Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 ...

Tài liệu Skkn sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê trong dạy học địa lí lớp 12

.DOC
21
1319
116

Mô tả:

SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC 1. Thông tin chung - Họ tên: Phạm Thị Thu Hà - Ngày tháng năm sinh: 04-08-1981 - Nam, nữ: Nữ - Địa chỉ: 606A, ấp 1, xã An Hòa – Biên Hòa – Đồng Nai - Điện thoại: 0989697393 - Đơn vị công tác: Trường BTVH Tỉnh 2. Trình độ đào tạo - Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm - Chuyên ngành đào tạo: Địa lí 3. Kinh nghiệm khoa học - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 10 năm. -1- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, học sinh có xu hướng học lệch, tập trung nhiều hơn cho các môn học thuộc ban khoa học tự nhiên vì cho rằng đó là các môn học chính và để phục vụ cho mục đích thi đại học nên không chú trọng đến các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình học tập những môn học còn lại các em ít chú ý và không có hứng thú trong quá trình học tập. Để phát huy tính tích cực ở học sinh trong mỗi tiết dạy thì người giáo viên không ngừng học tập, sáng tạo tìm ra những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với kiểu bài lên lớp. Đặc biệt khi soạn giảng phải luôn bám sát những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa phải đảm bảo đầy đủ nội dung vừa phát huy tính tích cực của học sinh, giảm bớt sự nhàm chán trong học tập. Vì thế, tôi đã sử dụng kĩ thuật lập bảng thống kê cho nội dung trong một số bài địa lí 12 và đã thành công trong mỗi tiết dạy học, đó cũng là lí do tôi chọn viết đề tài này. B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, động viên của Ban Giám Hiệu nhà trường, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. - Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp cùng kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. 2. Khó khăn: -2- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và phương pháp giảng dạy sao cho tiết học sinh động hơn. - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, còn lơ là và thụ động. 3. Kết quả giảng dạy khi chưa áp dụng chuyên đề Năm học Lớp học Sĩ Số 2012- 12a4 2013 12a5 39 38 Thực trạng giảng dạy bám sát bố cục trình bày SGK Số HS đạt điểm trung bình trở lên qua kiểm tra đánh giá Tổng số Tỉ lệ % 16 41,0 19 50,0 C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Khi thực hiện dạy học theo kĩ thuật lập bảng thống kê thì học sinh dễ hệ thống được kiến thức và thuận lợi hơn khi so sánh những đơn vị kiến thức gần như tương đồng nhau, đồng thời phát huy được tính tích cực ở học sinh và dễ dàng hơn trong quá trình học bài cũ . 1. Cơ sở lí luận: - Trong thực tế hiện nay học sinh tập trung nhiều thời gian hơn cho những môn học khác được cho là môn học chính như toán , lí, hóa, ngoại ngữ; nên trong giờ học các môn khác học sinh ít xây dựng bài, lười hoạt động làm cho tiết học trở nên thụ động; giáo viên phải làm việc nhiều hơn, học sinh tiếp thu kiến thức một cách máy móc đặc biệt là ở những bài có những đơn vị kiến thức yêu cầu gần như tương đồng nhau, giáo viên phải lặp đi lặp lại nhiều lần với những câu hỏi, kiến thức giống nhau; điều này sẽ gây cho học sinh tâm lí nhàm chán, không hứng thú và lơ là khi tiếp cận với kiến thức mới. - Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học vì cho rằng đó là những môn phụ, không cần thiết cho việc thi đại học sau này và do phương pháp -3- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 truyền thụ kiến thức của giáo viên đứng lớp chưa thực sự phù hợp để tạo được thu hút với học sinh. - Để phát huy tính tích cực tìm tòi kiến thức và tính sáng tạo ở học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên không ngừng học tập, sáng tạo tìm ra những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với kiểu bài lên lớp trong mỗi tiết dạy. Đặc biệt khi soạn giảng phải luôn bám sát những yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa phải đảm bảo đầy đủ nội dung vừa kích thích học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, thu hút sự chú ý của học sinh trong học tập, vừa hiểu và nhớ nội dung bài mới ngay tại lớp đồng thời có thể hệ thống, so sánh với những kiến thức cũ đã học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Mô tả giải pháp Khi trình bày những đơn vị kiến thức nằm trong cùng một bài có những yêu cầu về kiến thức trình bày như nhau, thì giáo viên phải sử dụng cấu trúc câu hỏi tương tự như nhau; phải lặp đi, lặp lại nhiều lần và nếu giáo viên soạn giảng theo trình tự giống như bố cục sách giáo khoa sẽ gây cho học sinh tâm lý chỉ cần xem trong sách giáo khoa là đủ; từ đó, không hứng thú trong học phần kiến thức đó nữa. Nếu tình trạng đó kéo dài thì lượng kiến thức bị thiếu hụt của học sinh là rất lớn và học sinh lại càng không muốn học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, để giải quyết thực trạng này tôi đã soạn giảng theo phương pháp, kĩ thuật lập bảng thống kê. Quá trình triển khai dạy học theo kĩ thuật lập bảng có những thuận lợi và khó khăn gặp phải như sau: * Thuận lợi: -4- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - Khi soạn giảng theo phương pháp kĩ thuật lập bảng thuận lợi: Giáo viên không phải lặp đi lặp lại nhiều lần với cấu trúc câu hỏi gần như giống nhau, không gò bó học sinh theo một mô típ nào mà có thể tạo hứng thú hơn, phát huy được tính tích cực ở học sinh nhiều hơn và tạo được cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm (qua những câu hỏi trong phương pháp thảo luận nhóm) - Công tác trình bày bảng của giáo viên ngắn gọn và khoa học hơn. - Học sinh dễ tổng hợp, nắm bắt được bài học và so sánh, liên kết với những kiến thức đã học. * Khó khăn: - Học sinh trình bày nội dung rất dài, có khi câu trả lời còn không đúng nội dung câu hỏi. - Học sinh vẫn còn thói quen đọc – chép trước đây, lười hoạt động nhóm, trong nhóm chỉ có một số học sinh khá giỏi chuẩn bị nội dung trả lời. - Nếu giáo viên phân bố thời gian không hợp lí, chưa linh động điều khiển tiết học thì sẽ không đủ thời gian để truyền tải hết lượng kiến thức trọng tâm của bài học. b. Nội dung giải pháp - Để áp dụng kĩ thuật lập bảng thống kê thành công thì phương pháp dạy học thường đi song song là thảo luận nhóm. - Khi dạy đến nội dung bài học có thể áp dụng kĩ thuật lập bảng thống kê, giáo viên tiến hành các bước sau: + Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm. + Trong khi các nhóm đang thảo luận nội dung yêu cầu thì giáo viên kẻ nhanh bảng thống kê phù hợp với yêu cầu kiến thức ở từng phần của bài ngay -5- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 trên bảng của lớp. Hoặc giáo viên dán (Treo) bảng kiến thức đã được dán kín phần nội dung cơ bản đã được chuẩn bị sẵn. + Giáo viên yêu cầu đại diện học sinh ở từng nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. + Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh. Giáo viên ghi kiến thức trọng tâm vào bảng kiến thức hoặc mở từng ô kiến thức (nếu dán). Tùy giáo viên linh động sao cho phần trình bày của học sinh với phần chuẩn kiến thức của giáo viên và học sinh ghi bài phải thực sự hài hòa, hợp lí. Nếu không thì tiết học sẽ rời rạc, không liền mạch. 4. Bài soạn minh họa Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Phần 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật, mục a: tài nguyên rừng, mục b: đa dạng sinh học và phần 2: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất) a/ Giáo án chưa áp dụng chuyên đề: “ SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ” Hoạt động của GV và HS Phương án 1: Chia thành các hoạt động nhỏ: Hoạt động 1: Tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: RỪNG Hình thức: Cả lớp Bước 1: Gv sử dụng bảng 14.1, yêu cầu Hs + Dựa vào bảng này để phân tích sự biến động diện tích rừng ở nước ta và giải thích sự biến động đó. + Quan sát bảng số liệu bảng 14.1. Nhận xét sự biến động diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ? -6- Nội dung chính 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật : a.Hiện trạng rừng: - Tài nguyên rừng bị suy giảm. Mặc dù tổng diện tích rừng tăng dần nhưng chất lượng chưa thể phục hồi. - Rừng đang được phục hồi + Diện tích tăng: 1983 : 7,2 tr ha, 2005 : 12,7 triệu ha + Rừng giàu giảm  sản SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 ( Để phân tích bảng 14.1, Gv gợi ý cho Hs xem trong giai đoạn từ 1943 đến 1983 tổng diện tích rừng của nước ta giảm bao nhiêu triệu ha, mỗi năm trung bình nước ta mất đi bao nhiêu ha rừng. Tương tự như vậy, tính diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng. Tính tiếp từ năm 1983 đến năm 2005 tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng lên bao nhiêu triệu ha, trung bình mỗi năm trong giai đoạn này tăng bao nhiêu ha, chú ý diện tích rừng trồng nhiều hơn diện tích rừng bị phá thì tổng diện tích rừng mới tăng và độ che phủ rừng cũng tăng). Bước 2: GV cho HS xem đoạn phim về thiên tai, đăt câu hỏi: + Tại sao phải bảo vệ tài nguyên rừng? + Biện pháp bảo vệ? + Liên hệ địa phương em Bước 3: Hs trình bày, bổ sung trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. Gv cần nhấn mạnh : Tuy diện tích có rừng tăng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng rừng vẫn giảm. Nước ta rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. Từ đó Hs thấy được sự cần thiết phải trồng và bảo vệ rừng. Phần các biện pháp bảo vệ rừng, Gv cho Hs tham khảo các biện pháp trong SGK đã nêu. Bước 4: GV chuẩn kiến thức. + Tài nguyên rừng vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Mặc dầu hơn 20 năm qua diện tích rừng đang có xu hướng tăng lên, song chất lượng rừng chưa phục hồi, phần lớn là rừng non và rừng nghèo. + Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta, ngoài giá trị kinh tế, còn có ý -7- lượng gỗ giảm. b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: *Ý nghĩa: - Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái, … - Về môi trường: chống xói mòn đất, tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt, … *Biện pháp: - Nhà nước quản lý về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng (3 loại rừng cụ thể SGK) - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Giao đất, giao rừng cho người dân. - Chỉ tiêu: đến năm 2010 trồng 5 triệu ha rừng, che phủ 43% diện tích. SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 nghĩa bảo vệ cân bằng sinh thái môi trường của đất nước. Các điều luật về bảo vệ rừng. + Tài nguyên sinh vật của nước ta có tính đa dạng cao và đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh vật như thiết lập hệ thống Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, ban hành Sách đỏ Việt Nam và quy định khai thác. Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng sinh học: Hình thức : cá nhân Bước 1: + GV nêu khái niệm về đa dạng dinh học: là sự phong phú, muôn hình muôn vẻ về số lượng loài, các kiều hệ sinh thái, nguồn gen quý hiếm. + Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu 14.2 Nhận xét sự suy giảm số lượng loài? Nguyên nhân? Loài động vật được ghi vào sách đỏ? Biện pháp bảo vệ? Bước 2: HS trả lời Bước 3:GV chuẩn kiến thức. 2. Đa dạng sinh học. a.Suy giảm đa dạng sinh học: - Sinh vật tự nhiên có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm. - Nguyên nhân: con người làm thu hẹp diện diện tích rừng tự nhiên, đánh bắt bừa bãi, khai thác quá mức. Ô nhiễm môi trường nước. b.Biện pháp: - Xây dựng và mở rộng hệ thống rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ để bảo vệ nguồn gen động, thực vất quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. - Quy định việc khai thác (SGK) Hoạt động 3: Sử dụng và bảo vệ tài 3 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nguyên đất : đất : Hình thức: cả lớp a. Hiện trạng sử dụng tài Bước 1: nguyên đất. + Gv yêu cầu Hs đọc khổ đầu trong - Năm 2005, đất nông -8- SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 SGK để nêu những biểu hiện của tình trạng suy thoái đất ở nước ta + Gv cho Hs đọc phần này trong SGK để rút ra được nhận xét về tình trạng sử dụng tài nguyên đất nước ta chưa hợp lý? + Gv yêu cầu Hs trình bày một số biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: Từ những số liệu cung cấp trong bài học, Gv phân tích để cho Hs thấy : - Hiện trạng: suy thoái TN đất: + Diện tích đất hoang đồi trọc giảm, nhưng diện tích đất đai bị suy thoái còn rất lớn, những hiện tượng suy thoái đất ở miền đồi núi, hiện tượng suy thoái đất ở đồng bằng. + Gv nêu các biểu hiện khác của tình trạng suy thoái, các loại đất cần cải tạo, yêu cầu cần quản lý sử dụng hợp lý đất ở miền đồi núi và ở miền đồng bằng. +Với khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng (năm 2005) thì tỉ lệ che phủ mới đạt gần 40% diện tích là chưa đủ đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam. +Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người hơn 0,1 ha là thấp so với một nước hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. +Đất chưa sử dụng còn nhiều, hơn 7,2 triệu ha, nhưng cải tạo – sử dụng rất khó khăn. - Sử dụng tài nguyên đất + Tình trạng suy thoái đất vẫn còn nghiêm trọng. Diện tích đất hoang đồi trọc ở nước ta đã thu hẹp dần do diện tích rừng trồng và tỉ lệ che phủ của rừng tăng lên. -9- nghiệp: 9,4 triệu ha = 25% diện tích đất tự nhiên. - Bình quân đất nông nghiệp: 0,1ha/người, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và đồi núi không nhiều. - Suy thuy thoái tài nguyên đất: cả nước có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (28% diện tích đất đai). b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất: - Đối với vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí: ruộng bậc thang. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp: bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Đối với đất đồng bằng: - Do diện tích ít nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. - Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất hợp lí. - Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Song diện tích đất bị suy thoái còn lớn, nhiều loại đất cần cải tạo. + Bảo vệ tài nguyên đất bao gồm quản lý sử dụng đất và áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thích hợp đối với đồng bằng và đất đồi núi. + Đối với đất đồi núi, để chống xói mòn đất, Gv nhấn mạnh áp dụng tổng thể các biện pháp, giải thích rõ hơn các kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Giải thích vì sao phải áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp, tổ chức định canh, định cư. + Đối với đất nông nghiệp, cần đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng vốn đất hợp lý, các biện pháp phòng chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất. Gv nên liên hệ thực tế địa phương để làm cụ thể hóa b/ Giáo án có áp dụng chuyên đề: “ SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ” Hoạt động của GV và HS Hình thức: Chia nhóm Bước 1:GV chia lớp thành 6 nhóm học tập và đưa nội dung thảo luận. Nhóm 1: Nêu hiện trạng rừng ở nước ta và nguyên nhân. Nội dung chính 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật : Nhóm 2: Biện pháp bảo vệ rừng a.Hiện trạng rừng: Học theo phiếu học tập b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: Học theo phiếu học tập Nhóm 3: Sự đa dạng sinh học ở VN và hiện trạng Nhóm 4: Nguyên nhân và biện pháp bảo vệ đa dạng 2. Đa dạng sinh học. a.Suy giảm đa - 10 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 sinh học. dạng sinh học: Học theo phiếu học tập b.Biện pháp: Học theo phiếu học tập 3 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất : a. Hiện trạng sử Nhóm 5: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nước ta và dụng tài nguyên đất. nguyên nhân Học theo phiếu học tập b. Các biện pháp Nhóm 6: Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất bảo vệ tài nguyên đất: Học theo phiếu học tập Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV chuẩn kiến thức. + Tài nguyên rừng vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Mặc dầu hơn 20 năm qua diện tích rừng đang có xu hướng tăng lên, song chất lượng rừng chưa phục hồi, phần lớn là rừng non và rừng nghèo. + Việc bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta, ngoài giá trị kinh tế, còn có ý nghĩa bảo vệ cân bằng sinh thái môi trường của đất nước. Các điều luật về bảo vệ rừng. + Tài nguyên sinh vật của nước ta có tính đa dạng cao và đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng. Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh vật như thiết lập hệ thống Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, ban hành Sách đỏ Việt Nam và quy định khai thác. + GV nêu khái niệm về đa dạng dinh học: là sự phong phú, muôn hình muôn vẻ về số lượng loài, các kiều hệ sinh thái, nguồn gen quý hiếm. - 11 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Hoạt động 3: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất : - Hiện trạng: suy thoái TN đất: + Diện tích đất hoang đồi trọc giảm, nhưng diện tích đất đai bị suy thoái còn rất lớn, những hiện tượng suy thoái đất ở miền đồi núi, hiện tượng suy thoái đất ở đồng bằng. + Gv nêu các biểu hiện khác của tình trạng suy thoái, các loại đất cần cải tạo, yêu cầu cần quản lý sử dụng hợp lý đất ở miền đồi núi và ở miền đồng bằng. +Với khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng (năm 2005) thì tỉ lệ che phủ mới đạt gần 40% diện tích là chưa đủ đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam. +Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người hơn 0,1 ha là thấp so với một nước hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. +Đất chưa sử dụng còn nhiều, hơn 7,2 triệu ha, nhưng cải tạo – sử dụng rất khó khăn. - Sử dụng tài nguyên đất + Tình trạng suy thoái đất vẫn còn nghiêm trọng. Diện tích đất hoang đồi trọc ở nước ta đã thu hẹp dần do diện tích rừng trồng và tỉ lệ che phủ của rừng tăng lên. Song diện tích đất bị suy thoái còn lớn, nhiều loại đất cần cải tạo. + Bảo vệ tài nguyên đất bao gồm quản lý sử dụng đất và áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thích hợp đối với đồng bằng và đất đồi núi. + Đối với đất đồi núi, để chống xói mòn đất, Gv nhấn mạnh áp dụng tổng thể các biện pháp, giải thích rõ hơn các kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Giải thích vì sao phải áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp, tổ chức định canh, định cư. + Đối với đất nông nghiệp, cần đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng vốn đất hợp lý, các biện pháp phòng chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất. Gv nên liên hệ thực tế địa phương để làm cụ - 12 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 thể hóa * Phiếu học tập: Tài nguyên Hiện trạng Rừng - Tài nguyên rừng bị suy giảm - Rừng đang được phục hồi + Diện tích tăng: 1983 : 7,2 tr ha, 2005 : 12,7 tr ha + Rừng giàu giảm  sản lượng gỗ giảm. Nguyên nhân - Chiến tranh - Chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Đa dạng - Sinh vật tự nhiên có sinh học tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm. - Khai thác bừa bãi - Môi trường sống bị thu hẹp và thay đổi Đất - Mất lớp phủ thực vật. - Canh tác mà không có biện pháp cải tạo và bảo vệ đất phù hợp. - Năm 2005, đất nông nghiệp: 9,4 triệu ha = 25% diện tích đất tự nhiên. - Bình quân đất nông nghiệp: 0,1ha/người, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và đồi núi không nhiều. - 13 - Biện pháp bảo vệ - Nhà nước quản lý về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng (3 loại rừng cụ thể SGK) - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Giao đất, giao rừng cho người dân. - Xây dựng và mở rộng hệ thống rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ để bảo vệ nguồn gen động, thực vất quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. - Quy định việc khai thác (SGK) -Vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí: ruộng bậc thang. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp: bảo vệ rừng và SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - Suy thuy thoái tài nguyên đất: cả nước có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (28% diện tích đất đai). đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Đất đồng bằng: + Do diện tích ít nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất hợp lí. + Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. c/ Một số bài học khác có thể áp dụng chuyên đề: “ SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ” Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ( phần 2 các khu vực địa hình) * Các khu vực đồi núi: Vùng núi Vị trí – giới Đặc điểm chính hạn Nằm ở tả ngạn - Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – sông Hồng Đông Nam. - Độ cao trên 2000m ở thượng nguồn sông Chảy, ở trung tâm có độ cao trung bình là 500600m. Đông Bắc - Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra ở phía Bắc và phía Đông đó là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam … Tây Bắc Nằm ở giữa Là vùng địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi sông Hồng và lớn cùng hướng Tây Bắc –Đông Nam, trong đó sông Cả có núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất. Trường Giới hạn từ - Gồm các dãy núi song song và so le theo - 14 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Sơn Bắc Trường Sơn Nam phía nam sông hướng Tây Bắc – Đông Nam Cả tới đèo Hải - Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, Vân hẹp ngang Phía nam Gồm các khối núi và cao nguyên Bạch Mã đến - Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam 0 vĩ tuyến 11 B Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có những đỉnh cao trên 2000m - Các cao nguyên badan Playku, Daklak, MơNông, Di Linh, ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao từ 5001000m - Giữa hai suờn Đông –Tây có sự bất đối xứng rõ rệt. Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( Mục 1, phần c: gió mùa) Gió mùa Nguồn gốc Áp cao Xibia (thổi qua lục địa) MÙA Áp cao ĐÔNG Xibia (thổi qua biển) MÙA Áp cao Bắc HẠ Ấn Độ Dương Phạm vi Hướng hoạt gió động Đông Bắc Miền Bắc Thời gian hoạt động 11, 12, Lạnh 1 khô 2, 3, 4 Tây Nam Cả nước 5, 6, 7 - 15 - Tính chất Lạnh ẩm Nóng ẩm Hệ quả Mùa đông ở Miền Bắc - Mưa: ĐBBB, ven biển Bắc Trung Bộ - Mưa: Nam Bộ, Tây Nguyên - Fơn: Nam Tây Bắc, Trung Bộ SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam 6, 7, 8, 9, 10 - Mưa: Cả nước Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. ( Mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam ) Khí hậu: - T0 tb năm - Biên độ t0 năm - Phân chia mùa Cảnh quan: - Tiêu biểu - Sinh vật Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra) - Đặc trưng cho vùng khí hậu NĐAGM có mùa Đông lạnh - T0 tb năm > 200C - Biên độ t0 năm cao - Do ảnh hưởng của GMĐB trong năm có mùa Đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ <180C Phần lãnh thổ phía Nam (Từ dãy Bạch Mã trở vào) - Mang sắc thái của vùng khí hậu CXĐGM + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa + Động thực vật đa dạng: thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế: Dẻ, tre, pơmu… gấu, chồn… Một số vùng đồng bằng trồng được rau ôn đới + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng CXĐGM + Động thực vật phần lớn thuộc vùng XĐ và nhiệt đới - T0 tb năm > 250C - Biên độ t0 năm thấp - Phân chia thành hai mùa mưa và khô Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ (Mục 2: Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư ) Cơ cấu Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Đặc điểm Điều kiện phát + Diện tích Có nhiều thế Tỉnh nào cũng có - 16 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 triển rừng: 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ 47,8% chỉ đứng sau Tây Nguyên. + Có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim thú có giá trị. + Rừng giàu chỉ còn chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Lào. mạnh để phát điều kiện phát triển tổng hợp triển đánh cá biển. nông nghiệp ở trung du, đồng bằng. Tình hình phát triển Rừng SX: 34% diện tích, rừng phòng hộ: 50% diện tích + Nhiều lâm trườnghoạt động nhằm khai thác, tu bổ, bảo vệ rừng. + Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen quý hiếm hạn chế lũ. + Trồng rừng ven biển nhằm chắn gió, chắn cát bay, cát chảy. + Vùng đồi trước núi: chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm.  Trâu: 750 nghìn con (chiếm ¼ cả nước).  Bò: 1,1 triệu con (chiếm 1/5 cả nước).  Cây công nghiệp: cà phê, sao su, hồ tiêu... + Vùng đồng bằng: Đất đai chủ - 17 - + Tỉnh trọng điểm là Nghệ An, nuôi trồng thủy sản phát triển khá mạnh + Tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính→Thủy sản suy giảm. Nuôi trồng, đánh bắt hải sản nước ngọt và nước lợ. SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 yếu là cát pha, thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, thuốc lá... + Ven biển: rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát ... Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Mục 2: phát triển tổng hợp kinh tế biển) Đặc điểm phát triển Thế mạnh Nghề cá Du lịch biển Dịch vụ hàng hải Tiềm năng Phát triển và phân bố - Sản lượng: 624.000 - Hoạt động nuôi trồng, tấn (2005), trong đó cá đánh bắt và chế biến hải biển là 420.000 tấn. sản ngày càng phát triển - Có nhiều bãi biển đẹp. Nha Trang, Đà Nẵng là hai trung tâm du lịch lớn của nước ta. - Có nhiều địa điểm xây dựng cảng nước sâu. - Hình thức phong phú, du lịch biển đảo, an dưỡng, thể thao... - Các cảng tổng hợp do trung ương quản lý: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Khai thác k.sản ở thềm - Khai thác dầu khí ở - Sản xuất muối rất lục địa và sản xuất phía đông đảo Phú Quý thuận lợi, nổi tiếng ở Sa muối (Bình Thuận). Huỳnh và Cà Ná 5. Hiệu quả của đề tài - 18 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong bài dạy: Năm học 20122013 Lớp học Sĩ Số 12a4 12a5 39 38 Kết quả giảng dạy bằng kĩ thuật lập bảng thống kê Số HS đạt điểm trung bình trở lên qua kiểm tra đánh giá Tổng số Tỉ lệ % 26 66,7 27 71,1 D. KẾT LUẬN Khi áp dụng kĩ thuật lập bảng thống kê trong dạy học phần lớn gây được sự hứng thú trong tiết học và phát huy được tính tích cực ở học sinh, tránh được tình trạng lớp học thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức; vì giáo viên không phải lặp đi lặp lại với những cấu trúc câu hỏi gần như giống nhau, vừa kích thích tính sáng tạo và kĩ năng làm việc theo nhóm. Học theo kĩ thuật lập bảng thống kê học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt kiến thức mới cũng như học bài cũ, đồng thời có thể so sánh - 19 - SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 được giữa đơn vị kiến thức ở mỗi phần và giữa các bài với nhau ; qua đó học sinh khắc sâu hơn những kiến thức theo chuẩn yêu cầu. Trong quá trình viết đề tài do kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ góp ý của quý thầy cô. Người thực hiện Phạm Thị Thu Hà Sở GD – ĐT Đồng Nai Trường BTVH Tỉnh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM Năm học 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG KĨ THUẬT LẬP BẢNG THỐNG KÊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12. - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan