Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần sinh học cơ thể bậc thpt....

Tài liệu Skkn sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần sinh học cơ thể bậc thpt.

.DOC
21
1786
76

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT LONG THÀNH -------------------------------- Mã số: ........................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ BẬC THPT Người thực hiện: PHẠM THỊ KIỀU NGA Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: ....................................... Phương pháp dạy học bộ môn Sinh Học... Lĩnh vực khác: ........................................ Sản phẩm đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2012-2013  Hiện vật khác 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. II. III. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1.Họ và tên : PHẠM THỊ KIỀU NGA 2. Ngày tháng năm sinh : 30 tháng 4 năm 1973 3.Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : tổ 16 khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, Long Thành, Đồng Nai 5. Điện thoại : CQ :0613844081, NR : 0613545279; ĐTDĐ :0909925315 6. Fax : Email : [email protected] 7. Chức vụ : Giáo viên 8.Đơn vị công tác : Trường THPT LONG THÀNH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đạo tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học. KINH NGHIỆM KHOA HỌC -Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Sinh học -Số năm có kinh nghiệm :16 năm -Các sáng kiến kinh nghiệmtrong những năm gần đây:  THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO.  HỆ THỐNG HÓA NỘI DUNG THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HỆ TRÊN CƠ THỂ. Tên sáng kiến kinh nghiệm : SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ BẬC THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ 2 Bất cứ giáo viên nào cũng hiểu một điều cơ bản là trong giảng dạy không có phương pháp nào ưu việt tuyệt đối, mỗi phương pháp có mặt ưu, khuyết của nó. Phương pháp dạy học truyền thống về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm.Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học, do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Phương pháp dạy học hiện đại là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi phương pháp này là phương pháp dạy học tích cực. Ở đó, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo phương pháp tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đảm bảo được những ưu điểm trên là phương pháp dạy học khám phá. Đặc điểm của phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải, tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức nhằm phát huy năng lực tư duy, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh nhằm khám phá ra tri thức mới một cách chủ động . Vì những lý do trên trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY –HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ BẬC THPT. 3 II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận 1.1.Khái niệm dạy học khám phá Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm tòi phát hiện, khám phá ra tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh, qua đó học sinh học được kiến thức, kĩ năng , và có thái độ tích cực trong học tập. Trong đó, người học đóng vai trò là người phát hiện còn người dạy đóng vai trò là chuyên gia tổ chức. 1.2.Bản chất cuả quá trình dạy học khám phá Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm: định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh, tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp, các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực.Ðó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng. Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.Giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại. Hoạt động khám phá ra tri thức mới là một quá trình nhận thức độc đáo cuả người học, có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. Trong quá trình dạy học khám phá giáo viên phải tạo ra môi trường học tập thuận lợi nhất để học sinh giải quyết vấn đề. Kết quả dạy học khám phá đem laị ý nghĩa về mặt tinh thần cho cả người học và người dạy. Vậy bản chất chung cuả quá trình daỵ học theo kiểu khám phá đó là sự tìm kiếm khám phá tri thức khoa học và những chuẩn mực xã hội. 1.3.Ưu điểm của dạy học khám phá -Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trong quá trình học tập. -Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Ðó chính là động lực của quá trình dạy học. -Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Ðó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống. -Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. 4 -Ðối thoại trò trò, trò thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội. 1.4.Nhược điểm của dạy học khám phá -Học sinh thực hiện các hoạt động khám phá đòi hỏi nhiều thời gian nên phá vỡ kế hoạch thời gian cuả tiết học. -Học sinh yếu trở nên chán nản vì phải dựa vào học sinh khá do đó phương pháp này không đem lại hiệu quả tối đa. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.Hoạt động của giáo viên  Xác định mục đích -Về nội dung + Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới là gì? + Tại sao lựa chọn vấn đề này mà không lựa chọn vấn đề khác có trong bài giảng? + Vấn đề lựa chọn liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được không? - Về phát triển tư duy Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học sinh là gì ? ( hoạt động phân tích, tổng hợp hoặc là so sánh hoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán đoán… ) Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy học khám phá đạt được so với các PPDH khác. Ví dụ: + Vấn đề 1 : Tìm hiểu cấu tạo đơn phân axit amin? ( hoạt động tư duy đặc trưng là phân tích, tổng hợp. ) + Vấn đề 2 : Các loại axit amin khác nhau như thế nào? ( hoạt động tư duy đặc trưng là so sánh. )  Vấn đề học tâp - Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập, trong đó vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Dạy học khám phá thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đề nhỏ, vì vậy lựa chọn vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của PPDH này. -Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây: + Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới + Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ. + Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian làm việc. Nếu nội dung giáo viên yêu cầu học sinh làm việc không chứa đựng thông tin mới thì chỉ là hình thức thảo luận trong dạy học mà chúng ta thường áp dụng. 5 - Trong thực tế, để dạy học khám phá có tính năng rộng rãi thì vấn đề đưa ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến 10 phút. - Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùm nội dung tiết giảng và học sinh đã có thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì giáo viên tổ chức học sinh khám phá theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề. Ví dụ : Khi dạy qui luật di truyền liên kết gen cho học sinh lớp 9 thì chỉ nên tổ chức học sinh khám phá vấn đề nhỏ của quy luật. Trên cơ sở đó, thì đối với học sinh lớp 12 chúng ta có thể truyền thụ qui luật này theo cấu trúc nêu vấn đề.  Vai trò cần thiết của phương tiện trực quan trong dạy học khám phá - Chúng ta thử hình dung dạy học khám phá được vận dụng như sau: giáo viên đưa ra vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, không có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan (PTTQ). Như vậy, nguồn kiến thức vẫn là lời nói, chúng ta đã chuyển kiểu dạy học thầy nói- trò nghe thành trò nói trò nghe, nếu thế thì thầy nói cho trò nghe dễ hiểu hơn. Qua đó ta thấy PPTQ thật sự cần thiết trong dạy học khám phá, nó đóng vai trò là nguồn kiến thức, là động cơ kích thích sự hợp tác tích cực trong nhóm. - Các phương tiện trực quan đó có thể là : hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mô hình… đã có sự gia công sư phạm của giáo viên và được thể hiện trong giấy, tranh, đèn chiếu, bảng dính hoặc là các thí nghiệm trực quan trong giờ dạy. - PTTQ sẽ kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của học sinh. Ðó là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của dạy học khám phá.  Phân nhóm học sinh Trong quá trình giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều kiện sau đây: - Sự phân nhóm đảm bảo cho các thành viên đối thoại và giáo viên di chuyển thuận lợi để bao quát lớp, đối thoại với trò. Ví dụ: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông… - Số lượng học sinh của mỗi nhóm là bao nhiêu tùy theo nội dung của vấn đề, đồng thời đảm bảo sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. - Nếu vấn đề chỉ cần quan sát và trao đổi thông tin trong nhóm thì có thể bố trí mỗi nhóm gồm từ 6 đến 12 học sinh. - Nếu vấn đề yêu cầu ngoài sự trao đổi với nhau cần phải thực hiện một việc làm nào đó như báo cáo, hoàn thiện sơ đồ… thì mỗi nhóm chỉ nên có từ 2 đến 4 học sinh. - Nếu số thành viên trong mỗi nhóm quá nhiều thì sẽ có những thành viên không tích cực hợp tác. - Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả. Ví dụ : trong nhóm đều là những học sinh yếu thì không có sự học hỏi lẫn nhau và khó giải quyết được vấn đề đưa ra. 6 - Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường:Trong thời gian của tiết học, có lúc học sinh làm việc trong nhóm, có lúc làm việc giữa các nhóm trong lớp và với thầy đã tạo ra một lớp học linh động. Chính vì vậy đòi hỏi thiết kế bàn học thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉ nên có từ 25 đến 30 học sinh. Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách cho các học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là học sinh ngồi bàn trước quay lại với học sinh ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các học sinh trong học tập vẫn có thể thực hiện được.  Kết quả khám phá Dạy học khám phá phải đạt được mục đích là hình thành các tri thức khoa học cho học sinh, dưới sự chỉ đạo của giáo viên: - Giáo viên tổ chức hợp tác giữa các nhóm để thống nhất về nội dung kiến thức của vấn đề. - Giáo viên đối thoại với học sinh để mỗi thành viên tự đánh giá, tự điều chỉnh rút ra tri thức khoa học. - Nội dung vấn đề học tập mà các nhóm học tập cần đạt được, do giáo viên chuẩn bị trước. 2.2.Hoạt động của học sinh - Sự phân nhóm học tập và thời gian làm việc trong nhóm của học sinh là do giáo viên chỉ đạo dựa trên nội dung của vấn đề học tập. - Sự hợp tác trong từng nhóm: Mỗi nhóm suy nghĩ và có giải pháp riêng của bản thân để giải quyết vấn đề, sau đó các thành viên trao đổi, tranh luận để tìm ra quan điểm chung trong tiến trình khám phá vấn đề, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những ý kiến của cá nhân chưa được thống nhất. - Sự hợp tác giữa các nhóm trong tập thể lớp: + Mỗi nhóm trình bày tóm tắt nội dung của vấn đề đã được phát hiện, trên cơ sở đó có sự tranh luận giữa các nhóm về kết quả khám phá, dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình này, giáo viên đóng vai trò như một trọng tài, lựa chọn những phán đoán, kết luận đúng của các nhóm để hình thnh kiến thức mới. + Trên thực tế số lượng học sinh trong mỗi lớp đông và thời gian có hạn, do đó giáo viên cần theo dõi sự làm việc của các nhóm để từ đó chỉ cần từ 1 đến 3 nhóm trình bày là đi đến nội dung của vấn đề. Giáo viên không cần thiết phân tích những kết luận sai, chưa chính xác mà chỉ nêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi học sinh tự đánh giá, điều chỉnh nội dung của vấn đề . 7 2.3. Quy trình tổ chức - HS tiếp nhận nhiệm vụ ( được GV đưa ra dưới dạng bài tập, một câu hỏi nêu vấn đề , một sơ đồ câm, một bài toán nhận thức, một thí nghiệm, điền biểu bảng….) - HS tìm kiếm và khám phá ( dưới sự hướng dẫn và điều khiển cuả GV ) - HS báo caó kết quả trước lớp, có sự chất vấn trao đổi thảo luận cuả cả lớp. - Phân tích và đánh giá kết quả ( HS tự đánh giá và GV đánh giá) Giao nhiệm vụ HS tự tìm cách giải quyết GV giao NV Cá nhân Hoặc do HS thắc mắc HS thảo luận Nhận xét ,đánh giá HS trình bày Hoạt động nhóm Chất vấn cuả lớp Có sự hỗ trợ cuả GV THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ Ở MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG 1 (SGK SINH HỌC 11) Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC II- Thoát hơi nước ở lá Hoạt động khám phá: Tìm hiểu cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước Hoạt động cuả GV -Quan sát hình 3.4 SGK phân tích cấu tạo khí khổng phù hợp với chức năng thoát hơi nước. Hoạt động cuả học sinh Kết quả hoạt động -Cấu tạo khí khồng: gồm 2 tế bào hình hạt đậu úp vào nhau.Bên trong tế bào khí khổng chứa nhiều lục lạp, mỗi tế bào có mép trong rất dày, mép ngoài mỏng. Do đó, khi trương nước mép ngoài giãn nở nhanh làm độ cong cuả tế bào tăng-> lỗ khí mở.Ngược lại khi tế bào khí khổng 8 mất nước -> lỗ khí đóng lại. - GV chia nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi - Nguyên nhân đóng mở khí khổng là gì? -Giải thích vì sao khí khổng mở khi có ánh sáng và khí khổng đóng khi thiếu nước? -Quan sát hình bên để hiểu cơ chế hoạt động cuả bơm ion Na+/K+. - Nguyên nhân : +Khí khổng mở chủ động khi có ánh sáng. +Khí khổng đóng chủ động khi cây thiếu nước. + Khí khổng đóng, mở bị động do sự - HS đọc thông tin SGK , chèn ép cuả các tế bào bên cạnh khi no thảo luận nhóm,đại diện nước và mất nước. nhóm trình bày , các -Cơ chế đóng mở chủ động: nhóm khác bổ sung ý kiến rồi rút ra kết luận. +Khi có ánh sáng, lục lạp quang hợp làm hàm lượng CO2 giảm, pH cuả tế bào tăng ->hàm lượng đường tăng, làm tăng áp suất thẩm thấu cuả tế bào.Hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở. + Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic (AAB) trong tế bào khí khổng tăng, kích thích bơm ion Na+/K+ hoạt động, kênh Na+đóng , kênh K+ mở làm hàm lượng K+ trong tế bào giảm-> giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và khí khổng đóng. 9 Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG II- Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Hoạt động khám phá: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Hoạt động cuả GV: Chia nhóm thảo luận, yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập điền bảng. - Hoạt động cuả học sinh: Tham khảo SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập . Đại lượng Vi lượng Nguyên tố Vai trò - Kếết quả hoạt động: Đại lượng Vi lượng Nguyên tố -C,H,O,N, P, K, S ,Ca,Na, Cl, Mg…. - Fe, Cu ,Zn, Mn, I, Co… Vai trò -Thành phần của enzim. -Tham gia cấu tạo tế bào -Thành phần của các đại phân tử (prôtêin, -Hoạt hoá enzim trong quá axit nuclêic, lipit..) trình trao đổi chất. -Ảnh hưởng đến tính chất của hệ keo trong chất nguyên sinh như:diện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt.. -Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất cơ kim cần thiết trong quá trình trao đổi chất. 10 Bài 8 : QUANG HỢP Ở THỰC VÂT II-Lá là cơ quan quang hợp Hoạt động khám phá :Tìm hiểu hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp Hoạt động cuả GV Hoạt động cuả học sinh Kết quả hoạt động -GV treo tranh câm , yêu cầu học sinh chú thích thành phần cấu tạo lá? -Dựa vào hình thái , cấu trúc của lá giải thích tại sao lá là cơ quan quang hợp. -HS quan sát , tham khảo SGK để chú thích cấu tạo lávà giải -Đặc điểm hình thái cấu trúc phù hợp thích đặc điểm cấu trúc liên quan chức năng quang hợp: đến chức năng quang hợp. +Bản mỏng, luôn hướng về ánh sáng +Tế bào biểu bì trong suốt( ánh sáng xuyên qua dễ dàng) + Tế bào mô giậu và mô khuyết chứa nhiều lục lạp (nơi thực hiện quá trình quang hợp) +Hệ mạch dẫn(gân lá) dày đặc (vận chuyển sản phẩm quang hợp) +Gian bào: chứa nguyên liệu quang hợp + Khí khổng:nơi thực hiện quá trình trao đổi khí. Hoạt động : Tìm hiểu bào quan thực hiện chức năng quang hợp - lục lạp Hoạt động cuả Hoạt động cuả học sinh Kết quả hoạt động 11 GV -GV treo tranh câm , yêu cầu học sinh chú thích ? -Quan sát và phân tích cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp HS quan sát , tham khảo SGK chú thích và giải thích. -Đặc điểm cấu trúc thích ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp + Pha sáng:thực hiện trên cấu trúc hạt do hạt Grana gồm các tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp, các chất chuyền electron và các trung tâm phản ứng. +Pha tối thực hiện trong chất nền có chứa nhiều enzim cacbôxi hoá. 12 Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, VÀ CAM Hoạt động khám phá: Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 ở ba nhóm thực vật . -Hoạt động cuả GV: chia nhóm thảo luận, yêu cầu HS quan sát hình 9.1,9.2,9.3 SGK. Hoàn thành bài tập điền bảng. - Hoạt động cuả học sinh: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Chu trình cố định CO2 Chất nhận CO2 Sản phẩm đầu tiên Sản phẩm cuối cùng Cố định CO2 xảy ra ở Thời gian cố định CO2 - Kếết quả hoạt động Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Chu trình cố định CO2 Canvin Hatch-Slack Hatch-Slack Chất nhận CO2 Ribulôzơ 1,5 diphotphat(RiDP) Phôtpho Enol Pyruvat( PEP) Phôtpho Enol Pyruvat( PEP) Sản phẩm đầu tiên Đường 3C - Axit phôtpho glixêric (APG) Đường 4C- Axit oxalô Axêtic (AOA) Đường 4C- Axit oxalô Axêtic (AOA) Sản phẩm cuối cùng Glucôzơ (C6H12O6) Các prôtêin Các prôtêin Cố định CO2 xảy ra ở Lục lạp của tế bào mô giậu Lục lạp của tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch Lục lạp của tế bào mô giậu Thời gian cố định CO2 Ban ngày Ban ngày Ban đêm B- CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 13 Bài 15, 16: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT Hoạt động khám phá: Tìm hiểu quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật -Hoạt động của giáo viên : - Giáo viên chia nhóm thảo luận, yêu cầu HS quan sát tranh, tìm thông tin trong SGK hoàn thành bài tập điền bảng. - Hoạt động khám phá: hoàn thành phiếu học tập: Cơ quan tiêu hoá Hình thức tiêu hoá Quá trình biến đổi thức ăn Động vật đơn bào Ruột khoang Động vật có xương sống - Kếết quả hoạt động: Cơ quan tiêu hoá Hình thức tiêu hoá Quá trình biến đổi thức ăn Động vật đơn bào Chưa có Nội bào Nhờ enzimthuỷ phân chứa trong lizôxôm Ruột khoang Túi tiêu hóa Ngoại bào và nội bào Nhờ tế bào tuyến tiết dịch tiêu hoá Động vật có xương sống Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá Ngoại bào -Biến đổi cơ học : Nhờ cơ quan nghiền ( bộ hàm) và cơ thành dạ dày -Biến đổi hoá học : Nhờ các enzim từ các tuyến tiêu hoá 14 tiết ra V- Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật Hoạt động khám phá: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa - Hoạt động của giáo viên: Treo tranh vẽ, yêu cầu học sinh quan sát, hoàn thành bảng so sánh 15 - Hoạt động của học sinh : Quan sát , so sánh và hoàn thành bài tập điền bảng sau: 16 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật -Răng -Dạ dày -Ruột non -Manh tràng - Kếết quả hoạt động : -Răng Động vật ăn thịt Động vật ăn tạp -Răng cửa -Răng nanh giống răng cửa -Răng nanh -Răng trước hàm -Răng hàm -Dạ dày -Là 1 cái túi lớnđơn -Thỏ, ngựađơn -Trâu, bò: 4 túi -Ruột non - Ngắn - Dài -Manh tràng - Không phát triển và không - Manh tràng phát triển, có nhiềi có chức năng tiêu hóa VSV cộng sinh tiêu hóa xenlulo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. 17 Bài 17: HÔ HẤP III- Các hình thức hô hấp Hoạt động khám phá:Tìm hiểu sự trao đổi khí qua mang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Quan sát tranh cho biết những loài nào hô hấp bằng mang ? -Hô hấp bằng mang đối với động vật ở nước: tôm, cua, cá( trừ cá voi, cá heo), ốc.. - Quan sát quá trình hô hấếp ở cá , 2 em cùng bàn thảo luận và hoàn thành bảng sau : Đặc điểm - Trao đổi khí qua mang: Ý nghĩa -Số lượng phiến mang nhiều -Lượng mao mạch trong các phiến mang dày đặc -Màng mao mạch và các phiến mang rất mỏng -Các mao mạch trong mang sắp xếp song song và ngược chiều với dòng chảy Kết quả hoạt động Học sinh quan sát Hình 17.3-17.4 thảo luận để khám phá nội dung bài học: cấu tạo của mang cá và sự lưu thông khí qua mang cá Đặc điểm Ý nghĩa -Số lượng phiến mang nhiều -Làm tăng bề mặt trao đổi khí -Lượng mao mạch trong các phiến mang dày đặc -Tạo khả năng trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua mang một cách triệt để -Màng mao mạch và các phiến mang rất mỏng -Giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán từ nước vào máu và ngược lại -Các mao -Hiệu quả mạch trao đổi trong khí giữa 18 mang sắp xếp song song và ngược chiều với dòng chảy máu và dòng nước chảy qua mang tăng lên. III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Dạy học khám phá là một trong những phương pháp đảm bảo tính chủ động tích cực của học sinh đồng thời phát triển tư duy và kỹ năng vận dụng. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp dạy học này thì cần phải có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học, giáo viên phải có đủ thời gian để đầu tư cho tiết học, phải có sự kết hợp nhịp nhàng hài hoà giữa thầy và trò.Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng.Do đó người giáo viên phải thật sự khéo léo trong khâu tổ chức lớp học, vận dụng linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh, tuỳ theo nội dung bài học dài hay ngắn mà đan xen các hoạt động khám phá vào trong bài giảng có như vậy phương pháp này mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy và học. Phương pháp này không phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh, thường những học sinh khá giỏi sẽ thích thú thú hơn những học sinh yếu kém.Vì vậy để dung hòa được với các đối tượng học sinh khác nhau trong lớp học thì giáo viên linh động trong việc đặt câu hỏi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động khám phá, và trong thời gian hạn chế của một tiết học trên lớp giáo viên cần kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác để có kết quả cao trong giảng dạy. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trong phạm vi đề tài này chúng tôi mới chỉ thiết kế một số phần mang tính chất minh họa cho phương pháp này. Điều này chắc chắn là chưa đầy đủ, cần có sự nghiên cứu bổ sung. Cần mở rộng đề tài cho các cấp độ tổ chức cao hơn để có sự đồng bộ trong việc rèn luyện kỹ năng khám phá trong dạy học Sinh học cho học sinh. V.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học (Phần đại cương), NXBGD, Hà Nội. 19 2. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy Sinh học, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 3. Phan Đức Duy và một số tác giả (2005), Một số vấn đề dạy học sinh học ở trường phổ thông, NXBGD, Hà Nội. 4. Sách giáo khoa Sinh học 11, NXBGD. 5. Sách giáo viên Sinh học 11, NXBGD. 6. Phan Đức Duy(1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học,Luận án tiến sĩ giáo dục,Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 7. Trần Bá Hoành (1965), Kỹ thuật dạy học sinh học, NXBGD, Hà Nội. 8. Trần Bá Hoành (1987), Hình thành và phát triển các khái niệm trong chương trình sinh học đại cương, NXBGD, Hà Nội. 9. Hoàng Phồn Hưng (2003), Sử dụng câu hỏi để tổ chức học sinh làm việc với sách giáo khoa 11, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Huế. 10. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ, Dương Tiến Sỹ (2002), Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông, NXBGD. Long Thành ngày 20 tháng 5 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN PHẠM THỊ KIỀU NGA
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan