Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng khung phân loại dc cải tiền 19 lớp để phân loại sách thư viện trườn...

Tài liệu Skkn sử dụng khung phân loại dc cải tiền 19 lớp để phân loại sách thư viện trường học

.DOC
20
524
107

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI SỞ Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi Mã số: ................................ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI DC CẢI TIỀN 19 LỚP SỬ DỤNG KHUNGSÁCH THƯ VIỆN CẢI TIỀN 19 LỚP ĐỂ PHÂN LOẠI PHÂN LOẠI DC TRƯỜNG HỌC ĐỂ PHÂN LOẠI SÁCH THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC Người thực hiện: Nguyễn Công Hoàn Người thực hiện: Nguyễn Công Hoàn Lĩnh vực nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Lĩnh vực khác: Quản lý thư viện - Lĩnh vực khác: Quản lý thư viện Có đính kèm: Có đính kèm:  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Phim ảnh Năm học: 2016 - 2017 Năm học: 2016 - 2017 1    Hiện vật khác  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên: Nguyễn Công Hoàn 2. Ngày tháng năm sinh: 01-01-1958 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ : 240/5- Tổ 7- Khu phố 9- Tân Biên- Biên Hòa- Đồng Nai 5. Điện thoại : 0613886673 (nhà riêng), 0985255925 (di động) 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Tổ trưởng Hành chính 8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý thư viện. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : 1. Học vị: Trung cấp Thư viện- Thông tin 2. Năm nhận bằng: 2001 3. Chuyên ngành đào tạo: Thư viện- Thông tin III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thư viện. - Số năm có kinh nghiệm: 20 năm. - Các kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây : + Xây dựng cơ sở vật chất thư viện- Phục vụ bạn đọc ở thư viện trường THPT Nguyễn Trãi (viết 04-2011). + Xây dựng Thư viện xuất sắc theo “Tiêu chuẩn 01…” (viết năm 2012). + Phát tiển tốt công tác bạn đọc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (viết tháng 04 năm 2014). + Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong việc phục vụ học tập suốt đời của bạn đọc (viết năm 2015). + Một số kinh nghiệm xây dựng, sử dụng phần mềm quản lý thư viện (viết năm 2016). + Sự dụng khung phân loại DC cải tiến 19 lớp để phân loại sách thư viện trường học (viết năm 2017). 2 SỬ DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI DC CẢI TIỀN 19 LỚP ĐỂ PHÂN LOẠI SÁCH THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sáng kiến kinh nghiệm viết theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo). Từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT, Thư viện trường học đã có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Từ cấp tiểu học cho đến THCS, THPT các trường đã có thư viện, trang bị vật chất hiện đại, kho sách đáp ứng yêu cầu dạy học và tham khảo cho giáo viên và học sinh. Nhiều trường rất quan tâm phát triển sự nghiệp thư viện, đưa công nghệ thông tin vào quản lý, phục vụ người đọc. Nhận thức về vai trò to lớn của thư viện trường học, bộ phận lớn giáo viên thư viện đã trọng làm tốt khâu xử lí nghiệp vụ, chuyển biến mạnh mẽ công tác phân loại sách báo, thư viện phải thực sự đổi mới quyết liệt về công tác quản lý để nâng cao chất lượng bạn đọc. Cán bộ thư viện bây giờ được đào tạo đạt trình độ cao, có năng lực thực thi nhiệm vụ. Sự bùng nổ thông tin nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc quản lý thư viện theo cách thức truyền thống không còn phù hợp mà phải được tiêu chuẩn hóa. Để không ngừng nâng cao công tác với người đọc, khắc phục tình trạng thủ thư là người giữ kho sách, thiếu tự tin trong công việc, giáo viên thư viện phải biết nắm bắt thời cơ, nhanh chóng ứng dụng và hoàn thiện chế độ nghiệp vụ nhằm phát huy tính tích cực của sách báo trong giáo dục học sinh. Phải đổi mới về trang thiết bị, đổi mới về cách trình bày sách và cung cách phục vụ của giáo viên thư viện, nhất là đổi mới thực chất nghiệp vụ thư viện; bởi các lý do sau : - Thư viện là một ngành khoa học, luu trữ, bảo tồn phát triển tri thức nhân loại, phải coi trọng và phát triển thư viện. - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo). Là cơ sở pháp lý để hệ thống trường học củng cố, phát triển thư viện về mọi mặt. - Hoạt động thư viện là hoạt động giáo dục, mang tính chuyên môn cao, do vậy giáo viên thư viện phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, tìm tin và cung cấp thông tin cho người đọc. Từ thực tiễn tôi nhận thấy phân loại tài liệu vừa thú vị, nhưng lại rất khó, ví tài liệu ở thư viện rất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau; lại do những người hơn mình cái đầu viết ra nên xử lý nghiệp vụ mệt nghỉ! Vận dụng kiến 3 thức chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ là yêu cầu đặt ra thường xuyên của tôi. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Tính khoa học và thực tiễn: Bản thân Thư viện là một ngành khoa học, Thư viện học. Khâu phân loại tài liệu cũng mang tính khoa học, đã là khoa học thì phải chính xác, tiên tiến và thực tiễn. Nhờ được phân loại tốt mà hệ thống tra cứu thư viện trường học đầy đủ, phong phú như: Tra cứu trên tủ phích, tra cứu trên bảng danh mục sách, thư viện nhà trường có máy tính nối mạng, học sinh và giáo viên tra cứu sách trên máy vi tính rất nhanh chóng và tiện lợi. Sử dụng Bảng phân loại DC cải tiến (bảng phân loại thập tiến 19 lớp). phù hợp với công việc của thư viện trường phổ thông trong việc mô tả phích , lên danh mục sách, tổ chức thư mục, nói chung là hoàn thiện bộ máy tra cứu. Nhất là các thư viện có trang bị phần mềm quản lý thư viện dễ tố chức dữ liệu. Quy định bắt buộc thư viện phải tổ chức phân loại sách, đó là tiêu chuẩn để công nhận danh hiệu thư viện đạt Tiêu chuẩn 01 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tại Chương IV, Điều 6 : Nghiệp vụ (về tiêu chuẩn thứ Ba). - Tính kinh tế: Nhờ có công tác phân loại tài liệu mà cán bộ thư viện biết được thực chất kho sách. Tổ chức tốt bộ máy tra cứu, giúp tìm tin dễ dàng, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả công tác. Nghiệp vụ thư viện giúp cho quản lý kho sách thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi tốt nên kéo dài tuổi thọ sách báo, tìm tin tốt nên sách báo khai thác triệt để không lãng phí tiền đầu tư cho thư viện. Phân loại, mô tả tài liệu giúp cho ta dùng thiết bị quét để nhận dạng tài liệu một cách nhanh chóng, không còn phải tra cứu thủ công mất rất nhiều thời gian. Giúp công tác tạo lập dữ liệu để báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời, chính xác. - Dễ sử dụng: Khung phân loại thập tiến 19 lớp rất khoa học, sử dụng quen cũng dễ nhớ. Việc phân chia tài liệu ra nhiều lớp, nhiều mục theo số thập tiến tiện lợi cho tra bảng khi thực hành. Phân biệt tài liệu cha, con, cháu..., trong cùng “một giống nòi ”. Khung phân loại thập tiến 19 lớp là qui định chung toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, giúp công tác kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên thống nhất, giúp công tác huấn luyện nghiệp vụ cho giáo viên thư viện thuận tiện. Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi, đã được Sở Giáo Dục & Đào Tạo công nhận đủ tiêu chuẩn Thư viện xuất sắc cấp ngành. 4 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Tổ chức phân loại tài liệu thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi a). Mô tả Việc đưa nhiều cuốn tài liệu cùng phản ánh về một nội dung nào đó của khoa học nhằm giúp cho người đọc khai thác tri thức chỉ dẫn của nó vào thực tiễn là vô cùng quan trọng. Công tác phân loại sách báo, tài liệu trong thư viện trường học là khâu trọng yếu không thể thiếu trong chuyên môn của giáo viên thư viện. Phân loại tài liệu chính xác giúp sức sống của một cuốn sách cao, tăng giá trị đích thực của thông tin mà nó mang lại cho độc giả. Ví dụ: - Con người đã biết phân loại kim loại thành sắt, đồng, chì, kẽm, vàng...để đưa chúng về bản chất thật sự: Cấu tạo hóa học cũng như công dụng của tùng kim loại, từ đó biết sử dụng nó vào mục đích có ích cho chúng ta. - Phân loại tài liệu cũng vậy, những cuốn sách cùng phản ánh thông tin giống nhau, cùng nội dung giống nhau sẽ giúp bạn đọc tìm đến nó theo ý mốn thực sự của mình. Những cuốn sách: Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Toán, không kể năm xuất bản, tác giả tuyển chọn là ai đều được kí hiệu phân loại là 51, người đọc có thể tìm được nhiều cuốn sách như vậy trong một thư viện. - Phân loại sách, tài liệu tốt giúp cho mô tả sách, tài liệu được dễ dàng, như: Ghi kí hiệu đầy đủ, kí hiệu mục lục, kí hiệu xếp giá. - Phân loại sách, tài liệu tốt giúp chúng ta biên soạn thư mục, khai thác sử dụng tài liệu tốt hơn. - Chuẩn hóa được tài liệu trong việc liên thông, liên kết các thư viện. Số hóa thư viện, thư viện internet…vv.. b). Minh chứng 5 - Tất cả các cuốn sách toán trong thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đều được hiện lên trong tích tắc, khi ta nhập số 51 vào hộp tra cứu c). Phân tích, so sánh Phân loại tài liệu nhằm mục đích để nhận biết nó, sách báo, tài liệu ở một thư viện không được phân loại chẳng khác nào kho phế phẩm, chẳng đáng giá bao tiền tái chế nguyên liệu giấy. Đây là khâu chuyên môn không thể thiếu, phải có trình độ nghiệp vụ nhất định; mô tả nhằm giúp bạn đọc nắm được thư viện có những loại sách nào? Tìm chọn sách cần cho mình? Cũng giống như nhãn ghi hàng hóa- xuất xứ, công dụng, sử dụng…Công việc này đòi hỏi cán bộ thư viện phải có chuyên môn; các yếu tố mô tả đòi hỏi phải chính xác vì trong cả hàng ngàn cuốn sách, để chọn ra một cuốn mình cần nhất trong thư viện là điều không phải dễ dàng chút nào nếu như thiếu phân loại và thiếu mô tả tài liệu. Phân loại tài liệu là việc phân chia tài liệu ra từng nhóm, từng lĩnh vực khoa học để con người nhận biết khi sử dụng. Ghi các qui ước hiện hữu trên một cuốn sách, chứng tỏ nó đã được xử lí kĩ thuật và sẵn sàng chờ đón bạn đọc. Ví dụ : Khi mô tả sách không thể tách rời khâu phân loại sách. Việc chia môn loại theo từng nhóm phù hợp với dấu hiệu giống nhau là rất khoa học và có ứng dụng rất thực tế trong công tác thư viện. Dùng kí hiệu phân loại để mô tả lên nhãn sách, mô tả phích, xếp sách lên giá, lấy sách phục vụ người đọc… Thư viện dùng bảng phân loại Thập tiến để giải quyết số lượng sách ngày càng nhiều. 6 Dùng bảng phân loại thập tiến Để phân loại sách thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi 51 Toaùn hoïc 511 Soá hoïc 512.51 Soá phöùc, soá aûo 512 Ñaïi soá Từ nhận thức việc phân loại chính xác một cuốn sách giúp chúng ta khai thác tốt nội dung của nó; nên tôi luôn luôn học hỏi, tìm tòi để rút ra những kinh nghiệm bổ ích: Sách mua về phải phân loại ngay, phải dựa trang tên sách, tác giả, lời giới thiệu cho cuốn sách, đọc thông tin bìa cuối để nắm bắt xem cuốn sách viết về lĩnh vực nào, nhà xuất bản nào? (vì thường mỗi nhà xuất bản có chức năng truyền bá một loại thông tin nhất định). Dùng cho cấp học nào? 2. Giải pháp 2: Sử dụng bảng chính phân loại sách báo, tài liệu thư viện trường học a). Mô tả Tổ chức phân loại tài liệu chính xác tại thư viện trường học, một mặt giúp thủ thư quản lý hiệu quả vốn tài liệu của mình theo nội dung, ngoài ra còn giúp công tác tìm tin theo nội dung được chính xác và nhanh chóng. Hiện nay thư viện trường phổ thông chủ yếu sử dụng bảng phân loại thập tiến cải biên 19 lớp. Các ngành tri thức được chia làm 19 mục; rồi một mục lại chia thành 10 đề mục và cứ thế chia tiếp theo nguyên tắc thập phân. Môn loại cha Môn loại các con môn loại các cháu.vvv.. nếu như thư viện được trang bị nhiều sách, đa dạng về chủng loại. 0. Tổng loại 5. Khoa học tự nhiên và toán học 7A. Thể dục thể thao 1. Triết học 5A. Nhân loại học, giải phẩu học và sinh lí học người 8. Nghiên cứu văn học 2. Chủ nghĩa vô thần. tôn giáo 61. Y học. Y tế 9. Lịch sử 3K. Chủ nghĩa MácLênin 6. Kĩ thuật 91. Địa lí. Đất nước học. Địa chí 3. Khoa học xã hộichính trị 63. Nông nghiệp. Lâm nghiệp. Ngư nghiệp K. Văn học dân gian 4. Ngôn ngữ 7. Nghệ thuật Tác phẩm văn học Đ. Sách thiếu nhi 7 Tùy thuộc vào số lượng cũng như chất lượng sách có trong thư viện nhà trường để sử dụng bảng phân loại chính, nhưng phải bảo đảm tuân thủ theo nguyên tắc đã định sẵn, kí hiệu đã có sẵn trong bảng, không tùy tiện thêm, bớt kí hiệu môn loại. Những thư viện ít sách báo dễ kiểm soát có thể phân chia tài liệu theo môn loại lớn. Ví dụ: Trong thư viện có 3 cuốn vật lí (Môn loại 53) dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí: 1. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T1: Cơ học: (53); 2. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T2: Điện học: (53); 3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T4: Nhiệt học & Vật lí phân tử: (53). Phân loại chi tiết và đầy đủ hơn: 1. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T1: Cơ học: 533.3 (Động lực học chất khí); 2. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T2: Điện học: 537.1 (Tĩnh điện học); 3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, T4: Nhiệt học: 530.14 (Nhiệt động học. Lý thuyết nhiệt. Tính dẫn điện. Đo nhiệt độ). b). Minh chứng Việc phân chia sách báo, tài liệu có trong thư viện dựa vào bảng chính phân loại giúp giáo viên thư viện gom tài liệu có nội dung theo môn học về một mối; giáo viên khi cần tài liệu để bồi dưỡng học sinh giỏi các môn là ta đáp ứng nhu cầu tức khắc, không phải lùng sục mỏi mắt cả kho sách để tìm tin theo yêu cầu người đọc. Qua những đợt kiểm tra thư viện trường học theo Tiêu chuẩn 01 do Bộ GD&ĐT ban hành mà tôi có tham gia, thì đa số phụ trách thư viện các trường đều biết phân loại sách, biết mô tả sách; nhưng cũng còn nhiều giáo viên thư viện chưa có khái niệm phân loại tài liệu hoăc làm còn sơ sài chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức về nghiệp vụ thư viện. 8 Tác phẩm văn học trước Cách mạng tháng 8 có trong thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi. c). Phân tích, so sánh Phân loại tài liệu là công việc quyết định sức sống của một cuốn sách, trong cả hàng ngàn cuốn sách, để chọn ra một cuốn mình cần nhất trong thư viện là điều không phải dễ dàng chút nào nếu như thiếu công việc khó khăn nhất đó là phân loại; nhiều cuốn sách rất khó “xếp “ vào môn loại nào, lại có cuốn sách tên một đằng nhưng nội dung lại một nẻo. Bảng phân loại thập tiến 19 lớp bao trùm tất cả các lĩnh vực khoa học của loài người, cấu tạo theo trình tự: Kí hiệu tổng quát trước kí hiệu chi tiết (51 toán học → 512.51 số phức, số ảo..vvv..); kí hiệu chung trước kí hiệu riêng. Theo kinh nghiệm của tôi, khi sách báo nhập kho trước hết phải “nhóm” về các lớp cơ bản như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kĩ thuật, lịch sử, địa lí..vvv..., sau đó mới phân chia mục, tiểu mục và các cấp trong tiểu mục. Như vậy để tránh nhầm lẫn và dễ xử lí hơn, không nên để bề bộn trong lúc làm việc. Việc chia môn loại theo từng nhóm phù hợp với dấu hiệu giống nhau là rất khoa học và có ứng dụng rất thực tế trong công tác thư viện, dùng mô tả, lên phích, xếp sách lên giá, lấy sách phục vụ người đọc… 2. Giải pháp 2: Sử dụng bảng trợ kí hiệu phân loại 2.1. Trợ kí hiệu hình thức a). Mô tả Trong thư viện trường phổ thông thường dùng nhất là 4 trợ kí hiệu hình thức sau: - (07): Tài liệu về phương pháp dạy học. Tài liệu dùng cho giáo viên. - (075): Sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu dùng cho tự học. - (076): Sách bài tập, ôn tập, ôn luyện thi, rèn luyện kĩ năng… - (083): Sách tham khảo. Khi dùng trợ kí hiệu phải ở trong dấu (). Ví dụ: - Ôn tập vật lí 12 / Ngô Ngọc Quýnh. – H. : Giáo dục, 2003. – 107tr. ; 20cm. Có kí hiệu phân loại là: 53(075). - Giải toán hình học 11: Dùng cho lớp chuyên / Trần Thành Minh, Trần Đức Huyên, Trần Quang Nghĩa. In lần thứ 3. – H. : Giáo dục, 2005. – 304tr. ; 20,5cm. Có kí hiệu phân loại là: 513(076). 9 - Những bài làm văn mẫu 12 / Lê Trí Viễn, Trần Thị Thìn. – H. : Giáo dục, 2001. – 184tr. 20,5cm. Có kí hiệu phân loại là: 8(V)(083). Cuốn này có 2 trợ kí hiệu: Địa lí (V) Việt Nam, hình thức (083). b). Minh chứng Quá trình phân loại để tìm ra nội dung của sách báo là nhằm thể hiện nội dung chính, phụ và công dụng, lĩnh vực phục vụ của tài liệu bằng các ký hiệu phân loại chính và trợ kí hiệu. Thư mục toán học phục vụ tự học của Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi. Thông qua các dấu hiệu phân loại rõ ràng khoa học, từ quy chuẩn trên giáo viên thư viện sẽ hướng dẫn bạn đọc tìm sách phù hợp để tham gia học tập và nghiên cứu khoa học. c). Phân tích, so sánh Rõ ràng “chất lượng” cuốn sách đã được phụ trách thư viện lột tả, khung phân loại tài liệu có vai trò to lớn trong công tác nghiệp vụ thư viện, trong đó sử dụng các yếu tố mô tả trên sách để tìm tin là không thể thiếu! Trong thời đại bùng nổ về thông tin, sự lưu trữ tài liệu ở thư viện là cần thiết giúp người dùng tin có chọn lọc, muốn vậy phải có công cụ tìm tin. 2.2. Sử dụng bảng trợ kí hiệu địa lí a). Mô tả Trợ kí hiệu địa lí được dùng nhiều trong thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi: - (V): Việt Nam; 10 - (N): Nước ngoài; - (T): Thế giới. Khi ta sử dụng trợ kí hiệu địa lí trong phân loại sách báo là để làm rõ xuất xứ của nguồn tri thức ở nước nào, châu nào? Khi giáo viên thư viện phân loại ngôn ngữ là 4, nhưng khi thêm trợ kí hiệu địa lí 4(V): Tiếng Việt Nam, 4(N523): Tiếng Anh..vvv.. Ví dụ: - Sổ tay tiếng Việt / Đỗ Việt Hùng. – H. : Giáo dục, 2007. – 204tr. ; 13,5cm. Có kí hiệu phân loại là: 4(V)(075). - English 10 / Tứ Anh, Phan Hà – H. : Giáo dục, 2001. – 183tr. ; 20,5cm. Có kí hiệu phân loại là: 4(N523)(075), rút gọn là 4(N5). - Tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng thế giới / Nhiều tác giả, Hoàng Hữu Kỳ dịch. – H. : Hội Nhà văn, 2002. – 356tr. ; 19cm. Có kí hiệu phân loại là: 4(T). - Cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ có con học trường trung học / Anne Débarède, Nguyễn Dương Khư dịch. – H. : Giáo dục, 2008, 297tr. ; 20cm. Có kí hiệu phân loại là: 37-371.01(N). Trợ kí hiệu địa lí thường được dùng chủ yếu trong các môn loại khoa học xã hội nhân văn. Thông thường ta phân loại theo ngôn ngữ gốc của tài liệu sau đó đến thể loại, rồi mới đến chủ đề của tác phẩm. Một cuốn sách có thể dùng nhiều trợ kí hiệu như: Hình thức, địa lí, trợ kí hiệu ngôn ngữ…. b). Minh chứng 11 c). Phân tích, so sánh Nói chung phân loại sách rất mất thời gian và công phu, tuy nhiên không thể bỏ qua khâu này, chỉ có làm nhiều, từ thực tiễn bản thân giáo viên thư viện mới rút ra được kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Tập hợp tất cả dấu hiệu nhận biết, cộng với mẫn cảm nghề giúp ta hoàn thành tốt công tác phân loại. Khi chúng ta đã xác định chính xác môn loại của cuốn sách và các yếu tố phụ, bước tiếp theo là tra bảng để cho kết quả mong đợi. Khi lập kí hiệu phân loại lên nhãn tài liệu, lên phích cần phải tuân thủ qui định chung, thống nhất của hệ thống phân loại thư viện trường học, đòi hỏi giáo viên thư viện phải tỉ mỉ, khoa học, tránh sai sót; sự cẩu thả sẽ làm mất tri thức của tài liệu mà nó chứa đựng. Do sự phát triển của công nghệ in ấn và giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật với thế giới mà sách báo ngày nay rất phong phú và đa dạng; nội dung chuyển tải thông tin của các tác giả cũng vượt qua ngoài khuôn khổ thông thường, theo hình thức “tạp văn” chỉ có nhà thư viện học có tâm mới đãi cát lấy được vàng để cho sức sống nguồn tri thức nhân loại được khai thác và phát triển vĩnh viễn; Đừng để bụi bặm phủ mờ những cuốn sách trên giá. Nhự vậy ta có rút ra kết luận khi phân loại tài liệu: 1. Xem xét từ thuộc tính nội dung cuốn sách trước sau đó mới xét thuộc tính hình thức của cuốn sách Ví dụ: - Giáo trình giáo dục quốc phòng / Bộ Quốc phòng. – H. : Quân đội nhân dân Việt Nam, 2000. – 334tr. ; 19,5cm. Có kí hiệu phân loại là: 355(07). Ở đây quốc phòng xét trước, giáo trình xét sau: 355 → (07). 2. Xem xét giải quyết những điều cụ thể hơn là giải quyết điều tổng quát 12 Ví dụ: - Giải bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 / Trần Đức Huyên, Trần Lưu Thịnh, Đặng Phương Thảo. – H. : Giáo dục, 2007. – 2564tr. ; 17x24cm. Có kí hiệu phân loại là: 516(076). Ở đây Đại số và Giải tích xét trước (516), Toán học xét sau (51): 516 → 51. 3. Xem xét giải quyết nội dung thực tế trước sau đó mới tới lí thuyết Ví dụ: - Phát huy sáng tạo qua việc giải toán thông minh / Lê Hải Châu. – TP. Hồ Chí Minh. : Xb trẻ, 2004. – 2934tr. ; 14x20cm. Ở đây ta xem xét toán học trước (nội dung (toán học): 51) hơn là hình thức (sáng tạo (tâm lí học): 15) của cuốn sách. Như vậy, trong khi phân loại ta phải nắm được nội dung, xuất xứ, hình thức của tài liệu, nhưng phải tuân thủ quy tắc chung đã định để khỏi trật đường ray. Kí hiệu phân loại càng cụ thể thì càng bám sát nội dung tài liệu. Không định kí hiệu tài liệu theo ý thức chủ quan của mình mà phải nắm chắc thông tin có sẵn trong tài liệu, xem tài liệu viết về cái gì? Lĩnh vực nào? Ai viết? Viết vì mục đích gì. 3. Giải pháp 3: Thực hành mô tả tài liệu tại Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi a). Mô tả Mô tả tài liệu là sử dụng các công cụ trực quan nêu lên được đặc trưng của một tài liệu, nói cách nôm na là tả lại đặc tính làm nổi bật điểm chính của một tài liệu. Một tài liệu được mô tả chính xác sẽ giúp chúng ta nhân biết nội dung thông tin mà cuốn sách đó chứa đựng. Ví dụ: - Tên sách. - Tác giả. - Nhà xuất bản. - …Vvv… Khi phân loại xong tài liệu, bước tiếp theo là mô tả nó, đây cũng là khâu chuyên môn không thể thiếu; phải có trình độ nghiệp vụ nhất định; mô tả nhằm giúp giáo viên thư viện tổ chức tốt kho sách, tổ chức bộ máy tra cứu tài liệu, giúp cán bộ quản lí nắm được thư viện có những loại sách nào? Một tài liệu được mô tả đầy đủ là trợ thủ đắc lực cho bạn đọc tìm chọn sách mình cần. Cũng giống như nhãn ghi hàng hóa- xuất xứ, công dụng, sử dụng…Công việc này đòi hỏi cán bộ thư viện phải cần cù; công việc ghi nhãn, ghi phích sách mất rất nhiều thời gian, giáo viên thư viện nào cũng ngại, nhất là những người không có hoa tay viết xong- sai, lại xé, lại viết. Theo tôi các trường nên trang bị phần mềm quản lí thư viện, áp dụng vi tính vào khâu quản lí, mô tả, 13 in nhãn, in phích. Chỉ cần nhập dữ liệu vào chương trình quản lí thư viện lần đầu là ta sử dụng lâu dài, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ rất tiện ích. Việc mô tả tài liệu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBD), các trường, các vùng mô tả phải tuân theo qui định chặt chẽ. Mã hóa số liệu giúp liên thông giữa các thư viện, kiến tạo thư viện số. Giáo viên thư viện phải giỏi công nghệ thông tin để chỉ dẫn bạn đọc tìm tài liệu qua mạng internet. *. Các loại mô tả: - Mô tả chính + Mô tả chính theo tên tác giả. + Mô tả chính theo tên ấn phẩm. - Mô tả bổ sung Bổ sung những đặc trưng còn thiếu của tài liệu, giúp độc giả nhận biết đầy đủ hơn về một tài liệu; giúp tiếp cận tài liệu ở nhiều hướng khác nhau khi ta xây dựng hệ thống tra cứu cho thư viện - Mô tả ấn phẩm nhiều tập. - Mô tả báo, tạp chí. - Mô tả trích. - Mô tả tài liệu nghe nhìn. Từ nhận thức việc phân loại, mô tả chính xác một cuốn sách giúp chúng ta khai thác tốt nội dung của nó; nên tôi luôn luôn học hỏi, tìm tòi để rút ra những kinh nghiệm bổ ích: Sách mua về phải phân loại, rồi mô tả ngay, phải dựa trang tên sách, tác giả, lời giới thiệu cho cuốn sách, đọc thông tin bìa cuối, đọc lướt qua nội dung cuốn sách để nắm bắt xem cuốn sách viết về lĩnh vực nào? Dùng cho cấp học nào?... *. Thực hành mô tả phích ở Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi: Tùy theo việc xếp giá dành cho kho tài liệu mà ta ghi kí hiệu lên phích. Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi, tổ chức kho sách theo số cá biệt (xếp giá theo số các biệt), tổ chức mục lục chữ cái, tủ phích có các phích như sau: 1. Phích mô tả phân loại chính cho tài liệu có 1 tác giả của mục lục chữ cái: Kí hiệu mục lục là kí hiệu tác giả. 2. Phích mô tả phân loại bổ sung cho tên tài liệu (mô tả chính là tên tác giả): Kí hiệu mục lục là kí hiệu tên sách. 3. Phích mô tả phân loại chính cho tài liệu có 4 tác giả của mục lục chữ cái: Kí hiệu mục lục là kí hiệu tên sách. 4. Phích mô tả phân loại bổ sung cho người chủ biên (tài liệu có 4 tác giả) của mục lục chữ cái: Kí hiệu mục lục là kí hiệu tên tác giả chủ biên. 5. Phích mô tả trích: Kí hiệu mục lục là kí hiệu tên tác giả. 14 6. Tệp máy tính: Kí hiệu mục lục là kí hiệu tên tệp. Các vùng ghi trên phích mô tả phân loại tổ chức theo mục lục chữ cái. Kí hiệu kho sách Số ĐKCB Kí hiệu mục lục chữ cái Kí hiệu đầy đủ Kí hiệu MLCC b). Minh chứng Việc mô tả, tổ chức bộ máy tra cứu bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng giúp bạn đọc tìm tài liệu dễ hơn. Tùy theo từng điều kiện của các trường mà tổ chức mục lục chữ cái hoặc mục lục phân loại, hay vừa MLCC kết hợp với MLPL. 1. Phích 1 (phích chính) 15 2. Phích 2 (bổ sung tên sách) 3. Phích 3 (4 tác giả) 4. Phích 4 (bổ sung tác giả chủ biên) 16 5. Phích 5 (phích trích) 6. Phích mô tả tệp máy tính c). Phân tích, so sánh Hệ thống tra cứu thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đầy đủ nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào mô tả, quản lí thư viện. Qua mô tả người đọc nhận diện được tài liệu mình cần, thông qua hệ thống mục lục phân loại hoặc mục lục chữ cái (dấu hiệu tìm kiếm thông tin tên tác giả hoặc tên sách). Thiếu phân loại, mô tả, thiếu tổ chức hệ thống mục lục thì thư viện chỉ là cái kho nguyên liệu giấy; nguồn tri thức khoa học loài người sẽ không được sử dụng triệt để, tiền của Nhà nước cấp cho thư viện trường học sẽ lãng phí. 17 Tổ chức kho sách Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi Thư viện là một ngành khoa học áp dụng nhiều phương thức tiên tiến của loài người, cán bộ thư viện cần phải học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc trong việc tìm tin và sử dụng thông tin hữu ích nhất. Một số thư viện trường học áp dụng kho mở, học sinh có thể vào đó “xáo xào” lục tủ để tìm sách, nghiệp vụ thư viện ở đây rất yếu, tôi nghĩ điếu đó không ổn, kho mở nhưng phải khoa học, có kiểm soát; hướng dẫn học sinh biết sử dụng thư viện, biết tìm sách và đọc sách mới là công việc hệ trọng của giáo viên thư viện. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Một số kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ nhằm hệ thống lại công việc đã làm của bản thân, tuy chưa thật sự sâu sắc nhưng tôi trao đổi cùng đồng nghiệp để cùng nhau học tập. Đổi mới công tác bạn đọc phải bắt đầu từ đổi mới quản lý thư viện; giáo viên thư viện với bao bộn bề công việc phân loại sách để kịp phục vụ dạy và học của nhà trường! Dù bất kỳ hoàn cảnh nào cán bộ thư viện nhà trường cũng phải bảo đảm tố chất chuyên môn. Một cuốn sách trước khi lưu thông trong học sinh thì phải được người có chuyên môn xử lý nghiệp vụ đó là bắt buộc- điều bất di bất dịch! Không để sách, tài liệu có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, không phù hợp chương trình dạy và học của nhà trường lọt vào thư viện. sách báo phải qua xử lý thông tin để bảo đảm tính Đảng, tính nhân văn của tài liệu giáo dục. 18 Qua phân loại tài liệu đã giúp ích cho tôi rất nhiều về kĩ năng nhận biết môn loại, tiếp xúc với sách báo trí tuệ mình được mở mang. Giáo viên thư viện tạo dựng nề nếp làm việc khoa học thì công việc sẽ trôi chảy, ta càng yêu nghề, không còn cảm thấy bình lặng và chán nản. Khối lượng thông tin ngày càng tăng, sách báo ngày càng nhiều, yêu cầu tính chuyên nghiệp của một thư viện trường học đã được đặt ra. Thư viện trường học ngày nay, không còn là việc cung cấp sách cho học sinh mà phải hướng dẫn các em tìm tài liệu để tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp. Trong hoạt động giảng dạy và học tập đều phải sử dụng sách báo, đó là công cụ không thể nào thiếu được, là phương tiện bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung giảng dạy và phương pháp giáo dục mới. Thư viện không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh bằng cách nâng cao tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính sáng tạo, kỹ năng tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và tính thích ứng cao với môi trường luôn thay đổi. Trau dồi nghiệp vụ, phát huy tác dụng tích cực của sách báo ở thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, từ đó hình thành thói quen đọc sách, nâng cao khả năng tự học, học suốt đời của mỗi con người. Hướng dẫn các em học sinh biết sử dụng thư viện là trách nhiệm của cán bộ quản lí, của thủ thư. *. Thành tích hoạt động thư viện: - Năm học 2004-2005 thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đạt danh hiệu Thư viện chuẩn 01 do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban hành. - Năm học 2005-2006 đạt danh hiệu Thư viện tiến tiến cấp ngành. - Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc cấp ngành. Kinh nghiệm viết ra do nhu cầu công tác quản lý thư viện, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý của quý cấp trên và các bạn đồng nghiệp. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Những sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thư viện, thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi đạt danh hiệu Xuất sắc của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai (theo Tiêu chuẩn 01). Đọc sách giúp học sinh mở mang trí thức, tạo sự chuyển biến tích cực trong học tập, rèn luyện và gây được sự hứng thú để các em đến với thư viện. Có đi mới tới đích, sáng kiến kinh nghiệm về phân loại tài liệu ít người viết, tôi mạnh dạn trao đổi cùng thầy cô giáo viên thư viện, mong được sự phản hồi tích cực của bạn đọc. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng được cho tất cả các thư viện trường phổ thông. Đội ngũ giáo viên thư viện trường học tỉnh Đồng Nai ngày càng đạt chuẩn, có trình độ chuyên môn cao, mọi người tham gia học tập, viết sáng kiến kinh nghiệm để trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề là công việc thường xuyên rất bổ ích cần phát huy hơn nữa. 19 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Bá Hòa (2009). Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Lê Thị Chinh và Lê Thị Thanh Hồng (2013). Bảng phân loại tài liệu trong thư viện trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội./. VII. PHỤ LỤC NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Công Hoàn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan