phương pháp 6 bước Học sinh thực sự là trung tâm trong mô hình phương pháp 6 bước, hầu hết các công việc HS phải tự thực hiện, GV chỉ đề ra hướng thực hiện và can thiệp ở mức độ vừa phải. - Bước 1 (thông tin): GV hướng dẫn gợi mở dựa trên yêu cầu của đề bài: cái gì cần phải làm? Để từ đó hướng tới nhiệm vụ mà HS cần phải thực hiện. - Bước 2 (lập kế hoạch thực hiện): GV giao việc cho HS để tiến hành làm bài - Bước 3 (quyết định): HS trao đổi những thắc mắc, những vấn đề chưa rõ với GV. Từ đó quyết định cách thức tiến hành và làm như thế nào? - Bước 4 (hoàn tất chi tiết): Dựa trên những gì đã trao đổi với GV, HS tiến hành làm bài - Bước 5 (kiểm tra): GV sẽ kiểm tra phần làm việc của HS, tiến hành chuẩn kiến thức - Bước 6 (đánh giá): GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của HS Cụ thế: 12 Bước 1: Thông tin (5 phút): GV cung cấp những yêu cầu của bài thực hành Dựa vào các nguồn thông tin để viết báo cáo ngắn về dân cư Ô-xtrây-li-a GV gợi ý cho HS, các nguồn thông tin có thể sử dụng để làm bài thực hành là: + Các nguồn thông tin như SGK + Thông tin do GV cung cấp + Thông tin do HS tiến hành sưu tầm trong sách, báo, trên mạng Internet và các nguồn thông tin khác… Bước 2: Lập kế hoạch làm việc (5’): GV chia nhóm làm việc. GV: chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1 : Tìm hiểu về số dân, quá trình phát triển dân số và thành phần dân cư, tôn giáo + Nhóm 2 : Tìm hiểu về sự phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Ô-xtrây-li-a GV: Các nhóm tiến hành làm việc: hoàn thành các nội dung vào phiếu học tập mà GV đã chuẩn bị sẵn. Bước 3: Quyết định (10’): Các thành viên trong nhóm trao đổi với nhau hoàn thành phiếu học tập. Trong thời gian các nhóm làm việc, trao đổi với nhau, GV đi quan sát từng nhóm và trả lời những thắc mắc của HS Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. GV kết luận bổ sung ( dán thông tin phản hồi) Bước 4: Hoàn tất chi tiết (15’): Các nhóm hoàn thành bài tập Các nhóm dựa vào thông tin phản hồi để hoàn thành bài báo cáo Bước 5: Kiểm tra đánh giá (5’): Sau khi các nhóm nộp bài, GV kiểm tra và yêu cầu 1 nhóm lên báo cáo. GV chuẩn kiến thức. Bước 6: Đánh giá (5’): GV nhận xét phần làm việc của các nhóm Các nhóm tự rút ra những lỗi sai và chưa hoàn chỉnh GV: Tổng kết những lỗi mà các nhóm mắc phải để rút kinh nghiệm. HS trao đổi những thắc mắc của nhóm với GV (Nếu không kịp giờ HS và GV có thể trao đổi với nhau qua email hoặc một buổi khác) 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI) Hiệu quả của của các phương pháp được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm 4.1. Mục đích của thực nghiệm Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp đề xuất trên, chứng minh tính đúng đắn và tính khả thi của những vấn đề đặt ra trong đề tài 4.2. Nguyên tắc thực nghiệm: Để thực hiện được mục đích trên, khi tiến hành thực nghiệm cần tuân thủ một số nguyên tắc: 13 + Mẫu được chọn trong thực nghiệm phải mang tính phổ biến để đảm bảo tính khách quan + Đề ra các chỉ tiêu đánh giá về mặt định tính và định lượng 4.3. Quá trình thực nghiệm 4.3.1. Về mặt định lượng: Bài thực hành được tiến hành thực nghiệm tại 3 lớp 11B2(ban tự nhiên) và 11B8 (ban cơ bản),11B9 (ban cơ bản) - năm học 2012-2013, với mô hình phương pháp 3 bước và 6 bước (do không có nhiều thời gian nên trong quá trình thực nghiệm GV đã cho HS làm nội dung của bài thực hành và thu lại). Kết quả thu được như sau: Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB 0 0 0 3 5 8 10 16 8 0 7,10 11B2*(50HS) 11B8*(45HS) 0 0 5 8 9 11 8 4 0 0 5,47 11B9**(44HS) 0 0 1 3 7 14 10 7 2 0 6,30 Lớp * : áp dụng mô hình phương pháp 6 bước ** : áp dụng mô hình phương pháp 3 bước Nhìn vào bảng kết quả của 3 lớp khi tiến hành dạy bằng mô hình phương pháp 3 bước và 6 bước có thể thấy: Ở 2 lớp được dạy cùng bằng mô hình phương pháp 6 bước thì lớp 11B2 (lớp tốt hơn) đạt kết quả tốt hơn (điểm trung bình 7,10 đ), trong khi lớp 11B8 (lớp yếu hơn) có kết quả khá thấp (điểm trung bình 5,47 đ). Bên cạnh đó, lớp 11B9 tỏ ra thích thú với cách dạy như vậy trong khi ở lớp 11B8 thì ngược lại. Điều này cho thấy mô hình phương pháp 6 bước quá khó với lớp 11B8 nên nhiều em không theo kịp.Trong khi đó, lớp 11B9 (trình độ tương đương lớp 11B8) được dạy bằng mô hình phương pháp 3 bước lại đạt kết quả khá tốt (6,30đ).Vì vậy ở các lớp có học lực khác nhau cần phải sử dụng các phương pháp khác nhau để các em có thể lĩnh hội một cách có hiệu quả và phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Trong trường hợp này, nếu sử dụng phương pháp 3 bước thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn ở lớp 11B9 nhưng lại tạo sự nhàm chán ở lớp 11B3. Qua đó cho thấy, mô hình phương pháp 3 bước nên áp dụng để dạy bài thực hành ở những lớp học sinh có học lực trung bình và yếu. Còn mô hình phương pháp 6 bước sử dụng để dạy bài thực hành cho các lớp mà đa phần là học sinh có học lực khá, giỏi trở lên. 4.3.2. Về mặt định tính: GV đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của HS ở các lớp tiến hành dạy (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục) 14 * Kết quả Lớp11B8(ban CB)* Lớp11B2(banTN)* 1 2 3 4 5 6 7 8 17 (34%) Lớp 11B9(ban CB)** 10 (22,2%) a 6 (13,3) b c a b c d a b a b c a b c d a b a b c a b 22 (48,9%) 30 (60%) 27 (60%) 17 (37,8%) 3 (6%) 7 (17,8%) 5 (11,1%) 15 (30%) 8 (17,8%) 7 (15,5%) 20 (40%) 12 (26,7%) 30 (66,7%) 15 (30%) 22 (51,1%) 3 (6,7%) 0 2 (4,4%) 17 (37,8%) 42 (84%) 28 (62,2%) 28 (62,2%) 8 (16%) 16 (37,8%) 5 (11,1%) 21 (42%) 10 (22,2%) 34 (75,5%) 27 (54%) 32 (73,3%) 6 (13,4%) 2 (4%) 2 (4,5%) 20 (44,4%) 6 (12%) 10 (22,2%) 22 (49%) 22 (44%) 28 (64,4%) 3 (6,6%) 20 (40%) 6 (13,4%) 0 2 (4%) 0 37 (82,2%) 50 (100%) 42 (95,5%) 8 (17,8) 0 2 (4,5%) 15 (33,3%) 32(64%) 20 (44,4%) 8 (17,8%) 0 3 (6,8%) 22 (48,9) 18 (36%) 21 (48,9%) 21 (46,67%) 44 (88%) 34 (77,8%) 24 (53,33%) 6 (12%) 10 (22,2%) ( Cả 2 lớp được dạy bằng mô hình phương pháp 6 bước) Qua bảng kết quả trên ta thấy, hầu hết HS lớp 11B2 tiếp thu bài trên 70% trong khi lớp 11B8 chỉ trong khoảng 50-70% khi được dạy bằng phương pháp 6 bước. Ngoài ra, sự hứng thú với bài học cũng khác nhau giữa 2 lớp dù được dạy cùng một phương pháp. Điều này cho thấy, ở những lớp có học lực khác nhau, nếu dạy cùng một phương pháp thì hiệu quả sẽ giảm (ở một trong hai lớp), vì vậy GV cần sử dụng các phương pháp khác nhau khi dạy bài thực hành viết báo cáo (kể cả các dạng bài thực hành dạng khác) thì hiệu quả sẽ đồng đều hơn. 15 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Kết luận Dù thời gian nghiên cứu đề tài không dài nhưng nhìn chung đề tài đã khắc họa được những nét cơ bản: - Đưa ra được một số phương pháp dạy các bài thực hành nói chung và bài thực thành viết báo cáo nói riêng trong chương trình địa lí lớp 11 ban cơ bản - Cách vận dụng các mô hình phương pháp dạy thực hành vào dạy bài thực hành viết báo cáo - Chứng minh được tính hiệu quả của các mô hình phương pháp qua thực nghiệm sư phạm. 2. Kiến nghị - Khi dạy các bài thực hành địa lí ở các lớp có trình độ khác nhau GV nên sử dụng các phương pháp khác nhau - Để dạy các bài thực hành có hiệu quả, cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất (máy móc thiết bị, bản đồ, phòng ốc, tranh ảnh…) - Khi tiến hành làm nhóm, không nên để nhóm quá đông, như vậy sẽ xảy ra tình trạng ỷ lại, không làm việc của một số HS - Sau mỗi bài thực hành, GV nên kiểm tra mức độ hiểu bài của HS (có thể thu bài để chấm) 3. Khả năng áp dụng - Các phương pháp được trình bày trong đề tài đã được tác giả thực hiện tại một số lớp 11 năm học 2012-2013 tại trường THPT Thạch Thành I và đạt kết quả khả quan - Trong điều kiện sĩ số học sinh một lớp đông (45-50 HS) và cơ sở vật chất chưa hoàn thiện vẫn có thể áp dụng các phương pháp trong đề tài. Mô hình dạy bài thực hành theo các bước có thể ứng dụng để dạy tất cả các dạng bài thực hành địa lí. 16 PHỤ LỤC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Họ và tên: Lớp: Hay khoanh tròn vào ý mà em lựa chọn 1. Qua tiết học này, em tiếp thu bài được bao nhiêu %? a. >75% b. Từ 50-70% c. <50% 2. Em có cảm thấy hứng thú với bài thực hành này không? a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. không hứng thú 3. Với một bài thực hành em thấy GV làm tất cả hay chỉ hướng dẫn cho HS tự làm thì sẽ giúp cho việc rèn luyện kĩ năng của bản thân? a. GV hướng dẫn b. GV làm tất cả 4. Em có thích học bài thực hành theo cách tổ chức như thế này không? a. Thích b. Bình thường c. Không thích 5. Em thấy cách học như thế này có quá khó với trình độ của bản thân không? a. Khó b. Bình thường c. Dễ d. Quá dễ 6. Nếu bây giờ gặp dạng bài thực hành tương tự như thế này em có thể làm được hay không? a. Có b. Không 7. Theo em một tiết dạy thực hành có quan trọng và cần thiết hay không? a. Có b. Không c. Bình thường 8.Với dạng bài thực hành này dưới sự hướng dẫn của thầy cô các em có thể tự chuẩn bị ở nhà rồi đến lớp báo cáo được hay không. a. Có b. Không 17 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DÙNG TRONG BÀI THỰC HÀNH Phiếu học tập số 1 Tìm hiểu về số dân và quá trình phát triển dân số Đặc điểm Dân số và gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a Nội dung Thành phần dân cư và tôn giáo Phiếu học tập số 2 Tìm hiểu về sự phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Ô-xtrây-li-a Đặc điểm Sự phân bố dân cư Nội dung Chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội 18 Đặc điểm Dân số và gia tăng dân số của Ô-xtrây-li-a Thành phần dân cư và tôn giáo Thông tin phản hồi phiếu học tập Các đặc điểm của dân cư Ô-xtrây-li-a Nội dung - Dân số ít, năm 2005 chỉ có 20,4 triệu người - Dân số tăng chậm: năm 1990 là 4,7 triệu người, năm 2005 có 20,4 triệu người - Gia tăng dân số thấp, trung bình 1,4% Ô-xtrây-li-a được coi là quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc và đa tôn giáo: - Dân số Ô-xtrây-li-a gia tăng chủ yếu do nhập cư, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp: + 95% dân cư có nguồn gốc từ Châu Âu + 4% dân cư có nguồn gốc từ Châu Á + Chỉ có 1% dân cư là thổ dân, cư dân đảo - Tôn giáo đa dạng, trong cộng đồng dân cư Ô-xtrây-li-a có: + 26% theo công giáo Anh + 26% theo Thiên chúa giáo + 24% thuộc các nhóm Cơ đốc giáo khác + 24% thuộc các tôn giáo khác như Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo… Sự phân bố dân Dân cư thưa thớt và phân bố dân cư rất không đồng cư đều: - Mật độ dân cư thưa thớt nhất thế giới, năm 2005 trung bình chỉ đạt 3 người/km2 - Phân bố dân cư không đồng đều + 90% dân cư tập trung trên khoảng 3% diện tích đất liền ở phía đông nam và tây nam + 97% diện tích còn lại dân cư rất thưa thớt, trung bình chỉ đạt 0,3 người/km2 + 85% dân cư tập trung trong các đô thị Chất lượng dân - Dân cư Ô-xtrây-li-a có trình độ học vấn cao, tỉ lệ tốt cư và ảnh nghiệp THPT và phổ cập giáo dục đứng đầu thế giới hưởng của nó - Chỉ số phát triển con người HDI đứng thứ 3 trên thế đến sự phát giới 0,9555 (năm 2003) và đang ngày càng được nâng triển kinh tế-xã cao hội - Là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao, có nhiều chuyên gia tin học và tài chính. - Lực lượng khoa học đông đảo và có trình độ khoa học cao, tuy dân số ít song chiếm tới 2,5% số công trình khoa học trên thế giới 19 Bảng số liệu dân cư Châu Đại Dương, năm 2008 Tên nước Diện tích (nghìn km2) Mật độ dân số (người/km2) 4 Tỉ lệ dân cư thành thị (%) 8537 Dân số (triệu người) 35 Toàn Châu Đại Dương Pa-pua Niu Ghi-nê Ô-xtrây-li-a Va-nu-a-tu 463 6.5 14 13 7741 12 21.3 0.2 2.5 16.6 87 21 70 Bảng số liệu cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ô-xtrây-li-a (Đơn vị:%) Năm 1985 1995 2000 2004 Khu vực I 4.0 3.2 3.7 3.0 Khu vực II 34.8 26.3 25.6 26.0 Khu vực III 61.2 70.5 70.7 71.0 Bảng số liệu số dân của Ô-xtrây-li-a qua một số năm (Đơn vị:triệu người) Năm 1850 1900 1920 1939 1985 1990 1995 2000 2005 Số dân 1.2 4.7 4.5 6.9 15.8 16.1 18.1 19.2 20.4 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất